Giáo trình Tâm lý học quản lý – Trần Thị Minh Hằng.pdf (tâm lý học quản lý) | Tải miễn phí

Giáo trình Tâm lý học quản lý – Trần Thị Minh Hằng

pdf

Số trang Giáo trình Tâm lý học quản lý - Trần Thị Minh Hằng
251
Cỡ tệp Giáo trình Tâm lý học quản lý - Trần Thị Minh Hằng


914 KB
Lượt tải Giáo trình Tâm lý học quản lý - Trần Thị Minh Hằng
14
Lượt đọc Giáo trình Tâm lý học quản lý - Trần Thị Minh Hằng
335
Đánh giá Giáo trình Tâm lý học quản lý - Trần Thị Minh Hằng

4.4 (
7 lượt)

251914 KB14

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 251 trang, để tải xuống xem không thiếu hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GIÁO TRÌNH
TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
Tác giả: TRẦN THỊ MINH HẰNG
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế hội nhập của đất nước ta, vấn đề
đặt ra là cần phải đổi mới công tác quản lý lãnh đạo.
Quản lý được xác định là khâu quyết định hiệu quả
hoạt động của nhóm, tập thể. Vì vậy cần phải nghiên
cứu về tâm lý con người nói chung và tâm lý của người
lãnh đạo, quản lý nói riêng. Việc nắm được đặc điểm
tâm lý của mỗi con người trong tổ chức sẽ là cơ sở
cho quyết định quản lý đúng đối với tổ chức đó.
Nắm bắt được nhu cầu này trong xã hội, trong
những năm gần đây, hầu hết các ngành nghề liên
quan đến con người đều nghiên cứu về tâm lý học
quản lý, đặc biệt là ngành Giáo dục hiện nay.

Với những mục tiêu và mong muốn như vậy,
chúng tôi biên soạn giáo trình Tâm lý học quản lý.
Giáo trình này đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất,
cốt yếu nhất của tâm lý học quản lý, nhất là những kiến
thức liên quan đến lĩnh vực quản lý con người trong hệ
thống giáo dục nước ta. Đây là vấn đề hữu ích cho
sinh viên, học viên cao học và những người làm công
tác quản lý, lãnh đạo; những người quan tâm đến khía
cạnh tâm lý của hoạt động quản lý, lãnh đạo.
Giáo trình bao gồm ba phần:
Phần 1: Những vấn đề chung. Phần này trình
bày những vấn đề khái quát chung của tâm lý học
quản lý như: đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp
nghiên cứu của tâm lý học; vai trò của tâm lý học quản
lý; mối quan hệ giữa quản lý và lãnh đạo,…
Phần 2. Tâm lý người lãnh đạo, quản lý. Phần
này đề cập đến những đặc điểm và cấu trúc của hoạt
động quản lý; những đặc điểm tâm lý của người lãnh
đạo, quản lý; những đặc điểm tâm lý của con người
trong tổ chức; uy tín và phong cách làm việc của người
lãnh đạo; giao tiếp trong quản lý,…
Phần 3. Tâm lý người lao động và tổ chức.

Phần này trình bày những vấn đề tâm lý của đối tượng
quản lý, đó là tâm lý của người lao động và của tổ
chức.
Hoạt động quản lý là hoạt động rất khó khăn
và phức tạp. Việc nghiên cứu những khía cạnh tâm lý
trong hoạt động quản lý lãnh đạo càng khó khăn. Do
vậy, những vấn đề được trình trong giáo trình chắc
chắn khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận
được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo
trình ngày càng hoàn thiện hơn. Thư góp ý xin gửi về
Công ty Cổ phần Sách Đại học – Dạy nghề, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn!

Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Phần 2. TÂM LÝ NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Phần 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Created by AM Word2CHM

Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ
Created by AM Word2CHM

Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM
LÝ HỌC QUẢN LÝ
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ à Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học
quản lý
Xác định đối tượng của tâm lý học quản lý là
trả lời được câu hỏi: Tâm lý học quản lý nghiên cứu
cái gì? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta
cần xác định vị trí của tâm lý học quản lý trong hệ
thống phân ngành của khoa học Tâm lý. Trong khoa
học Tâm lý có nhiều phân ngành, mỗi phân ngành
nghiên cứu một lĩnh vực của hiện tượng tâm lý con
người.
Tâm lý học quản lý là một phân ngành của
tâm lý học xã hội. Bởi vì nếu tâm lý học xã hội nghiên
cứu các đặc điểm tâm lý của nhóm xã hội, đặc biệt là
hành vi của nhóm xã hội, thì tâm lý học quản lý nghiên
cứu quá trình tổ chức nhóm, đặc biệt là các tổ chức xã
hội. Như vậy, tâm lý học quản lý và tâm lý học xã hội

