Mách ba mẹ cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà đơn giản & hiệu quả
Mách ba mẹ cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà đơn giản & hiệu quả
Thời tiết thay đổi ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là bé thường xuyên gặp phải triệu chứng nghẹt mũi. Nghẹt mũi khiến bé không chỉ khó chịu, mà còn mất ngủ, từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Trong bài viết này, Con Cưng sẽ gợi ý một số cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà rất đơn giản mà lại hiệu quả cao. Ba mẹ tham khảo nhé!
Mục Lục
Cách trị nghẹt mũi cho bé bằng phương pháp dân gian
Massage mũi của bé
Đây là cách trị nghẹt mũi cho bé rất dễ thực hiện, vả lại cũng rất hiệu quả. Khi bé bị nghẹt mũi, ba mẹ hãy dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc dùng hai ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng hai bên cánh mũi của bé trong khoảng 2 – 5 phút. Việc thực massage mũi nhiều lần như vậy có thể giúp bé thở dễ dàng hơn.
Thoa nhẹ lòng bàn chân
Cách trị nghẹt mũi cho bé tiếp theo là dùng dầu để thoa và massage lòng bàn chân của bé. Ba mẹ nên thực hiện cách này cho mỗi chân khoảng chừng 5 phút, sau đó mang tất cho bé để giữ ấm.
Ba mẹ nên dùng dầu để thoa và massage lòng bàn chân của bé khoảng chừng 5 phút.
Cho bé ngủ tư thế phù hợp
Nghẹt mũi nhất định sẽ khiến giấc ngủ của bé không sâu. Để cải thiện được chất lượng giấc ngủ của bé, ba mẹ nên đặt một cái gối dưới nệm để kê cho phần đầu và vai của bé cao hơn phần người. Tư thế này có thể làm giảm nghẹt mũi hiệu quả, giúp chất nhầy nhanh chóng chảy ra khỏi các xoang.
Chườm nước nóng
Cụ thể, ba mẹ hãy dùng khăn thấm nước nóng rồi đặt ở hai bên tai của bé trong khoảng 10 phút. Bởi, ở tai có các dây thần kinh giúp điều tiết lưu lượng máu ở mũi. Các dây thần kinh này sẽ có thể giãn ra để mũi trở nên thông thoáng hơn nhờ chính hơi ấm mà ba mẹ chườm cho bé.
Dùng gừng và mật ong
Khi bé bị nghẹt mũi, một ly trà gừng pha với mật ong là cách chữa đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả mà ba mẹ nên ứng dụng. Cụ thể, ba mẹ hãy lấy gừng rửa sạch và cắt lát mỏng. Sau đó đem giã nát, rồi trộn với một ít mật ong và nước ấm. Ba mẹ cho bé uống 1 lần/ ngày, mỗi lần chỉ khoảng 2 – 3 muỗng cà phê.
Dùng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà chứa hoạt chất menthol có công dụng giúp dễ thở hơn, từ đó vậy triệu chứng nghẹt mũi được cải thiện. Ba mẹ hãy dùng một ít nước ấm rồi pha với 2 – 3 giọt tinh dầu bạc hà để tắm cho bé. Đây không chỉ là cách trị nghẹt mũi cho bé, mà còn giúp hạn chế một số tình trạng về da như: ngứa da, mẩn đỏ, mề đay,…
Ba mẹ hãy dùng một ít nước ấm rồi pha với 2 – 3 giọt tinh dầu bạc hà để tắm cho bé.
Dùng tỏi
Tỏi chứa một lượng lớn allicin và scordinin. Đây là 2 hoạt chất có khả năng giảm viêm và tiết nhầy. Nhờ đó, mũi sẽ thông thoáng và giảm nghẹt. Với cách này, ba mẹ chỉ cần bóc sạch vỏ tỏi rồi giã nát, sau đó chắt lấy nước cốt và trộn với dầu vừng theo tỉ lệ 1 : 1. Tiếp theo, ba mẹ hãy dùng bông gòn thấm một ít dung dịch này rồi nhét vào mũi bé khoảng 15 phút.
