Tổng quan về nhà máy xi măng Hải Phòng
MỞ ĐẦU Là một sinh viên ngành kĩ thuật chuẩn bị ra trường, quá trình thực tập là một cơ hội để tiếp xúc với công việc sắp tới và liên hệ với những kiến thức mình đã được học tại trường, cũng như định hướng cho mình những bước đi sau khi ra trường. Quá trình thực tập cũng là một thử nghiệm trong quá trình tìm việc sau này. Sau một thời gian thực tập tại Công ty xi măng Hải Phòng em đã được tiếp cận với dây chuyền sản xuất xi măng, được tìm tòi và thấy được ứng dụng của chuyên ngành Điện tự động mà mình đã được học vào thực tế như thế nào. Trong quá trình thực tập có nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của thầy LƯU HOÀNG MINH và được sự chỉ bảo tận tình của các kĩ sư tổ 3 Ka chuyên ngành Tự động hóa, đã giúp em hoàn thành tốt kì thực tập tại Công ty xi măng Hải Phòng. 1 MỞ ĐẦU Là một sinh viên ngành kĩ thuật chuẩn bị ra trường, quá trình thực tập là một cơ hội để tiếp xúc với công việc sắp tới và liên hệ với những kiến thức mình đã được học tại trường, cũng như định hướng cho mình những bước đi sau khi ra trường. Quá trình thực tập cũng là một thử nghiệm trong quá trình tìm việc sau này. Sau một thời gian thực tập tại Công ty xi măng Hải Phòng em đã được tiếp cận với dây chuyền sản xuất xi măng, được tìm tòi và thấy được ứng dụng của chuyên ngành Điện tự động mà mình đã được học vào thực tế như thế nào. Trong quá trình thực tập có nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của thầy LƯU HOÀNG MINH và được sự chỉ bảo tận tình của các kĩ sư tổ 3 Ka chuyên ngành Tự động hóa, đã giúp em hoàn thành tốt kì thực tập tại Công ty xi măng Hải Phòng. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG CỦA NHÀ MÁY. 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG. 1.1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển: – Công ty Xi măng Hải Phòng – trùc thuộc tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam – cái nôi của ngành sản xuất xi măng,có tiền thân là nhà máy Xi măng Hải Phòng được người Pháp khởi công xây dựng ngày 25/12/1899 trên vùng đất ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý, là nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên ở Đông Dương, đã từng cung cấp xi măng cho cả Đông Nam Á. Với nhãn hiệu con rồng truyền thống xi măng Hải Phòng đã từng cung cấp xi măng xây dựng các công trình lịch sử như Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, bảo tàng Hồ Chí Minh, cầu Thăng Long, thủy điện Hòa Bình. – Với hơn 100 năm hoạt động, công ty đã sản xuất ra hàng trăm triệu tấn xi măng cho đất nước, có một thời gian dài là nhà máy duy nhất của miền Bắc đảm đương việc sản xuất xi măng chất lượng cao để xây dựng các công trình trọng điểm phục vụ cho sản xuất. – Thực hiện Quyết định số 1019.TTg ngày 29/11/1997 của Thủ tướng chính phủ về việc đầu tư dự án nhà máy Xi măng Hải Phòng, năm 2003 bắt đầu khởi công xây dựng, qua một thời gian dài cán bộ công nhân viên Công ty Xi măng Hải Phòng đã tích cực triển khai những công việc của dự án, dây truyền sản xuất xi măng mới đã đi vào sản xuất ra clinker đầu tiên vào ngày 30/11/ 2005 và đến nay đã đi vào hoạt