Giáo án đạo đức chân trời sáng tạo – Tài liệu text

Giáo án đạo đức chân trời sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 75 trang )

Bạn đang đọc: Giáo án đạo đức chân trời sáng tạo – Tài liệu text

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đức tuần 01
YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI 1:MÁI ẤM GIA ĐÌNH(tiết 1, sách học sinh, trang 6-7)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của tình yêu thương gia đình; nhận biết được sự cần thiết
của tình yêu thương gia đình.
2. Kĩ năng: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.
3. Thái độ: Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương; không đồng tình với thái độ,
hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.
4. Năng lực chú trọng: Nêu được một số biểu hiện của yêu thương gia đình; biết được sự cần thiết
của yêu thương gia đình; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân khi thực hiện hành vi yêu thương
gia đình; tham gia công việc gia đình.
5. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Cả nhà thương
nhau” của Phạm Văn Minh; …
2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình,
đóng vai,trò chơi, kể chuyện, …
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh,
tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận
kiến thức và kĩ năng mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
*Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng hát bài “Cả nhà thương
nhau” và dẫn dắt học sinh vào bài học “Mái ấm gia đình”.
2. Hoạt động khám phá(29-32 phút):
2.1. Hoạt động 1.Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của tình
yêu thương gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình và trả lời câu hỏi: Việc
làm của bố, mẹ trong hình thể hiện điều gì?
– Giáo viên động viên, khích lệ những ý đúng trong các câu trả
lời của học sinh để từ đó dẫn dắt học sinh tiếp cận nội dung
chính của bài học: tình yêu thương gia đình.
2.2. Hoạt động 2.Thảo luận (11-12 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được những việc làm thể
hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan,
vấn đáp – gợi mở.
* Cách tiến hành:

Hoạt động của học sinh

– Học sinh cùng hát.

– Học sinh trả lời: hình 1: thể hiện tình
cảm yêu thương; bố mới lĩnh lương; bố
thưởng cho hai chị em… Hình 2: con
chưa biết chải tóc; mẹ chăm sóc con; con

làm nũng mẹ…

– Giáo viên chia lớp
thành 4 nhóm, mỗi
nhóm thảo luận về việc
làm thể hiện tình yêu
thương gia đình trong
một hình.
– Sau khi học sinh đã thảo luận về từng việc làm, giáo viên đưa ra
ý khái quát: Tình yêu thương gia đình luôn được mọi người thể
hiện mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt vùng miền, dân tộc;
không chỉ là ông bà, cha mẹ yêu thương con cháu mà con cháu
cũng phải biết yêu thương ông bà, cha mẹ.
2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi thể
hiện tình yêu thương; không đồng tình với thái độ, hành vi không
thể hiện tình yêu thương gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên chuyển ý, giúp học sinh xác định nhiệm vụ: Hãy xem
các hình ở mục Chia sẻ và cho biết ý kiến của mình nhé.
Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?
Hình 1: Cả nhà quây quần quanh mâm cơm; bố mẹ gắp thức ăn
cho các con.Hình 2: Bố cẩn thận cài quai mũ bảo hiểm cho con
trước khi chở con đi học.Hình 3: Anh mải mê chơi đồ chơi một
mình, để mặc em đứng phụng phịu, buồn bã.Hình 4: Mẹ giúp con
chuẩn bị bài cho ngày mai đi học.
– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận sâu hơn về tình huống
ở hình 3. Giáo viên nêu các câu hỏi như: Vì sao em không đồng

tình với việc làm của bạn? Em sẽ khuyên bạn thế nào trong tình
huống này?, v.v.

– Học sinh thảo luận về việc làm thể hiện
tình yêu thương gia đình trong một hình:
Hình 1: Đại gia đình gồm ông, bà, cha,
mẹ, các con quây quần bên nhau trong
ngày Tết.Hình 2: Mẹ quàng khăn ấm cho
con trước khi con đến trường.Hình 3: Bố
làm việc miệt mài trên máy tính; con trai
rót nước mang đến cho bố.Hình 4: Con
trai vẽ chân dung tặng mẹ; mặc dù nét vẽ
còn chưa đẹp nhưng người mẹ vẫn xúc
động đón nhận món quà của con.

– Học sinh lắng nghe.
– Học sinh xác định nhiệm vụ: Em đồng
tình hay không đồng tình với việc làm
nào? Vì sao?
– Học sinh phát biểu: đồng tình với việc
làm ở các hình 1, 2, 4 và không đồng tình
với việc làm ở hình 3.

– Học sinh thảo luận, đưa ra ý kiến: phải
nhường nhịn em; cho em chơi cùng;
không cho em chơi cùng vì sợ em làm
hỏng đồ chơi; không cho em chơi cùng vì
em không biết chơi đồ chơi đó…
– Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời tiếp những câu hỏi như: – Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo
Em cảm thấy thế nào khi để em gái đứng một mình, không có gì viên.

chơi? Nếu sợ em gái làm hỏng đồ chơi của mình, em cần làm gì?
Nếu em gái chưa biết chơi đồ chơi đó, em sẽ làm gì?, v.v.
– Giáo viêngợi ý, động viên, khuyến khích để học sinh, xuất phát
từ thực tế của gia đình mình, nêu lên những biểu hiện phong phú, – Học sinh kể: bố mẹ mua quần áo, sách
đa dạng khác về tình yêu thương.
vở, bánh kẹo… cho con; bố, mẹ đưa đón
– Để giúp học sinh trả lời câu hỏi Vì sao trong gia đình, mọi người con đi học; v.v.
phải yêu thương nhau? được dễ dàng hơn, giáo viên cần chuẩn bị – Học sinh trả lời theo hướng dẫn của
một số câu hỏi gợi ý, giúp học sinh có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều giáo viên.
khía cạnh cụ thể. Ví dụ:Khi mọi người yêu thương nhau, không khí
gia đình sẽ như thế nào?Nếu bố mẹ không yêu thương em mà chỉ
đánh đòn, la mắng, trách phạt…, em sẽ cảm thấy thế nào?Khi em
biết yêu thương ông bà, cha mẹ, ông bà, cha mẹ sẽ đón nhận tình
cảm của em ra sao?, v.v.
– Trên cơ sở những câu trả lời của học sinh, giáo viên kết luận để các
em nhận biết được: Trong gia đình, mọi người đều là ruột thịt, cùng – Học sinh lắng nghe.
sống chung dưới một mái nhà, vì thế mọi người phải yêu thương
nhau để gia đình được yên ấm, hạnh phúc, vui vẻ.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 02

YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI 1:MÁI ẤM GIA ĐÌNH (tiết 2, sách học sinh, trang 8-9)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
Như tiết 1, bài 1 (tuần 1).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Như tiết 1, bài 1 (tuần 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
Như tiết 1, bài 1 (tuần 1).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
3. Hoạt động luyện tập (17-20 phút):
3.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (6-7 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của
tình yêu thương gia đình (mức cao).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên hướng dẫn học sinh liên kết 4 hình để hình dung
được câu chuyện: Gia đình bạn Quân gồm bố, mẹ và Quân.
Một buổi chiều, trời mưa to khiến bố Quân chưa về nhà được.
Mẹ Quân đứng trước cửa nhà, nhìn ra trời mưa, lo lắng cho
bố. Tuy còn nhỏ nhưng Quân cũng biết chia sẻ nỗi lo với mẹ
và quyết định đợi bố về để cả nhà cùng ăn cơm tối cho đông
vui.
– Sau khi học sinh hình dung được câu chuyện, giáo viên
hướng dẫn để học sinh phát hiện và xác định ý nghĩa của
những cử chỉ, lời nói thể hiện tình yêu thương của những
người trong gia đình Quân. Ví dụ:Cử chỉ của mẹ: đứng đợi
bố về (yêu thương bố); xoa đầu con (yêu thương con).Cử
chỉ của Quân: đến bên mẹ (chia sẻ nỗi lo lắng với mẹ).Lời
nói của mẹ: Bố chưa về (yêu thương bố); Con có đói không?

(quan tâm đến con).Lời nói của Quân: Sao mẹ lo lắng thế ạ?
(quan tâm đến mẹ); Mình đợi bố về (quan tâm đến bố).
3.2. Hoạt động 2. Chia sẻ (6-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được sự cần thiết của
tình yêu thương gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra nhận định.
– Ở ý thứ hai: Nếu là bạn Hải, em sẽ làm gì?, câu trả lờicủa
học sinh có thể rất khác nhau. Giáo viên nên động viên,
khuyến khích học sinh tự đặt mình vào vị trí của nhân vật Hải
trong tình huống để đưa ra cách xử lí của riêng mình, không
rập khuôn, máy móc.Giáo viênđưa thêm một số câu hỏi gợi ý
để học sinh có thể tiếp tục đưa ra cách xử lí của mình sau khi

Hoạt động của học sinh

– Học sinh liên kết 4 hình để hình dung
được câu chuyện theo hướng dẫn của
giáo viên.
– Học sinhphát hiện và xác định ý
nghĩa của những cử chỉ, lời nói thể
hiện tình yêu thương của những người
trong gia đình Quân.

– Học sinh không đồng tình với việc
trêu chọc em của bạn Hải.
– Học sinh trả lời câu hỏi “Nếu là bạn
Hải, em sẽ làm gì?” theo ý mình.

bạn đã đưa ra cách xử lí của bạn.Ví dụ:Ngoài ý kiến của
bạn…, em nào có ý kiến khác?Các em thích ý kiến của bạn…
hay ý kiến của bạn…?Các em thấy có thể làm thế này được
không?, v…v…
– Giáo viên giúp các em củng cố được yêu cầu cơ bản: cần
đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương;
không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình
yêu thương trong gia đình.
3.3. Hoạt động 3. Kể chuyện (5-6 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh kể lại một việc đã làm thể hiện
tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ của mình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, kể chuyện.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên hướng dẫn học sinhhọc sinh kể lại một việc đã làm
thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ của mình.
– Giáo viên nhận xét, động viên.
4. Hoạt động thực hành (13-15 phút):
4.1. Hoạt động 1. Sắm vai (7-8 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh sắm vai thể hiện 2 tình huống
trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, sắm vai.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên giới thiệu 2 tình huống:
1) Khi bố, mẹ đi làm về;
2) Khi ông, bà ở quê lên thăm.
– Giáo viên xây dựng các tình huống tương tự khác như: khi
em đi học về; khi bố, mẹ đi làm về muộn; khi em về quê
thăm ông bà, v.v.
– Sau khi học sinh thực hiện xong hoạt động sắm vai, giáo

viên có thể cho cả lớp nhận xét, đánh giá để biểu dương, rút
kinh nghiệm.
4.2. Hoạt động 2. Thực hành (6-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện những lời nói, hành
động thể hiện tình thương yêu đối với các thành viên trong
gia đình qua 3 tình huống trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, kể chuyện.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên giới thiệu 3 tình huống trong sách học sinh.
– Để mở rộng phạm vi thực hành, giáo viên cần nhắc lại
những kiến thức đã học trong bài (ví dụ: câu b của mục
Chia sẻ: Kể thêm một số việc làm thể hiện tình yêu thương
gia đình), giúp học sinh có thêm cơ sở vận dụng hiệu quả
bài học vào thực tế cuộc sống.
5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:
Kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh học thuộc lòng câu:
Gia đình là nơi bắt đầu của mọi yêu thương; chuẩn bị bài
sau.

– Học sinh chuẩn bị trước ở nhà để
phát biểu trong giờ học.

– 2-3 học sinh tham gia sắm vài đơn
giản về lời nói, động tác, thái độ cần
thể hiện trong mỗi tình huống.
– Vài học sinh sắm vai các tình huống
tương tự.
– Cả lớp nhận xét, đánh giá để biểu
dương, rút kinh nghiệm.

– Học sinh kể theo 3 tình huống.
– Học sinh thực hiện theo hướng dẫn
của giáo viên.

Học sinh thực hiện theo yêu cầu của
giáo viên.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………

………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 03
QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONGGIA ĐÌNH
BÀI 2: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 1, sách học sinh, trang 10-11)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ (lễ phép, vâng
lời, hiếu thảo); nhận biết được sự cần thiết của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
2. Kĩ năng: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha
mẹ trong gia đình em.
3. Thái độ: Đồng tình với thái độ, hành vi quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái độ, hành
vi chưa quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
4. Năng lực chú trọng: Nêu được một số biểu hiện của vâng lời, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha
mẹ; biết vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ; phân biệt được thái độ, hành vi quan tâm, chăm

sóc/không quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
5. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); Cháu yêu bà của Xuân
Giao.
2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình,
đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh,
tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận
kiến thức và kĩ năng mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng hát bài “Cháu yêu bà” và
dẫn dắt học sinh vào bài học “Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha
mẹ”.
2. Hoạt động khám phá (29-32 phút):
2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của quan
tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình và trả lời câu hỏi.
– Giáo viên động viên, khích lệ những ý đúng trong các câu trả
lời của học sinh để từ đó dẫn dắt học sinh tiếp cận nội dung

chính của bài học: Trong gia đình, các em phải biết quan tâm,
chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Hoạt động của học sinh

– Học sinh cùng hát.

– Học sinhxem hình và trả lời các câu
hỏi:Hình 1: Minh lễ phép, khoanh tay
chào mẹ.Hình 2: Mai lễ phép vâng lời
ông.Hình 3: Lan đỡ tay giúp ông đi
đứng.Hình 4: Hai bạn tặng hoa và quà
cho mẹ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

2.2. Hoạt động 2. Thảo luận (11-12 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện những lời nói, việc làm thể
hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ trong gia đình em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan,
vấn đáp – gợi mở.
* Cách tiến hành:
a) Bạn Thảo có vâng lời bố và lễ phép với bà không?
– Giáo viên hướng dẫn học sinh liên kết nội dung 2 hình và chú ý – Học sinh trả lời:Hình 1: Bố đưa điện
đến bóng nói ở từng hình để xác định câu trả lời.
thoại cho Thảo và nói Thảo hỏi thăm bà
ngoại.Hình 2: Thảo nói chuyện với bà
ngoại nhưng bóng nói cho thấy lời nói
của Thảo chưa lễ phép.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời thêm các câu hỏi như:Khi – Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo
bố đưa điện thoại và nói Thảo hỏi thăm bà, Thảo có vâng lời bố viên.

không?Khi nói chuyện với bà, lời nói của Thảo có lễ phép
không? Vì sao?Nếu em là Thảo, trong tình huống này, em sẽ nói
với bà như thế nào?, v.v.
b) Các bạn đã thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ qua
những lời nói, việc làm nào?
– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về việc
làm của các bạn thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ – Các nhóm thảo luận, trả lời:Hình 1: Nhớ
trong một hình hoặc cho cả lớp phát biểu, thảo luận về từng việc và muốn về quê thăm ông bà.Hình 2:
làm thể hiện trong mỗi hình.
Nhớ và đang vẽ tranh tặng bố.Hình 3:
– Sau khi học sinh đã thảo luận về từng việc làm, giáo viên bước Địu ngô giúp mẹ.Hình 4: Gắp thức ăn
đầu có thể đưa ra ý khái quát: Trong gia đình, các em có thể làm cho bà.
được nhiều việc phù hợp, vừa sức để quan tâm, chăm sóc ông bà, – Học sinh lắng nghe.
cha mẹ.
2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi
quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa
quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
a) Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?
– Giáo viên hướng dẫn học sinh chia sẻ ý kiến của mình về các – Sau khi quan sát tranh, học sinh đồng
hình.
tình với việc làm ở các hình 1 và 4,
không đồng tình với việc làm ở các hình
2 và 3.
-Hình 1: phải đi bên cạnh ông bà; phải
biết ông bà đã lớn tuổi nên đi chậm…;
Hình 2: phải có thái độ lễ phép với bố;
– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận thêm về tình huống ở không được nhìn bố với vẻ thách thức,

hình 2 và 3 bằng cách nêu các câu hỏi như:Vì sao em không bực tức.
đồng tình với việc làm của bạn?Em sẽ khuyên bạn thế nào trong – Học sinh trình bày: đưa kính cho ông
tình huống này?Em sẽ làm gì trong các tình huống đó?, v.v.
đọc báo; đỡ bà lên, xuống cầu thang; hỏi
b) Kể thêm một số việc làm thể hiện sự hiếu thảo, lễ phép, vâng thăm khi bố, mẹ đi làm về, v.v.
lời ông bà, cha mẹ.
– Giáo viên gợi ý, động viên, khuyến khích để học sinh, chủ yếu
xuất phát từ thực tế của gia đình mình, nêu thêm những biểu hiện
phong phú, đa dạng, gần gũi khác.
c) Vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ?
– Giáo viên gợi ý: vì ông bà đã già; vì bố mẹ đi làm nuôi gia
đình; vì ông bà, cha mẹ dạy bảo em nên người, v.v.
– Giáo viên chốt: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ chính là

biểu hiện cơ bản của truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ
nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 04
QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 2: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 2, sách học sinh, trang 12-13)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ (lễ phép,
vâng lời, hiếu thảo); nhận biết được sự cần thiết của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
2. Kĩ năng: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông
bà, cha mẹ trong gia đình em.
3. Thái độ: Đồng tình với thái độ, hành vi quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái
độ, hành vi chưa quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
4. Năng lực chú trọng: Nêu được một số biểu hiện của vâng lời, lễ phép, hiếu thảo với ông
bà, cha mẹ; biết vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ; phân biệt được thái độ, hành vi
quan tâm, chăm sóc/không quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
5. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); Cháu yêu bà của Xuân
Giao.
2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết
trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
3. Hoạt động luyện tập xử lí tình huống (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được sự cần thiết của
quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:

Hoạt động của học sinh

– Giáo viên hướng dẫn để

học sinh suy nghĩ và đề
xuất những cách xử lí
mang tính tích cực, thích
hợp.