Dùng hành hoa
Sau tỏi, thì hành hoa cũng là một loại dược liệu trị nghẹt mũi rất hiệu quả. Trước tiên, ba mẹ ưu tiên chọn loại hành có mùi cay hăng và nông hơn để đảm bảo tính hiệu quả cao. Về nhà, ba mẹ chỉ cần lấy phần lá hành hoa ngắt thành những đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát. Sau đó, ba mẹ dán mặt có chất nhầy của hành hoa lên cánh mũi bé, mỗi bên 1 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác.
Một số cách trị nghẹt mũi cho bé đơn giản & hiệu quả
Dùng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh sạch xoang mũi, đồng thời còn giúp kháng khuẩn tốt. Từ đó, độ ẩm trong xoang mũi được tăng lên, giúp làm loãng dịch nhầy. Với công dụng này, ba mẹ hãy nhớ dùng nước muối sinh lý nhỏ vào hai hốc mũi của bé 3 lần/ngày. Đây là cách trị nghẹt mũi cho bé rất đơn giản, mà hiệu quả lại rất cao.
Nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh sạch xoang mũi, đồng thời còn giúp kháng khuẩn tốt.
Sử dụng dụng cụ hút mũi
Ba mẹ chỉ nên sử dụng cách này khi khoang mũi của bé có quá nhiều dịch nhầy. Bởi, máy hút mũi rất có thể sẽ khiến bé khó chịu một xíu. Để tránh một số tổn thương cho xoang mũi của bé, ba mẹ cần nhỏ vào mũi bé vài giọt nước muối sinh lý, sau đó mới tiến hành hút mũi. Ba mẹ lưu ý nhé! Tư thế tốt nhất của bé lúc này nên là nằm nghiêng.
Sử dụng máy làm ẩm xoang mũi
Khi bé bị nghẹt mũi, ba mẹ cần tìm cách để tăng độ ẩm trong xoang mũi, từ đó dịch nhầy có thể loãng đi. Sử dụng máy làm ẩm xoang mũi cũng là một cách trị nghẹ mũi cho bé hiệu quả. Theo đó, ba mẹ hãy đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để không khí trở nên ẩm hơn. Tình trạng nghẹt mũi hoặc sổ mũi của bé nhờ đó cũng có thể được thuyên giảm dần dần.
Một số cách phòng ngừa nghẹt mũi cho bé
Mặc dù thời tiết thay đổi dễ khiến bé bị nghẹt mũi, nhưng nếu ba mẹ chủ động phòng ngừa thì bé vẫn có thể không mắc phải tình trạng này. Con Cưng đã tổng hợp được một số cách giúp ba mẹ có thể chủ động phòng ngừa tình trạng này cho con. Ba mẹ cùng tham khảo nhé!
Ba mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa để bé tránh bị nghẹt mũi.
– Mẹ không nên cai sữa quá sớm cho bé. Vì sữa mẹ rất giàu các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp bé chống lại bệnh tật. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian tối thiểu trẻ nên bú sữa mẹ là 6 tháng.
– Ba mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa.
– Bé cần được tiêm phòng cảm cúm đầy đủ.
– Tránh để bé tiếp xúc với người bị cảm cúm, cảm lạnh.
– Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài, hoặc ở nơi có người bị bệnh.
– Bổ sung nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu sắt và vitamin C để tăng sức đề kháng cho bé.
Không chỉ khiến bé khó chịu, nghẹt mũi còn ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe và giấc ngủ của bé. Vì vậy, ba mẹ cần chăm sóc chu đáo hơn và đừng quên ứng dụng các cách trị nghẹt mũi cho bé mà Con Cưng đã chia sẻ nhé! Trong lúc điều trị cho bé, ba mẹ cần tìm mua các loại vitamin C, sắt, hay các loại tinh dầu giữ ấm và phù hợp với trẻ; ba mẹ đừng quên tìm đến hệ thống siêu thị mẹ bầu & em bé Con Cưng nhé! Chuỗi hơn 700 cửa hàng mẹ và bé Con Cưng có mặt hơn 40 tỉnh thành cùng website www.concung.com hoặc App Con Cưng sẽ giúp ba mẹ có thể mua trực tiếp hoặc mua sắm online một cách thuận tiện và nhanh chóng đấy! Chúc gia đình mình luôn khỏe mạnh.