động ổn định với năng suất thiết kế 1,2 triệu tấn Clinker/ năm. – Vị trí địa lý: Công ty Xi măng Hải Phòng nằm ở xã Tràng Kênh – Thị trấn Minh Đức – huyện Thủy Nguyên – Thành phố Hải Phòng. quanh ba phía Bắc, Nam, Tây là sông Thái, sông Liễu và sông Đá Bạch, phía Đông là núi và đất liền, cách quốc lộ 10 khoảng 5 Km. 3 – Là nhà máy sản xuất xi măng hiện đại, đồng bộ, công suất thiết kế 3300 Tấn clinker/ngày đêm với chất lượng ISO, để sản xuất xi măng OPC mác 50 tương đương với 1.5 triệu Tấn xi măng PCB/năm theo tiêu chuẩn TCVN 6260-1997. – Được sử dụng thiết bị và công nghệ khô mới nhất, được nhiệt đới hóa, theo phương pháp khô, đốt bằng 100% than antracite chất bốc thấp. – Thiết bị của nhà máy được cung cấp bởi tập đoàn F.L.Smidth( CH Đan Mạch). Trong đó có một phần thiết bị được gia công chế tạo tại Việt Nam trên cơ sở một phần vật tư, bản vẽ thiết kế hoặc số liệu kỹ thuật của nhà cung cấp. – Với dây chuyền sản xuất Xi măng tiên tiến hiện đại của Đan Mạch, với đội ngũ kỹ sư trẻ đầy tài năng, nhiệt huyết và sự sáng tạo đã đưa nhà máy vào hoạt động có hiệu quả, đã đạt công suất thiết kế và đưa Xi măng nhẵn hiệu con rồng xanh vào thị trường toàn quốc. 4 1.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty xi măng Hải Phòng. Hình 1.1. Sơ đồ khối tổ chức quản lý công ty xi măng hải phòng. GIÁM ĐỐC CÔNG ĐOÀN ĐẢNG ỦY PGĐ CƠ ĐIỆN PGĐ KINH DOANH PGĐ CÔNG NGHỆ PGĐ PT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG P.KTCN P.TN-KCS P.ĐHTT Xưởng mỏ Xưởng lò Xưởng liệu P.Tổ chức LĐ P.Kế toán Văn phòng P.KTCĐ P.KTCN P.ATLD-MT Tổng kho P.Bảo vệ Xưởng cơ khí Xưởng điện Xưởng nước Ban sử lý TS P.Kế hoạch P.Kinh doanh Chi nhánh TB Xưởng nghiền ĐB Ban QLý dự án 5 – Giám đốc : phụ trách chung toàn bộ hoạt động của công ty trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác tổ chức nhân sự lao động tiền tương, công tác tài chính kế toán. Trực tiếp phụ trách các phòng tổ chức lao động, phòng kế toán tài chính và văn phòng. – Phó giám đốc : gồm 4 phó giám độc phụ trách các lĩnh vực như sau : + Phó giám đốc cơ điện : Phụ trách lĩnh vực co điện khí, an toàn lao động, vật tư, bảo vệ. Trực tiếp phụ trách các đơn vị : Phòng kỹ thuật cơ điện, phòng an toàn lao động, phòng vật tư, tổng kho vật tư thiết bị, phòng bảo vệ quân sự xưởng cơ khí, xưởng điện – Tự động hóa, xưởng nước và ban sử lý tài sản + Phó giám đốc công nghệ : Phụ trách lĩnh vực kỹ thuật công nghệ sản xuất xi măng. Trực tiếp phụ trách các đơn vị : Phòng kỹ thuật công nghệ, phòng thí nghiệm – KCS phòng điều hành trung tâm, xưởng mỏ, xưởng lò, xưởng nguyên liệu + Phó giám đốc kinh doanh : Phụ trách lĩnh vực kế hoạch sản xuất và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của công ty. Và phụ trách các đơn vị : phòng kế hoạch, phòng kinh doanh và xưởng nghiền đóng bao. + Phó giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng cơ bản của công ty trực tiếp làm phó ban quản lý dự án nhà máy xi măng Hải Phòng chấp hành sự phân công nhiệm vụ và điều hành trực tiếp của giám đốc công ty kiêm trưởng ban quản lý dự án nhà máy xi măng Hải Phòng mới. Trực tiếp phụ trách các đơn vị ban quản lý dự án nhà