– Học sinh hình dung được các tình
huống, học sinh suy nghĩ và đề xuất
những cách xử lí mang tính tích cực,
thích hợp:Hình 1: Giúp bà sắp xếp
chén bát đã rửa; cùng bà rửa chén bát;
lấy khăn cho bà lau tay sau khi rửa
chén bát.Hình 2: Lấy nước cho ông
uống thuốc; đắp khăn ướt lên trán cho
ông; hỏi thăm sức khoẻ của ông. Hình
3: Trật tự cho mẹ làm việc; lấy nước
cho mẹ uống; không quấy rầy mẹ.
Hình 4: Nhắc bố đội mũ, nón; lấy mũ,
nón cho bố; yêu thương, kính trọng bố
– Khi học sinh đưa ra những cách xử lí tình huống, giáo viên hơn.
rèn luyện thêm kĩ năng cho cácem bằng những câu hỏi gợi – Học sinh xử lí các tình huống của
mở như:Ngoài ý kiến của bạn…, em nào có ý kiến giáo viên đưa ra.
khác?Các em thích ý kiến của bạn… hay ý kiến của
bạn…?Các em thấy có thể làm thế này được không? v.v
4. Hoạt động thực hành (18-20 phút):
4.1. Hoạt động 1. Sắm vai (10-12 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh sắm vai thể hiện 2 tình huống
trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, sắm vai.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên giới thiệu

– Học sinh sắm vai thể hiện 2 tình
2 tình huống: a) Lấy
huống: a) Lấy nước cho bà uống
nước cho bà uống
thuốc; b) Xách đồ giúp mẹ khi mẹ đi
thuốc; b) Xách đồ
chợ về.
giúp mẹ khi mẹ đi chợ
– Vài học sinh thể hiện đơn giản về lời
về.
nói, động tác, thái độ cần thể hiện
– Giáo viên lựa chọn,
trong mỗi tình huống.
xây dựng các tình
– Học sinh thể hiện các tình huống của
huống tương tự khác lấy từ các hoạt động dạy học ở trên.
giáo viên đưa ra.
– Sau khi học sinh thực hiện xong hoạt động sắm vai, giáo – Cả lớp nhận xét, đánh giá để biểu
viên cho cả lớp nhận xét, đánh giá để biểu dương, rút kinh dương, rút kinh nghiệm.
nghiệm.
4.2. Hoạt động 2. Thực hành (7-8 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện những lời nói, hành
động thể hiện sự lễ phép, vâng lời.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, kể chuyện.
* Cách tiến hành:

– Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng một số từ ngữ kết hợp
với một số động tác, thái độ, cử chỉ cần thiết khác như: ánh
mắt, giọng nói, tư thế cúi đầu, v.v thể hiện sự lễ phép, vâng

lời, giúp học sinh vận dụng hiệu quả bài học vào thực tế cuộc
sống.
5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:
Kết thúc bài học, giáo viên cho học sinhhọc thuộc lòng câu
tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn; chuẩn bị bài sau.

– Học sinh sử dụng một số từ ngữ kết
hợp với một số động tác, thái độ, cử chỉ
cần thiết khác như: ánh mắt, giọng nói,
tư thế cúi đầu thể hiện sự lễ phép, vâng
lời.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của
giáo viên.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 05
QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 3: ANH CHỊ EM QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ NHAU (tiết 1, sách học sinh, trang 14-15)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình; nhận biết
được sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ nhau giữa anh chị em trong gia đình.
2. Kĩ năng: Thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình bằng một số việc làm

cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ: Có thái độ đồng tình với sự quan tâm, giúp đỡ nhau; không đồng tình với những việc
làm không thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.
4. Năng lực chú trọng: Nêu được một số biểu hiện quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong
gia đình; biết vì sao anh chị em phải quan tâm, giúp đỡ nhau; phân biệt được thái độ, hành vi anh chị em
quan tâm, giúp đỡ nhau hay không quan tâm, giúp đỡ nhau; khắc phục những hành vi chưa nhường nhịn,
giúp đỡ nhau giữa anh chị em trong gia đình; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân trong việc
quan tâm, giúp đỡ anh chị em.
5. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Làm anh khó đấy”
nhạc của Nguyễn Đình Khiêm; thơ của Phan Thị Thanh Nhàn.
2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình,
đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh,
tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận
kiến thức và kĩ năng mới.

Hoạt động của học sinh

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng hát bài “Làm anh khó đấy”

và dẫn dắt học sinh vào bài học “Anh chị em quan tâm, giúp đỡ
nhau”.
2. Hoạt động khám phá (29-32 phút):
2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được biểu hiện của sự quan tâm,
chăm sóc anh chị em trong gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát kĩ hình để nhận diện
được tính chất của việc làm; giáo viên lưu ý và gợi dẫn học sinh
đến biểu cảm khuôn mặt của các nhân vật, giúp các em nhận ra
đúng nội dung của hình để từ đó đưa ra nhận xét của mình.
2.2. Hoạt động 2. Thảo luận (11-12 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ anh
chị em trong gia đình bằng một số việc làm cụ thể, phù hợp với lứa
tuổi.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan,
vấn đáp – gợi mở.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác các tình huống trong
mỗi hình cụ thể để hoàn thành mục tiêu hoạt động.
– Giáo viên gợi ý, hướng dẫn để học sinh nắm rõ Hình 2: Chị địu
em trên lưng, em bé ngủ ngon lành, tay chị vòng ra sau ôm em…
là những chi tiết thể hiện hành vi yêu thương của chị đối với em,
giúp em ngủ ngon, không giật mình thức giấc.
– Giáo viên lưu ý, sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong
gia đình luôn có tính chất hai chiều: từ anh/chị đối với em và ngược
lại. Nội dung hoạt động này cần khai thác yếu tố trên, tránh mặc
định trong gia đình thì chỉ luôn luôn là anh/chị quan tâm, chăm sóc
em.

2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh có thái độ đồng tình với sự quan tâm,
giúp đỡ nhau; không đồng tình với những việc làm không thể
hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
a)Bày tỏ quan điểm đồng tình hay không đồng tình với các việc
làm, tình huống trong 4 hình:
– Giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu.
– Ở Hình 2, giáo viên lưu ý khai thác chi tiết em đang khóc, anh
giơ lon nước lên cao, tay chống nạnh như thách em lấy được.

– Học sinh cùng hát.

– Học sinh nhận xét việc làm của các bạn
trong hình:Hình 1: Chị đang hướng dẫn
em chơi lắp ráp robot.Hình 2: Anh và em
trai đang giằng nhau hộp màu.

– Học sinh khai thác các tình huống trong
mỗi hình cụ thể:Hình 1: Anh đang hướng
dẫn em đọc sách. Hình 2: Chị đang địu em
trên vai. Hình 4: Em đang đưa chai nước
cho chị. Đây là việc làm thể hiện sự quan
tâm, giúp đỡ của em đối với chị, cụ thể là
khi chị quên chai nước, em đã giúp đỡ
chị.Riêng hình 3: Anh không nhường đèn
trung thu cho em gái, là một hành động thể
hiện sự thiếu nhường nhịn và yêu thương
em nhỏ.

– Học sinh xác định yêu cầu: bày tỏ quan
điểm đồng tình hay không đồng tình với
các việc làm, tình huống trong 4 hình:
Hình 1: Chị đang đưa nôi cho em
ngủ.Hình 2: Em đang đòi lon nước ngọt
của anh nhưng anh không nhường, không
cho em.Hình 3: Anh đang ngồi học bài,
em hát hò inh ỏi, làm ồn, anh không học
được.Hình 4: Chị đang hướng dẫn em
– Giáo viên lưu ý đến tính chất hai chiều của việc quan tâm, giúp học bài.
đỡ nhau của anh chị em trong gia đình; cần tổ chức cho học sinh – Học sinh quan sát, phân tích nội dung
quan sát, phân tích nội dung hình trước khi đưa ra quan điểm của hình trước khi đưa ra quan điểm của các
mình.
em đồng tình hay không đồng tình.

b. Kể thêm một số việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của
anh chị em trong gia đình:
– Giáo viên mở rộng thêm các tình huống như: giúp em nhỏ ăn
cơm (cháo); lau mặt, tay chân cho em khi em bị vấy bẩn; giúp
anh chị lấy đồ/quần áo… để học sinh có thể lựa chọn.
– Giáo viêncần lưu ý đến thực tiễn gia đình của học sinh trong
lớp, đặc biệt là đối với các em học sinh con một.
c) Vì sao anh chị em trong gia đình phải quan tâm, giúp đỡ lẫn
nhau?
– Giáo viên cần linh hoạt để xử lí trong các tình huống; có thể
cần có một định hướng chung, chẳng hạn: quan tâm, giúp đỡ
nhau là sự thể hiện tình yêu thương của những người thân trong
gia đình.

– Học sinh kể thêm một số việc làm thể
hiện sự quan tâm, giúp đỡ của anh chị em
trong gia đình.
– Học sinh lựa chọn và tự rút ra được một
số việc làm phù hợp với hoàn cảnh gia
đình mình.
– Học sinh đưa ra câu trả lời cho câu hỏi:
Vì sao anh chị em trong gia đình phải
quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau?(quan tâm,
giúp đỡ nhau là sự thể hiện tình yêu
thương của những người thân trong gia
đình).

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 06
QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 3: ANH CHỊ EM QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ NHAU (tiết 2, sách học sinh, trang 16-17)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình;
nhận biết được sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ nhau giữa anh chị em trong gia đình.
2. Kĩ năng: Thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình bằng một số

việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ: Có thái độ đồng tình với sự quan tâm, giúp đỡ nhau; không đồng tình với
những việc làm không thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.
4. Năng lực chú trọng: Nêu được một số biểu hiện quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em
trong gia đình; biết vì sao anh chị em phải quan tâm, giúp đỡ nhau; phân biệt được thái độ, hành
vi anh chị em quan tâm, giúp đỡ nhau hay không quan tâm, giúp đỡ nhau; khắc phục những hành
vi chưa nhường nhịn, giúp đỡ nhau giữa anh chị em trong gia đình; biết được những ưu điểm, hạn
chế của bản thân trong việc quan tâm, giúp đỡ anh chị em.
5. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Làm anh
khó đấy” nhạc của Nguyễn Đình Khiêm; thơ của Phan Thị Thanh Nhàn.
2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết
trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
3. Hoạt động luyện tập (18-20 phút):
3.1. Hoạt động 1. Xử lí tình huống (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được sự cần thiết của
việc quan tâm, giúp đỡ nhau giữa anh chị em trong gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức để học sinh tìm ra cách thức quan tâm,
giúp đỡ người thân trong những tình huống khác nhau của 4
hình: Hình 1: Anh trai đi học nhưng để quên hộp bút trên

bàn.Hình 2: Em bé đang bò chơi cạnh vũng nước bẩn giữa
nhà. Hình 3: Em/chị gái vừa đi về bị ướt mưa.Hình 4: Anh
trai đi đá bóng về bị chấn thương, trầy xước chân.
3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên yêu cầu học sinh kể về anh chị hoặc em gái, em
trai của mình, qua đó khơi dậy lòng yêu thương, biết quan
tâm của anh chị em trong gia đình (cần lưu ý đến các học
sinh có hoàn cảnh đặc biệt).
– Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết mình đã quan tâm,
giúp đỡ anh chị em trong gia đình chưa. Nếu chưa thì cần
phải làm gì? Đây là hoạt động vừa có tính liên hệ vừa có
tính tự nhắc nhở đối với cá nhân học sinh, vì vậy giáo viên
cần khích lệ ý thức tự giác của các em, sao cho việc em cần
làm sắp tới không phải là sự bắt buộc mà là tự nhận thức, để
thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với anh chị em của
mình.
4. Hoạt động thực hành (13-15 phút):
4.1. Hoạt động 1. Vẽ tranh hoặc trang trí thiệp để tặng
anh, chị hoặc em của em (7-8 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh vẽ tranh hoặc trang trí thiệp để
tặng anh, chị hoặc em của mình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vẽ tranh.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cá nhân hoá hoạt động này bằng cách
yêu cầu từng học sinh vẽ tranh dựa vào sở thích, hoàn cảnh
gia đình của từng em cho phù hợp.
4.2. Hoạt động 2. Thực hiện lời nói, động tác phù hợp (67 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện những lời nói, hành

Hoạt động của học sinh

– Học sinh hoạt động cặp đôi, thảo
luận và trả lời câu hỏi: phải quan tâm,
giúp đỡ như thế nào?

– Học sinh kể về anh chị hoặc em gái,
em trai của mình, qua đó khơi dậy
lòng yêu thương, biết quan tâm của
anh chị em trong gia đình.
– Học sinh thực hiện theo yêu cầu của
giáo viên.

– Học sinh vẽ tranh (cá nhân) dựa vào
sở thích, hoàn cảnh gia đình của mình.

động thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia
đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, sắm vai.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vài các tình huống:
Buộc dây giày giúp em; Chải đầu, tết tóc cho em; Hỏi thăm
khi anh, chị bị ốm; Chia vui với thành tích học tập của anh,
chị.
– Giáo viên có thể điều chỉnh, uốn nắn trực tiếp để đạt được
hiệu quả cao hơn.
5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:

Kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh học thuộc lòng câu
ca dao: Anh em như thể chân tay; Rách lành đùm bọc, dỡ
hay đỡ đần; chuẩn bị bài sau.

– Học sinh sắm vài, vừa thực hiện, vừa
nói (kết hợp hành động và lời nói).

Học sinh thực hiện theo yêu cầu của
giáo viên.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 07
TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH
BÀI 4: TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở TRƯỜNG (tiết 1, sách học sinh, trang 18-19)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường; hiểu được
sự cần thiết của tự giác.
2. Kĩ năng: Thực hiện được và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
3. Thái độ: Đồng tình với thái độ, hành vi tự giác; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa tự
giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
4. Năng lực chú trọng: Biết vì sao cần tự giác khi làm việc ở trường; phân biệt được hành vi tự
giác hay không tự giác khi làm việc ở trường; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân về tự giác ở

trường; biết quan sát, tìm hiểu về nhà trường và các hành vi ứng xử ở trường; tham gia công việc nhà
trường.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài thơ “Vườn trường”.
2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình,
đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh,
tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận
kiến thức và kĩ năng mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên đọc và tổ chức cho học sinh cùng đọc nài thơ “Vườn
trường”; giáo viên giải thích nghĩa của từ “tự giác”: tự mình thực
hiện các công việc, hoạt động theo đúng thời gian, kế hoạch mà
không cần phải nhắc nhở, thúc giục và dẫn dắt học sinh vào bài
học “Tự giác làm việc ở trường”.
2. Hoạt động khám phá (29-32 phút):
2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của tự giác
trong học tập, sinh hoạt ở trường.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.

* Cách tiến hành:
– Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu nội dung các hình
bằng cách mô tả hình, sau đó trả lời câu hỏi: Hình 1: Các bạn học
sinh đang quyên góp sách vở để hỗ trợ các bạn vùng lũ. Hình 2:
Các bạn học sinh tự giác ngồi học nghiêm túc và giơ tay xin trả
lời.
2.2. Hoạt động 2. Thảo luận (11-12 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được và nhắc nhở, giúp đỡ
bạn bè tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan,
vấn đáp – gợi mở.
* Cách tiến hành:
a) Các bạn đã tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường như thế nào?
– Giáo viên cho học sinh nhận diện nội dung các hình:Hình 1:
Hai bạn học sinh đang tưới nước cho bồn hoa ở sân trường. Hình
2: Ba bạn học sinh đang cùng nhau thảo luận.Hình 3: Một bạn
học sinh đang bỏ rác vào thùng rác ở trường.Hình 4: Hai bạn học
sinh đang ở thư viện trường, một bạn đọc sách, một bạn chọn
sách trên kệ.

Hoạt động của học sinh

– Học sinh cùng đọc bài thơ.

– Học sinh tìm hiểu nội dung các hình
bằng cách mô tả hình, sau đó trả lời câu
hỏi.

– Học sinh nhận diện nội dung các hình.
– Học sinhtrả lời về việc các bạn học sinh

đã tự giác trong các công việc như:Tự
giác chăm sóc cây cảnh trong vườn
trường.Tự giác phát biểu ý kiến, tham gia
các hoạt động chung.Tự giác bỏ rác vào
thùng.Tự giác đọc sách, xếp sách đúng
quy định.

b) Kể thêm những biểu hiện tự giác trong học tập, sinh hoạt ở
trường:
– Học sinh
– Giáo viên cần nhấn mạnh lại cho học sinh hiểu như thế nào là lắng nghe.
tự giác. Giáo viên cũng cần gợi ý về các phương diện:Tự giác về
trang phục, vệ sinh.Tự giác về giờ giấc.Tự giác trong giờ học.Tự
giác trong giờ chơi.Tự giác trong giờ ngủ (nếu học bán trú).Tự
giác trong giờ ăn (nếu học bán trú).
– Các nhóm trả lời và nhận xét, bổ sung.
– Sau đó, giáo viên cho các nhóm trả lời và nhận xét, bổ sung.
Việc nhận xét, bổ sung này cần kĩ lưỡng vì học sinh có thể hiểu
chưa đúng về tự giác nên nêu ví dụ chưa chính xác, giáo viên cần
giúp các em hiểu đúng để các em thực hành, rèn luyện trong thực
tế.

2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi tự
giác; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa tự giác trong học
tập, sinh hoạt ở trường.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
a) Em đồng tình và không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?

– Giáo viên chia nhóm 4 học sinh.
– Trước khi học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên cần cho học sinh
nhận ra nội dung của từng hình: Hình 1: Một bạn nam đang hái
hoa ở sân trường.Hình 2: Nhóm các học sinh đang vệ sinh trường
lớp. Hình 3: Các bạn học sinh đang tập thể dục.Hình 4: Các bạn
học sinh đang sinh hoạt tập thể.

