Lượng ăn dặm cho bé 6 tháng là bao nhiêu?
Trẻ nhỏ cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày để lớn lên khỏe mạnh và thông minh. Vào khoảng 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ/sữa công thức, hầu hết các bé đều đã bắt đầu được cho ăn dặm. Lúc này, con cần bú bao nhiêu sữa mẹ? Lượng ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ra sao? Cùng Fitobimbi tìm hiểu cha mẹ nhé!
Mục Lục
Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Bạn băn khoăn về lượng ăn dặm cho bé 6 tháng? Bạn muốn biết bé 6 tháng ăn bao nhiêu ml cháo là đủ? Thông tin mà Fitobimbi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mục đích chính của việc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm là để con làm quen với thực phẩm mới. Vì vậy, trong thời gian này, cha mẹ không cần băn khoăn về liều lượng. Nếu con tỏ ra không thích, mẹ nên ngừng cho ăn và cho bé thử lại vào các bữa sau.
Khi mới cho bé ăn dặm, mẹ chỉ cần cho bé ăn khoảng 1 đến 2 thìa bột nhuyễn, sau đó tăng dần lên. Nếu trẻ tỏ ra háo hức với đồ ăn mới, thì cha mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm trong bữa ăn cho đến khi bé ăn được khoảng 50 – 100ml mỗi lần.
Thời gian đầu khi trẻ thực hiện ăn dặm, mẹ có thể cho con ăn một bữa mỗi ngày, cứ 2 tháng thì tăng thêm một bữa cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Như vậy, nếu bé 6 tháng mới bắt đầu tập ăn dặm với 1 bữa/ngày, thì khi bé được 8 tháng số bữa ăn sẽ tăng thành 2 bữa một ngày. Và số bữa ăn dặm của trẻ ở tháng thứ 10 có thể là 3 bữa/ngày.
Nếu con ăn ít hoặc ăn nhiều hơn so với những bé khác, song con vẫn phát triển khỏe mạnh, đạt được mốc cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn thì cha mẹ không cần lo lắng về lượng thực phẩm mà con ăn hàng ngày.
Lượng sữa cho bé 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ? Khi được 6 tháng tuổi, dạ dày của con đã phát triển hơn, lượng sữa bé 6 tháng cần bú hàng ngày trong khoảng 750 – 900ml, chia thành 5 lần bú, mỗi cữ bú khoảng 120 – 180ml sữa. Khoảng cách giữa các cữ bú là 3 – 4 tiếng.
Tuy nhiên, lượng sữa bé cần bú mỗi ngày cũng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào cân nặng, tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của từng bé. Nếu bé ăn nhiều thức ăn dặm thì lượng sữa mà con bú hàng ngày có thể giảm xuống một chút.
Mẹ có thể áp dụng công thức dưới đây để tính lượng sữa mà con cần bú mỗi cữ.
Công thức tính lượng sữa con cần bú mỗi cữ theo cân nặng:
Lượng sữa 1 cữ bú = 2/3 x cân nặng của con (kg) x 30ml
Ví dụ: Con bạn nặng 8kg thì lượng sữa 1 cữ bú mà con cần là: 2/3 x 8 x 30 = 160ml sữa/cữ bú.
Hướng dẫn cho bé 6 tháng ăn dặm
Cho trẻ ăn dặm khi con đã sẵn sàng
Hầu hết trẻ 6 tháng tuổi đều đã sẵn sàng ăn dặm. Những để chắc chắn con đã có thể bắt đầu làm quen với thực phẩm mới, cha mẹ hãy tìm kiếm các dấu hiệu sau:
-
Bé có thể ngồi và giữ đầu ổn định;
-
Bé có khả năng phối hợp mắt, tay và miệng (nhìn vào thức ăn, bốc thức ăn và đưa vào miệng);
-
Bé nuốt thức ăn (thay vì nhổ ra).
Ăn từ lỏng tới đặc
Khi mới cho bé ăn dặm, cha mẹ nên cho bé ăn lỏng trước sau đó tăng dần độ đặc. Lý do là bởi, dạ dày bé từ trước đến nay chỉ quen hấp thụ sữa, vì vậy, nếu cho ăn đặc ngay, bé sẽ không kịp thích nghi.
Bé ăn dặm nên bắt đầu với thức ăn xay mịn, tăng dần độ nhám rồi chuyển sang nghiền hoặc thức ăn mềm cắt khúc nhỏ trong vài tuần. Việc ăn thức ăn nhám đặc, có nhiều cục hơn giúp bé tập nhai và phát triển cơ miệng, phục vụ cho kỹ năng nói sau này.
Thay đổi đa dạng thức ăn
Khi nấu thức ăn dặm cho bé 6 tháng, cha mẹ không nên cho bé ăn cố định một món, mà nên thay đổi món hàng ngày. Điều này giúp con làm quen với các loại kết cấu, hương vị, thực phẩm mới.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho con ăn nhiều loại rau không quá ngọt, chẳng hạn như súp lơ xanh, súp lơ trắng, rau chân vịt, bơ, rau ngót,… Điều này sẽ giúp bé làm quen với nhiều loại hương vị (thay vì chỉ thích những thức ăn ngọt như cà rốt, khoai lang, xoài,…); giúp ngăn bé trở thành một đứa trẻ kén ăn.
Không thêm đường, muối, mật ong vào thức ăn dặm của trẻ
Cha mẹ không nên thêm đường hoặc muối vào thức ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi. Trẻ nhỏ ăn mặn sẽ ảnh hưởng xấu tới thận; ăn thực phẩm chứa đường sẽ khiến bé dễ bị no bởi năng lượng rỗng, dẫn tới không muốn ăn vào bữa chính.
