Hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản – Đồ Cúng Tâm Linh
Nguồn gốc và Ý nghĩa lễ cúng đầy tháng bé trai
Đầy tháng là thời điểm, theo quan niệm dân gian Việt Nam, đứa trẻ được vừa tròn một tháng sau sinh… Lễ cúng đầy tháng là để con sinh ra được sự chứng nhận của gia tiên cũng như cộng đồng về sự có mặt của bé trên đời và mọi người phải có trách nhiệm cưu mang, che chở cho con.
Đối với lễ cúng này, bạn sẽ phải chuẩn bị mâm cúng với một số lễ vật cúng đầy tháng. Mỗi miền ở nước ta sẽ phải chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng khác nhau.
Khi con được sinh ra đời, bậc cha mẹ ai cũng muốn con mình được bình an, khỏe mạnh, được sự che chở, phù hộ cho bé và được bảo vệ từ đấng tâm linh
Từ xa xưa cha ông ta ở đây đã quan niệm và luôn làm lễ cúng đầy tháng cho con khi con sinh ra đời được tròn 1 tháng tuổi. Lễ cúng đầy tháng có trọn vẹn hay không phụ thuộc vào cách chuẩn bị các lễ vật, mâm cúng đầy tháng của bạn. Do đó, việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cũng rất quan trọng khi bạn làm lễ đầy tháng cho con.
Chuẩn bị mâm lễ vật cũng nhằm cảm ơn đất trời đã mang đến cho gia đình thêm một thành viên mới, một thiên thần mới, mang lại tiếng cười và niềm vui cho gia đình. Khi đã có kinh nghiệm, sau này bạn cúng thôi nôi bé cũng đơn giản hơn (thôi nôi là ngày bé đủ 1 năm tuổi)
Người xưa thường quan niệm rằng một em bé được sinh ra, đó là một kết quả từ việc bà Chúa đầu thai và bà Mụ nặn ra, còn Đức Ông có nhiệm vụ bảo vệ mẹ tròn con vuông, nên khi chuẩn bị mâm lễ vật cúng cần có một mâm để cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông.
Nên khi bé đã đầy tháng tuổi, bậc cha mẹ, ông bà dâng mâm cúng để cảm tạ những đấng tâm linh đã bảo vệ, che chở cho đứa con của mình. Cũng như báo cáo với tổ tiên về sự tồn tại của con và phù hộ cho bé và gia đình sự hạnh phúc, bình an những ngày tháng sau này.
Bên cạnh đó, cúng đầy tháng không chỉ khẳng định sự hiện hữu mới mẻ của con trong cuộc sống mà còn khẳng định vai trò, trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với con trẻ.
Vì vậy, mâm cúng đầy tháng miền Bắc, miền Trung hay miền Nam là lễ cúng vừa mang nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam, vừa mang ý nghĩa to lớn cho cuộc đời của đứa con mới sinh ra đời.
Cách tính ngày cúng đầy tháng bé trai
Lễ cúng đây tháng của bé trai sẽ được tính dựa theo ngày âm lịch. Thông thường, theo như truyền thống thì lễ cúng này sẽ được tổ chức vào ngày thứ 29, tính từ ngày bé trai được sinh ra. Con số này xuất phát từ cách tính đầy tháng “gái lùi hai, trai lùi một”. Thời điểm diễn ra lễ cúng thường là vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Tuy nhiên, nhiều gia đình ngày nay thường tính ngày cúng đầy tháng bé trai theo lịch Dương để thuận tiện hơn. Và ngày làm lễ cúng chính là ngày bé trai sinh ra tròn một tháng.
Hướng dẫn bày mâm cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản
Con người Việt Nam luôn hướng về cội nguồn của những truyền thống quý báu, do đó dù họ ở đâu thì nghi lễ cúng kiếng cũng luôn được bảo tồn.
Việc cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc hay miền Nam, miền Trung có vẹn toàn hay không phụ thuộc vào cách chuẩn bị đồ cúng của bạn.
Nếu bạn không biết cúng đầy tháng phải chuẩn bị những gì, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị đồ cúng đầy tháng theo phong tục từng vùng miền chuẩn nhất.
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì?
Cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Nam
- 12 chén chè đậu trắng
- 13 đĩa xôi nếp lá cẩm hoặc xôi gấc
- 1 con gà trống luộc chéo cánh nguyên con
- 1 bộ tam sên (thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc)
- Mâm ngũ quả (chuối, táo, thơm, cam hoặc quýt, xoài hoặc dưa hấu, thanh long)
- 1 lọ hoa tươi
- 1 bộ hình thế có ghi đầy đủ tên tuổi, ngày tháng năm sinh của bé để cúng xong đốt giải hạn
- Nhang hương, đèn, trà, gạo, rượu, nước muối
- 13 miếng trầu têm cánh phượng
- 13 đôi hài, 13 bộ váy áo, 13 nén vàng
Lưu ý: Xôi, trầu, hài, váy áo và nén vàng phải có 12 bộ cùng kích thước, 1 bộ lớn hơn, làm giống nhau.
