Lễ “mở cổng trời” ở Khu Di tích Am Tiên có gì đặc biệt?

Vào ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra nghi lễ “mở cổng trời”. Mặc dù thời tiết rét sâu, thế nhưng từ sáng sớm 30/1 (tức ngày mùng 9 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023), hàng ngàn du khách đã hành hương về di tích Am Tiêm dự lễ “mở cổng trời” để cầu may mắn, mong cho một năm mới bình an.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên đã gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248 trước công nguyên. Xung quanh vùng núi Nưa vẫn còn lưu truyền nhiều địa điểm, địa danh gắn liền với căn cứ kháng chiến của Bà Triệu như: Gò đống thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân), đồng kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân).

Hàng ngàn du khách về Khu Di tích Am Tiên dự lễ “mở cổng trời” Hàng ngày du khách về dâng hương tại huyện đạo Đền Nưa – Am Tiên dâng hương cầu may đầu năm mới.

Ngoài ra, ở đây còn có cả một khu vực thờ lộ thiên thờ cúng thần núi Tản Viên Sơn Thánh. Ở khu vực Am Tiên, nhân dân còn thu gom được nhiều hiện vật có giá trị minh chứng về sự tồn tại lâu đời của các loại hình kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo Phật – Đạo – Mẫu trên đỉnh núi cao này. Và cũng chính vì vậy mà khu vực Am Tiên trên đỉnh núi Nưa không chỉ là nơi luyện trí mài gươm của nghĩa quân Bà Triệu, mà còn là vùng huyệt đạo linh thiêng.

Sau khi Bà Triệu mất, để tưởng nhớ công ơn của Vua Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà Triệu dưới chân núi Nưa, đồng thời xây dựng, khôi phục Am Tiên trên đỉnh núi. Hàng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa – Am Tiên và lễ “mở cổng trời” trên đỉnh núi Nưa. Nơi “mở cổng trời” là vị trí cao nhất của đỉnh núi, vị trí huyệt đạo.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Đình Tâm, Chủ tịch UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Chúng tôi đã họp với đầy đủ các thành viên của Ban quản lý di tích lễ hội Đền Nưa – Am Tiên để chuẩn bị mọi phương án. Ngay từ đầu điểm rẽ vào trung tâm, lực lượng giao thông đã được bố trí phân làn, tránh xảy ra ùn tắc cụ bộ. Công tác vận chuyển đưa đón người lên, xuống phải tuân thủ quy định, an toàn vì đường dốc.

Còn ông Lê Bật Sơn, chủ trì Đền Am Tiên cho hay: “Đất nước ta có 3 huyệt đạo thiêng. Một là ở núi Đá Chông (huyện Ba Vì, Hà Nội), hai là ở núi Bà Đen (Tây Ninh) và ba chính là chỗ này (tức đền Am Tiên, Núi Nưa – Thanh Hóa)”. Theo cách gọi của các nhà phong thủy thì nơi đây là điểm hội tụ giao hòa của đất và trời (hay nơi mở cửa trời). Điểm huyệt thiêng là Thiên – Địa – Nhân – hợp – nhất, 4 hướng đều có 4 bát hương và ở giữa một bát hương của thổ thần ứng với kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Theo sử sách, đây chính là một trong những huyệt đạo quan trọng nhất của nước Nam, mà tướng Cao Biền không thể trấn yểm nổi. Huyệt đạo trên đỉnh núi này là huyệt khí thiêng! Ngày 9 tháng Giêng hàng năm là ngày “mở cửa trời”. Người dân hành hương về đây cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, người người khỏe mạnh, tài năng tiến tới, công thành danh toại.

Một số hình ảnh tại Lễ “mở cổng trời” ngày 30/1 (tức ngày mùng 9 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023):

Hàng ngàn du khách về Khu Di tích Am Tiên dự lễ “mở cổng trời”

Hàng ngàn du khách về Khu Di tích Am Tiên dự lễ “mở cổng trời”
Hàng ngàn du khách về Khu Di tích Am Tiên dự lễ “mở cổng trời” Hàng ngàn du khách về Khu Di tích Am Tiên dự lễ “mở cổng trời” Thực hiện nghi thức lễ cầu may Hàng ngàn du khách về Khu Di tích Am Tiên dự lễ “mở cổng trời” Nhiều du khách xin chữ cầu may đầu năm mới Hàng ngàn du khách về Khu Di tích Am Tiên dự lễ “mở cổng trời” Công tác phòng chống dịch Covid-19 được Ban tổ chức quan tâm tại Lễ hội

Alternate Text Gọi ngay