Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 16

2017 – 08-15 T04 : 10 : 08-04 : 00

Bạn đang đọc: Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 16

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 16, chủ điểm : Thành thị và nông thôn/ themes / cafe / images / no_image. gif

https://dvn.com.vn//uploads/bai-kiem-tra-logo.png

Tập đọc: Đôi bạn
A. Mục tiêu bài học

– Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy cả bài, phát âm đúng các từ: san sát, nườm nượp, lấp lánh, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt… Biết phân biệt lời dẫn truyện với lời nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).
– Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng. Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê. Tình cảm gắn bó của người thành phố với người làng quê.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Đôi bạn chia làm ba đoạn:
– Đoạn 1: Thành và Mến là đôi bạn thân. Mến ở làng quê ra thành phố thấy gì cũng lạ.
– Đoạn 2: Hành động dũng cảm của Mến.
– Đoạn 3: Tấm lòng đáng quý của người làng quê.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc toàn bài với giọng kể thong thả, chú ý giọng đọc của người dẫn chuyện, lời kêu cứu, lời của bố.
– Người dẫn chuyện: giọng đọc thong thả chậm rãi ở đoạn 1, 2. Đọc nhanh và hồi hộp ở cuối đoạn 2.
– Lời kêu cứu: thất thanh.
– Lời của bố: điềm đạm, ôn tồn, cảm động.
Ví dụ:
Hai năm sau, / bố Thành đón Mến ra chơi. // Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi; // Cái gì đối với Mến cũng lạ. // ở đây, có nhiều phố quá. // Phố nào cũng nhà ngói san sát, / cái cao / cái thấp, / chẳng giống những ngôi nhà ở quê. // Mỗi sáng, / mỗi chiều / những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. // Ban đêm, / đèn điện lấp lánh như sao sa. //
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?

Thành và Mến kết bạn với nhau từ lúc còn nhỏ (Ngày ấy giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua Thành về lại thị xã.)
2. Mến thấy thị xã có gì lạ?
Mến ra thị xã thấy cái gì cũng lạ: Có nhiều phố. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp. Những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.
3. Mến đã có hành động gì đáng khen?
Hành động đáng khen của Mến: Khi nghe thấy tiếng kêu cứu, Mến đã lao xuống hồ cứu được một cậu bé. Hành động của Mến là một hành động dũng cảm không sợ nguy hiểm đến tính mạng của mình, sẵn sàng cứu giúp người khác.
4. Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
Câu nói của người bố đã ca ngợi hành động dũng cảm của bạn Mến đồng thời ca ngợi tấm lòng đáng quý của người làng quê.
5. Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình.
Những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình:
– Bố Thành đón Mến ra chơi.
– Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi.
Bố Thành có những suy nghĩ tốt đẹp về người làng quê (Người làng quê như thế đấy con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho ta. Cứu người, họ không hề ngần ngại).

Kể chuyện: Đôi bạn
A. Mục tiêu bài học

– Rèn kĩ năng nói: Kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý của SGK.
– Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)
a) Đoạn 1: Trên đường phố.
– Bạn ngày nhỏ.

Mến và Thành là đôi bạn thân ngay từ khi còn nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phả hoại miền Bắc, gia đình Thành sơ tản về què Mến. Khi Mĩ thua Thành về lại thị xã.

– Đón bạn ra chơi.
Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn Mến di thăm thị xã. Mến thấy cái gì cũng lạ. Ở đây, nhà cửa mái ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngòi nhà ở quê. Dòng người và xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn sáng như sao sa.

b) Đoạn 2: Trong công viên.
– Công viên.

Là chỗ vui nhất, có hoa, có cầu trượt, có đu quay, có cả một cái hồ lớn. Hồ rộng hơn cái đầm ở làng Mến. Nhìn mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hai đứa nhớ lại kỉ niệm bơi thuyền thúng ra hồ hái hoa sen.

– Ven hồ.

Đang mải nói chuyện, bỗng Mến và Thành nghe tiếng kêu cứu thất thanh:
– Cứu với!

– Cứu em nhỏ.

Trong lúc Thành chưa kịp hiểu chuyện gì thì Mến đã lao xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. Trên bờ, mấy chú bé hốt hoảng kêu la. Mến bơi rất nhanh, chỉ một loáng cậu đã túm được tóc em bé và đưa vào bờ.

c) Đoạn 3: Lời của bố.

– Bố biết chuyện.

Về nhà, Thành và Mến không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra vì cả hai cậu sợ bố lo. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện.

– Bố nói gì?

Bố bảo :

– Người ở làng quê rất tốt. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho ta. Cứu người, họ không hề ngần ngại.