– Học sinh chia nhóm và thảo luận để
nhận ra nội dung của từng hình.
– Học sinh trả lời:Không đồng tình với bạn
nam ở hình 1, vì bạn đã tự ý hái hoa trong
sân trường, làm mất cảnh đẹp của trường.
Đồng tình với: Các bạn quét sàn, lau cửa
làm sạch đẹp trường lớp. Các bạn tập thể
dục rèn luyện sức khoẻ. Các bạn hoạt động
tập thể để rèn luyện kĩ năng, tạo niềm
vui,…

b) Vì sao phải tự giác làm việc ở trường?
– Giáo viên dẫn dắt để học sinh trả lời và giúp các em hiểu
được:Các bạn lớp 1 đã 6 tuổi, không còn bé nữa, cần phải tự
mình làm một số việc phù hợp với khả năng.Trường học có nội – Học
quy nên học sinh cần phải chấp hành.Tự giác làm việc có thể sinh trả
giúp rèn luyện sức khoẻ, tinh thần, ý thức, thái độ sống tích cực, lời.
có trách nhiệm với chính mình và người khác.Tự giác làm việc
giúp việc học tập trở nên tốt hơn.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 08
TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH
BÀI 4: TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở TRƯỜNG (tiết 2, sách học sinh, trang 20-21)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
Như tiết 1, bài 4 (tuần 7).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Như tiết 1, bài 4 (tuần 7).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
Như tiết 1, bài 4 (tuần 7).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
3. Hoạt động luyện tập (18-20 phút):
3.1. Hoạt động 1. Xử lí tình huống (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của tự
giác.

Hoạt động của học sinh

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, sắm vai.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi: Em sẽ tự
giác làm gì để tham gia giờ chào cờ đầu tuần?
– Giáo viên cho các nhóm tiến hành sắm vai như một vở – Học sinh sắm vai theo nhóm.

kịch nho nhỏ, không chú trọng diễn xuất mà chú ý vào cách
làm của các em.
– Giáo viên cho các nhóm trình bày.
– Học sinh trả lời:Đến trường đúng giờ
quy định để dự lễ chào cờ;mặc trang
phục quy định;sắp ghế, chỗ ngồi;…
3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi: Kể lại một
việc em đã tự giác làm ở trường và cho biết lợi ích của việc
làm đó.Ở trường, em còn chưa tự giác làm việc gì? Em sẽ
phấn đấu thực hiện như thế nào?
– Giáo viên mời một số học sinh kể lại việc thật của mình – Một số học sinh kể lại việc thật của
khi các em biết tự giác hoặc chưa tự giác làm việc của mình. mình khi các em biết tự giác hoặc
chưa tự giác làm việc của mình.
– Giáo viên cho học sinh đối chiếu với những việc cần làm để – Học sinh đối chiếu với những việc
thể hiện sự tự giác ở các bài tập trước, giúp học sinh lựa chọn cần làm để thể hiện sự tự giác ở các
xem các em đã làm được hay chưa làm được những gì. Đặc bài tập trước, lựa chọn xem mình đã
biệt, giáo viên cần yêu cầu học sinh lập kế hoạch để phấn đấu làm được hay chưa làm được những
thực hiện. Giáo viên lưu ý học sinh chăm chỉ rèn luyện để thành gì.
công.
4. Hoạt động thực hành (13-15 phút):
4.1. Hoạt động 1. Tập hát bài Quốc ca, tư thế đứng
nghiêm (7-8 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thuộc lời bài hát Quốc ca; thực
hiện tư thế đứng nghiêm khi chào cờ và hát Quốc ca.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vẽ tranh.
* Cách tiến hành:

– Giáo viên tổ chức cho học sinh học hát Quốc ca, tập luyện
tư thế chào cờ.
a) Tập hát Quốc ca:
– Giáo viêncho học sinh xem video clip về hoạt động chào – Học sinh xem video clip về hoạt
cờ và hát Quốc ca.
động chào cờ và hát Quốc ca.
– Giáo viêncó thể nói ngắn gọn về nội dung, ý nghĩa của bài – Học sinh lắng nghe.
hát để các em hiểu và ghi nhớ sâu hơn.
– Giáo viênchia bài hát thành từng phần, hát mẫu và cho các – Học sinh luyện tập hát từng câu.
em luyện tập hát từng câu.
– Giáo viêncó thể tổ chức hoạt động nhóm để tập hát và thi – Các nhóm tập hát và thi đua giữa các
đua giữa các nhóm.
nhóm.
b) Tập tư thế chào cờ:
– Giáo viêncho học sinh xem video clip hướng dẫn tư thế – Học sinh xem video clip hướng dẫn
chào cờ.
tư thế chào cờ.
– Giáo viênlàm mẫu.
– Học sinh quan sát.
– Giáo viêntổ chức cho các nhóm luyện tập và thi đua giữa – Các nhóm luyện tập và thi đua giữa

các nhóm.
– Khi học sinh luyện tập, giáo viên cần quan sát kĩ để điều
chỉnh sao cho các em luyện tập đúng tư thế, tác phong
nhanh nhẹn, nghiêm túc.
– Giáo viên lưu ý giáo dục học sinh: Chào cờ Tổ quốc và hát
Quốc ca là hoạt động thiêng liêng, được tổ chức thường kì
hằng tuần, các em cần ghi nhớ và tự giác luyện tập nghiêm
túc để thể hiện trách nhiệm của một học sinh, một công dân.

4.2. Hoạt động 2. Tìm hiểu các hoạt động của Sao Nhi
đồng và tự giác tham gia (6-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các hoạt động của Sao
Nhi đồng và tự giác tham gia vào tổ chức này.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, sắm vai.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu các nội dung như:Sao
Nhi đồng là gì? Tại sao cần có Sao Nhi đồng?Sao Nhi đồng
có những hoạt động gì?Lớp của các em sẽ tổ chức hoạt
động của Sao Nhi đồng như thế nào?Khi tham gia Sao Nhi
đồng, em nghĩ mình sẽ tự giác tham gia các hoạt động như
thế nào?Em muốn cùng các bạn tham gia những hoạt động
nào?
– Sau khi tìm hiểu về Sao Nhi đồng và mỗi học sinh có Sao
của mình, giáo viên có thể cho học sinh tự giới thiệu về Sao
của mình.
5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:
Kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh học thuộc lòng 4
câu thơ: Mỗi ngày mình đến lớp; Học tập và vui chơi; Phải
chuyên cần, tự giác; Mới tiến bộ bạn ơi; chuẩn bị bài sau.

các nhóm.

– Học sinh tự giới thiệu về Sao của
mình: tên Sao, các thành viên, khẩu
hiệu hoặc mong muốn của Sao
mình,…
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của
giáo viên.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 09
TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH
BÀI 5: TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở NHÀ (tiết 1, sách học sinh, trang 22-23)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà; biết vì sao phải tự giác làm việc của mình.
2. Kĩ năng: Thực hiện một số việc của mình ở nhà một cách tự giác.
3. Thái độ: Đồng tình với hành vi, thái độ tự giác và không đồng tình với thái độ, hành vi không tự
giác làm việc ở nhà.
4. Năng lực chú trọng: Phân biệt được hành vi tự giác hoặc không tự giác khi sinh hoạt ở nhà;
khắc phục những hành vi chưa tự giác ở nhà; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân về tự giác ở
nhà; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình; các hành vi ứng xử ở nhà; tham gia công việc gia đình.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Bé quét nhà” Nhạc
và lời của Hà Đức Hậu.
2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình,
đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh,
tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận
kiến thức và kĩ năng mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài “Bé quét nhà”và dẫn dắt
học sinh vào bài học “Tự giác làm việc ở nhà”.
2. Hoạt động khám phá (29-32 phút):
2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của tự giác
trong học tập, sinh hoạt ở nhà.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
a. Các bạn đang làm gì? Đó có phải là những việc em thường làm
không?
– Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát thật kĩ các hình, lưu ý
đến không gian, bối cảnh của từng hình:Hình 1: Bé gái đang gấp
chăn (không gian phòng ngủ, chi tiết chiếc đồng hồ).Hình 2: Bé
trai đang để dép lên kệ (chi tiết mang ba lô khi đi học về, không
gian gần cửa cần được khai thác).Hình 3: Bé trai đang lau bàn
(không gian nhà bếp). Hình 4: Bé gái đang lau nhà (không gian
phòng khách).
– Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với bản thân: đó có phải là
những việc em thường làm không?
b. Khi làm việc không cần ai nhắc nhở, các bạn đã thể hiện điều gì?
– Giáo viêngợi ý thêm để học sinh tự nhận ra được: tất cả các bạn

nhỏ trong 4 hình trên đều làm việc mộtcách thoải mái, với tác
phong nhanh nhẹn và tâm trạng vui vẻ. Khi làm việc không cần
ai nhắc nhở là lúc khi em thể hiện tính tự giác của mình.
2.2. Hoạt động 2. Thảo luận (11-12 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện một số việc của mình ở nhà
một cách tự giác.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan,
vấn đáp – gợi mở.
* Cách tiến hành:
a) Các bạn đã tự giác làm những việc gì?
– Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác các không gian và công
việc quen thuộc trong gia đình:Hình 1: Sau bữa cơm gia đình, cả
nhà đều chung tay dọn dẹp. Giáo viên cần lưu ý khai thác các chi
tiết cả bố mẹ và hai con đều cùng nhau dọn dẹp.Hình 2: Hai chị
em đang tự gấp quần áo trong phòng. Hình 3: Bé gái đang giúp
mẹ nhặt rau trong nhà bếp. Hình 4: Bé trai đang thu dọn đồ chơi

Hoạt động của học sinh

– Học sinh cùng hát với giáo viên.

– Học sinh quan sát thật kĩ các hình, lưu ý
đến không gian, bối cảnh của từng hình.

– Học sinhliên hệ được với bản thân.
– Học sinhtự nhận ra được thái độ làm
việc của các bạn trong hình.

– Học sinh khai thác các không gian và
công việc quen thuộc trong gia đình.

ở phòng khách.
– Giáo viênchia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một
việc liên quan đến một hình.
b) Kể thêm những việc em đã tự giác làm ở nhà.
– Giáo viênhướng dẫn, tổ chức để học sinh không lặp lại các
công việc vừa được nêu, đồng thời giúp các em xác định đúng
những việc tự giác làm ở nhà.
– Sau khi học sinhthảo luận và trình bày theo yêu cầu của nhiệm
vụ học tập, giáo viên cần có những nhận xét, khái quát lại và gợi
ý thêm những việc khác mà em có thể tự giác làm ở nhà.
– Giáo viêncần lưu ý khích lệ những trường hợp học sinh trả lời
đúng hay chưa đúng, tránh chỉ trích hoặc phê bình.
2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi tự
giác; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa tự giác trong học
tập, sinh hoạt ở nhà.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
a) Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào?,
– Giáo viêncần lắng nghe các em phát biểu, chia sẻ rồi định
hướng: Ở nhà, em cùng anh/chị hoặc cùng bố mẹ làm việc luôn
mang đến niềm vui, cụ thể là hai bạn trong hình tỏ ra hứng khởi,
vui vẻ khi cùng giúp bố mẹ rửa chén bát.
b. Vì sao phải tự giác làm việc ở nhà?
– Giáo viên cần lường trước những tình huống trả lời của học
sinh để có hướng giải quyết, sao cho học sinh sẽ tự nhận thức
được: việc tự giác làm việc ở nhà không chỉ là hoạt động giúp đỡ
bố mẹ, người thân, qua đó tăng cường sự giao tiếp, tình cảm giữa

các thành viên trong gia đình, mà còn giúp em rèn luyện tính tự
giác, rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.

– Các nhóm làm việc, mỗi nhóm thảo
luận về một việc liên quan đến một hình.
– Học sinh thảo luận nhóm.
– Các nhóm trình bày.
– Học sinh lắng nghe.

– Học sinh bày tỏ quan điểm đồng tình
hay không đồng tình với hình nào, giải
thích vì sao đồng tình hay không đồng
tình.

– Học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao phải tự
giác làm việc ở nhà?

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 10
TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH
BÀI 5: TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở NHÀ (tiết 2, sách học sinh, trang 24)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà; biết vì sao phải tự giác làm việc
của mình.
2. Kĩ năng: Thực hiện một số việc của mình ở nhà một cách tự giác.
3. Thái độ: Đồng tình với hành vi, thái độ tự giác và không đồng tình với thái độ, hành vi
không tự giác làm việc ở nhà.
4. Năng lực chú trọng: Phân biệt được hành vi tự giác hoặc không tự giác khi sinh hoạt ở nhà;
khắc phục những hành vi chưa tự giác ở nhà; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân về tự
giác ở nhà; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình; các hành vi ứng xử ở nhà; tham gia công việc gia đình.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Bé quét
nhà” Nhạc và lời của Hà Đức Hậu.
2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết
trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3. Hoạt động luyện tập (18-20 phút):
3.1. Hoạt động 1. Xử lí tình huống (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết vì sao phải tự giác làm việc
của mình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, sắm vai.
* Cách tiến hành:
a) Quan sát tranh và tự nhận thức:

– Giáo viên tổ chức, gợi ý để học sinh quan sát và nhận – Học sinh quan sát và nhận thức được:
thức.
Mẹ đang mặc áo cho bạn Thuỷ.Bố đang
lấy ba lô để chuẩn bị đeo vào vai cho
bạn Thuỷ.Anh đang mang giày tận chân
bạn Thuỷ.Đây là một buổi sáng chuẩn
bị đi học, bạn Thuỷ không tự chuẩn bị
hay tự giác làm bất kì một việc gì của
mình mà phải nhờ đến cả nhà hỗ trợ.
b)Em sẽ nói gì với bạn Thuỷ?
– Học sinh sắm vai để diễn tả lại nội
– Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai để diễn tả lại nội dung tình huống này.
dung tình huống này, có thể vào vai người mẹ để dẫn dắt

nhằm làm sáng tỏ nội dung, ý đồ tổ chức của hoạt động.
– Sau khi sắm vai xong, học sinh trình
– Sau khi sắm vai xong, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bày các phương án của mình: Bạn
các phương án của mình.
Thuỷ nên tự mang giày;Bạn không
nên để cả nhà làm giúp bạn;Bạn Thuỷ
cần tự giác làm việc của mình.
3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
a) Liên hệ bản thân:
– Từ mục 1, giáo viên kết nối nối với mục liên hệ bản thân – Học sinh tự liên hệ bản thân để trả
để học sinh trả lời các câu hỏi:Em có giống bạn Thuỷ lời các câu hỏi của giáo viên.
không?Kể thêm những việc em đã tự giác làm ở nhà và lợi

ích của việc làm đó.Em chưa tự giác làm việc gì? Em phấn
đấu thực hiện như thế nào?
– Giáo viên định hướng về lợi ích của việc tự giác một cách
nhẹ nhàng, không áp đặt.Đối với những việc các em chưa tự
giác làm được ở nhà, giáo viên cũng cần khích lệ học sinh
tự giác. Có thể nhiều em chưa ý thức được những việc mình
nên tự giác làm ở nhà, giáo viên cần gợi ý sát với thực tế
của gia đình học sinh để các em nhận ra.
b)Em sẽ phấn đấu thực hiện như thế nào?
– Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu hướng thực hiện cụ thể. – Học sinh nêu hướng thực hiện cụ
thể, chẳng hạn: Em hay quên gấp chăn
(hoặc chưa gấp chăn) khi ngủ dậy. Em
nên:Tự nhắc mình vào buổi tối trước
khi đi ngủ.Viết giấy nhắc để trên bàn
học, gần cặp sách.
4. Hoạt động thực hành (13-15 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết tự giác làm những việc nhà
vừa sức, phù hợp với bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, sắm vai.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai để thực hiện các – Học sinh sắm vai theo 2 tình huống.
việc nhà thông thường, cụ thể như:Sắm vai cùng anh/chị lau
nhà; sắm vai để lau bàn ghế, tưới cây.
5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:
Kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh học thuộc lòng câu Học sinh thực hiện theo yêu cầu của
thơ của Hồ Chí Minh: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ; Tuỳ theo sức giáo viên.
của mình; chuẩn bị bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 19
THẬT THÀ
BÀI 6: KHÔNG NÓI DỐI VÀ BIẾT NHẬN LỖI (tiết 1, sách học sinh, trang 25-27)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của không nói dối và biết nhận lỗi; hiểu được tác dụng
của nói thật và biết nhận lỗi, tác hại của nói dối và không biết nhận lỗi trong sinh hoạt.
2. Kĩ năng: Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè không nói dối và biết nhận lỗi.
3. Thái độ: Đồng tình với nói thật và biết nhận lỗi, không đồng tình với nói dối và không biết nhận lỗi.
4. Năng lực chú trọng: Biết nhận lỗi khi có thiếu sót, khuyết điểm trong học tập và sinh hoạt; học
tập và làm theo những gương sáng thật thà; tham gia các phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” của nhà
trường, cộng đồng.
5. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát“Năm ngón tay
ngoan” Nhạc và lời của Trần Văn Thụ.
2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình,
đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp; dạy học phân hóa đối tương; …
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):

* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh,
tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận
kiến thức và kĩ năng mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài “Năm ngón tay ngoan”và
dẫn dắt học sinh vào bài học “Không nói dối và biết nhận lỗi”.
2. Hoạt động khám phá (29-32 phút):
2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của không
nói dối và biết nhận lỗi.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên hướng dẫn học sinh biết các hình trong hoạt động
này tạo thành một mẩu chuyện nhỏ.
– Giáo viên đặt các câu hỏi để gợi ý cho các em nhận ra nội dung
bài học theo từng hình. Từ đó, học sinh có thể trả lời câu hỏi:
Lan đã nói thật hay nói dối mẹ?

2.2. Hoạt động 2. Thảo luận (11-12 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được và nhắc nhở bạn bè

Hoạt động của học sinh

– Học sinh cùng hát với giáo viên.

