Dùng thuốc đặt phụ khoa nhiều có tốt không?

Có tới 80% phụ nữ đã từng phải dùng thuốc đặt viêm phụ khoa ít nhất 1 lần trong đời để điều trị viêm nhiễm âm đạo. Tuy nhiên việc sử dụng tràn lan, không có kiểm soát đang mang lại những hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vậy dùng thuốc đặt phụ khoa nhiều có tốt không?

1. Các loại thuốc đặt phụ khoa phổ biến

Thuốc đặt âm đạo là một dạng thuốc nén có chứa hàm lượng các chất thích ứng giúp cân bằng môi trường âm đạo cho nữ giới. Thuốc sẽ được đưa trực tiếp vào sâu trong âm đạo để phát huy được hết tác dụng, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại, kháng viêm, phục hồi một số tổn thương nếu có bên trong, điều trị bệnh.

Thuốc đặt âm đạo có thể được sử dụng để điều trị các bệnh phụ khoa sau đây:

  • Thuốc đặt âm đạo điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

Điều trị thông thường viêm âm đạo do vi khuẩn được kê đơn thuốc kháng sinh bao gồm clindamycin hoặc metronidazol. Nhưng bác sĩ phụ khoa có thể đề xuất các phương pháp điều trị thay thế, chẳng hạn như thay đổi lối sống hoặc bổ sung men vi sinh, tùy thuộc vào tình trạng và tiền sử bệnh của phụ nữ.

Thuốc đặt âm đạo, còn được gọi là viên nang âm đạo là một lựa chọn điều trị tốt và đã rất thành công cho bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Theo như phác đồ được khuyến cáo, thuốc đặt âm đạo được đưa vào âm đạo mỗi đêm trong tối đa 2 tuần. Đây được coi là một lựa chọn điều trị an toàn và có thể được sử dụng kết hợp với các loại kháng sinh khác để tăng hiệu quả điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn.

  • Thuốc đặt âm đạo điều trị nhiễm trùng nấm men

Thuốc đặt âm đạo đôi khi được kê đơn để điều trị nhiễm trùng nấm âm đạo tái phát. Nhiễm trùng nấm âm đạo không được kiểm soát hoặc nhiễm trùng tái phát thường xuyên ngay cả sau khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa hoặc dùng thuốc điều trị đặt âm đạo và có triển vọng tốt.

  • Thuốc đặt âm đạo cho Trichomonas

Nhiễm Trichomonas thường được điều trị bằng một liều thuốc kháng sinh như metronidazole và tinidazole. Nhưng tình trạng kháng thuốc ở một số phụ nữ có thể là một vấn đề và cản trở việc điều trị. Trong những trường hợp như vậy, việc sử dụng thuốc đặt âm đạo có cơ hội điều trị thành công cao.

Các dạng thuốc đặt phụ khoa điều trị viêm nhiễm

  • Loại chứa nhiều loại kháng sinh

Viêm âm đạo không điển hình do nhiều loại vi khuẩn gây nên. Nên việc sử dụng thuốc đặt chứa nhiều kháng sinh trong trường hợp này là rất phù hợp, vì có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lạm dụng sử dụng thuốc, vì có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo dẫn đến tăng sinh vi khuẩn hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Loại chứa một loại kháng sinh:

Loại thuốc đặt này được dùng để trị một tác nhân gây bệnh nhất định. Ví dụ: viên đặt clotrimazol điều trị nấm candida.

2. Tác dụng phụ của thuốc đặt âm đạo

Khi sử dụng viêm đặt âm đạo điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa đa phần chị em phụ nữ đều gặp phải các trường hợp sau:

  • Đau bụng dưới

Đây là biểu hiện phổ biến nhất sau khi đặt thuốc phụ khoa. Biểu hiện này rất thường gặp và không đáng lo ngại. Một vài chị em phụ nữ sau khi đặt thuốc không chỉ cảm thấy đau nhẹ ở phần bụng dưới mà còn cảm thấy hơi nóng và rát ở vùng kín. Nếu biểu hiện nhẹ và không kéo dài quá lâu thì bạn vẫn tiếp tục sử dụng thuốc. Nếu như cảm thấy bất an hoặc triệu chứng nặng hơn thì nên tham khảo các ý kiến của bác sĩ.

  • Ra bã và dịch tiết có màu lạ

Bên cạnh hiện tượng đau bụng dưới, việc ra bã nhờn và khí hư có màu đỏ, màu hồng hay vàng cũng là một biểu hiện tương đối phổ biến sau khi đặt thuốc phụ khoa. Đó chính là cơ chế hoạt động để loại bỏ những vi khuẩn gây hại của thuốc. Bởi vậy, chị em không cần phải lo lắng về vấn đề này.