máy mới. 1.2. TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG. 1.2.1. Giới thiệu về dây chuyền sản xuất xi măng của nhà máy. Do các đặc tính của ngành công nghiếp sản xuất xi măng như: tính phức tạp của việc sản xuất, yêu cầu về sự liên tục của hệ thống, yêu cầu cần đảm bảo chất lượng của xi măng theo nhu cầu khách hàng, và đặc tính độc hại của việc sản xuất xi măng, nên các nhà máy xi măng ngày nay luôn luôn 6 được được trang bị tự động hóa hoàn toàn với các thiết bị hiện đại nhất, mạng truyền thông và điều khiển tin cậy nhất. Dây chuyền sản xuất Xi măng của công ty Xi măng Hải Phòng đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên, đó là dây chuyền theo phương pháp khô. Với hệ thống lò nung hiện đại công suất thiết kế 1,2 triệu tấn clinker/năm do hang FLSMith của Đan Mạch thiết kế và cung cấp thiết bị chủ yếu. Dây chuyền sản xuất đồng bộ, cơ khí hóa và tự động hóa cao. Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất được điều khiển tự động từ trung tâm điều hành sản xuất chính và các trung tâm ở các công đoạn. Toàn bộ thông số kỹ thuật trên 700 điểm đo được truyền về trung tâm điều khiển. Trên cơ sở đó người vận hành điều chỉnh các thông số đạt yêu cầu qui định. Phòng kiểm tra chất lượng của công ty được trang bị hiện đại và đồng bộ. Hệ thống điều khiển chất lượng tự động bao gồm 1 máy tính điện tử và phổ kế Rơnghen.được chương trình hóa cho phép phân tích nhanh thành phần hóa hàng giờ của bột phối liệu. Dựa vào đó điều chỉnh tính toán kịp thời tỷ lệ cấp liệu cho máy nghiền thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật cho ra sản phẩm chất lượng cao. Hình 1.2. Sơ đồ toàn nhà máy xi măng Hải Phòng. 7 1.2.2. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất xi măng: Clinker được sản xuất từ hai thành phần chính là: 1. Đá vôi. 2. Đá sét. Và bổ sung các thành phần phụ như: 3. Quặng sắt( quặng pyrite). 4. Silica. Để tạo thành xi măng xuất ra thị trường, người ta thêm một số chất gọi là phụ gia:thạch cao, tro bay…. Bốn thành phần đó được lấy theo một tỷ lệ xác định, được nghiền nhỏ, trộn đều sau đó được nung chảy thành một hỗn hợp đồng nhất ở nhiệt độ cao, rồi được làm nguội tạo thành Clinker. Clinker sau đó được trộn với một lượng phù hợp các phụ gia và nghiền nhỏ tạo thành xi măng. Quá trình sản xuất xi măng được mô tả như sơ đồ công nghệ dưới đây: Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ. 8 Quá trình sản xuất xi măng được mô tả qua 3 giai đoạn cụ thể như sau: + Quá trình chuẩn bị nguyên liệu. + Quá trình sản xuất Clinker thành phẩm. + Quá trình sản xuất xi măng và đóng bao thành phẩm. a. Quá trình chuẩn bị nguyên liệu. Từ mỏ, đá vôi được khai thác (nổ mìn) và được vận chuyển bằng xe tải về đổ qua máy đập búa (1) đưa về kích thước nhỏ hơn và đưa lên máy rải liệu (2) để rải liệu chất thành đống trong kho (đồng nhất sơ bộ). Tương tự với đất sét, phụ gia điều chỉnh (quặng sắt, đá si líc, quặng bô xít .), than đá và nguyên liệu khác cũng được chất vào kho và đồng nhất theo cách trên. Tại kho chứa, mỗi loại sẽ được máy cào liệu (5) và (6) cào từng lớp (đồng nhất lần hai) đưa lên băng chuyền để nạp vào từng Bin