– Khi xem hình, học sinh có thể tưởng
tượng theo cách riêng của các em.
– Học sinh trả lời câu hỏi Việc bạn Lan
nói dối có thể dẫn đến điều gì?theo hình

thức cá nhân bằng nhiều hướng khác
nhau.
– Học sinh nhận xét, bổ sung.

không nói dối và biết nhận lỗi.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp – gợi mở.
* Cách tiến hành:
a) Việc làm của Hùng là đúng hay sai? Vì sao?
– Giáo viên cho học sinh nhận diện nội dung 2 hình:Hình 1: Bạn
Hùng xin tiền bố để mua bút.Hình 2: Bạn Hùng đi mua nước
uống ở cửa hàng.
– Giáo viên cần linh động góp ý cho mỗi câu trả lời của học sinh,
không nên áp đặt rằng bạn Hùng chắc chắn đã không thật thà, xin
tiền bố mua bút nhưng thực tế là lấy tiền mua nước.
– Giáo viên lưu ý học sinh: em cần nói rõ với bố mẹ việc mình dùng
tiền để làm gì. Việc em muốn mua nước do khát cũng là một việc
cần thiết nhưng em không nên mua các loại nước ngọt, nước có
gas,…
b) Việc làm của các bạn là đúng hay sai? Vì sao?
– Giáo viên giúp học sinh nhận ra nội dung các hình.
– Giáo viên giáo dụchọc sinh: mỗi người đều có thể làm sai nhưng
cần biết nhận lỗi, biết sửa sai, không lặp lại những hành động sai ấy.
2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với nói thật và biết nhận
lỗi, không đồng tình với nói dối và không biết nhận lỗi.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
a) Em đồng tình và không đồng tình với bạn Nga điều gì? Vì
sao?

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4.
– Trước khi học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên cần cho học sinh
nhận ra nội dung của từng hình.
– Từ việc tìm hiểu nội dung hình, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời.
– Trong tình huống này, giáo viên có thể gợi ý nâng cao nhằm
phân hóa đối tượng học sinh: Nga có cơ hội nào để không nhận
lỗi hoặc đổ lỗi cho người khác không?
b) Kể thêm một số biểu hiện của không nói dối và biết nhận lỗi.
– Giáo viên tổ chức cho các nhóm tìm và nêu ra các biểu hiện của
không nói dối và biết nhận lỗi.
– Giáo viêncho các nhóm thi đua.
– Về một số biểu hiện của không nói dối và biết nhận lỗi, nếu học
sinh gặp khó khăn, giáo viên cần gợi ý cho các em tìm biểu hiện
trong các lĩnh vực.
c) Vì sao không được nói dối và biết nhận lỗi?
– Giáo viên yêu cầu các em tự phát biểu ý kiến của mình.
– Ngoài việc tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên hỏi ý kiến cá
nhân học sinh (phân hóa). Các em khá, giỏi, nhanh nhẹn, tư duy
nhạy bén có thể làm tốt. Một số em có thể trả lời sai, nhầm lẫn
hoặc chưa được chính xác, giáo viên cần giúp học sinh định
hướng và điều chỉnh nhận thức, hành vi.

– Học sinh trả lời theo
nhiều phương án:Bạn
Hùng nói dối, bạn xin
tiền mua bút nhưng lại
dùng tiền để mua
nước.Hoặc là bạn Hùng
không nói dối, tiền mua
nước không phải là

khoản tiền bố cho để
mua nước.
– Học sinh lắng nghe.
– Học sinh nhận ra nội
dung các hình.
– Học sinh lắng nghe và thực hiện.

– Học sinh thảo luận và nhận ra nội dung
của từng hình và trả lời:Không đồng tình:
bạn Nga tự ý vẽ lên bức tranh của
bố.Đồng tình: Nga biết nhận lỗi và xin
lỗi; anh trai vỗ về động viên em gái.
– Học sinh (khá, giỏi) trả lời.

– Học sinh thực hiện nhóm, thi đua giữa
các nhóm.

– Học sinh tự phát biểu ý kiến của mình.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………

………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ……… / …… / 20……

Ngày dạy: ……… / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 20
THẬT THÀ
BÀI 6: KHÔNG NÓI DỐI VÀ BIẾT NHẬN LỖI (tiết 2, sách học sinh, trang 27-28)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của không nói dối và biết nhận lỗi; hiểu được tác
dụng của nói thật và biết nhận lỗi, tác hại của nói dối và không biết nhận lỗi trong sinh hoạt.
2. Kĩ năng: Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè không nói dối và biết nhận lỗi.
3. Thái độ: Đồng tình với nói thật và biết nhận lỗi, không đồng tình với nói dối và không
biết nhận lỗi.
4. Năng lực chú trọng: Biết nhận lỗi khi có thiếu sót, khuyết điểm trong học tập và sinh
hoạt; học tập và làm theo những gương sáng thật thà; tham gia các phong trào “Nói lời hay, làm
việc tốt” của nhà trường, cộng đồng.
5. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Năm ngón
tay ngoan” Nhạc và lời của Trần Văn Thụ.
2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết
trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
3. Hoạt động luyện tập (18-20 phút):
3.1. Hoạt động 1. Xử lí tình huống (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được tác dụng của nói thật
và biết nhận lỗi, tác hại của nói dối và không biết nhận lỗi
trong sinh hoạt.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Sắm vai, đàm thoại.
* Cách tiến hành:

– Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành sắm vai như một vở
kịch nho nhỏ, không chú trọng diễn xuất mà chú ý vào cách
khuyên nhủ bạn.
a) Tình huống 1:
– Giáo viên giúp học sinh hiểu bài bằng cách dẫn dắt các em
theo từng phần:
+ Tìm hiểu nội dung các hình:Hình 1: Bạn nam nói với mẹ
là “Con đi học nhóm”.Hình 2: Bạn nam trong hình 1 và một
bạn nữa đang đá bóng.
+ Phân tích nội dung tình huống: Bạn nam nói với mẹ là bạn
ấy đi học nhóm nhưng thực ra bạn ấy đi đá bóng. Đây là
một hành động sai trái vì bạn ấy nói dối mẹ đi học để đi

Hoạt động của học sinh

– Các nhóm sắm vai.

– Học sinh đưa ra lời khuyên: Bạn
không nên như thế vì nói không đúng
sự thật với mẹ chính là nói dối. Nếu
muốn đi đá bóng cùng bạn bè, bạn có
thể nói đúng sự việc, mẹ sẽ đồng ý vì
đá bóng cũng là một hoạt động thể
thao lành mạnh, có ích cho sức khoẻ.

chơi.
– Giáo viên lưu ý thêm với học sinh.
b) Tình huống 2:
– Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước như trên.

+ Tìm hiểu nội dung hình:Hình 1: Trong lớp học, một bạn
nam nói với cô giáo: “Em không thuộc bài”. Hình 2: Bạn
nam ở hình 1 nói với bố mẹ: “Cô khen con chăm học”.
+ Phân tích nội dung tình huống: Trong lớp học, bạn nam
không thuộc bài, bạn nhận lỗi với cô giáo. Nhưng bạn ấy lại
nói dối với bố mẹ là cô giáo khen mình chăm học.
– Giáo viên lưu ý đối với học sinh: Học tập là nhiệm vụ và
quyền lợi của mỗi học sinh, các bạn cần phải học bài, làm
bài đúng quy định. Luôn nói đúng sự thật với bố mẹ về kết
quả hay tình trạng thực sự của mình.
3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên nhắc học sinh mạnh dạn phát biểu và nêu đúng
sự thật.
– Giáo viên mời một số học sinh kể lại tình huống thật của
mình khi các em mắc lỗi và biết nhận lỗi cũng như những
lời nói của bố mẹ đối với em trong tình huống đó.
4. Hoạt động thực hành (13-15 phút):
4.1. Hoạt động 1. Sắm vai để thể hiện việc biết nhận lỗi (78 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thể hiện việc biết nhận lỗi.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, sắm vai.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên nhắc học sinh các nội dung như:Thảo luận kịch
bản, lời thoại, cách xử lí tình huống.Phân vai cho các thành
viên.Chú ý an toàn khi luyện tập và thể hiện.Nêu cách khắc
phục, hạn chế (nếu có thể)
4.2. Hoạt động 2. Tập nói những câu xin lỗi phù hợp (6-7
phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nói được những câu xin lỗi phù hợp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp – gợi mở.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên tổ chức hoạt động nhanh bằng cách cho học sinh
trả lời theo ý kiến cá nhân để phát huy tư duy và cách thể
hiện của mình một cách độc lập.
– Giáo viên lưu ý học sinh cố gắng rèn luyện để không vấp
phải hoặc lặp lại những lỗi trên.
5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:
Kết thúc bài học, giáo viên nêu nội dung ý nghĩa và cho học
sinh học thuộc hai câu ca dao: “Những người tính nết thật
thà,Đi đâu cũng được người ta tin dùng”; chuẩn bị bài sau.

– Học sinh đưa ra lời khuyên dành cho
bạn nam trong hình: Bạn không nên
nói dối bố mẹ vì sự thật là bạn không
chăm học nên đã không thuộc bài, cô
giáo không hề khen bạn. Bạn nên
chăm chỉ hơn để học bài, thuộc bài,
làm bài tập đầy đủ. Bạn cần nói thật
với bố mẹ rằng mình không thuộc bài
để bố mẹ biết tình trạng học tập của
bạn, có cách giúp bạn chăm chỉ và học
tốt hơn.

– Học sinh tự liên hệ thực tế của bản
thân mình.
– Một vài học sinh kể lại tình huống
thật của mình khi các em mắc lỗi và
biết nhận lỗi cũng như những lời nói

của bố mẹ đối với em trong tình
huống đó.

– Học sinh sắm vai, thể hiện cách xử lí
tình huống.

– Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.

– Học sinh lắng nghe.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của
giáo viên.

* Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trò chơi. * Cách triển khai : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên cùng hát bài “ Cả nhà thươngnhau ” và dẫn dắt học viên vào bài học kinh nghiệm “ Mái ấm mái ấm gia đình ”. 2. Hoạt động tò mò ( 29-32 phút ) : 2.1. Hoạt động 1. Xem hình và vấn đáp thắc mắc ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên nêu được một số ít biểu lộ của tìnhyêu thương mái ấm gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, đàm thoại. * Cách triển khai : – Giáo viên nhu yếu học viên xem hình và vấn đáp thắc mắc : Việclàm của bố, mẹ trong hình bộc lộ điều gì ? – Giáo viên động viên, khuyến khích những ý đúng trong những câu trảlời của học viên để từ đó dẫn dắt học viên tiếp cận nội dungchính của bài học kinh nghiệm : tình yêu thương mái ấm gia đình. 2.2. Hoạt động 2. Thảo luận ( 11-12 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên thực thi được những việc làm thểhiện tình yêu thương so với người thân trong gia đình trong mái ấm gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Thảo luận nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở. * Cách triển khai : Hoạt động của học viên – Học sinh cùng hát. – Học sinh vấn đáp : hình 1 : bộc lộ tìnhcảm yêu thương ; bố mới lĩnh lương ; bốthưởng cho hai chị em … Hình 2 : conchưa biết chải tóc ; mẹ chăm nom con ; conlàm nũng mẹ … – Giáo viên chia lớpthành 4 nhóm, mỗinhóm luận bàn về việclàm thể hiện tình yêuthương mái ấm gia đình trongmột hình. – Sau khi học viên đã luận bàn về từng việc làm, giáo viên đưa raý khái quát : Tình yêu thương mái ấm gia đình luôn được mọi người thểhiện mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt vùng miền, dân tộc bản địa ; không chỉ là ông bà, cha mẹ yêu thương con cháu mà con cháucũng phải biết yêu thương ông bà, cha mẹ. 2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên biết đống ý với thái độ, hành vi thểhiện tình yêu thương ; không ưng ý với thái độ, hành vi khôngthể hiện tình yêu thương mái ấm gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, thuyết trình. * Cách thực thi : – Giáo viên chuyển ý, giúp học viên xác lập trách nhiệm : Hãy xemcác hình ở mục Chia sẻ và cho biết quan điểm của mình nhé. Em đống ý hay không ưng ý với việc làm nào ? Vì sao ? Hình 1 : Cả nhà quây quần quanh mâm cơm ; cha mẹ gắp thức ăncho những con. Hình 2 : Bố cẩn trọng cài quai mũ bảo hiểm cho contrước khi chở con đi học. Hình 3 : Anh mải mê chơi đồ chơi mộtmình, để mặc em đứng phụng phịu, buồn bã. Hình 4 : Mẹ giúp conchuẩn bị bài cho ngày mai đi học. – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên đàm đạo sâu hơn về tình huốngở hình 3. Giáo viên nêu những câu hỏi như : Vì sao em không đồngtình với việc làm của bạn ? Em sẽ khuyên bạn thế nào trong tìnhhuống này ?, v.v. – Học sinh bàn luận về việc làm thể hiệntình yêu thương mái ấm gia đình trong một hình : Hình 1 : Đại gia đình gồm ông, bà, cha, mẹ, những con quây quần bên nhau trongngày Tết. Hình 2 : Mẹ quàng khăn ấm chocon trước khi con đến trường. Hình 3 : Bốlàm việc miệt mài trên máy tính ; con trairót nước mang đến cho bố. Hình 4 : Contrai vẽ chân dung khuyến mãi mẹ ; mặc dầu nét vẽcòn chưa đẹp nhưng người mẹ vẫn xúcđộng đảm nhiệm món quà của con. – Học sinh lắng nghe. – Học sinh xác lập trách nhiệm : Em đồngtình hay không ưng ý với việc làmnào ? Vì sao ? – Học sinh phát biểu : ưng ý với việclàm ở những hình 1, 2, 4 và không đồng tìnhvới việc làm ở hình 3. – Học sinh tranh luận, đưa ra quan điểm : phảinhường nhịn em ; cho em chơi cùng ; không cho em chơi cùng vì sợ em làmhỏng đồ chơi ; không cho em chơi cùng vìem không biết chơi đồ chơi đó … – Giáo viên hướng dẫn học viên vấn đáp tiếp những câu hỏi như : – Học sinh vấn đáp những câu hỏi của giáoEm cảm thấy thế nào khi để em gái đứng một mình, không có gì viên. chơi ? Nếu sợ em gái làm hỏng đồ chơi của mình, em cần làm gì ? Nếu em gái chưa biết chơi đồ chơi đó, em sẽ làm gì ?, v.v. – Giáo viêngợi ý, động viên, khuyến khích để học viên, xuất pháttừ thực tiễn của mái ấm gia đình mình, nêu lên những bộc lộ phong phú và đa dạng, – Học sinh kể : cha mẹ mua quần áo, sáchđa dạng khác về tình yêu thương. vở, bánh kẹo … cho con ; bố, mẹ đưa đón – Để giúp học viên vấn đáp thắc mắc Vì sao trong mái ấm gia đình, mọi người con đi học ; v.v. phải yêu thương nhau ? được thuận tiện hơn, giáo viên cần sẵn sàng chuẩn bị – Học sinh vấn đáp theo hướng dẫn củamột số câu hỏi gợi ý, giúp học viên hoàn toàn có thể nhìn nhận yếu tố từ nhiều giáo viên. góc nhìn đơn cử. Ví dụ : Khi mọi người yêu thương nhau, không khígia đình sẽ như thế nào ? Nếu cha mẹ không yêu thương em mà chỉđánh đòn, la mắng, trách phạt …, em sẽ cảm thấy thế nào ? Khi embiết yêu thương ông bà, cha mẹ, ông bà, cha mẹ sẽ tiếp đón tìnhcảm của em thế nào ?, v.v. – Trên cơ sở những câu vấn đáp của học viên, giáo viên Tóm lại để cácem phân biệt được : Trong mái ấm gia đình, mọi người đều là ruột thịt, cùng – Học sinh lắng nghe. sống chung dưới một mái nhà, do đó mọi người phải yêu thươngnhau để mái ấm gia đình được yên ấm, niềm hạnh phúc, vui tươi. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Ngày soạn : ……… / … … / 20 … … Ngày dạy : ……… / … … / 20 … … Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 02Y ÊU THƯƠNG GIA ĐÌNHBÀI 1 : MÁI ẤM GIA ĐÌNH ( tiết 2, sách học viên, trang 8-9 ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học kinh nghiệm, học viên : Như tiết 1, bài 1 ( tuần 1 ). II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Như tiết 1, bài 1 ( tuần 1 ). III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC : Như tiết 1, bài 1 ( tuần 1 ). IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên3. Hoạt động rèn luyện ( 17-20 phút ) : 3.1. Hoạt động 1. Xem hình và vấn đáp thắc mắc ( 6-7 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên nêu được một số ít bộc lộ củatình yêu thương mái ấm gia đình ( mức cao ). * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, đàm thoại. * Cách triển khai : – Giáo viên hướng dẫn học viên link 4 hình để hình dungđược câu truyện : Gia đình bạn Quân gồm bố, mẹ và Quân. Một buổi chiều, trời mưa to khiến bố Quân chưa về nhà được. Mẹ Quân đứng trước cửa nhà, nhìn ra trời mưa, lo ngại chobố. Tuy còn nhỏ nhưng Quân cũng biết san sẻ nỗi lo với mẹvà quyết định hành động đợi bố về để cả nhà cùng ăn cơm tối cho đôngvui. – Sau khi học viên tưởng tượng được câu truyện, giáo viênhướng dẫn để học viên phát hiện và xác lập ý nghĩa củanhững cử chỉ, lời nói bộc lộ tình yêu thương của nhữngngười trong mái ấm gia đình Quân. Ví dụ : Cử chỉ của mẹ : đứng đợibố về ( yêu thương bố ) ; xoa đầu con ( yêu thương con ). Cửchỉ của Quân : đến bên mẹ ( san sẻ nỗi lo ngại với mẹ ). Lờinói của mẹ : Bố chưa về ( yêu thương bố ) ; Con có đói không ? ( chăm sóc đến con ). Lời nói của Quân : Sao mẹ lo ngại thế ạ ? ( chăm sóc đến mẹ ) ; Mình đợi bố về ( chăm sóc đến bố ). 3.2. Hoạt động 2. Chia sẻ ( 6-7 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên phân biệt được sự thiết yếu củatình yêu thương mái ấm gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, thuyết trình. * Cách thực thi : – Giáo viên nhu yếu học viên đưa ra đánh giá và nhận định. – Ở ý thứ hai : Nếu là bạn Hải, em sẽ làm gì ?, câu trả lờicủahọc sinh hoàn toàn có thể rất khác nhau. Giáo viên nên động viên, khuyến khích học viên tự đặt mình vào vị trí của nhân vật Hảitrong trường hợp để đưa ra cách xử lí của riêng mình, khôngrập khuôn, máy móc. Giáo viênđưa thêm 1 số ít câu hỏi gợi ýđể học viên hoàn toàn có thể liên tục đưa ra cách xử lí của mình sau khiHoạt động của học viên – Học sinh link 4 hình để hình dungđược câu truyện theo hướng dẫn củagiáo viên. – Học sinhphát hiện và xác lập ýnghĩa của những cử chỉ, lời nói thểhiện tình yêu thương của những ngườitrong mái ấm gia đình Quân. – Học sinh không ưng ý với việctrêu chọc em của bạn Hải. – Học sinh vấn đáp thắc mắc “ Nếu là bạnHải, em sẽ làm gì ? ” theo ý mình. bạn đã đưa ra cách xử lí của bạn. Ví dụ : Ngoài quan điểm củabạn …, em nào có quan điểm khác ? Các em thích ý kiến của bạn … hay quan điểm của bạn … ? Các em thấy hoàn toàn có thể làm thế này đượckhông ?, v … v … – Giáo viên giúp những em củng cố được nhu yếu cơ bản : cầnđồng tình với thái độ, hành vi biểu lộ tình yêu thương ; không đống ý với thái độ, hành vi không bộc lộ tìnhyêu thương trong mái ấm gia đình. 3.3. Hoạt động 3. Kể chuyện ( 5-6 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên kể lại một việc đã làm thể hiệntình yêu thương so với ông bà, cha mẹ của mình. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, kể chuyện. * Cách thực thi : – Giáo viên hướng dẫn học sinhhọc sinh kể lại một việc đã làmthể hiện tình yêu thương so với ông bà, cha mẹ của mình. – Giáo viên nhận xét, động viên. 4. Hoạt động thực hành thực tế ( 13-15 phút ) : 4.1. Hoạt động 1. Sắm vai ( 7-8 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên sắm vai biểu lộ 2 tình huốngtrong sách học viên. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, sắm vai. * Cách thực thi : – Giáo viên ra mắt 2 trường hợp : 1 ) Khi bố, mẹ đi làm về ; 2 ) Khi ông, bà ở quê lên thăm. – Giáo viên thiết kế xây dựng những trường hợp tương tự như khác như : khiem đi học về ; khi bố, mẹ đi làm về muộn ; khi em về quêthăm ông bà, v.v. – Sau khi học viên thực thi xong hoạt động giải trí sắm vai, giáoviên hoàn toàn có thể cho cả lớp nhận xét, nhìn nhận để biểu dương, rútkinh nghiệm. 4.2. Hoạt động 2. Thực hành ( 6-7 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên thực thi những lời nói, hànhđộng biểu lộ tình thương mến so với những thành viên tronggia đình qua 3 trường hợp trong sách học viên. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Thực hành, kể chuyện. * Cách triển khai : – Giáo viên ra mắt 3 trường hợp trong sách học viên. – Để lan rộng ra khoanh vùng phạm vi thực hành thực tế, giáo viên cần nhắc lạinhững kỹ năng và kiến thức đã học trong bài ( ví dụ : câu b của mụcChia sẻ : Kể thêm một số ít việc làm biểu lộ tình yêu thươnggia đình ), giúp học viên có thêm cơ sở vận dụng hiệu quảbài học vào trong thực tiễn đời sống. 5. Hoạt động nối tiếp sau bài học kinh nghiệm : Kết thúc bài học kinh nghiệm, giáo viên cho học sinh học thuộc lòng câu : Gia đình là nơi khởi đầu của mọi yêu thương ; sẵn sàng chuẩn bị bàisau. – Học sinh sẵn sàng chuẩn bị trước ở nhà đểphát biểu trong giờ học. – 2-3 học viên tham gia sắm vài đơngiản về lời nói, động tác, thái độ cầnthể hiện trong mỗi trường hợp. – Vài học viên sắm vai những tình huốngtương tự. – Cả lớp nhận xét, nhìn nhận để biểudương, rút kinh nghiệm tay nghề. – Học sinh kể theo 3 trường hợp. – Học sinh triển khai theo hướng dẫncủa giáo viên. Học sinh thực thi theo nhu yếu củagiáo viên. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Ngày soạn : ……… / … … / 20 … … Ngày dạy : ……… / … … / 20 … … Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 03QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONGGIA ĐÌNHBÀI 2 : QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ ( tiết 1, sách học viên, trang 10-11 ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học kinh nghiệm, học viên : 1. Kiến thức : Nêu được 1 số ít biểu lộ của chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ ( lễ phép, vânglời, hiếu thảo ) ; phân biệt được sự thiết yếu của chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ. 2. Kĩ năng : Thực hiện được những lời nói, việc làm biểu lộ sự chăm sóc, chăm nom ông bà, chamẹ trong mái ấm gia đình em. 3. Thái độ : Đồng tình với thái độ, hành vi chăm sóc, chăm nom ; không ưng ý với thái độ, hànhvi chưa chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ. 4. Năng lực chú trọng : Nêu được một số ít bộc lộ của vâng lời, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, chamẹ ; biết vì sao phải chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ ; phân biệt được thái độ, hành vi chăm sóc, chămsóc / không chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ. 5. Phẩm chất : Nhân ái, nghĩa vụ và trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Giáo viên : Sách Đạo đức ; những tranh trong sách học viên ( phóng to ) ; Cháu yêu bà của XuânGiao. 2. Học sinh : Sách học viên, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1 ; … III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC : 1. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, luận bàn nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở, thuyết trình, đóng vai, game show, kể chuyện, … 2. Hình thức dạy học : Cá nhân, nhóm, lớp ; trong lớp, ngoài lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên1. Hoạt động khởi động ( 2-3 phút ) : * Mục tiêu : Kích hoạt vốn kỹ năng và kiến thức, kĩ năng đã có của học viên, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị sẵn sàng bước vào bài học kinh nghiệm, tiếp nhậnkiến thức và kĩ năng mới. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trò chơi. * Cách triển khai : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên cùng hát bài “ Cháu yêu bà ” vàdẫn dắt học viên vào bài học kinh nghiệm “ Quan tâm, chăm nom ông bà, chamẹ ”. 2. Hoạt động tò mò ( 29-32 phút ) : 2.1. Hoạt động 1. Xem hình và vấn đáp thắc mắc ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên nêu được một số ít bộc lộ của quantâm, chăm nom ông bà, cha mẹ. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, đàm thoại. * Cách triển khai : – Giáo viên hướng dẫn học viên xem hình và vấn đáp thắc mắc. – Giáo viên động viên, khuyến khích những ý đúng trong những câu trảlời của học viên để từ đó dẫn dắt học viên tiếp cận nội dungchính của bài học kinh nghiệm : Trong mái ấm gia đình, những em phải biết chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ. Hoạt động của học viên – Học sinh cùng hát. – Học sinhxem hình và vấn đáp những câuhỏi : Hình 1 : Minh lễ phép, khoanh taychào mẹ. Hình 2 : Mai lễ phép vâng lờiông. Hình 3 : Lan đỡ tay giúp ông điđứng. Hình 4 : Hai bạn Tặng Ngay hoa và quàcho mẹ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. 2.2. Hoạt động 2. Thảo luận ( 11-12 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên thực thi những lời nói, việc làm thểhiện sự chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ trong mái ấm gia đình em. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Thảo luận nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở. * Cách triển khai : a ) Bạn Thảo có vâng lời bố và lễ phép với bà không ? – Giáo viên hướng dẫn học viên link nội dung 2 hình và quan tâm – Học sinh vấn đáp : Hình 1 : Bố đưa điệnđến bóng nói ở từng hình để xác lập câu vấn đáp. thoại cho Thảo và nói Thảo hỏi thăm bàngoại. Hình 2 : Thảo chuyện trò với bàngoại nhưng bóng nói cho thấy lời nóicủa Thảo chưa lễ phép. – Giáo viên hướng dẫn học viên vấn đáp thêm những câu hỏi như : Khi – Học sinh vấn đáp những câu hỏi của giáobố đưa điện thoại cảm ứng và nói Thảo hỏi thăm bà, Thảo có vâng lời bố viên. không ? Khi trò chuyện với bà, lời nói của Thảo có lễ phépkhông ? Vì sao ? Nếu em là Thảo, trong trường hợp này, em sẽ nóivới bà như thế nào ?, v.v. b ) Các bạn đã biểu lộ sự hiếu thảo so với ông bà, cha mẹ quanhững lời nói, việc làm nào ? – Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm luận bàn về việclàm của những bạn biểu lộ sự chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ – Các nhóm bàn luận, vấn đáp : Hình 1 : Nhớtrong một hình hoặc cho cả lớp phát biểu, đàm đạo về từng việc và muốn về quê thăm ông bà. Hình 2 : làm bộc lộ trong mỗi hình. Nhớ và đang vẽ tranh Tặng bố. Hình 3 : – Sau khi học viên đã bàn luận về từng việc làm, giáo viên bước Địu ngô giúp mẹ. Hình 4 : Gắp thức ănđầu hoàn toàn có thể đưa ra ý khái quát : Trong mái ấm gia đình, những em hoàn toàn có thể làm cho bà. được nhiều việc tương thích, vừa sức để chăm sóc, chăm nom ông bà, – Học sinh lắng nghe.cha mẹ. 2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên biết ưng ý với thái độ, hành viquan tâm, chăm nom ; không ưng ý với thái độ, hành vi chưaquan tâm, chăm nom ông bà, cha mẹ. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, thuyết trình. * Cách thực thi : a ) Em đống ý hay không ưng ý với việc làm nào ? Vì sao ? – Giáo viên hướng dẫn học viên san sẻ quan điểm của mình về những – Sau khi quan sát tranh, học viên đồnghình. tình với việc làm ở những hình 1 và 4, không ưng ý với việc làm ở những hình2 và 3. – Hình 1 : phải đi bên cạnh ông bà ; phảibiết ông bà đã lớn tuổi nên đi chậm … ; Hình 2 : phải có thái độ lễ phép với bố ; – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên tranh luận thêm về trường hợp ở không được nhìn bố với vẻ thử thách, hình 2 và 3 bằng cách nêu những câu hỏi như : Vì sao em không bực tức. đống ý với việc làm của bạn ? Em sẽ khuyên bạn thế nào trong – Học sinh trình diễn : đưa kính cho ôngtình huống này ? Em sẽ làm gì trong những trường hợp đó ?, v.v. đọc báo ; đỡ bà lên, xuống cầu thang ; hỏib ) Kể thêm 1 số ít việc làm bộc lộ sự hiếu thảo, lễ phép, vâng thăm khi bố, mẹ đi làm về, v.v. lời ông bà, cha mẹ. – Giáo viên gợi ý, động viên, khuyến khích để học viên, chủ yếuxuất phát từ thực tiễn của mái ấm gia đình mình, nêu thêm những biểu hiệnphong phú, phong phú, thân mật khác. c ) Vì sao phải chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ ? – Giáo viên gợi ý : vì ông bà đã già ; vì cha mẹ đi làm nuôi giađình ; vì ông bà, cha mẹ dạy bảo em nên người, v.v. – Giáo viên chốt : Quan tâm, chăm nom ông bà, cha mẹ chính làbiểu hiện cơ bản của truyền thống cuội nguồn đạo lí “ Uống nước nhớnguồn ”, “ Ăn quả nhớ người trồng cây ” của dân tộc bản địa Nước Ta. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Ngày soạn : ……… / … … / 20 … … Ngày dạy : ……… / … … / 20 … … Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 04QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNHBÀI 2 : QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ ( tiết 2, sách học viên, trang 12-13 ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học kinh nghiệm, học viên : 1. Kiến thức : Nêu được 1 số ít biểu lộ của chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ ( lễ phép, vâng lời, hiếu thảo ) ; nhận ra được sự thiết yếu của chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ. 2. Kĩ năng : Thực hiện được những lời nói, việc làm biểu lộ sự chăm sóc, chăm nom ôngbà, cha mẹ trong mái ấm gia đình em. 3. Thái độ : Đồng tình với thái độ, hành vi chăm sóc, chăm nom ; không đống ý với tháiđộ, hành vi chưa chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ. 4. Năng lực chú trọng : Nêu được 1 số ít biểu lộ của vâng lời, lễ phép, hiếu thảo với ôngbà, cha mẹ ; biết vì sao phải chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ ; phân biệt được thái độ, hành viquan tâm, chăm nom / không chăm sóc, chăm nom ông bà, cha mẹ. 5. Phẩm chất : Nhân ái, nghĩa vụ và trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Giáo viên : Sách Đạo đức ; những tranh trong sách học viên ( phóng to ) ; Cháu yêu bà của XuânGiao. 2. Học sinh : Sách học viên, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1 ; … III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC : 1. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, luận bàn nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở, thuyếttrình, đóng vai, game show, kể chuyện, … 2. Hình thức dạy học : Cá nhân, nhóm, lớp ; trong lớp, ngoài lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên3. Hoạt động rèn luyện xử lí trường hợp ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên nhận ra được sự thiết yếu củaquan tâm, chăm nom ông bà, cha mẹ. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, đàm thoại. * Cách thực thi : Hoạt động của học viên – Giáo viên hướng dẫn đểhọc sinh tâm lý và đềxuất những cách xử límang tính tích cực, thíchhợp. – Học sinh tưởng tượng được những tìnhhuống, học viên tâm lý và đề xuấtnhững cách xử lí mang tính tích cực, thích hợp : Hình 1 : Giúp bà sắp xếpchén bát đã rửa ; cùng bà rửa chén bát ; lấy khăn cho bà lau tay sau khi rửachén bát. Hình 2 : Lấy nước cho ônguống thuốc ; đắp khăn ướt lên trán choông ; hỏi thăm sức khoẻ của ông. Hình3 : Trật tự cho mẹ thao tác ; lấy nướccho mẹ uống ; không quấy rầy mẹ. Hình 4 : Nhắc bố đội mũ, nón ; lấy mũ, nón cho bố ; yêu thương, kính trọng bố – Khi học viên đưa ra những cách xử lí trường hợp, giáo viên hơn. rèn luyện thêm kĩ năng cho cácem bằng những câu hỏi gợi – Học sinh xử lí những trường hợp củamở như : Ngoài quan điểm của bạn …, em nào có quan điểm giáo viên đưa ra. khác ? Các em thích ý kiến của bạn … hay quan điểm củabạn … ? Các em thấy hoàn toàn có thể làm thế này được không ? v.v 4. Hoạt động thực hành thực tế ( 18-20 phút ) : 4.1. Hoạt động 1. Sắm vai ( 10-12 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên sắm vai bộc lộ 2 tình huốngtrong sách học viên. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, sắm vai. * Cách thực thi : – Giáo viên ra mắt – Học sinh sắm vai bộc lộ 2 tình2 trường hợp : a ) Lấyhuống : a ) Lấy nước cho bà uốngnước cho bà uốngthuốc ; b ) Xách đồ giúp mẹ khi mẹ đithuốc ; b ) Xách đồchợ về. giúp mẹ khi mẹ đi chợ – Vài học viên bộc lộ đơn thuần về lờivề. nói, động tác, thái độ cần biểu lộ – Giáo viên lựa chọn, trong mỗi trường hợp. kiến thiết xây dựng những tình – Học sinh biểu lộ những trường hợp củahuống tương tự như khác lấy từ những hoạt động giải trí dạy học ở trên. giáo viên đưa ra. – Sau khi học viên triển khai xong hoạt động giải trí sắm vai, giáo – Cả lớp nhận xét, nhìn nhận để biểuviên cho cả lớp nhận xét, nhìn nhận để biểu dương, rút kinh dương, rút kinh nghiệm tay nghề. nghiệm. 4.2. Hoạt động 2. Thực hành ( 7-8 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên triển khai những lời nói, hànhđộng bộc lộ sự lễ phép, vâng lời. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Thực hành, kể chuyện. * Cách thực thi : – Giáo viên nhu yếu học viên sử dụng 1 số ít từ ngữ kết hợpvới 1 số ít động tác, thái độ, cử chỉ thiết yếu khác như : ánhmắt, giọng nói, tư thế cúi đầu, v.v biểu lộ sự lễ phép, vânglời, giúp học viên vận dụng hiệu suất cao bài học kinh nghiệm vào trong thực tiễn cuộcsống. 5. Hoạt động nối tiếp sau bài học kinh nghiệm : Kết thúc bài học kinh nghiệm, giáo viên cho học sinhhọc thuộc lòng câutục ngữ : Uống nước nhớ nguồn ; sẵn sàng chuẩn bị bài sau. – Học sinh sử dụng 1 số ít từ ngữ kếthợp với 1 số ít động tác, thái độ, cử chỉcần thiết khác như : ánh mắt, giọng nói, tư thế cúi đầu bộc lộ sự lễ phép, vânglời. Học sinh thực thi theo nhu yếu củagiáo viên. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Ngày soạn : ……… / … … / 20 … … Ngày dạy : ……… / … … / 20 … … Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 05QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNHBÀI 3 : ANH CHỊ EM QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ NHAU ( tiết 1, sách học viên, trang 14-15 ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học kinh nghiệm, học viên : 1. Kiến thức : Nêu được bộc lộ của sự chăm sóc, chăm nom anh chị em trong mái ấm gia đình ; nhận biếtđược sự thiết yếu của việc chăm sóc, giúp sức nhau giữa anh chị em trong mái ấm gia đình. 2. Kĩ năng : Thể hiện được sự chăm sóc, giúp sức anh chị em trong mái ấm gia đình bằng 1 số ít việc làmcụ thể, tương thích với lứa tuổi. 3. Thái độ : Có thái độ ưng ý với sự chăm sóc, giúp sức nhau ; không ưng ý với những việclàm không biểu lộ sự chăm sóc, trợ giúp nhau của anh chị em trong mái ấm gia đình. 4. Năng lực chú trọng : Nêu được một số ít biểu lộ chăm sóc, trợ giúp nhau của anh chị em tronggia đình ; biết vì sao anh chị em phải chăm sóc, giúp sức nhau ; phân biệt được thái độ, hành vi anh chị emquan tâm, giúp sức nhau hay không chăm sóc, trợ giúp nhau ; khắc phục những hành vi chưa nhường nhịn, trợ giúp nhau giữa anh chị em trong mái ấm gia đình ; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân trong việcquan tâm, trợ giúp anh chị em. 5. Phẩm chất : Nhân ái, nghĩa vụ và trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Giáo viên : Sách Đạo đức ; những tranh trong sách học viên ( phóng to ) ; bài hát “ Làm anh khó đấy ” nhạc của Nguyễn Đình Khiêm ; thơ của Phan Thị Thanh Nhàn. 2. Học sinh : Sách học viên, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1 ; … III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC : 1. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, luận bàn nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở, thuyết trình, đóng vai, game show, kể chuyện, … 2. Hình thức dạy học : Cá nhân, nhóm, lớp ; trong lớp, ngoài lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên1. Hoạt động khởi động ( 2-3 phút ) : * Mục tiêu : Kích hoạt vốn kỹ năng và kiến thức, kĩ năng đã có của học viên, tạo tâm thế, hứng thú để sẵn sàng chuẩn bị bước vào bài học kinh nghiệm, tiếp nhậnkiến thức và kĩ năng mới. Hoạt động của học viên * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trò chơi. * Cách triển khai : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên cùng hát bài “ Làm anh khó đấy ” và dẫn dắt học viên vào bài học kinh nghiệm “ Anh chị em chăm sóc, giúp đỡnhau ”. 2. Hoạt động mày mò ( 29-32 phút ) : 2.1. Hoạt động 1. Xem hình và vấn đáp thắc mắc ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên nêu được biểu lộ của sự chăm sóc, chăm nom anh chị em trong mái ấm gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, đàm thoại. * Cách triển khai : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên quan sát kĩ hình để nhận diệnđược đặc thù của việc làm ; giáo viên quan tâm và gợi dẫn học sinhđến biểu cảm khuôn mặt của những nhân vật, giúp những em nhận rađúng nội dung của hình để từ đó đưa ra nhận xét của mình. 2.2. Hoạt động 2. Thảo luận ( 11-12 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên bộc lộ được sự chăm sóc, trợ giúp anhchị em trong mái ấm gia đình bằng một số ít việc làm đơn cử, tương thích với lứatuổi. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Thảo luận nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở. * Cách triển khai : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên khai thác những trường hợp trongmỗi hình cụ thể để triển khai xong tiềm năng hoạt động giải trí. – Giáo viên gợi ý, hướng dẫn để học viên nắm rõ Hình 2 : Chị địuem trên sống lưng, em bé ngủ ngon lành, tay chị vòng ra sau ôm em … là những chi tiết cụ thể thể hiện hành vi yêu thương của chị so với em, giúp em ngủ ngon, không giật mình thức giấc. – Giáo viên chú ý quan tâm, sự chăm sóc, trợ giúp nhau của anh chị em tronggia đình luôn có đặc thù hai chiều : từ anh / chị so với em và ngượclại. Nội dung hoạt động giải trí này cần khai thác yếu tố trên, tránh mặcđịnh trong mái ấm gia đình thì chỉ luôn luôn là anh / chị chăm sóc, chăm sócem. 2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên có thái độ ưng ý với sự chăm sóc, trợ giúp nhau ; không ưng ý với những việc làm không thểhiện sự chăm sóc, trợ giúp nhau của anh chị em trong mái ấm gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, thuyết trình. * Cách thực thi : a ) Bày tỏ quan điểm đống ý hay không đống ý với những việclàm, trường hợp trong 4 hình : – Giáo viên giúp học viên xác lập nhu yếu. – Ở Hình 2, giáo viên chú ý quan tâm khai thác chi tiết cụ thể em đang khóc, anhgiơ lon nước lên cao, tay chống nạnh như thách em lấy được. – Học sinh cùng hát. – Học sinh nhận xét việc làm của những bạntrong hình : Hình 1 : Chị đang hướng dẫnem chơi lắp ráp robot. Hình 2 : Anh và emtrai đang giằng nhau hộp màu. – Học sinh khai thác những trường hợp trongmỗi hình cụ thể : Hình 1 : Anh đang hướngdẫn em đọc sách. Hình 2 : Chị đang địu emtrên vai. Hình 4 : Em đang đưa chai nướccho chị. Đây là việc làm bộc lộ sự quantâm, giúp sức của em so với chị, đơn cử làkhi chị quên chai nước, em đã giúp đỡchị. Riêng hình 3 : Anh không nhường đèntrung thu cho em gái, là một hành vi thểhiện sự thiếu nhường nhịn và yêu thươngem nhỏ. – Học sinh xác lập nhu yếu : bày tỏ quanđiểm ưng ý hay không ưng ý vớicác việc làm, trường hợp trong 4 hình : Hình 1 : Chị đang đưa nôi cho emngủ. Hình 2 : Em đang đòi lon nước ngọtcủa anh nhưng anh không nhường, khôngcho em. Hình 3 : Anh đang ngồi học bài, em hát hò inh ỏi, làm ồn, anh không họcđược. Hình 4 : Chị đang hướng dẫn em – Giáo viên chú ý quan tâm đến đặc thù hai chiều của việc chăm sóc, giúp học bài. đỡ nhau của anh chị em trong mái ấm gia đình ; cần tổ chức triển khai cho học viên – Học sinh quan sát, nghiên cứu và phân tích nội dungquan sát, nghiên cứu và phân tích nội dung hình trước khi đưa ra quan điểm của hình trước khi đưa ra quan điểm của cácmình. em ưng ý hay không ưng ý. b. Kể thêm một số ít việc làm bộc lộ sự chăm sóc, trợ giúp củaanh chị em trong mái ấm gia đình : – Giáo viên lan rộng ra thêm những trường hợp như : giúp em nhỏ ăncơm ( cháo ) ; lau mặt, tay chân cho em khi em bị vấy bẩn ; giúpanh chị lấy đồ / quần áo … để học viên hoàn toàn có thể lựa chọn. – Giáo viêncần chú ý quan tâm đến thực tiễn mái ấm gia đình của học viên tronglớp, đặc biệt quan trọng là so với những em học viên con một. c ) Vì sao anh chị em trong mái ấm gia đình phải chăm sóc, giúp sức lẫnnhau ? – Giáo viên cần linh động để xử lí trong những trường hợp ; có thểcần có một khuynh hướng chung, ví dụ điển hình : chăm sóc, giúp đỡnhau là sự biểu lộ tình yêu thương của những người thân trong gia đình tronggia đình. – Học sinh kể thêm 1 số ít việc làm thểhiện sự chăm sóc, giúp sức của anh chị emtrong mái ấm gia đình. – Học sinh lựa chọn và tự rút ra được mộtsố việc làm tương thích với thực trạng giađình mình. – Học sinh đưa ra câu vấn đáp cho câu hỏi : Vì sao anh chị em trong mái ấm gia đình phảiquan tâm, trợ giúp lẫn nhau ? ( chăm sóc, trợ giúp nhau là sự thể hiện tình yêuthương của những người thân trong gia đình trong giađình ). V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Ngày soạn : ……… / … … / 20 … … Ngày dạy : ……… / … … / 20 … … Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 06QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNHBÀI 3 : ANH CHỊ EM QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ NHAU ( tiết 2, sách học viên, trang 16-17 ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học kinh nghiệm, học viên : 1. Kiến thức : Nêu được bộc lộ của sự chăm sóc, chăm nom anh chị em trong mái ấm gia đình ; nhận ra được sự thiết yếu của việc chăm sóc, giúp sức nhau giữa anh chị em trong mái ấm gia đình. 2. Kĩ năng : Thể hiện được sự chăm sóc, giúp sức anh chị em trong mái ấm gia đình bằng một sốviệc làm đơn cử, tương thích với lứa tuổi. 3. Thái độ : Có thái độ ưng ý với sự chăm sóc, trợ giúp nhau ; không ưng ý vớinhững việc làm không biểu lộ sự chăm sóc, trợ giúp nhau của anh chị em trong mái ấm gia đình. 4. Năng lực chú trọng : Nêu được một số ít bộc lộ chăm sóc, giúp sức nhau của anh chị emtrong mái ấm gia đình ; biết vì sao anh chị em phải chăm sóc, trợ giúp nhau ; phân biệt được thái độ, hànhvi anh chị em chăm sóc, giúp sức nhau hay không chăm sóc, giúp sức nhau ; khắc phục những hànhvi chưa nhường nhịn, trợ giúp nhau giữa anh chị em trong mái ấm gia đình ; biết được những ưu điểm, hạnchế của bản thân trong việc chăm sóc, trợ giúp anh chị em. 5. Phẩm chất : Nhân ái, nghĩa vụ và trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Giáo viên : Sách Đạo đức ; những tranh trong sách học viên ( phóng to ) ; bài hát “ Làm anhkhó đấy ” nhạc của Nguyễn Đình Khiêm ; thơ của Phan Thị Thanh Nhàn. 2. Học sinh : Sách học viên, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1 ; … III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC : 1. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, đàm đạo nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở, thuyếttrình, đóng vai, game show, kể chuyện, … 2. Hình thức dạy học : Cá nhân, nhóm, lớp ; trong lớp, ngoài lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên3. Hoạt động rèn luyện ( 18-20 phút ) : 3.1. Hoạt động 1. Xử lí trường hợp ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên nhận ra được sự thiết yếu củaviệc chăm sóc, giúp sức nhau giữa anh chị em trong mái ấm gia đình. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, đàm thoại. * Cách thực thi : – Giáo viên tổ chức triển khai để học viên tìm ra phương pháp chăm sóc, giúp sức người thân trong gia đình trong những trường hợp khác nhau của 4 hình : Hình 1 : Anh trai đi học nhưng để quên hộp bút trênbàn. Hình 2 : Em bé đang bò chơi cạnh vũng nước bẩn giữanhà. Hình 3 : Em / chị gái vừa đi về bị ướt mưa. Hình 4 : Anhtrai đi đá bóng về bị chấn thương, trầy xước chân. 3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên tự liên hệ bản thân. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Kể chuyện, đàm thoại. * Cách thực thi : – Giáo viên nhu yếu học viên kể về anh chị hoặc em gái, emtrai của mình, qua đó khơi dậy lòng yêu thương, biết quantâm của anh chị em trong mái ấm gia đình ( cần quan tâm đến những họcsinh có thực trạng đặc biệt quan trọng ). – Giáo viên nhu yếu học viên cho biết mình đã chăm sóc, giúp sức anh chị em trong mái ấm gia đình chưa. Nếu chưa thì cầnphải làm gì ? Đây là hoạt động giải trí vừa có tính liên hệ vừa cótính tự nhắc nhở so với cá thể học viên, thế cho nên giáo viêncần khuyến khích ý thức tự giác của những em, sao cho việc em cầnlàm sắp tới không phải là sự bắt buộc mà là tự nhận thức, đểthể hiện sự chăm sóc, yêu thương so với anh chị em củamình. 4. Hoạt động thực hành thực tế ( 13-15 phút ) : 4.1. Hoạt động 1. Vẽ tranh hoặc trang trí thiệp để tặnganh, chị hoặc em của em ( 7-8 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên vẽ tranh hoặc trang trí thiệp đểtặng anh, chị hoặc em của mình. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, vẽ tranh. * Cách thực thi : – Giáo viên tổ chức triển khai cá nhân hoá hoạt động giải trí này bằng cáchyêu cầu từng học viên vẽ tranh dựa vào sở trường thích nghi, hoàn cảnhgia đình của từng em cho tương thích. 4.2. Hoạt động 2. Thực hiện lời nói, động tác tương thích ( 67 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên thực thi những lời nói, hànhHoạt động của học viên – Học sinh hoạt động đôi bạn trẻ, thảoluận và vấn đáp thắc mắc : phải chăm sóc, giúp sức như thế nào ? – Học sinh kể về anh chị hoặc em gái, em trai của mình, qua đó khơi dậylòng yêu thương, biết chăm sóc củaanh chị em trong mái ấm gia đình. – Học sinh thực thi theo nhu yếu củagiáo viên. – Học sinh vẽ tranh ( cá thể ) dựa vàosở thích, thực trạng mái ấm gia đình của mình. động biểu lộ sự chăm sóc, trợ giúp anh chị em trong giađình. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Thực hành, sắm vai. * Cách thực thi : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên sắm vài những trường hợp : Buộc dây giày giúp em ; Chải đầu, tết tóc cho em ; Hỏi thămkhi anh, chị bị ốm ; Chia vui với thành tích học tập của anh, chị. – Giáo viên hoàn toàn có thể kiểm soát và điều chỉnh, uốn nắn trực tiếp để đạt đượchiệu quả cao hơn. 5. Hoạt động nối tiếp sau bài học kinh nghiệm : Kết thúc bài học kinh nghiệm, giáo viên cho học sinh học thuộc lòng câuca dao : Anh em như thể chân tay ; Rách lành đùm bọc, dỡhay đỡ đần ; chuẩn bị sẵn sàng bài sau. – Học sinh sắm vài, vừa thực thi, vừanói ( tích hợp hành vi và lời nói ). Học sinh triển khai theo nhu yếu củagiáo viên. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Ngày soạn : ……… / … … / 20 … … Ngày dạy : ……… / … … / 20 … … Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 07T Ự GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNHBÀI 4 : TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở TRƯỜNG ( tiết 1, sách học viên, trang 18-19 ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học kinh nghiệm, học viên : 1. Kiến thức : Nêu được 1 số ít bộc lộ của tự giác trong học tập, hoạt động và sinh hoạt ở trường ; hiểu đượcsự thiết yếu của tự giác. 2. Kĩ năng : Thực hiện được và nhắc nhở, giúp sức bè bạn tự giác trong học tập, hoạt động và sinh hoạt ở trường. 