Chính tả (Nghe – viết):  Đôi bạn
A. Mục tiêu bài học

– Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe – viết chính xác đoạn 3 của câu chuyện Đôi bạn.
– Làm bài tập phân biệt âm đầu, dấu thanh dễ nhầm lẫn: ch / tr; dấu hỏi / dấu ngã.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn viết chính tả

– Đọc lại đoạn 3 bài Đôi bạn, hiểu nội dung đoạn viết: Ca ngợi tấm lòng tốt đẹp, đáng quý của người làng quê.
– Đoạn viết gồm 6 câu. Các chữ phải viết hoa: chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng (Về, Mãi, Bố, Người, Lúc, Cứu, Thành, Mến).
– Lời của bố viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe – viết:
Đôi bạn (đoạn 3).
2. Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.

a) – (châu, trâu): Bạn em đi chăn trâu, bắt được nhiều châu chấu.
– (chật, trật): Phòng họp chật chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất trật tự.
– (chầu, trầu): Bọn trẻ ngồi chầu hẫu, chờ bà ăn trầu rồi kể chuyện cổ tích.

b) – (bảo, bảo): Mọi người bảo nhau dọn dẹp đường làng sau cơn bão.
– (vẽ, vẻ): Em vẽ mấy bạn vẻ mặt tươi vui đang trò chuyện.
– (sữa, sửa): Mẹ em cho em bé ăn sữa rồi sửa soạn đi làm.

Tập đọc: Về quê ngoại
A. Mục tiêu bài học

– Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc diễn cảm bài thơ, phát âm đúng những từ : đầm sen nở, rực màu rơm phơi, gặp trăng gặp gió, thuyền trôi, … Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa những dòng thơ, những câu thơ lục bát .
– Rèn kĩ năng đọc – hiểu : Hiểu nghĩa của những từ : hương trời, chân đất. Hiểu nội dung bài : Ca ngợi cảnh đẹp của làng quẽ từ đó biểu lộ lòng yêu quê, yêu những người nông dân làm ra hạt gạo .

B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn luyện đọc

– Đọc toàn bài với giọng đọc thiết tha, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, quyến rũ : mê hương trời, rực màu rơm, như lá thuyền trôi êm đềm, yêu thêm đời sống, yêu thêm con người, chân đất ngay thật, …
– Chú ý ngắt đúng nhịp những câu thơ :

Em về quê ngoại / nghỉ hè /
Gặp đầm sen nở / mà mê hương trời. //
Gặp bà / tuổi đã tám mươi, /
Quên quên nhớ nhớ / những lời ngày xưa. //
Gặp trăng, / gặp gió / bất ngờ, /
Ở trong phố / chẳng bao giờ có đâu. //

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê?
Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Câu thơ thể hiện điều đó:
Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.

2. Quê ngoại bạn ở đâu?
Quê ngoại của bạn ở nông thôn.

3. Bạn thấy ở quê có những gì lạ?

Bạn nhỏ về quê thây cái gì cũng lạ:
– Đầm sen nở tỏa mùi hương ngát.
– Gặp trăng, gặp gió mà ở thành phô’ chẳng bao giờ có.
– Con đường đất rực màu rơm phơi.
– Bóng tre rợp mát.
– Vầng trăng như lá thuyền trôi.

4. Bạn nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?

Bạn nhỏ nghĩ về những người làm ra hạt gạo : Mặc dù bạn ăn gạo lâu rồi nhưng thời điểm ngày hôm nay bạn mới gặp những người làm ra hạt gạo. Họ là những người chân đất ngay thật. Bạn nhỏ thương họ như thương bà ngoại của mình .

5. Học thuộc lòng bài thơ (Học sinh tự học).

Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Thành thị Nông thôn
Dấu phẩy

A. Mục tiêu bài học
– Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn.
– Ôn luyện dấu phẩy (có chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu).

B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Em hãy kể tên:
a) Một số thành phố ở nước ta:
Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…
b) Một số vùng quê mà em biết: Hạc Trì, Tam Nông, Cẩm Khè, Hòa Lạc, Long Thành, Long Khánh, Ba Tri, Mỏ Cày, Cai Lậy,…

2. Hãy kể tên các sự vật và công việc:
a) Thường thấy ở thành phố:

– Sự vật: đường phố, nhà cao tầng, cao ốc, công viên, đèn cao áp, rạp chiếu bóng, rạp hát, trung tâm thể thao, trung tâm văn hóa, bến xe, sân bay,…
– Công việc: kinh doanh, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, nghiên cứu khoa học,…

b) Thường thấy ở nông thôn:
– Sự vật: ruộng, vườn, nhà ngói, nhà lá, cây tre, cây đa, bến đò, ao cá, hồ sen, đường làng đất đỏ, lúa, bò, lợn, gà,…
– Công việc: cấy cày, gặt lúa, xay thóc, giã gạo, trồng rau, chăn nuôi gia súc,…

3. Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp.