chứa liệu (7) theo từng loại đá vôi, đất sét, quặng sắt. Than Đá thô từ kho chứa sẽ được đưa vào máy nghiền đứng (20) để nghiền, với những kích thước hạt đạt yêu cầu sẽ được đưa vào Bin chứa (21) còn những hạt chưa đạt sẽ hồi về máy nghiền nghiền lại đảm bảo hạt than nhiên liệu cháy hoàn toàn khi cấp cho lò nung và tháp trao đổi nhiệt. b. Quá trình sản xuất Clinker thành phẩm. Từ các Bin chứa liệu (7), từng loại nguyên liệu được rút ra và chạy qua hệ thống cân định lượng theo đúng tỷ lệ cấp phối đưa ra từ nhân viên vận hành điều khiển (tỷ lệ phối liệu được quyết định từ phòng thí nghiệm). Tấc cả nguyên liệu đó sẽ được gom vào một băng tải chung và đưa vào máy nghiền đứng (8) để nghiền về kích thước yêu cầu, tại đây nguyên liệu đã được đồng nhất một lần nữa. Bột liệu sau khi nghiền được chuyển lên Silo đồng nhất (9) chuẩn bị để cấp cho lò nung, dưới Silo đồng nhất có hệ thống sục khí nén liên tục vào Silo để tiếp tục đồng nhất lần nữa. 9 Để có một sản phẩm Clinker ổn định chúng ta thấy nguyên liệu phải qua ít nhất 4 lần đồng nhất. Tháp trao đổi nhiệt (11) và Lò quay nung Clinker (12) +) Tháp trao đổi nhiệt (11) là một hệ thống gồm từ 3-5 tầng, mỗi tầng có 1 hoặc 2 Cyclone có cấu tạo để tăng thời gian trao đổi nhiệt của bột liệu. Bột liệu được cấp từ trên đỉnh tháp và đi xuống, nhiệt nóng từ than được đốt cháy từ Calciner và lò nung đi lên sẽ tạo điều kiện cho phản ứng tạo khoáng bên trong bột liệu. Mặc dù bột liệu đi xuống và khí nóng đi lên nhưng thực chất quá trình này là trao đổi nhiệt cùng chiều do cấu tạo đặc biệt của các Cyclon trao đổi nhiệt. +) Lò nung (12) có dạng hình trụ tròn đường kính từ 3 – 5 mét và dài từ 30 – 80 mét tùy vào công suất của lò. Vỏ lò nung được làm băng thép chịu nhiệt, bên trong có lót một lớp vật liệu chịu lửa. Góc nghiêng của lò từ 3% – 5% để tạo độ nghiêng cho dòng nguyên liệu chảy bên trong. Tại đầu ra của Clinker sẽ có một dàn quạt thổi gió tươi làm nguội nhanh Clinker. Than mịn được rút từ Bin chứa trung gian (21) cấp cho các vòi đốt ở tháp trao đổi nhiệt và lò nung để được đốt cháy nung nóng bột liệu. Phối liệu được rút ra từ Silo chứa (9), qua cân định lượng và được đưa lên đỉnh tháp trao đổi nhiệt bằng thiết bị chuyên dùng. Từ trên đỉnh tháp (11), liệu từ từ đi xuống qua các tầng Cyclone kết hợp với khí nóng từ lò nung đi lên được gia nhiệt dần lên khoảng 800-900 0 C trước khi đi vào lò nung (12). Trong lò, ở nhiệt độ 1450 0 C các oxit CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3 có trong nguyên liệu kết hợp với nhau tạo thành một số khoáng chính quyết định chất lượng của Clinker như: C3S, C2S, C3A và C4AF. Viên Clinker ra khỏi lò sẽ 10 . và đóng bao thành phẩm. Clinker sẽ được rút từ Silo, cấp vào Bin chứa (15) để chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình nghiền xi măng. Tương tự Thạch Cao và Phụ. tiếp cho xe bồn nhận hàng dạng xá/rời. 2. Và cấp qua máy đóng bao (23), để đóng thành từng bao 50kg giao đến từng phương tiện nhận hàng. 11 CHƯƠNG 2.
– Xem thêm –
Xem thêm: Tổng quan về nhà máy xi măng Hải Phòng, Tổng quan về nhà máy xi măng Hải Phòng
Source: https://dvn.com.vn
Category: Sản Xuất