CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT MUỐI BIỂN – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 5.89 MB, 41 trang )

VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC – BỘ MÔN HÓA VÔ CƠ

2.1. Sản xuất bằng phương pháp bay hơi mặt bằng:

Để đỡ tốn kém chi phí về năng lượng làm bay hơi lượng nước ngọt khi sản xuất muối ăn từ nước biển, người

ta tận dụng các điều kiện bay hơi nước ngọt của tự nhiên: Năng lượng của bức xạ mặt trời, các yếu tố khí

tượng. Sản xuất muối ăn từ nước biển bằng cách tận dụng các điều kiện bay hơi nước ngọt của tự nhiên được

gọi chung là sản xuất muối biển bằng phương pháp bay hơi mặt bằng vì khi sản xuất muối biển bằng phương

pháp tận dụng các điều kiện bay hơi nước ngọt của tự nhiên có sử dụng một diện tích mặt đất tương đối lớn.

Sản xuất muối biển bằng phương pháp bay hơi mặt bằng bao gồm:

– Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát

– Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi nước

VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC – BỘ MÔN HÓA VÔ CƠ

2.1.1 Phương pháp muối phơi cát:

 Nước biển được đưa vào sân phơi qua hệ thống cống mương bằng thủy triều. Trên bề

mặt sân phơi đă rải một lớp cát mỏng làm trung gian để nhận nhiệt bức xạ mặt trời và

muối từ nước biển. Nước biển ngấm từ dưới lên vào trong lớp cát sẽ được bay hơi tạo

ra cát mặn. Cát mặn được thu lại, dùng nước chạt có nồng độ thấp hoặc nước biển hòa

tan muối để lấy được nước chạt có nồng độ cao hơn trong một thiết bị gọi là chạt lọc.

Nước chạt thu được chảy vào chỗ chứa gọi là thống con, thống cái. Sau đó nước chạt

nồng độ cao được múc lên ô kết tinh để phơi tạo thành muối. Muối được cào, gom và

thu lại chuyển vào kho chứa bằng xe cút kít hoặc bằng thúng gánh.

 Sơ đồ công nghệ gồm các phần chủ yếu, tuần tự theo dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ

nước biển cho đến khi kết tinh thành muối.

 Dây chuyền sản xuất gồm 3 công đoạn chính:

– Cấp nước biển;

– Sản xuất cát mặn và lọc chạt;

– Kết tinh muối.

VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC – BỘ MÔN HÓA VÔ CƠ

Dây truyền sản

xuất muối NaCl

VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC – BỘ MÔN HÓA VÔ CƠ

2.1.2 Phương pháp phơi nước:

Trong thực tế có nhiều vùng điều kiện bay hơi nước ngọt của tự nhiên thuận lợi và ổn định trong thời

gian dài, ở những vùng này để sản xuất muối biển người ta chỉ việc đưa nước biển vào phơi ở các ô

ruộng đã được xử lý về độ thấm nước của nền ô ruộng.

Quá trình phơi nước biển tại ô ruộng sẽ làm nước biển tăng dần nồng độ (hàm lượng NaCl tăng dần).

Nước biển dần đạt trạng thái bão hòa rồi quá bão hòa thì muối ăn được tách ra dưới dạng rắn. Đầu

tiên là những mầm tinh thể muối ăn được hình thành từ nước chạt quá bão hòa rồi những mầm tinh

thể muối ăn lớn dần do quá trình phơi vẫn tiếp tục nên tinh thể muối được hình thành từ những mầm

tinh thể muối ăn lớn dần đến độ trưởng thành. Nhiều tinh thể muối được hình thành sẽ tạo nên lớp

muối, độ dày của lớp muối phụ thuộc vào thời gian kết tinh muối dài hay ngắn (chu kỳ kết tinh muối

dài hay ngắn).

VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC – BỘ MÔN HÓA VÔ CƠ

VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC – BỘ MÔN HÓA VÔ CƠ

VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC – BỘ MÔN HÓA VÔ CƠ

2.2 Sản xuất bằng phương pháp bay hơi cưỡng bức

Sản xuất muối biển bằng phương pháp bay hơi cưỡng bức nghĩa là sử dụng nguồn năng lượng nhân tạo để làm bay hơi

nước ngọt kết tinh muối. Thực tế “Sản xuất muối biển bằng phương pháp bay hơi cưỡng bức” chỉ là “cưỡng bức bay

hơi nước ngọt” trong giai đoạn kết tinh muối. Nghĩa là: nước chạt gần bão hòa hoặc bão hòa muối NaCl được đưa vào

thiết bị cô đặc để kết tinh muối. Thiết bị cô đặc để kết tinh muối có nhiều loại, nếu căn cứ vào chỉ tiêu thiết bị cô đặc

làm việc ở áp suất nào thì sản xuất muối biển bằng phương pháp bay hơi cưỡng bức được chia ra:

– Sản xuất muối biển bằng phương pháp cô đặc nồi hở nếu thiết bị cô đặc làm việc ở áp suất thường.

– Sản xuất muối biển bằng phương pháp cô đặc chân không nếu thiết bị cô đặc làm việc ở áp suất âm (áp suất làm

việc của thiết bị nhỏ hơn áp suất thường).

VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC – BỘ MÔN HÓA VÔ CƠ

2.2.1 Phương pháp cô đặc nồi hở

Theo phương pháp sản xuất này nước chạt gần bão hòa hoặc bão hòa muối NaCl được đưa vào thiết bị cô đặc (còn

gọi là nồi nấu muối, nồi nấu muối ở nước ta thường được gò bằng tôn), nguồn năng lượng cung cấp cho thiết bị cô

đặc này để làm bay hơi nước ngọt ở nước ta thường là than. Quá trình cô đặc kết tinh muối mỗi mẻ thường diễn ra

trong nhiều giờ tùy theo lượng nước chạt mà nồi chứa được nhiều hay ít. Trong mỗi mẻ muối kết tinh được lấy ra

dần dần tùy theo tốc độ kết tinh muối, mỗi mẻ kết thúc khi nồng độ của dung dịch được cô đặc đạt đến giá trị quy

định. Sản xuất muối biển bằng phương pháp cô đặc nồi hở có thể tạo được nhiều loại sản phẩm muối có phẩm cấp

(chất lượng sản phẩm) khác nhau tùy thuộc nước chạt nguyên liệu được xử lý (tách tạp chất) ở mức độ nào và khi

vớt muối sản phẩm ra thì giá trị nồng độ của dịch lỏng trong nồi có giá trị là bao nhiêu (nồng độ của dịch lỏng trong

nồi có giá trị càng nhỏ thì phẩm cấp của sản phẩm muối càng cao)

Source: https://dvn.com.vn
Category: Sản Xuất

Alternate Text Gọi ngay