Đôi khi, phần dịch tiết ra sẽ đi kèm với những mùi đặc trưng của từng loại thuốc. Đặc biệt, những phụ nữ đang bị viêm âm đạo thông thường sẽ gặp phải vấn đề này nhiều hơn. Nếu như việc ra bã thuốc cùng với dịch tiết màu khác hơn so với bình thường và không kèm với các biểu hiện khó chịu khác thì chị em phụ nữ có thể yên tâm tiếp tục điều trị.

  • Xuất hiện máu sau khi đặt thuốc

Hiện tượng ra máu sau khi đặt thuốc cũng là một hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, khác với những tình trạng kể trên, việc xuất huyết này có thể tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ, điển hình như vùng kín của bạn có thể đang mắc phải những vấn đề nghiêm trọng hơn là việc viêm nhiễm thông thường.

Ra máu có thể là dấu hiệu chỉ điểm cho thấy rằng bên trong âm đạo của bạn đang có những tổn thương. Bên cạnh đó, chị em nên thăm khám bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ điều trị, tránh để viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như vô sinh,….

3. Dùng thuốc đặt phụ khoa nhiều có tốt không?

Một liệu trình điều trị với thuốc đặt phụ khoa khuyến cáo thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Sau đó nếu tình trạng không cải thiện thì bạn tái khám với bác sĩ điều trị. Nhưng thực tế cho thấy, phụ nữ Việt Nam vẫn đang sử dụng thuốc đặt phụ khoa rất tùy tiện. Khi có dấu hiệu viêm nhiễm, đa phần chị em tự tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc ra tự quầy thuốc đọc triệu chứng để mua thuốc về sử dụng. Có rất ít trường hợp đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám khi chỉ mới ở giai đoạn đầu. Nếu có thăm khám thì lại ít tuân theo đúng như chỉ định phác đồ điều trị của bác sĩ. Tình trạng này đa phần bắt nguồn từ việc chủ quan, thiếu kiến thức và tâm lý e ngại.
Việc tự ý sử dụng thuốc đặt phụ khoa hoặc sử dụng không đúng hướng dẫn tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản và phụ nữ chính là người phải gánh chịu những hậu quả này. Sử dụng sai thuốc, không đúng chỉ dẫn, tự ý kéo dài thời gian điều trị không chỉ không chữa khỏi bệnh phụ khoa mà còn khiến môi trường âm đạo ngày càng mất đi độ cân bằng. Tạo cơ hội thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển, khiến cho vùng tổn thương ngày càng nặng nề hơn.
Bệnh viêm nhiễm ngày càng nặng nề hơn kéo theo những hệ lụy khó lường như: ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh sản, ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, gây khó khăn cho việc thụ thai và sinh con, vô hình chung ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Thậm chí, việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa sai cách, kéo dài thời gian điều trị, không tuân thủ phác đồ còn có thể là tác nhân gián tiếp dẫn đến ung thư bộ phận sinh sản.

Bởi vậy, khi sử dụng viên đặt phụ khoa bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ sử dụng sau thuốc đặt sau khi đã đi thăm khám và xác định bệnh, cùng với sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm phụ khoa, không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần tuân theo đơn thuốc do bác sĩ kê. Sử dụng đúng liều lượng, không bỏ dở hoặc thấy không đỡ lại mua về sử dụng tiếp;
  • Trước khi tiến hành đặt thuốc vào âm đạo cần vệ sinh tay thật kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn. Hãy lựa chọn tư thế nửa ngồi nửa nằm, đứng gác một chân lên ghế thấp hoặc ngồi xổm để thuốc dễ dàng đặt được vào âm đạo. Sau khi đã đặt thuốc xong, nên nằm yên tại chỗ khoảng 15 phút để thuốc có thời gian ổn định, phân rã và thẩm thấu. Tốt nhất nên đặt thuốc trước giờ đi ngủ để tránh đi lại nhiều và lưu ý sử dụng băng vệ sinh để tránh thuốc bị trào ra ngoài.
  • Mỗi loại thuốc đặt phụ khoa sẽ có tác dụng điều trị khác nhau, vì chứa các thành phần giúp đặc trị từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể;
  • Trong trường hợp đã hoàn thành liệu trình đặt thuốc mà tình trạng vẫn chưa được cải thiện, người bệnh cần đi khám lại theo lịch hẹn và trình bày với bác sĩ để có phương án điều trị hiệu quả hơn;
  • Không sử dụng viên đặt trong kỳ kinh nguyệt, nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để bệnh không trở nên nghiêm trọng, khó chữa.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các loại thuốc đặt phụ khoa và cách dùng sao cho phù hợp. Nếu có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ Vinmec để được thăm khám, hỗ trợ điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Alternate Text Gọi ngay