Đoạn văn sau khi đã đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:

Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

Tập viết: Ôn chữ hoa h01
A. Mục tiêu bài học

– Củng cố cách viết chữ hoa h02

– Viết tên riêng h03 bằng chữ cỡ nhỏ.

– Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ .

II. Hướng dẫn viết
Luyện chữ viết hoa: Các chữ hoa có trong bài: 

h04

Chữ h02 15: Cấu tạo gồm 4 nét: Nét 1: móc ngược phải; nét 2: thẳng dứng; nét 3: xiên phải; nét 4: móc xuôi phải.

Chữ h05: Gồm một nét viết liền, là kết hợp của ba nét cơ bản: 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang.

Chữ h06: Gồm 2 nét: Nét móc ngược trái, nét cong trái và phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ.

Viết vào vở chữ h02 15 1 dòng; chữ h07 1 dòng.

2. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng).

– Mạc Thị Bưởi quê ở Thành Phố Hải Dương là một nữ du kích hoạt động giải trí trong vùng tạm chiêm thời kì kháng chiến chông thực dân Pháp. Chị bị địch bắt tra tấn rất dã man, nhưng chị quyết không khai, bọn địch đã cắt cổ chị .

– Chú ý nét móc xuôi của chữ h02 15 nối liền với nét cong trái của chữ a trong chữ (h08).

– Viết vào vở tên riêng h03 13 2 dòng. 

3. Luyện viết câu ứng dụng:

h09

– Hiểu nội dung câu tục ngữ: Khuyên mọi người phải đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh.
– Viết vào vở câu ứng dụng 2 lần.

Tập đọc: Ba điều ước
A. Mục tiêu bài học

– Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy câu chuyện, phát âm đúng ở các từ: thợ rèn, vua, buôn, bồng bềnh, vang tiếng búa,…

– Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: đe (xem SGK), cung cấm (cung vua có lính canh giữ nghiêm ngặt, người ngoài không vào được). Hiểu nội dung của bài: Con người chỉ thực sự sung sướng khi làm được điều có ích, được mọi người quý trọng.

B. Tìm hiểu nội dung
Bài văn Ra điều ước chia làm bốn đoạn:

– Đoạn 1 (Từ đầu đến “Rít bỏ cung điện ra đi”): Rít ước điều ước lần đầu.
– Đoạn 2 (Từ “Lần kia” đến “chẳng làm chàng vui”): Lần ước thứ hai.
– Đoạn 3 (Từ “Chỉ còn điều ước” đến “được về quê”): Lần ước thứ ba.
– Đoạn 4 (Đoạn còn lại): Lao động chính là điều đáng mơ ước.

I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc toàn bài với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn mạnh vào các điều ước. Đọc đúng các câu sau:

Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, / Rít ước trở thành vua. // Phút chốc, / chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. // Nhưng / chỉ mấy ngày, / chán cảnh ăn không ngồi rồi, / Rít bỏ cung điện ra đi. //

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Nêu ba điều ước của chàng thợ rèn:
– Điều ước 1: Muốn được làm vua.
– Điều ước 2: Ước được nhiều tiền.
– Điều ước 3: Bay được như mây đế ngắm cảnh trên trời dưới biển.

2. Vì sao ba điều ước không mang lại hạnh phúc cho chàng?
Ba điều ước không mang lại hạnh phúc cho chàng vì:
– Rít chán làm vua vì chỉ ăn không ngồi rồi.
– Rít chán tiền bạc vì luôn bị bọn cướp rình rập.
– Rít chán thú vui bay trên trời vì ngắm cảnh mãi rồi cũng chán. Chính vì những lí do trên mà Rít muốn trở về quê.

3. Cuối cùng, chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ước?
Cuối cùng, Rít thấy rằng lao động, làm việc có ích, sống giữa sự quý trọng của con người mới là điều đáng mơ ước nhất.

4. Nếu có ba điều ước, em sẽ ước những gì?
Tùy vào sự lựa chọn của các em, các em có thể ước: Học giỏi, chăm ngoan, ước trở thành người có ích cho xã hội…

Chính tả (Nhớ- viết): Về quê ngoại
A. Mục tiêu bài học

– Rèn kĩ năng viết chính tả: Nhớ – viết chính xác 10 dòng thơ đầu bài Về quê ngoại. Biết trình bày đúng, sạch đẹp bài thơ thể lục bát. Phân biệt tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn: ch/ tr; dấu hỏi/ dấu ngã.

