Mạch công suất class AB là gì? Tìm hiểu amply, cục đẩy class AB

Như ở những bài trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những bộ mạch âm thanh phổ biến như mạch class TD, mạch công suất class H được sử dụng trong amply và cục đẩy. Ngoài ra thì còn một loại mạch khuếch đại âm thanh được ứng dụng khá nhiều trong các thiết bị âm thanh đó chính là mạch khuếch đại âm thanh class AB. Vậy mạch class AB là gì? Sơ đồ mạch công suất class AB như thế nào, hiệu suất thiết bị khi sử dụng mạch âm thanh thanh này ra sao? Có nên chọn amply, cục đẩy class AB để sử dụng hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Mạch class AB là gì?

Mạch class AB hay còn gọi là mạch công suất class AB là mạch khuếch đại tín hiệu âm thanh kết hợp giữa kiểu class A và class B. Cụ thể khi đầu ra nhận công suất nhỏ thì class AB sẽ hoạt động như bộ khuếch đại class A còn khi đầu ra nhận công suất lớn thì mạch sẽ tự động chuyển đổi thành mạch class B.

Để làm được điều này mạch khuếch đại âm thanh sẽ tích hợp 2 bóng bán dẫn và chúng phân cực trước giai đoạn đầu ra bộ khuếch đại. Sau đó mỗi bóng bán dẫn sẽ thực hiện hoạt động trong khoảng từ 180° đến 360° tùy thuộc vào công suất đầu ra.

Mạch khuếch đại âm thanh class AB xuất hiện trong nhiều dòng cục đẩy, amply karaoke cho đến amply hội nghị (sử dụng cho micro hội thảo)

Mạch công suất class AB là gì

Đặc điểm của mạch công suất class AB

Lấy ví dụ 2 thiết bị hay sử dụng mạch class AB đó là amply và cục đẩy thì 2 sò công suất trong các thiết bị này sẽ luôn hoạt động cùng thời điểm để có thể triệt tiêu mức sai số tín hiệu. 2 sò này sẽ hoạt động theo kiểu kéo đẩy tức là một sò khuếch đại tín hiệu dương còn một sò đảm nhận nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm.

Mạch công suất class AB thường sẽ có mức làm việc hiệu suất cao hơn so với nửa chu kỳ của mạch class B và ít hơn nhiều so với toàn bộ chu kỳ của mạch class A.

>> Tham khảo thêm các bài viết:

Đặc điểm của mạch công suất class AB

Sơ đồ mạch công suất class AB

Bạn có thể quan sát sơ đồ mạch công suất class AB dưới đây:

Sơ đồ mạch công suất class AB

Nguyên lý hoạt động của mạch khuếch đại âm thanh class AB

Sau khi quan sát xong sơ đồ mạch công suất class AB có thể kết luận nguyên lý hoạt động của chúng như sau:

  • Biến dạng ở class B sẽ được khắc phục bằng cách xác định điểm thiên bị của bóng bán dẫn.
  • Thiên vị bóng bán dẫn so với điểm cắt nhưng lại để thấp hơn so với điểm trung tâm Q của class A. Như vậy ta có mạch class AB.
  • Amply class AB hoạt động theo nguyên lý kéo – đẩy nên có mức bias rất nhỏ chỉ 5-10%.

Nguyên lý hoạt động của mạch khuếch đại âm thanh class AB

Hiệu suất của mạch công suất class AB trong amply, cục đẩy?

Hiệu suất của mạch class AB được tính theo công thức:

H = (π/4) x (Vac/Vsupply)

Trong công thức trên thì Vac là sự dao động của AC đầu ra. Nếu mạch khuếch đại âm thanh phân cực ở giới hạn điểm cắt thì H = π/4 = 78.5%. Nếu mạch âm thanh class Ab phân cực ở giới hạn điểm hoạt động A thì H = π/8 = 39.3%.

Như vậy hiệu suất của mạch công suất class AB sẽ dao động trong khoảng từ [39.3 %; 78.5%]. Tương tự khi sử dụng trong ampli và cục đẩy thì hiệu suất chuyển đổi của amply class AB và cục đẩy class AB sẽ tương ứng từ 39 – 78%. Con số này ở mạch loại A chỉ là 20% còn loại B khoảng 70-80%.