3. Thái độ : Đồng tình với thái độ, hành vi tự giác ; không ưng ý với thái độ, hành vi chưa tựgiác trong học tập, hoạt động và sinh hoạt ở trường. 4. Năng lực chú trọng : Biết vì sao cần tự giác khi thao tác ở trường ; phân biệt được hành vi tựgiác hay không tự giác khi thao tác ở trường ; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân về tự giác ởtrường ; biết quan sát, khám phá về nhà trường và những hành vi ứng xử ở trường ; tham gia việc làm nhàtrường. 5. Phẩm chất : Chăm chỉ, nghĩa vụ và trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Giáo viên : Sách Đạo đức ; những tranh trong sách học viên ( phóng to ) ; bài thơ “ Vườn trường ”. 2. Học sinh : Sách học viên, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1 ; … III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC : 1. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, luận bàn nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở, thuyết trình, đóng vai, game show, kể chuyện, … 2. Hình thức dạy học : Cá nhân, nhóm, lớp ; trong lớp, ngoài lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên1. Hoạt động khởi động ( 2-3 phút ) : * Mục tiêu : Kích hoạt vốn kỹ năng và kiến thức, kĩ năng đã có của học viên, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị sẵn sàng bước vào bài học kinh nghiệm, tiếp nhậnkiến thức và kĩ năng mới. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trò chơi. * Cách thực thi : – Giáo viên đọc và tổ chức triển khai cho học viên cùng đọc nài thơ “ Vườntrường ” ; giáo viên giải thích nghĩa của từ “ tự giác ” : tự mình thựchiện những việc làm, hoạt động giải trí theo đúng thời hạn, kế hoạch màkhông cần phải nhắc nhở, thúc giục và dẫn dắt học viên vào bàihọc “ Tự giác thao tác ở trường ”. 2. Hoạt động mày mò ( 29-32 phút ) : 2.1. Hoạt động 1. Xem hình và vấn đáp thắc mắc ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên nêu được một số ít biểu lộ của tự giáctrong học tập, hoạt động và sinh hoạt ở trường. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, đàm thoại. * Cách thực thi : – Giáo viên đặt câu hỏi cho học viên tìm hiểu và khám phá nội dung những hìnhbằng cách diễn đạt hình, sau đó vấn đáp thắc mắc : Hình 1 : Các bạn họcsinh đang quyên góp sách vở để tương hỗ những bạn vùng lũ. Hình 2 : Các bạn học viên tự giác ngồi học trang nghiêm và giơ tay xin trảlời. 2.2. Hoạt động 2. Thảo luận ( 11-12 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên thực thi được và nhắc nhở, giúp đỡbạn bè tự giác trong học tập, hoạt động và sinh hoạt ở trường. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Thảo luận nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở. * Cách thực thi : a ) Các bạn đã tự giác trong học tập, hoạt động và sinh hoạt ở trường như thế nào ? – Giáo viên cho học viên nhận diện nội dung những hình : Hình 1 : Hai bạn học viên đang tưới nước cho bồn hoa ở sân trường. Hình2 : Ba bạn học viên đang cùng nhau bàn luận. Hình 3 : Một bạnhọc sinh đang bỏ rác vào thùng rác ở trường. Hình 4 : Hai bạn họcsinh đang ở thư viện trường, một bạn đọc sách, một bạn chọnsách trên kệ. Hoạt động của học viên – Học sinh cùng đọc bài thơ. – Học sinh tìm hiểu và khám phá nội dung những hìnhbằng cách diễn đạt hình, sau đó vấn đáp câuhỏi. – Học sinh nhận diện nội dung những hình. – Học sinhtrả lời về việc những bạn học sinhđã tự giác trong những việc làm như : Tựgiác chăm nom hoa lá cây cảnh trong vườntrường. Tự giác phát biểu quan điểm, tham giacác hoạt động giải trí chung. Tự giác bỏ rác vàothùng. Tự giác đọc sách, xếp sách đúngquy định. b ) Kể thêm những biểu lộ tự giác trong học tập, hoạt động và sinh hoạt ởtrường : – Học sinh – Giáo viên cần nhấn mạnh vấn đề lại cho học viên hiểu như thế nào là lắng nghe. tự giác. Giáo viên cũng cần gợi ý về những phương diện : Tự giác vềtrang phục, vệ sinh. Tự giác về giờ giấc. Tự giác trong giờ học. Tựgiác trong giờ chơi. Tự giác trong giờ ngủ ( nếu học bán trú ). Tựgiác trong giờ ăn ( nếu học bán trú ). – Các nhóm vấn đáp và nhận xét, bổ trợ. – Sau đó, giáo viên cho những nhóm vấn đáp và nhận xét, bổ trợ. Việc nhận xét, bổ trợ này cần kĩ lưỡng vì học viên hoàn toàn có thể hiểuchưa đúng về tự giác nên nêu ví dụ chưa đúng chuẩn, giáo viên cầngiúp những em hiểu đúng để những em thực hành thực tế, rèn luyện trong thựctế. 2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên biết đống ý với thái độ, hành vi tựgiác ; không đống ý với thái độ, hành vi chưa tự giác trong họctập, hoạt động và sinh hoạt ở trường. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, thuyết trình. * Cách thực thi : a ) Em ưng ý và không ưng ý với việc làm nào ? Vì sao ? – Giáo viên chia nhóm 4 học viên. – Trước khi học viên phát biểu quan điểm, giáo viên cần cho học sinhnhận ra nội dung của từng hình : Hình 1 : Một bạn nam đang háihoa ở sân trường. Hình 2 : Nhóm những học viên đang vệ sinh trườnglớp. Hình 3 : Các bạn học viên đang tập thể dục. Hình 4 : Các bạnhọc sinh đang hoạt động và sinh hoạt tập thể. – Học sinh chia nhóm và luận bàn đểnhận ra nội dung của từng hình. – Học sinh vấn đáp : Không ưng ý với bạnnam ở hình 1, vì bạn đã tự ý hái hoa trongsân trường, làm mất cảnh đẹp của trường. Đồng tình với : Các bạn quét sàn, lau cửalàm sạch sẽ và đẹp mắt trường học. Các bạn tập thểdục rèn luyện sức khoẻ. Các bạn hoạt độngtập thể để rèn luyện kĩ năng, tạo niềmvui, … b ) Vì sao phải tự giác thao tác ở trường ? – Giáo viên dẫn dắt để học viên vấn đáp và giúp những em hiểuđược : Các bạn lớp 1 đã 6 tuổi, không còn bé nữa, cần phải tựmình làm 1 số ít việc tương thích với năng lực. Trường học có nội – Họcquy nên học viên cần phải chấp hành. Tự giác thao tác hoàn toàn có thể sinh trảgiúp rèn luyện sức khoẻ, ý thức, ý thức, thái độ sống tích cực, lời. có nghĩa vụ và trách nhiệm với chính mình và người khác. Tự giác làm việcgiúp việc học tập trở nên tốt hơn. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Ngày soạn : ……… / … … / 20 … … Ngày dạy : ……… / … … / 20 … … Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 08T Ự GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNHBÀI 4 : TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở TRƯỜNG ( tiết 2, sách học viên, trang 20-21 ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học kinh nghiệm, học viên : Như tiết 1, bài 4 ( tuần 7 ). II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Như tiết 1, bài 4 ( tuần 7 ). III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC : Như tiết 1, bài 4 ( tuần 7 ). IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên3. Hoạt động rèn luyện ( 18-20 phút ) : 3.1. Hoạt động 1. Xử lí trường hợp ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên hiểu được sự thiết yếu của tựgiác. Hoạt động của học viên * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, sắm vai. * Cách thực thi : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên vấn đáp câu hỏi : Em sẽ tựgiác làm gì để tham gia giờ chào cờ đầu tuần ? – Giáo viên cho những nhóm triển khai sắm vai như một vở – Học sinh sắm vai theo nhóm. kịch nho nhỏ, không chú trọng diễn xuất mà quan tâm vào cáchlàm của những em. – Giáo viên cho những nhóm trình diễn. – Học sinh vấn đáp : Đến trường đúng giờquy định để dự lễ chào cờ ; mặc trangphục pháp luật ; sắp ghế, chỗ ngồi ; … 3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên tự liên hệ bản thân. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Kể chuyện, đàm thoại. * Cách thực thi : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên vấn đáp thắc mắc : Kể lại mộtviệc em đã tự giác làm ở trường và cho biết quyền lợi của việclàm đó. Ở trường, em còn chưa tự giác thao tác gì ? Em sẽphấn đấu triển khai như thế nào ? – Giáo viên mời 1 số ít học viên kể lại việc thật của mình – Một số học viên kể lại việc thật củakhi những em biết tự giác hoặc chưa tự giác thao tác của mình. mình khi những em biết tự giác hoặcchưa tự giác thao tác của mình. – Giáo viên cho học viên so sánh với những việc cần làm để – Học sinh so sánh với những việcthể hiện sự tự giác ở những bài tập trước, giúp học viên lựa chọn cần làm để biểu lộ sự tự giác ở cácxem những em đã làm được hay chưa làm được những gì. Đặc bài tập trước, lựa chọn xem mình đãbiệt, giáo viên cần nhu yếu học viên lập kế hoạch để phấn đấu làm được hay chưa làm được nhữngthực hiện. Giáo viên chú ý quan tâm học viên cần mẫn rèn luyện để thành gì. công. 4. Hoạt động thực hành thực tế ( 13-15 phút ) : 4.1. Hoạt động 1. Tập hát bài Quốc ca, tư thế đứngnghiêm ( 7-8 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên thuộc lời bài hát Quốc ca ; thựchiện tư thế đứng nghiêm khi chào cờ và hát Quốc ca. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, vẽ tranh. * Cách thực thi : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học sinh học hát Quốc ca, tập luyệntư thế chào cờ. a ) Tập hát Quốc ca : – Giáo viêncho học viên xem video clip về hoạt động giải trí chào – Học sinh xem video clip về hoạtcờ và hát Quốc ca. động chào cờ và hát Quốc ca. – Giáo viêncó thể nói ngắn gọn về nội dung, ý nghĩa của bài – Học sinh lắng nghe. hát để những em hiểu và ghi nhớ sâu hơn. – Giáo viênchia bài hát thành từng phần, hát mẫu và cho những – Học sinh rèn luyện hát từng câu. em rèn luyện hát từng câu. – Giáo viêncó thể tổ chức triển khai hoạt động giải trí nhóm để tập hát và thi – Các nhóm tập hát và thi đua giữa cácđua giữa những nhóm. nhóm. b ) Tập tư thế chào cờ : – Giáo viêncho học viên xem video clip hướng dẫn tư thế – Học sinh xem video clip hướng dẫnchào cờ. tư thế chào cờ. – Giáo viênlàm mẫu. – Học sinh quan sát. – Giáo viêntổ chức cho những nhóm rèn luyện và thi đua giữa – Các nhóm rèn luyện và thi đua giữacác nhóm. – Khi học viên rèn luyện, giáo viên cần quan sát kĩ để điềuchỉnh sao cho những em rèn luyện đúng tư thế, tác phongnhanh nhẹn, trang nghiêm. – Giáo viên chú ý quan tâm giáo dục học viên : Chào cờ Tổ quốc và hátQuốc ca là hoạt động giải trí thiêng liêng, được tổ chức triển khai thường kìhằng tuần, những em cần ghi nhớ và tự giác rèn luyện nghiêmtúc để bộc lộ nghĩa vụ và trách nhiệm của một học viên, một công dân. 4.2. Hoạt động 2. Tìm hiểu những hoạt động giải trí của Sao Nhiđồng và tự giác tham gia ( 6-7 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên biết được những hoạt động giải trí của SaoNhi đồng và tự giác tham gia vào tổ chức triển khai này. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Thực hành, sắm vai. * Cách thực thi : – Giáo viên giúp học viên khám phá những nội dung như : SaoNhi đồng là gì ? Tại sao cần có Sao Nhi đồng ? Sao Nhi đồngcó những hoạt động giải trí gì ? Lớp của những em sẽ tổ chức triển khai hoạtđộng của Sao Nhi đồng như thế nào ? Khi tham gia Sao Nhiđồng, em nghĩ mình sẽ tự giác tham gia những hoạt động giải trí nhưthế nào ? Em muốn cùng những bạn tham gia những hoạt độngnào ? – Sau khi tìm hiểu và khám phá về Sao Nhi đồng và mỗi học viên có Saocủa mình, giáo viên hoàn toàn có thể cho học viên tự ra mắt về Saocủa mình. 5. Hoạt động nối tiếp sau bài học kinh nghiệm : Kết thúc bài học kinh nghiệm, giáo viên cho học sinh học thuộc lòng 4 câu thơ : Mỗi ngày mình đến lớp ; Học tập và đi dạo ; Phảichuyên cần, tự giác ; Mới tân tiến bạn ơi ; sẵn sàng chuẩn bị bài sau. những nhóm. – Học sinh tự trình làng về Sao củamình : tên Sao, những thành viên, khẩuhiệu hoặc mong ước của Saomình, … Học sinh thực thi theo nhu yếu củagiáo viên. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Ngày soạn : ……… / … … / 20 … … Ngày dạy : ……… / … … / 20 … … Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 09T Ự GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNHBÀI 5 : TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở NHÀ ( tiết 1, sách học viên, trang 22-23 ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học kinh nghiệm, học viên : 1. Kiến thức : Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà ; biết vì sao phải tự giác thao tác của mình. 2. Kĩ năng : Thực hiện một số ít việc của mình ở nhà một cách tự giác. 3. Thái độ : Đồng tình với hành vi, thái độ tự giác và không đống ý với thái độ, hành vi không tựgiác thao tác ở nhà. 4. Năng lực chú trọng : Phân biệt được hành vi tự giác hoặc không tự giác khi hoạt động và sinh hoạt ở nhà ; khắc phục những hành vi chưa tự giác ở nhà ; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân về tự giác ởnhà ; biết quan sát, khám phá về mái ấm gia đình ; những hành vi ứng xử ở nhà ; tham gia việc làm mái ấm gia đình. 5. Phẩm chất : Chăm chỉ, nghĩa vụ và trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Giáo viên : Sách Đạo đức ; những tranh trong sách học viên ( phóng to ) ; bài hát “ Bé quét nhà ” Nhạcvà lời của Hà Đức Hậu. 2. Học sinh : Sách học viên, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1 ; … III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC : 1. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, tranh luận nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở, thuyết trình, đóng vai, game show, kể chuyện, … 2. Hình thức dạy học : Cá nhân, nhóm, lớp ; trong lớp, ngoài lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên1. Hoạt động khởi động ( 2-3 phút ) : * Mục tiêu : Kích hoạt vốn kiến thức và kỹ năng, kĩ năng đã có của học viên, tạo tâm thế, hứng thú để sẵn sàng chuẩn bị bước vào bài học kinh nghiệm, tiếp nhậnkiến thức và kĩ năng mới. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trò chơi. * Cách thực thi : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên hát bài “ Bé quét nhà ” và dẫn dắthọc sinh vào bài học kinh nghiệm “ Tự giác thao tác ở nhà ”. 2. Hoạt động mày mò ( 29-32 phút ) : 2.1. Hoạt động 1. Xem hình và vấn đáp thắc mắc ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên nêu được 1 số ít bộc lộ của tự giáctrong học tập, hoạt động và sinh hoạt ở nhà. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, đàm thoại. * Cách thực thi : a. Các bạn đang làm gì ? Đó có phải là những việc em thường làmkhông ? – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên quan sát thật kĩ những hình, lưu ýđến khoảng trống, toàn cảnh của từng hình : Hình 1 : Bé gái đang gấpchăn ( khoảng trống phòng ngủ, chi tiết cụ thể chiếc đồng hồ đeo tay ). Hình 2 : Bétrai đang để dép lên kệ ( cụ thể mang balo khi đi học về, khônggian gần cửa cần được khai thác ). Hình 3 : Bé trai đang lau bàn ( khoảng trống căn phòng nhà bếp ). Hình 4 : Bé gái đang lau nhà ( không gianphòng khách ). – Giáo viên nhu yếu học viên liên hệ với bản thân : đó có phải lànhững việc em thường làm không ? b. Khi thao tác không cần ai nhắc nhở, những bạn đã biểu lộ điều gì ? – Giáo viêngợi ý thêm để học viên tự nhận ra được : toàn bộ những bạnnhỏ trong 4 hình trên đều thao tác mộtcách tự do, với tácphong nhanh gọn và tâm trạng vui tươi. Khi thao tác không cầnai nhắc nhở là lúc khi em biểu lộ tính tự giác của mình. 2.2. Hoạt động 2. Thảo luận ( 11-12 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên triển khai một số ít việc của mình ở nhàmột cách tự giác. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Thảo luận nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở. * Cách triển khai : a ) Các bạn đã tự giác làm những việc gì ? – Giáo viên hướng dẫn học viên khai thác những khoảng trống và côngviệc quen thuộc trong mái ấm gia đình : Hình 1 : Sau bữa cơm mái ấm gia đình, cảnhà đều chung tay quét dọn. Giáo viên cần chú ý quan tâm khai thác những chitiết cả cha mẹ và hai con đều cùng nhau quét dọn. Hình 2 : Hai chịem đang tự gấp quần áo trong phòng. Hình 3 : Bé gái đang giúpmẹ nhặt rau trong căn phòng nhà bếp. Hình 4 : Bé trai đang thu dọn đồ chơiHoạt động của học viên – Học sinh cùng hát với giáo viên. – Học sinh quan sát thật kĩ những hình, lưu ýđến khoảng trống, toàn cảnh của từng hình. – Học sinhliên hệ được với bản thân. – Học sinhtự nhận ra được thái độ làmviệc của những bạn trong hình. – Học sinh khai thác những khoảng trống vàcông việc quen thuộc trong mái ấm gia đình. ở phòng khách. – Giáo viênchia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đàm đạo về mộtviệc tương quan đến một hình. b ) Kể thêm những việc em đã tự giác làm ở nhà. – Giáo viênhướng dẫn, tổ chức triển khai để học viên không lặp lại cáccông việc vừa được nêu, đồng thời giúp những em xác lập đúngnhững việc tự giác làm ở nhà. – Sau khi học sinhthảo luận và trình diễn theo nhu yếu của nhiệmvụ học tập, giáo viên cần có những nhận xét, khái quát lại và gợiý thêm những việc khác mà em hoàn toàn có thể tự giác làm ở nhà. – Giáo viêncần quan tâm khuyến khích những trường hợp học viên trả lờiđúng hay chưa đúng, tránh chỉ trích hoặc phê bình. 2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên biết đống ý với thái độ, hành vi tựgiác ; không ưng ý với thái độ, hành vi chưa tự giác trong họctập, hoạt động và sinh hoạt ở nhà. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, thuyết trình. * Cách triển khai : a ) Em ưng ý hay không ưng ý với việc làm của bạn nào ?, – Giáo viêncần lắng nghe những em phát biểu, san sẻ rồi địnhhướng : Ở nhà, em cùng anh / chị hoặc cùng cha mẹ thao tác luônmang đến niềm vui, đơn cử là hai bạn trong hình tỏ ra hứng khởi, vui tươi khi cùng giúp cha mẹ rửa chén bát. b. Vì sao phải tự giác thao tác ở nhà ? – Giáo viên cần lường trước những trường hợp vấn đáp của họcsinh để có hướng xử lý, sao cho học viên sẽ tự nhận thứcđược : việc tự giác thao tác ở nhà không chỉ là hoạt động giải trí giúp đỡbố mẹ, người thân trong gia đình, qua đó tăng cường sự tiếp xúc, tình cảm giữacác thành viên trong mái ấm gia đình, mà còn giúp em rèn luyện tính tựgiác, rèn luyện những kĩ năng thiết yếu trong đời sống. – Các nhóm thao tác, mỗi nhóm thảoluận về một việc tương quan đến một hình. – Học sinh luận bàn nhóm. – Các nhóm trình diễn. – Học sinh lắng nghe. – Học sinh bày tỏ quan điểm đồng tìnhhay không đống ý với hình nào, giảithích vì sao đống ý hay không đồngtình. – Học sinh vấn đáp thắc mắc : Vì sao phải tựgiác thao tác ở nhà ? V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Ngày soạn : ……… / … … / 20 … … Ngày dạy : ……… / … … / 20 … … Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 10T Ự GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNHBÀI 5 : TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở NHÀ ( tiết 2, sách học viên, trang 24 ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học kinh nghiệm, học viên : 1. Kiến thức : Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà ; biết vì sao phải tự giác làm việccủa mình. 2. Kĩ năng : Thực hiện 1 số ít việc của mình ở nhà một cách tự giác. 3. Thái độ : Đồng tình với hành vi, thái độ tự giác và không đống ý với thái độ, hành vikhông tự giác thao tác ở nhà. 4. Năng lực chú trọng : Phân biệt được hành vi tự giác hoặc không tự giác khi hoạt động và sinh hoạt ở nhà ; khắc phục những hành vi chưa tự giác ở nhà ; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân về tựgiác ở nhà ; biết quan sát, tìm hiểu và khám phá về mái ấm gia đình ; những hành vi ứng xử ở nhà ; tham gia việc làm mái ấm gia đình. 5. Phẩm chất : Chăm chỉ, nghĩa vụ và trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Giáo viên : Sách Đạo đức ; những tranh trong sách học viên ( phóng to ) ; bài hát “ Bé quétnhà ” Nhạc và lời của Hà Đức Hậu. 2. Học sinh : Sách học viên, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1 ; … III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC : 1. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, bàn luận nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở, thuyếttrình, đóng vai, game show, kể chuyện, … 2. Hình thức dạy học : Cá nhân, nhóm, lớp ; trong lớp, ngoài lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh3. Hoạt động rèn luyện ( 18-20 phút ) : 3.1. Hoạt động 1. Xử lí trường hợp ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên biết vì sao phải tự giác làm việccủa mình. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, sắm vai. * Cách triển khai : a ) Quan sát tranh và tự nhận thức : – Giáo viên tổ chức triển khai, gợi ý để học viên quan sát và nhận – Học sinh quan sát và nhận thức được : thức. Mẹ đang mặc áo cho bạn Thuỷ. Bố đanglấy balo để chuẩn bị sẵn sàng đeo vào vai chobạn Thuỷ. Anh đang mang giày tận chânbạn Thuỷ. Đây là một buổi sáng chuẩnbị đi học, bạn Thuỷ không tự chuẩn bịhay tự giác làm bất kỳ một việc gì củamình mà phải nhờ đến cả nhà tương hỗ. b ) Em sẽ nói gì với bạn Thuỷ ? – Học sinh sắm vai để diễn đạt lại nội – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên sắm vai để miêu tả lại nội dung trường hợp này. dung trường hợp này, hoàn toàn có thể vào vai người mẹ để dẫn dắtnhằm làm sáng tỏ nội dung, ý đồ tổ chức triển khai của hoạt động giải trí. – Sau khi sắm vai xong, học viên trình – Sau khi sắm vai xong, giáo viên nhu yếu học viên trình diễn bày những giải pháp của mình : Bạncác giải pháp của mình. Thuỷ nên tự mang giày ; Bạn khôngnên để cả nhà làm giúp bạn ; Bạn Thuỷcần tự giác thao tác của mình. 3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên tự liên hệ bản thân. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Kể chuyện, đàm thoại. * Cách thực thi : a ) Liên hệ bản thân : – Từ mục 1, giáo viên liên kết nối với mục liên hệ bản thân – Học sinh tự liên hệ bản thân để trảđể học viên vấn đáp những câu hỏi : Em có giống bạn Thuỷ lời những câu hỏi của giáo viên. không ? Kể thêm những việc em đã tự giác làm ở nhà và lợiích của việc làm đó. Em chưa tự giác thao tác gì ? Em phấnđấu triển khai như thế nào ? – Giáo viên xu thế về quyền lợi của việc tự giác một cáchnhẹ nhàng, không áp đặt. Đối với những việc những em chưa tựgiác làm được ở nhà, giáo viên cũng cần khuyến khích học sinhtự giác. Có thể nhiều em chưa ý thức được những việc mìnhnên tự giác làm ở nhà, giáo viên cần gợi ý sát với thực tếcủa mái ấm gia đình học viên để những em nhận ra. b ) Em sẽ phấn đấu triển khai như thế nào ? – Giáo viên hướng dẫn học viên nêu hướng thực thi đơn cử. – Học sinh nêu hướng thực thi cụthể, ví dụ điển hình : Em hay quên gấp chăn ( hoặc chưa gấp chăn ) khi ngủ dậy. Emnên : Tự nhắc mình vào buổi tối trướckhi đi ngủ. Viết giấy nhắc để trên bànhọc, gần cặp sách. 4. Hoạt động thực hành thực tế ( 13-15 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên biết tự giác làm những việc nhàvừa sức, tương thích với bản thân. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, sắm vai. * Cách triển khai : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên sắm vai để thực thi những – Học sinh sắm vai theo 2 trường hợp. việc nhà thường thì, đơn cử như : Sắm vai cùng anh / chị launhà ; sắm vai để lau bàn và ghế, tưới cây. 5. Hoạt động nối tiếp sau bài học kinh nghiệm : Kết thúc bài học kinh nghiệm, giáo viên cho học sinh học thuộc lòng câu Học sinh triển khai theo nhu yếu củathơ của Hồ Chí Minh : Tuổi nhỏ thao tác nhỏ ; Tuỳ theo sức giáo viên. của mình ; sẵn sàng chuẩn bị bài sau. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Ngày soạn : ……… / … … / 20 … … Ngày dạy : ……… / … … / 20 … … Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 19TH ẬT THÀBÀI 6 : KHÔNG NÓI DỐI VÀ BIẾT NHẬN LỖI ( tiết 1, sách học viên, trang 25-27 ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học kinh nghiệm, học viên : 1. Kiến thức : Nêu được một số ít biểu lộ của không nói dối và biết nhận lỗi ; hiểu được tác dụngcủa nói thật và biết nhận lỗi, tai hại của nói dối và không biết nhận lỗi trong hoạt động và sinh hoạt. 2. Kĩ năng : Thực hiện được và nhắc nhở bạn hữu không nói dối và biết nhận lỗi. 3. Thái độ : Đồng tình với nói thật và biết nhận lỗi, không ưng ý với nói dối và không biết nhận lỗi. 4. Năng lực chú trọng : Biết nhận lỗi khi có thiếu sót, khuyết điểm trong học tập và hoạt động và sinh hoạt ; họctập và làm theo những gương sáng ngay thật ; tham gia những trào lưu “ Nói lời hay, thao tác tốt ” của nhàtrường, hội đồng. 5. Phẩm chất : Trung thực, nghĩa vụ và trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Giáo viên : Sách Đạo đức ; những tranh trong sách học viên ( phóng to ) ; bài hát “ Năm ngón tayngoan ” Nhạc và lời của Trần Văn Thụ. 2. Học sinh : Sách học viên, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1 ; … III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC : 1. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, tranh luận nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở, thuyết trình, đóng vai, game show, kể chuyện, … 2. Hình thức dạy học : Cá nhân, nhóm, lớp ; trong lớp, ngoài lớp ; dạy học phân hóa đối tương ; … IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên1. Hoạt động khởi động ( 2-3 phút ) : * Mục tiêu : Kích hoạt vốn kỹ năng và kiến thức, kĩ năng đã có của học viên, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị sẵn sàng bước vào bài học kinh nghiệm, tiếp nhậnkiến thức và kĩ năng mới. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trò chơi. * Cách triển khai : – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên hát bài “ Năm ngón tay ngoan ” vàdẫn dắt học viên vào bài học kinh nghiệm “ Không nói dối và biết nhận lỗi ”. 2. Hoạt động mày mò ( 29-32 phút ) : 2.1. Hoạt động 1. Xem hình và vấn đáp thắc mắc ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên nêu được một số ít biểu lộ của khôngnói dối và biết nhận lỗi. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, đàm thoại. * Cách thực thi : – Giáo viên hướng dẫn học viên biết những hình trong hoạt độngnày tạo thành một mẩu chuyện nhỏ. – Giáo viên đặt những câu hỏi để gợi ý cho những em nhận ra nội dungbài học theo từng hình. Từ đó, học viên hoàn toàn có thể vấn đáp câu hỏi : Lan đã nói thật hay nói dối mẹ ? 2.2. Hoạt động 2. Thảo luận ( 11-12 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên triển khai được và nhắc nhở bạn bèHoạt động của học viên – Học sinh cùng hát với giáo viên. – Khi xem hình, học viên hoàn toàn có thể tưởngtượng theo cách riêng của những em. – Học sinh vấn đáp thắc mắc Việc bạn Lannói dối hoàn toàn có thể dẫn đến điều gì ? theo hìnhthức cá thể bằng nhiều hướng khácnhau. – Học sinh nhận xét, bổ trợ. không nói dối và biết nhận lỗi. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, phỏng vấn – gợi mở. * Cách thực thi : a ) Việc làm của Hùng là đúng hay sai ? Vì sao ? – Giáo viên cho học viên nhận diện nội dung 2 hình : Hình 1 : BạnHùng xin tiền bố để mua bút. Hình 2 : Bạn Hùng đi mua nướcuống ở shop. – Giáo viên cần linh động góp ý cho mỗi câu vấn đáp của học viên, không nên áp đặt rằng bạn Hùng chắc như đinh đã không ngay thật, xintiền bố mua bút nhưng thực tiễn là lấy tiền mua nước. – Giáo viên quan tâm học viên : em cần nói rõ với cha mẹ việc mình dùngtiền để làm gì. Việc em muốn mua nước do khát cũng là một việccần thiết nhưng em không nên mua những loại nước ngọt, nước cógas, … b ) Việc làm của những bạn là đúng hay sai ? Vì sao ? – Giáo viên giúp học viên nhận ra nội dung những hình. – Giáo viên giáo dụchọc sinh : mỗi người đều hoàn toàn có thể làm sai nhưngcần biết nhận lỗi, biết sửa sai, không lặp lại những hành vi sai ấy. 2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên biết đống ý với nói thật và biết nhậnlỗi, không ưng ý với nói dối và không biết nhận lỗi. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, thuyết trình. * Cách triển khai : a ) Em ưng ý và không ưng ý với bạn Nga điều gì ? Vìsao ? – Giáo viên tổ chức triển khai cho học viên luận bàn nhóm 4. – Trước khi học viên phát biểu quan điểm, giáo viên cần cho học sinhnhận ra nội dung của từng hình. – Từ việc tìm hiểu và khám phá nội dung hình, giáo viên nhu yếu học viên vấn đáp. – Trong trường hợp này, giáo viên hoàn toàn có thể gợi ý nâng cao nhằmphân hóa đối tượng người tiêu dùng học viên : Nga có thời cơ nào để không nhậnlỗi hoặc đổ lỗi cho người khác không ? b ) Kể thêm 1 số ít bộc lộ của không nói dối và biết nhận lỗi. – Giáo viên tổ chức triển khai cho những nhóm tìm và nêu ra những biểu lộ củakhông nói dối và biết nhận lỗi. – Giáo viêncho những nhóm thi đua. – Về một số ít bộc lộ của không nói dối và biết nhận lỗi, nếu họcsinh gặp khó khăn vất vả, giáo viên cần gợi ý cho những em tìm biểu hiệntrong những nghành. c ) Vì sao không được nói dối và biết nhận lỗi ? – Giáo viên nhu yếu những em tự phát biểu quan điểm của mình. – Ngoài việc tổ chức triển khai hoạt động giải trí nhóm, giáo viên hỏi quan điểm cánhân học viên ( phân hóa ). Các em khá, giỏi, nhanh gọn, tư duynhạy bén hoàn toàn có thể làm tốt. Một số em hoàn toàn có thể vấn đáp sai, nhầm lẫnhoặc chưa được đúng chuẩn, giáo viên cần giúp học viên địnhhướng và kiểm soát và điều chỉnh nhận thức, hành vi. – Học sinh vấn đáp theonhiều giải pháp : BạnHùng nói dối, bạn xintiền mua bút nhưng lạidùng tiền để muanước. Hoặc là bạn Hùngkhông nói dối, tiền muanước không phải làkhoản tiền bố cho đểmua nước. – Học sinh lắng nghe. – Học sinh nhận ra nộidung những hình. – Học sinh lắng nghe và thực thi. – Học sinh đàm đạo và nhận ra nội dungcủa từng hình và vấn đáp : Không ưng ý : bạn Nga tự ý vẽ lên bức tranh củabố. Đồng tình : Nga biết nhận lỗi và xinlỗi ; anh trai vỗ về động viên em gái. – Học sinh ( khá, giỏi ) vấn đáp. – Học sinh triển khai nhóm, thi đua giữacác nhóm. – Học sinh tự phát biểu quan điểm của mình. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG : … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Ngày soạn : ……… / … … / 20 … … Ngày dạy : ……… / … … / 20 … … Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đứctuần 20TH ẬT THÀBÀI 6 : KHÔNG NÓI DỐI VÀ BIẾT NHẬN LỖI ( tiết 2, sách học viên, trang 27-28 ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học kinh nghiệm, học viên : 1. Kiến thức : Nêu được một số ít biểu lộ của không nói dối và biết nhận lỗi ; hiểu được tácdụng của nói thật và biết nhận lỗi, mối đe dọa của nói dối và không biết nhận lỗi trong hoạt động và sinh hoạt. 2. Kĩ năng : Thực hiện được và nhắc nhở bè bạn không nói dối và biết nhận lỗi. 3. Thái độ : Đồng tình với nói thật và biết nhận lỗi, không ưng ý với nói dối và khôngbiết nhận lỗi. 4. Năng lực chú trọng : Biết nhận lỗi khi có thiếu sót, khuyết điểm trong học tập và sinhhoạt ; học tập và làm theo những gương sáng ngay thật ; tham gia những trào lưu “ Nói lời hay, làmviệc tốt ” của nhà trường, hội đồng. 5. Phẩm chất : Trung thực, nghĩa vụ và trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Giáo viên : Sách Đạo đức ; những tranh trong sách học viên ( phóng to ) ; bài hát “ Năm ngóntay ngoan ” Nhạc và lời của Trần Văn Thụ. 2. Học sinh : Sách học viên, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1 ; … III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC : 1. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, tranh luận nhóm, trực quan, phỏng vấn – gợi mở, thuyếttrình, đóng vai, game show, kể chuyện, … 2. Hình thức dạy học : Cá nhân, nhóm, lớp ; trong lớp, ngoài lớp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên3. Hoạt động rèn luyện ( 18-20 phút ) : 3.1. Hoạt động 1. Xử lí trường hợp ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên hiểu được công dụng của nói thậtvà biết nhận lỗi, mối đe dọa của nói dối và không biết nhận lỗitrong hoạt động và sinh hoạt. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Sắm vai, đàm thoại. * Cách triển khai : – Giáo viên nhu yếu những nhóm thực thi sắm vai như một vởkịch nho nhỏ, không chú trọng diễn xuất mà chú ý quan tâm vào cáchkhuyên nhủ bạn. a ) Tình huống 1 : – Giáo viên giúp học viên hiểu bài bằng cách dẫn dắt những emtheo từng phần : + Tìm hiểu nội dung những hình : Hình 1 : Bạn nam nói với mẹlà “ Con đi học nhóm ”. Hình 2 : Bạn nam trong hình 1 và mộtbạn nữa đang đá bóng. + Phân tích nội dung trường hợp : Bạn nam nói với mẹ là bạnấy đi học nhóm nhưng thực ra bạn ấy đi đá bóng. Đây làmột hành vi sai lầm vì bạn ấy nói dối mẹ đi học để điHoạt động của học viên – Các nhóm sắm vai. – Học sinh đưa ra lời khuyên : Bạnkhông nên như vậy vì nói không đúngsự thật với mẹ chính là nói dối. Nếumuốn đi đá bóng cùng bạn hữu, bạn cóthể nói đúng vấn đề, mẹ sẽ đồng ý chấp thuận vìđá bóng cũng là một hoạt động giải trí thểthao lành mạnh, có ích cho sức khoẻ. chơi. – Giáo viên quan tâm thêm với học viên. b ) Tình huống 2 : – Giáo viên hướng dẫn học viên theo những bước như trên. + Tìm hiểu nội dung hình : Hình 1 : Trong lớp học, một bạnnam nói với cô giáo : “ Em không thuộc bài ”. Hình 2 : Bạnnam ở hình 1 nói với cha mẹ : “ Cô khen con chăm học ”. + Phân tích nội dung trường hợp : Trong lớp học, bạn namkhông thuộc bài, bạn nhận lỗi với cô giáo. Nhưng bạn ấy lạinói dối với cha mẹ là cô giáo khen mình chăm học. – Giáo viên quan tâm so với học viên : Học tập là trách nhiệm vàquyền lợi của mỗi học viên, những bạn cần phải học bài, làmbài đúng pháp luật. Luôn nói đúng thực sự với cha mẹ về kếtquả hay thực trạng thực sự của mình. 3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân ( 9-10 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên tự liên hệ bản thân. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Kể chuyện, đàm thoại. * Cách triển khai : – Giáo viên nhắc học viên mạnh dạn phát biểu và nêu đúngsự thật. – Giáo viên mời một số ít học viên kể lại trường hợp thật củamình khi những em mắc lỗi và biết nhận lỗi cũng như nhữnglời nói của cha mẹ so với em trong trường hợp đó. 4. Hoạt động thực hành thực tế ( 13-15 phút ) : 4.1. Hoạt động 1. Sắm vai để bộc lộ việc biết nhận lỗi ( 78 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên biểu lộ việc biết nhận lỗi. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Trực quan, sắm vai. * Cách triển khai : – Giáo viên nhắc học viên những nội dung như : Thảo luận kịchbản, lời thoại, cách xử lí trường hợp. Phân vai cho những thànhviên. Chú ý bảo đảm an toàn khi rèn luyện và bộc lộ. Nêu cách khắcphục, hạn chế ( nếu hoàn toàn có thể ) 4.2. Hoạt động 2. Tập nói những câu xin lỗi tương thích ( 6-7 phút ) : * Mục tiêu : Giúp học viên nói được những câu xin lỗi tương thích. * Phương pháp, hình thức tổ chức triển khai : Hỏi đáp – gợi mở. * Cách thực thi : – Giáo viên tổ chức triển khai hoạt động giải trí nhanh bằng cách cho học sinhtrả lời theo quan điểm cá thể để phát huy tư duy và cách thểhiện của mình một cách độc lập. – Giáo viên chú ý quan tâm học viên nỗ lực rèn luyện để không vấpphải hoặc lặp lại những lỗi trên. 5. Hoạt động nối tiếp sau bài học kinh nghiệm : Kết thúc bài học kinh nghiệm, giáo viên nêu nội dung ý nghĩa và cho họcsinh học thuộc hai câu ca dao : “ Những người tính nết thậtthà, Đi đâu cũng được người ta tin dùng ” ; sẵn sàng chuẩn bị bài sau. – Học sinh đưa ra lời khuyên dành chobạn nam trong hình : Bạn không nênnói dối cha mẹ vì thực sự là bạn khôngchăm học nên đã không thuộc bài, côgiáo không hề khen bạn. Bạn nênchăm chỉ hơn để học bài, thuộc bài, làm bài tập vừa đủ. Bạn cần nói thậtvới cha mẹ rằng mình không thuộc bàiđể cha mẹ biết thực trạng học tập củabạn, có cách giúp bạn siêng năng và họctốt hơn. – Học sinh tự liên hệ thực tiễn của bảnthân mình. – Một vài học viên kể lại tình huốngthật của mình khi những em mắc lỗi vàbiết nhận lỗi cũng như những lời nóicủa cha mẹ so với em trong tìnhhuống đó. – Học sinh sắm vai, biểu lộ cách xử lítình huống. – Học sinh vấn đáp theo quan điểm cá thể. – Học sinh lắng nghe. Học sinh triển khai theo nhu yếu củagiáo viên .

Source: https://dvn.com.vn
Category: Công Nghệ

Liên kết:XSTD
Alternate Text Gọi ngay