B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nhớ – viết

– Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu bài về quê ngoại, hiểu nội dung đoạn viết: vẻ đẹp của quê ngoại.
– Những chữ trong bài viết hoa: Về, Em, Gặp, Gặp, Quên, Gặp, Ở, Bạn, Qua, Bóng, Vầng đó là chữ cái đầu bài và chữ đầu dòng thơ.
– Cách trình bày: Dòng 6 chữ viết lùi vào lề 2 ô. Dòng 8 chữ viết lùi vào lề 1 ô.
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nhớ – viết:
Về quê ngoại (10 dòng thơ đầu).
2. a) Điền vào chỗ trống ch hay tr?
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên các chữ in đậm? Giải câu đố.
– Cái gì mà lưỡi bằng gang
Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng.
Giúp nhà có gạo để ăn
Siêng năng thì lưỡi sáng bằng mặt gương.

( Lời giải : Cái lưỡi cày ) .

Thuở bé em có hai sừng
Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa.
Ngoài hai mươi tuổi đã già
Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

( Lời giải : Mặt trăng vào những ngày đầu thảng, giữa tháng, cuối tháng ) .

Tập làm văn Nghe – kể: Kéo cây lúa lên
Nói về thành thị, nông thôn
A. Mục tiêu bài học

– Rèn kĩ năng nói: Nghe – nhớ kể lại đúng nội dung câu chuyện Kéc cây lúa lên.
– Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
Nghe và kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lẽn.
Nội dung câu chuyện:
Kéo cây lúa lên

Có một chàng ngốc ra thăm đồng. Thấy ruộng nhà mình lúa xấu hơn ruộng bên, anh ta bèn lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người, về nhà, anh ta khoe:
– Lúa nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.
Chị vợ ra đồng thì thấy bao nhiêu lúa nhà mình đã héo rủ.

Dựa vào gợi ý ở sách giáo khoa kể lại câu chuyện này thật dí dỏm.

Gợi ý:
a) Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì? (anh ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người).
b) Về nhà anh chàng nói gì với vợ? (Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó cao hơn ở ruộng bên rồi).
c) Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo? (Lúa bị kéo lên đứt rễ nên héo rủ).

2. Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
Tham khảo cách kể sau:

– Những điều em biết về nông thôn:
Tuần trước, em theo mẹ về Củ Chi thăm bà ngoại. Dọc hai bên đường là những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Thỉnh thoảng những đợt gió thổi qua, cây lúa ngả nghiêng như sóng lượn trông rất đẹp mắt. Cổng làng là một hồ sen, từ xa em đã ngửi thấy hương thơm của hoa sen ngào ngạt, những bông sen trắng nổi bật trong lùm lá xanh. Bao bọc quanh làng là những rặng tre cao vút. Em nghe nói nhờ những rặng tre này mà bọn lính Mĩ không vào được làng bắt bớ cán bộ.

Nhà bà ngoại em có một khu vườn trồng toàn cây ăn quả. Những cây sầu riêng cao lớn thẳng đuột. Những quả mít tròn mọng như những chú lợn con đang bú mẹ, những cây cam sai trĩu quả, chỉ cần giơ tay là hái được ngay. Lần nào về thăm bà, em cũng ra ngay vườn ăn no một bụng trái cây. Em rất thích khu vườn của ngoại, em mong được thường xuyên về thăm ngoại dể dược thưởng thức các hương vị trái cây.

– Những điều em biết về thành thị:
Đã có lần em theo bố ra Nha Trang nghỉ mát. Nơi đây là một thành phố xinh đẹp và đầy quyến rũ. Dọc theo đường Trần Phú là những khách sạn cao tầng suốt ngày đưa, đón khách du lịch. Phía trước khách sạn là cả một vùng nước rộng lớn mênh mông. Phóng tầm mắt ra xa, em thấy biển có một màu xanh lục. Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự giàu có của thế giới dại dương. Thỉnh thoảng nhưng cơn sóng xô bờ tung bọt trắng xóa.

Phía đông mặt trời tròn xoe ửng hồng đang từ từ nhô lèn tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẻ quạt nhiều màu rực rỡ chiếu xuống mặt biển làm mặt nước sóng sánh như dát vàng.

Trong ánh sáng êm ả dịu dàng buổi đầu bình minh, trên mặt biển Open những cánh buồm nâu, được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Chỗ gần bờ người đến tắm thật đông, tiếng reo cười ồn ào, náo nhiệt hòa cùng với tiếng sóng vỗ ì ầm. Thỉnh thoảng những cơn sóng lớn trườn vào bờ làm mọi người phải nhảy lên đón sóng. Gặp bờ cát, sóng tan ra thành muôn ngàn bọt nước li ti và dám dông vui tươi kia lại dập dềnh cùng những chiếc phao nổi trên mặt nước .
Con người ở Nha Trang rất mến khách, họ vui tươi chỉ đường cho khách du lịch .
Những ngày nghỉ ở bờ biển Nha Trang trôi qua thật mau, kì nghỉ mát đã lùi vào quá khứ nhưng em nhớ mãi thành phố du lịch đầy điệu đàng này .

Source: https://dvn.com.vn/
Category : Nội Thất

Alternate Text Gọi ngay