Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở VN – ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN – StuDocu

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH

HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

1. Về mục tiêu:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát
triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “ dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, văn minh”
Đây là sự khác biệt cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Mục đích đó bắt nguồn từ
cơ sở kinh tế – xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và là sự
phản ánh mục tiêu chính trị – xã hội mà Đảng, nhà nước và nhân dân ta
đang phấn đấu. Mặt khác, đi đôi với việc phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại, quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam còn gắn với
xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp nhằm ngày càng hoàn thiện
cơ sở kinh tế – xã hội của chủ nghĩa xã hội.
2. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:
2 Về sở hữu:

Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái
sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và
kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy
trong một điều kiện lịch sử nhất định. Sở hữu hàm ý trong đó bao gồm có
chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu, lợi ích từ đối tượng sở hữu.
Mục đích của chủ thể sở hữu là nhằm thực hiện những lợi ích từ đối
tượng sở hữu. Chẳng hạn như ở chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
thì đối tượng sở hữu là tư bản và trí tuệ, chủ thể sở hữu là nhà tư bản, lợi
ích có được từ đối tượng sở hữu là giá trị thặng dư (có được do người có
quyền sở hữu có quyền phân phối kết quả lao động).
Khác với việc chiếm hữu các sản phẩm tự nhiên, sở hữu phản ánh việc
chiếm hữu trước hết là các nguồn lực sản xuất, tiếp đến là chiếm hữu kết
quả lao động. Trong sự phát triển của các xã hội khác nhau, đối tượng sở
hữu trong các nấc thang phát triển có thể là nô lệ, có thể là ruộng đất, có
thể là tư bản, có thể là trí tuệ.
Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý

  • Về nội dung kinh tế, sở hữu là điều kiện của sản xuất, là lợi ích
    kinh tế mà chủ thể sở hữu được thụ hưởng khi sở hữu đối tượng sở hữu.
    Về mặt này, sở hữu là cơ sở để các chủ thể thực hiện lợi ích từ đối tượng
    sở hữu, không xác lập quan hệ sở hữu sẽ không có cơ sở để thực hiện lợi
    ích kinh tế.Vì vậy, khi có sự thay đổi phạm vi và quy mô các đối tượng sở
    hữu, địa vị của các chủ thể sở hữu sẽ thay đổi trong đời sống xã hội hiện
    thực.
  • Về nội dung pháp lý, sở hữu thể hiện những quy định mang tín h
    chất pháp luật về quyền hạn hay nghĩa vụ của chủ thể sở hữu.
    Trong trường hợp này, sở hữu luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu khi xây
    dựng và hoạch định cơ chế quản lý nhà nước với quát trình phát triển nói
    chung. Vì vậy, về mặt pháp lý, sở hữu giả định và đòi hỏi sự thừa nhận về
    mặt luật pháp đó, những lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu được thụ
    hưởng sẽ không bị các chủ thể khác phản đối đó việc thụ hưởng được
    coi là chính đáng và hợp pháp.
  • 2 Kinh tế nhiều thành phần:*
    Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều
    hình thức ở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ
    vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế nhà nước,
    kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phât triển một nền
    kinh tế độc lập, tự chủ
    Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh
    cùng phát triển theo pháp luật
    Đây không chỉ là điểm khác biệt cơ bản với nền kinh tế thị trường tư bản
    chủ nghĩa mà còn phản ánh nhận thức mới về quan hệ sở hữu và thành
    phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Để đi
    lên chủ nghĩa xã hội cần phải phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm
    tạo động lực cạnh tranh cho nền kinh tế.
    Trích trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: “Nền kinh tế
    thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất
    tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều
    hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ
    vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh
    tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh
    tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và
    phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải
    phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến
    lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.”
  • 3. Về quan hệ quản lý:*
    Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở mọi quốc gia trên thế giới, nhà
    nước đều phải can thiệp (điều tiết) quá trình phát triển kinh tế của đất
    nước nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết tật của kinh tế thị trường và
    định hướng chúng theo mục tiêu đã định. Tuy nhiên, quan hệ quản lý và
    cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
    Việt Nam có đặc trưng riêng đó là: Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế
    quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
    dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự làm chủ và
    giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng
    cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, vì “dân giàu, nước mạnh,
    dân chủ, công bằng, văn minh”.

sản xuất; và nhất là: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước,
từng chính sách phát triển.
Với những đặc trưng trên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam là sự kết hợp những mặt tích cực, ưu điểm của kinh tế thị
trường với bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội để hướng tới một nền
kinh tế thị trường hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và
phát triển tất sẽ còn bộc lộ nhiều yếu kém cần phải khắc phục và hoàn
thiện.

Xem thêm: Thị trường – Wikipedia tiếng Việt

微博搜索 (weibo)

Alternate Text Gọi ngay