Có thể bạn quan tâm:
Lễ vật cúng 12 bà Mụ
Để cúng 12 bà Mụ trong ngày cúng đầy tháng cho con trai cha mẹ cần chuẩn bị những lễ vật sau:
- Đồ vàng mã: Hài, nén vàng và váy áo đều có màu xanh
- Trầu cau được têm cánh phượng gồm có 12 miếng trầu kèm theo cau bổ tư và 1 miếng trầu to hơn kèm theo cau nguyên quả
- Đồ chơi cho bé (có thể bằng sành, sứ hoặc nhựa)
- Động vật sống hoặc hấp chín, gồm 12 con kích thước bằng nhau và 1 con kích thước lớn hơn (tôm, cua, ốc)
- Phẩm oản gồm 12 phần bằng nhau và 1 phần to/nhiều hơn
- Lễ mặn gồm cơm, canh, xôi, món ăn, gà luộc, rượu trắng
- Bánh kẹo gồm 12 phần bằng nhau mà 1 phần to/nhiều hơn
- Hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng và nước trắng
Lễ vật cúng Đức ông
Khi chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai cha mẹ cũng cần phải sắm sửa cả lễ vật để cúng Đức ông, bao gồm:
- 1 con gà luộc nguyên con, chéo cánh
- 1 tô cháo lớn
- 1 tô chè lớn
- 3 đĩa xôi lớn
- 1 miếng thịt quay
- 1 đĩa ngũ quả
- Trầu cau
- Rượu
- Đồ vàng mã
Cách sắp xếp đồ cúng đầy tháng cho bé trai
Sau khi đã biết lễ cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì và chuẩn bị đầy đủ thì cần phải sắp xếp đồ cúng cho đẹp mắt và đúng nghi lễ. Cách sắp xếp mâm cúng như sau:
- Bày mâm cúng đầy tháng phải tuân theo nguyên tắc đối xứng. Vì vậy, cần chia đồ cúng thành 2 mâm, khoảng cách giữa 2 mân không quá 10cm.
- Đặt 2 mâm trên 2 bàn, trong đó, bàn nhỏ và thấp hơn dùng làm nơi đặt lễ cúng Đức ông. Bàn còn lại cao và rộng hơn dùng để đặt lễ cúng của 12 bà Mụ.
- Các lễ vật trên mâm cúng phải sắp xếp theo nguyên tắc “Đồng bình Tây quả, nghĩa là bình hoa sẽ đặt phía Đông, lễ vật đặt phía Tây.
Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai
Cách cúng đầy tháng cho bé trai được tiến hành theo các bước sau đây:
- Đầu tiên, người chủ trì lễ cúng, đó có thể là ông nội hoặc đại diện gia đình sẽ thắp ba nén hương và tuyên bố lý do tổ chức lễ cúng.
- Bố hoặc mẹ bế bé trai tới trước án, cho bé khấn theo bài khấn cúng các Mụ.
- Bố hoặc mẹ đọc bài văn khấn cúng đầy tháng bé trai, có thể học thuộc hoặc in ra giấy để đọc.
- Khi đọc cần phải đọc rõ ràng nhưng không quá to và có thái độ chân thành vừa để tỏ lòng biết ơn tới công lao của các bà Mụ và để xin các bà Mụ phù hộ, che chở cho bé.
Văn khấn cúng đầy tháng bé trai
Văn khấn cúng đầy tháng bé trai được coi là phương thức để người trên trần giao lưu với tổ tiên, các bà Mụ và Đức ông. Vì vậy, cần nắm rõ nội dung của văn khấn cúng. Nếu bạn chưa biết nội dung bài văn này thì có thể tham khảo bài văn cúng đầy tháng của chúng tôi tổng hợp.
Nghi thức đặt tên và khai hoa cho con trai
Kết thúc nghi thức thắp nhang, cúng lễ đầy tháng sẽ tới nghi thức đặt tên cho bé trai. Người chủ trì buổi lễ sẽ khấn và đưa ra một cái tên họ đầy đủ được chọn để đặt cho bé. Tiếp đến, người chủ trì sẽ lấy 2 đồng tiền có lỗ ở giữa, còn gọi là tiền âm dương để gieo lên đĩa, xin ý kiến của tổ tiên.
Nếu 1 đồng tiền úp, 1 đồng tiền ngửa thì chứng tỏ cái tên đã chọn được tổ tiên chấp nhận.
Nhưng nếu sau khi gieo 2 đồng tiền, kết quả là cả 2 đồng tiền cùng ngửa hoặc cùng úp thì phải gieo lại.
Nếu sau 3 lần gieo kết quả vẫn không ra 1 đồng ngửa, 1 đồng úp thì phải chọn lại tên khác để đặt cho bé.
Sau khi lễ cúng đầy tháng cho bé trai kết thúc, gia đình, họ hàng thân thích, bàn bè, hàng xóm sẽ cùng nhau sum vầy, ăn uống, chúc bé những lời chúc tốt đẹp và lì xì để mang lại may mắn cho bé
Mặt khác, có một số vùng miền còn tổ chức cả nghi thức khai hoa hay “bắt miếng”. Để thực hiện nghi thức này, cha mẹ sẽ cho bé nằm trong nôi hoặc giữa bàn, bên cạnh bàn cúng. Tiếp đến, người làm lễ cúng sẽ tiến hành rớt trà, thắp hương và bồng đứa trẻ bằng một tay, tay còn lại cầm nhánh hoa quơ qua lại trên miệng bé. Vừa quơ sẽ vừa nói những lời tốt đẹp, ý nghĩa như sau:
“Mở miệng ra cho có bông, có hoaMở miệng ra cho kẻ thương, người nhớMở miệng ra cho có bạc, có tiềnMở miệng ra cho xóm giềng quý mến”
Hy vọng sau khi chia sẻ những thông trên đây của chúng tôi đã có thể hướng dẫn bạn đọc cách sắm lễ cúng đầy tháng cho bé trai theo đúng phong tục vùng miền, chuẩn xác nhất. Xem tại Đồ Cúng Tâm Linh
Xem thêm: Video Mâm cúng đầy tháng bé trai gồm những gì
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai cần những gì