Lễ hội Am Chúa – Nô nức trẩy hội cùng người dân Khánh Hòa

Lễ Hội Am Chúa là phong tục của vùng đất Nha Trang Khánh Hòa, như câu “Am Chúa hiển Nhân, Tháp Bà hiển Thánh” đã gắn bó từ bao đời nay với người dân tại đây. Vì vậy nên cứ đến những ngày tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân lại nô nức trẩy hội Am Chúa với lòng thành kính hướng về Đạo thờ Mẫu. Hôm nay hãy cùng MIA.vn tìm hiểu nhiều hơn về lễ hội đậm chất tín ngưỡng này nhé.

Là một mảnh đất với số lượng đông đảo người dân theo đạo thờ Mẫu, chúng ta không bất ngờ khi lễ hội Am Chúa ngày càng thu hút đông đảo người dân Nha Trang và khách du lịch tham gia. Lễ hội này là dịp sinh hoạt văn hóa tâm linh để thể hiện tục lệ uống nước nhớ nguồn của con người Nha Trang nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Mà ở đây là sự biết ơn và tôn kính dành cho Bà Mẹ Xứ Sở – vị thần đã dạy cho người dân Khánh Hòa biết cày cấy, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải… Để thể hiện lòng biết ơn dành cho bà người dân đã lập đền thờ Am Chúa để thờ cúng và hàng năm sẽ dành ra 3 ngày làm lễ hội để tưởng nhớ công ơn của bà.

Lễ hội Am Chúa - Nô nức trẩy hội cùng người dân Khánh Hòa 2

Lễ Hội Am Chúa đã trở thành một nét văn hóa ăn sâu vào lối sống của người dân Nha Trang Khánh Hòa

Lễ hội Am Chúa dần dần trở thành nét văn hóa của mảnh đất này, ăn sâu và tục lệ và thói quen của người dân. Lễ hội được tổ chức vào ngày 1/3  Âm lịch hàng năm, kéo dài trong 3 ngày. Vì thế nếu muốn có cơ hội cùng tham gia thì bạn hãy sắp xếp thời gian đến Nha Trang vào dịp này nhé.

Xem thêm: Lễ hội Cầu Ngư – Bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất Nha Trang Khánh Hòa

Lễ hội Am Chúa hay còn có tên gọi khác là Lễ hội Thiên Y A Na sẽ được tổ chức ở Khu Di tích Lịch sử Văn hóa Am Chúa thuộc núi Đại An, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu ( Po Nagar ) hay còn được gọi là bà chúa Ngọc, một vị phúc thần rất được người dân Khánh Hòa kính trọng.

Lễ hội Am Chúa được diễn ra với các nghi lễ bao gồm: tế lễ, dâng hương, biểu diễn múa bóng… mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Tế lễ là nghi thức trang nghiêm nhất, được những người chức sắc thực hiện, đại diện cho người dân Khánh Hòa gửi đến Bà Chúa Xứ Sở lòng biết ơn và sự tôn kính. Lễ dâng hương được sự tham gia của đông đảo du khách và người dân, là cơ hội để mọi người gửi gắm những mong cầu của mình đến bà Chúa Ngọc. Bạn có thể cầu bình an, cầu may mắn, cầu cho gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, cầu cho công việc thuận lợi, cuộc sống an yên…

Lễ hội Am Chúa - Nô nức trẩy hội cùng người dân Khánh Hòa 3

Việc chuẩn bị cho lễ hội vô cùng công phu và tỉ mỉ để sẵn sàng mọi thứ dâng lên Bà Chúa Ngoc

Ngoài ra lễ hội ngày nay với sự tham gia đông đảo của khách du lịch còn có những phần biểu diễn nghệ thuật dân gian để phục vụ những người dự lễ. Đây vừa là một sự phá cách nhằm kéo gần hơn khoảng cách giữa các lễ hội truyền thống đối với đời sống của con người hiện đại. Đồng thời cũng để gìn giữ những truyền thống, những loại hình văn hóa của dân tộc như hầu đồng, hát chầu Văn… không bị mai một theo thời gian.

Lễ hội Am Chúa thường kéo dài trong 3 đến 4 ngày. Sau khi kết thúc phần lễ sẽ đến phần hội. Phần lễ được tiến hàng tôn nghiêm theo những nghi thức cổ truyền ngàn đời thể hiện sự tôn trọng và thành kính với Bà Chúa Xứ Sở. Còn phần hội rất vui tươi, nhộn nhịp, với các trò chơi dân gian, rước lân, múa lân, không khí náo nhiệt và sôi động.

Lễ hội Am Chúa - Nô nức trẩy hội cùng người dân Khánh Hòa 4

Lễ hội nhộn  nhịp với các trò chơi dân gian

Khi đến với lễ hội Am Chúa, khách du lịch sẽ có thể vào trong điện thờ để xem các nghi thức lễ hội được diễn ra như thế nào. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các trò chơi dân gian như chơi hò bài chòi, chơi đu, tham gia hát tuồng, hát ca kịch. Đây vừa là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm những nét đẹp trong văn hóa của đất nước, dân tộc mình, cũng vừa là cơ hội để mở mang hiểu biết, gặp gỡ kết bạn khiến cho chuyến đi của mình trở nên nhiều màu sắc và đáng nhớ hơn.