Trẻ dưới 1 tuổi không được ăn mật ong vì có nguy cơ cao bị ngộ độc botulinum.
Tăng dần số lượng và nhóm thực phẩm
Trong quá trình cho con ăn dặm, cha mẹ nên tăng dần số lượng và sự đa dạng của các nhóm thực phẩm. Ban đầu, mẹ có thể cho con làm quen trước với rau củ quả, bột ăn dặm; sau đó tăng thêm các thực phẩm giàu đạm, sản phẩm bơ sữa,…
-
Rau: Cha mẹ cần nấu chín mềm, sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn trước khi cho con ăn. Hãy cho con ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau: súp lơ xanh, củ cải, bí xanh, đậu hà lan, rau chân vịt, cà rốt, cải xoăn, bí đỏ, bắp cải,…
- Hoa quả: Cha mẹ có thể nghiền hoặc trộn các loại trái cây chín mềm thành hỗn hợp phù hợp cho bé. Trái cây cứng như lê, táo cần được hấp hoặc nướng để mềm hơn trước khi cho trẻ ăn.
Cha mẹ có thể nghiền hoặc trộn các loại trái cây chín mềm thành hỗn hợp phù hợp cho bé. Trái cây cứng như lê, táo cần được hấp hoặc nướng để mềm hơn trước khi cho trẻ ăn.
-
Thực phẩm giàu tinh bột: Cha mẹ có thể nấu bột ăn dặm hoặc nấu cháo, sau đó xay nhuyễn rồi cho con ăn.
- Đạm: Nhóm thực phẩm này bao gồm
Nhóm thực phẩm này bao gồm thịt , cá, trứng, đậu,… Ngoài việc cung cấp chất đạm cho bé, những thực phẩm này còn chứa các chất dinh dưỡng hữu ích khác (chẳng hạn như sắt và kẽm) rất quan trọng đối với trẻ.
-
Sản phẩm bơ sữa: Cha mẹ có thể sử dụng sữa bò nguyên kem (còn nhiều chất béo) hoặc sữa dê, sữa cừu đã tiệt trùng để nấu ăn cho bé. Nhưng không được cho bé dùng sữa bò, sữa cừu,… dưới dạng thức uống cho đến khi bé được 12 tháng.
Có thể kết hợp hoặc chế biến các thực phẩm riêng lẻ
Khi nấu thức ăn dặm cho con, mẹ có thể kết hợp nhiều loại thức ăn cùng nhau hoặc cho con tập ăn dặm từng món một.
Nếu gia đình có tiền sử dị ứng, cha mẹ nên cho con ăn một món mỗi bữa. Bằng cách này, cha mẹ có thể nhận biết loại thức ăn nào bé bị dị ứng hoặc không hợp khẩu vị.
Khi bé được 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho bé ăn 1 – 2 muỗng nhỏ thức ăn dặm sau khi bú vào bữa trưa hoặc bất cứ khi nào mà mẹ và bé cảm thấy phù hợp.
Vào tuần đầu tiên, cha mẹ có thể cho con ăn rau củ quả nghiền một cách đơn lẻ. Sang tuần thứ 2, cha mẹ hãy trộn lẫn một số loại rau củ quả phù hợp với nhau. Mẹ cũng có thể thử nấu bột ăn dặm hoặc nghiền trái cây với sữa bé thường bú để con nhanh chóng làm quen với thức ăn mới.
Dưới đây là mẫu thực đơn mà mẹ có thể áp dụng để cho bé 6 tháng tuổi tập ăn dặm:
Thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm tuần 1
-
Thứ 2: 1 – 2 muỗng nhỏ bột ăn dặm
-
Thứ 3: 1 – 2 táo xay nhuyễn
-
Thứ 4: 1 – 2 muỗng súp lơ xay nhuyễn
-
Thứ 5: 1 – 2 muỗng nhỏ khoai lang nghiền
-
Thứ 6: 1 – 2 muỗng nhỏ cà rốt nghiền
-
Thứ 7: 1 – 2 muỗng nhỏ rau chân vịt xay nhuyễn
-
Chủ nhật: 1 – 2 muỗng nhỏ bí ngô nghiền
Thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm tuần 2
-
Thứ 2: 1 – 3 muỗng nhỏ bông cải xanh và khoai lang nghiền
-
Thứ 3: 1 – 3 muỗng nhỏ bột ăn dặm nấu với sữa
-
Thứ 4: 1 – 3 muỗng nhỏ bơ và lê xay nhuyễn
-
Thứ 5: 1 – 3 muỗng nhỏ bột ăn dặm nấu với lá rau ngót/rau chân vịt
-
Thứ 6: 1 – 3 muỗng nhỏ chuối và táo xay nhuyễn
-
Thứ 7: 1 – 3 muỗng nhỏ bột ăn dặm nấu với bí ngô/cà rốt/…
-
Chủ nhật: 1 – 3 muỗng nhỏ muỗng nhỏ súp khoai tây trộn sữa
Về cơ bản, cha mẹ không cần băn khoăn về lượng ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, việc ăn dặm chỉ nhằm mục đích cho bé làm quen với hương vị, kết cấu, thực phẩm mới. Vì vậy, nếu con tỏ ra không thích, cha mẹ không nên ép buộc con ăn cho “bằng bạn bằng bè”. Việc ép con ăn sẽ chỉ gây ra căng thẳng và khiến con chán ăn hơn.