Hiệu suất của cục đẩy, ampli class AB thường khá cao

Ưu nhược điểm của mạch khuếch đại class AB trong cục đẩy, ampli

Từ phần tìm hiểu khái niệm cũng như những kiến thức và mạch class AB, chúng ta sẽ cùng xem khi sử dụng bộ mạch này trong amply hay cục đẩy thì chúng có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm của cục đẩy, ampli class AB

  • Hiệu suất chuyển đổi năng lượng khi sử dụng mạch công suất class AB khá cao nên sẽ giảm được tình trạng nóng thiết bị khi hoạt động.
  • Tỷ lệ S/N được cải tiến nhiều so với các sản phẩm sử dụng mạch khác.
  • Amply hay cục đẩy class AB thường cho ra chất lượng âm thanh khá tốt, vừa đủ mềm mại và tiếng sáng hay.
  • Khá tiết kiệm điện năng.
  • Khả năng tương thích tốt với các thiết bị âm thanh khác như vang cơ, vang số hay mixer.

Chất lượng âm thanh của mạch âm thanh class Ab khá hay và chân thực

Nhược điểm của ampli, cục đẩy class AB

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng thiết bị sử dụng mạch khuếch đại class AB cũng có một số nhược điểm nhất định như:

  • Sản phẩm thường có giá thành cao do cấu tạo và việc chế tạo mạch mất nhiều công sức và linh kiện cao cấp.
  • Mặc dù hiệu suất của ampli hay cục đẩy class AB cũng ở mức khá nhưng con số 70% vẫn không thể đáp ứng tốt được cho những hệ thống âm than lớn chuyên nghiệp như âm thanh hội trường, sân khấu, sự kiện
  • Các sản phẩm cục đẩy, amply class AB chưa thực sự đa dạng về mẫu mã.

Nhưng để chế tạo mạch công suất class AB khá phức tạp

Có nên chọn cục đẩy, amply class AB cho hệ thống âm thanh?

Từ việc tìm hiểu ưu nhược điểm của mạch công suất class AB vậy câu hỏi đặt ra là có nên chọn mua ampli hay cục đẩy class AB hay không?

Tùy theo trường hợp cụ thể mà bạn quyết định có nên sử dụng chúng cho hệ thống âm thanh của mình hay không. Nếu bạn dùng cho gia đình hoặc những hệ thống quy mô nhỏ như quán hát, phòng trà thì có thể chọn cục đẩy sử dụng mạch khuếch đại class AB.

Còn nếu bạn muốn sử dụng cho các hệ thống âm thanh hội nghị có sân khấu hay hội trường lớn thì việc chọn cục đẩy, ampli class AB sẽ là không hợp lý vì công suất của chúng thường không cao và thiết bị dễ nóng trong quá trình hoạt động.

Nên chọn cục đẩy mạch class AB cho hệ thống âm thanh nhỏ như gia đình

Những mẫu cục đẩy class AB chất lượng nhất hiện nay

Nếu bạn đang có ý định trang bị một sản phẩm cục đẩy class AB thì hãy tham khảo ngay những mẫu mà chúng tôi giới thiệu dưới đây:

Cục đẩy Crown XLi 1500: Giá 11.500.00 đồng

Nhắc đến những sản phẩm cục đẩy trang bị mạch khuếch đại âm thanh class AB chất lượng nhất hiện nay thì không thể bỏ qua nhà Crown được, như sản phẩm XLi 1500 này thuộc dòng đẩy 2 kênh công suất mỗi kênh 330W thích hợp sử dụng cho hệ thống âm thanh gia đình. Khả năng tương thích của chúng rất tốt với các thiết bị âm thanh khác.

