Cột mốc quan trọng của bé: Biết lật
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, khám bệnh lý sơ sinh – hồi sức sơ sinh.
Khi em bé có khả năng kiểm soát đầu và cùng thời gian này em bé sẽ học cách tự ngồi với sự hỗ trợ của người trông bé, đồng thời bé sẽ học cách lăn lộn. Cuối cùng, chúng sẽ học cách lật từ lưng xuống bụng và ngược lại, cùng trẻ sẽ tự sử dụng kỹ năng mới tìm thấy của mình để đi lăn vòng quan. Các bậc cha mẹ nên khuyến khích cho những hoạt động đầu tiên này để trẻ có thể phát triển khả năng vận động tốt hơn nữa.
Mục Lục
1. Khi nào trẻ biết lật?
Em bé của bạn có thể có thể tự đạp chân của mình, từ nằm sấp, ngay từ khi được 4 tháng tuổi. Các ông bố bà mẹ cũng rất quan tâm đến vấn đề “Trẻ mấy tháng biết lật”. Đối với hoạt động này, em bé có thể mất khoảng 5 hoặc 6 tháng để em bé biết lật từ sau ra trước. Bởi vì em bé cần có hoạt động cơ cổ và cánh tay khỏe hơn cho động tác đó.
2. Cách em bé học lăn lộn và lật
Khoảng 3 tháng tuổi, khi được đặt nằm sấp, bé sẽ nâng đầu và vai lên cao, đồng thời bé sẽ dùng cánh tay để hỗ trợ. Động tác chống đẩy nhỏ này giúp em bé tăng cường các cơ mà em bé sẽ sử dụng để lăn lộn và lật sau này. Trẻ sẽ khiến bạn (và chính em bé cũng sẽ cảm thấy ngạc nhiên về những điều đang diễn ra). Ngay lần đầu tiên bé lật người được. (Mặc dù trẻ sơ sinh thường lật từ trước ra sau, nhưng thậm chí có những hoạt động làm theo cách khác thì điều này cũng hoàn toàn bình thường.)
Khi được 5 tháng, trẻ có thể sẽ có thể ngẩng đầu, chống tay và cong lưng để nâng ngực lên khỏi mặt đất. Chúng thậm chí có thể nằm sấp, đá vào chân và bơi bằng cánh tay.
Tất cả các bài tập này giúp em bé phát triển các hoạt động của cơ cần có để bé có thể lăn qua theo cả hai hướng hoặc nhiều hướng khác nhau. Điều này sẽ xảy ra khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Thậm chí bé có thể biết lật sớm hơn so với độ tuổi của mình.
Trong khi một số trẻ chấp nhận hoạt động lăn lộn làm phương tiện di chuyển chính ở mặt đất trong một khoảng thời gian thì những trẻ khác có thể hoàn toàn bỏ qua và chuyển sang tư thế ngồi, lắc và bò. Miễn là trẻ tiếp tục đạt được các kỹ năng mới và tỏ ra thích thú với việc đi lại cũng như khám phá môi trường sống. Điều này hoàn toàn bình thường, và bạn cũng không nên quá lo lắng, nếu bé bỏ qua một bước hoạt động nào đó.
3. Cách giúp bé thực hiện hoạt động lăn lộn và lật
Bạn có thể khuyến khích kỹ năng mới của trẻ thông qua các trò chơi. Nếu bạn nhận thấy trẻ lăn qua lăn lại một cách tự nhiên, bạn hãy xem liệu chúng có thể thử lại bằng cách này cùng với một món đồ chơi bên cạnh mà thường lăn tới không. Hoặc nằm xuống bên cạnh trẻ ở một bên, vừa tầm với và xem liệu trẻ có lăn để đến gần bạn hơn không. Bạn nên khen ngợi nỗ lực của em bé và mỉm cười mỗi khi em bé thực hiện xong một hoạt động. Điều này sẽ kích thích chúng hoạt động nhiều hơn và thao tác sẽ linh hoạt hơn. Có thể hoạt động lăn qua sẽ mang lại cho bé một niềm vui nho nhỏ, nhưng bạn cũng nên cẩn trọng và hỗ trợ em bé khi lần đầu tiên thực hiện những hoạt động này.
Mặc dù, trẻ có thể chưa biết lật cho đến khoảng 5 tháng, nhưng tốt nhất bạn nên giữ tay và hỗ trợ em bé trong quá trình hoạt động này ngay từ đầu. Bạn nên chú ý, không để trẻ trên giường khi không có người trông coi hoặc bất kỳ bề mặt cao nào khác. Bởi vì lần lăn lộn đầu tiên của trẻ có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng.
4. Phải làm gì nếu trẻ không thực hiện hoạt động lăn lộn và lật?
Nếu trẻ vẫn chưa biết cách lật bằng cách này hay cách khác khi được khoảng 6 tháng tuổi, đồng thời bé cũng chưa chuyển sang ngồi và thay vào đó cố gắng bò và lăn. Lúc này bạn có thể nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân và biện pháp hỗ trợ bé.
Trẻ sơ sinh phát triển các kỹ năng khác nhau. Ở một số trẻ, một số kỹ năng của chúng có thể phát triển nhanh hơn so với những trẻ khác. Và một số trẻ không bao giờ thực sự có khả năng lăn lộn và lật. Tuy nhiên, đối với trẻ sinh non thì bạn nên nhớ rằng trẻ sinh non có thể đạt được mốc này và các mốc khác muộn hơn so với các bạn cùng tuổi.
5. Sau khi bé ngồi dậy và hoạt động gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Em bé của bạn đã phát triển các cơ ở chân, cổ, lưng và cánh tay trong khi tập lăn. Giờ đây, bé sẽ vận hành các cơ đó khi bé học cách ngồi và bò. Hầu hết trẻ sơ sinh đã thành thạo việc ngồi dậy vào khoảng từ 6 đến 8 tháng. Tuy nhiên, hoạt động bò của em bé có thể đến muộn hơn một chút.
Khi trẻ bắt đầu biết lật, ngồi, bò là khả năng vận động của trẻ đã phát triển rất mạnh mẽ. Vì thế, việc chú ý đến sự an toàn cho trẻ cần được đặt lên hàng đầu. Cha mẹ nên ở cạnh trẻ để hỗ trợ chúng phát triển, vận động tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com