Xem thêm: Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Với lịch sử lâu đời, lễ hội Am Chúa có thể nói là đã trở thành một phần trong văn hóa, trong đời sống của con người Nha Trang. Lễ hội mang theo rất nhiều ý nghĩa và những gửi gắm của con người nơi đây.

Đầu tiên lễ hội Am Chúa thể hiện đậm nét tín ngưỡng của người dân Khánh Hòa. Mọi người cùng nhau tề tựu mỗi dịp tháng 3  Âm lịch để gửi đến Bà Chúa Xứ Sở lòng biết ơn và những mong cầu cho một năm thuận lợi và ấm no. Với người dân Khánh Hòa – vùng đất gắn với biển cả, gắn với chài lưới vì vậy nên đức tin của họ rất lớn. Một năm mưa thuận gió hòa, những chuyến ra khơi bội thu là tất cả những gì họ mong muốn. Đến tận ngày nay dù đời sống đã đã nhiều đổi khác, nhưng niềm tin này vẫn không thay đổi.

Lễ hội Am Chúa giờ đây cũng đang trở thành một trong những nét đặc trưng của văn hóa Nha Trang Khánh Hòa khiến nhiều du khách tò mò và yêu thích. Đến đây vào dịp lễ hội du khách rất thích thú khi được hòa mình vào không gian tín ngưỡng đậm chất dân tộc, được nhìn thấy những nghi lễ trang nghiêm, được tham gia những trò chơi dân gian,… Hơi thở của Nha Trang những ngày này như chậm hơn, tĩnh lặng hơn, tạm ngưng lại cái xô bồ hối hả để hướng lòng mình đến những nét văn hóa cổ xưa.

Lễ hội Am Chúa - Nô nức trẩy hội cùng người dân Khánh Hòa 5

Lễ hội Am Chúa có giá trị nhân văn sâu sắc với con người Khánh Hòa nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung

Cuối cùng thì lễ hội Am Chúa như một sự nhắc nhở người dân Khánh Hòa không quên nguồn cội của mình. Giáo dục các thế hệ tiếp theo về truyền thống Uống nước nhớ nguồn cũng như ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước. Dù Nha Trang có phát triển đến đâu, con người tại đây cũng vẫn luôn nguyên vẹn sự chân chất, thật thà và hiếu khách đậm chất dân chài lưới.

Năm 2021 dù tình hình dịch bệnh Covid đang rất gay go và nghiêm trọng nhưng rất may mắn trong thời gian diễn ra lễ hội Am Chúa, dịch bệnh đã được kiểm soát để đông đảo người dân cùng hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng. 

Lễ hội Am Chúa - Nô nức trẩy hội cùng người dân Khánh Hòa 6

Lễ hội Am Chúa 2021 được diễn ra vô cùng thành công

Sáng ngày 12/4/2021 tức 1/3  Âm lịch tại khu di tích Am Chúa lễ hội đã được khai mạc với sự tham gia của ông Nguyễn Khắc Toàn – Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa; Ông Nguyễn Văn Ghi – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa; Ông Đinh Văn Thiệu – Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; cùng với đó là lãnh đạo các sở, ban, ngành tại địa phương và đông đảo người dân.

Lễ hội kéo dài từ ngày 12/4 đến ngày 14/4 đã thu hút sự tham gia của khoảng 6.000 người, gồm cả người dân địa phương và các đoàn khách hành hương từ những tỉnh lân cận. Trước bối cảnh dịch bệnh, ban tổ chức lễ hội cũng đã có những biện pháp đa,mr bảo quyd định về phòng dịch và an toàn cho cộng đồng. 

Lễ hội Am Chúa - Nô nức trẩy hội cùng người dân Khánh Hòa 7

Lễ hội với đông đảo người dân tham gia

Lễ hội Am Chúa năm 2021 là dịp để những người theo Thờ Mẫu có cơ hội gặp gỡ và sinh hoạt văn hóa tâm linh cùng nhau, tạo cơ hội để du lịch Nha Trang ngày càng đa dạng và thu hút đông đảo khách du lịch. Bởi vì không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên ngây ngất lòng người mà chính nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc của Nha Trang cũng khiến khách du lịch phải trầm trồ không thôi.

Lễ hội Am Chúa - Nô nức trẩy hội cùng người dân Khánh Hòa 8

Giá trị tinh thần của lễ hội Am Chúa 

Như vậy bạn vừa cùng MIA.vn tìm hiểu sơ lược về lễ hội Am Chúa tại Khánh Hòa. Chúng tôi hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã phần nào hiểu được nét đẹp văn hóa của lễ hội Am Chúa nói riêng và bản sắc văn hóa đa dạng của thành phố biển xinh đẹp Nha Trang.

Alternate Text Gọi ngay