đều nghiên cứu về nhóm xã hội, nhưng phạm vi
nghiên cứu của tâm lý học quản lý hẹp hơn.
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học quản lý
là các đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo, quản lý:
những người bị lãnh đạo quản lý và các tổ chức xã hội;
cũng như các quan hệ giữa người lãnh đạo, quản lý và
người bị lãnh đạo, quản lý trong tổ chức.
1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học
quản lý
Tâm lý học quản lý giải quyết các nhiệm vụ
sau:
– Nghiên cứu người lao động và nhóm người
lao động dưới tác động của tổ chức và sự điều khiển
của người quản lý.
– Nghiên cứu đặc điểm lao động và những
đặc điểm tâm lý của người quản lý, lãnh đạo.
– Nghiên cứu những cơ sở tâm lý của việc
tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý.
Như vậy, nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học
quản lý là nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của hoạt

động quản lý với mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt
động này.
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
Tâm lý học quản lý là một phân ngành của
tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý sử dụng hầu hết
các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội.
Trong đó có những phương pháp không chỉ là phương
pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội mà còn là
phương pháp nghiên cứu của một số ngành khoa học
khác. Sau đây là một số phương pháp nghiên cứu của
tâm lý học quản lý.
1.2.1. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm dược thiết kế trong đó có một
hoặc một số biến độc lập và có một hoặc một số biến
phụ thuộc. Các nhà nghiên cứu thường thay đổi một
hay một số yếu tố cùng một thời điểm, trong khi vẫn
giữ nguyên các yếu tố khác, qua đó chỉ ra sự thay đổi
do tác động đó. Theo David, nghiên cứu thực nghiệm
là nghiên cứu nhằm tìm kiếm các nguyên nhân của
các mối liên hệ nhân quả bằng cách điều khiển một
hay một vài nhân tố, trong khi đó lại kiểm soát các

nhân tố khác sao cho chúng không đổi (Lê Văn Hảo,
1996).
Hầu hết các thực nghiệm trong tâm lý học
quản lý được tiến hành trong phòng thí nghiệm
(Schaubroeck và Kuehn, 1992). Tuy vậy, vẫn có những
thí nghiệm được tiến hành trong môi trường tự nhiên.
1.2.2. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra sử dụng hàng loạt câu
hỏi để nghiên cứu một hay một số biến số mà người
nghiên cứu quan tâm. Hầu hết các cuộc điều tra đều
thực hiện bằng hình thức bảng hỏi. Ngoài ra, có các
cuộc điều tra bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp,
phỏng vấn qua điện thoại, hoặc được thực hiện qua
email hay qua mạng.
Điều tra có thể thực hiện theo lát cắt ngang và
điều tra bổ dọc.
Điều tra theo lát cắt ngang là điều tra về một
vấn đề tại một thời điểm.
Điều tra bổ dọc là thu thập số liệu về cùng
thột vấn đề, cùng một khách thể, cùng địa điểm khảo
sát, nhưng trong các thời điểm khác nhau. Điều tra bổ

dọc được tiến hành trong thời gian dài, trong thời gian
đó nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc điều tra khác
nhau.
Phương pháp điều tra có ưu điểm là có thể
nhanh chóng có được thông tin về vấn đề quan tâm.
Mặt khác, phương pháp điều tra thực hiện dễ dàng,
thuận lợi hơn so với phương pháp thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm.
Phương pháp điều tra có nhược điểm là
không phải lúc nào cũng thu được các thông tin tốt, có
độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu.
Vấn đề lớn nhất của phương pháp điều tra là
sự nhiệt tình, tinh thần và ý thức trách nhiệm của
khách thể khi trả lời các câu hỏi điều tra.
1.2.3. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này để quan sát tâm
trạng, thái độ và đặc biệt là hành vi của con người
trong tổ chức. Khi thực hiện phương pháp quan sát, ta
cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau: xác định
rõ mục đích quan sát, xây dựng sơ đồ quan sát phù
hợp.

Có hai dạng quan sát cơ bản là quan sát
không can thiệp và quan sát có can thiệp.
– Quan sát không can thiệp là quan sát hành
vi của khách thể mà không có tác động của người
quan sát. Hình thức này còn dược gọi là quan sát tự
nhiên. Trong trường hợp này, người quan sát ghi chép
một cách thụ động những gì xảy ra.
– Quan sát có can thiệp là quan sát mà người
quan sát muốn can thiệp vào tình huống nghiên cứu,
nhằm làm sáng tỏ một số điểm nào đó, hoặc trắc
nghiệm một lý thuyết. Quan sát có can thiệp bao gồm
ba hình thức là: quan sát có tham gia, quan sát có cấu
trúc và quan sát thực nghiệm.
+ Quan sát có tham gia là người quan sát
tham gia tích cực trong tình huống mà hành vi được
quan sát. Người quan sát không cần phải ngụy trang,
mà hiện diện trong tình huống công khai.
+ Quan sát có cấu trúc là quan sát có sự kiểm
soát của người nghiên cứu, nhưng mức độ kiểm soát
thấp hơn thực nghiệm. Người nghiên cứu có thể can
thiệp nhằm tạo ra một tình huống để quan sát hay có
thể tạo nên quy trình để quan sát tốt, hiệu quả hơn.

Source: https://dvn.com.vn
Category: Đào Tạo

Alternate Text Gọi ngay