Thông số kỹ thuật của cục đẩy class AB XLi1500:

  • Công suất tiêu thụ:300-450wt / 2 kênh
  • Mạch công suất:Class A/B
  • Công suất 8Ω stereo:330W x2
  • Công suất 4Ω stereo:450W x2
  • Công suất 8Ω bridge:900W
  • Tần số:20 Hz – 20 kHz, +0/-1 dB (at 1 watt)
  • Tỉ lệ S/N:>100 dB
  • THD+N:<0.5%, 20 Hz – 20 kHz
  • Damping factor:(8 ohms, 10 Hz to 400 Hz) >200

Cục đẩy Crown XLi 1500: Giá 11.500.00 đồng

Cục đẩy class AB Crown XLi 2500: Giá 16.000.000 đồng

XLi 2500 là bản nâng cấp hơn về công suất so với sản phẩm phía trên với công suất 500W mỗi kênh ở chế độ 8Ohm. Chúng thích hợp sử dụng cho dàn karaoke gia đình hay những phòng hát kinh doanh. Đôi khi hệ thống hội trường nhỏ cũng sử dụng dòng này.

Thông số kỹ thuật của sản phẩm:

  • Mạch công suất Class A/B
  • Công suất 8Ω stereo:500W x 2
  • Công suất 4Ω stereo:750W x 2
  • Công suất 8Ω bridge:1500W
  • Tần số:20 Hz – 20 kHz, +0/-1 dB (at 1 watt)
  • Tỉ lệ S/N:>100 dB
  • THD+N:<0.5%, 20 Hz – 20 kHz
  • Damping factor:(8 ohms, 10 Hz to 400 Hz) >200
  • Độ nhạy:0.775V or 1.4V

Cục đẩy class AB Crown XLi 2500: Giá 16.000.000 đồng

Cục đẩy class AB Crown KVS 500: Giá 12.650.000 đồng

Thuộc dòng đẩy sử dụng mạch công suất class AB chất lượng cao với thiết kế thông minh hiện đại và trọng lượng nhỏ gọn dễ dàng di chuyển khi cần thiết. Với mức công suất 500W mỗi kênh và 750W mỗi kênh ở chế độ 4Ohm có thể kéo được hầu hết các dòng loa trên thị trường hiện nay.

Thông số kỹ thuật của cục đẩy mạch công suất class AB KVS500:

  • Loại:2 kênh
  • Điện áp vào:220 – 240V ~ 50 – 60Hz
  • Công suất ra loa:500W
  • Mạch công suất:Class A/B
  • Công suất 8Ω stereo:500W x 2
  • Công suất 4Ω stereo:750W x 2
  • Công suất 8Ω bridge:1500W (Mono)
  • Tần số:20Hz – 20kHz
  • Trở Kháng:8Ohm
  • Kích thước:482 x 89 x 395 mm

Cục đẩy class AB Crown KVS 500: Giá 12.650.000 đồng

Cục đẩy liền vang BKSound DSP3500: Giá 5.200.000 đồng

Là thiết bị tích hợp 2 trong một sử dụng mạch class AB cho hiệu suất chuyển đổi tương đối tốt. Điểm cộng nữa cho sản phẩm đó là thiết kế hiện đại nhỏ gọn thích hợp sử dụng cho nhiều không gian khác nhau. Trang bị chip xử lý âm thanh cùng hệ thống linh kiện cao cấp giúp âm thanh đầu ra cực hay và chân thực.

Thông số kỹ thuật của sản phẩm:

  • Độ nhạy đầu vào MIC:9MV/10kΩ
  • Độ nhạy đầu vào Music:220MV/10kΩ
  • Công suất ra loa:350W x2
  • Mạch công suất:Class A/B
  • Kết nối Bluetooth:Có
  • Kết nối USB:Có
  • Remote:Có
  • Tỉ lệ S/N:=<0.05%
  • Trở Kháng:8Ohm
  • Ngõ vào Mic:3 cổng
  • Kích thước:482(R) x 341(S) x 97(C)mm
  • Trọng lượng:12.8 kg

Cục đẩy liền vang BKSound DSP3500: Giá 5.200.000 đồng

Cục đẩy class AB Audiocenter VA401: Giá 7.800.000 đồng

Là sản phẩm đẩy 2 kênh với công suất mỗi kênh lên đến 400W ở chế độ 8Ohm và 600W ở chế độ 4Ohm giúp chúng kéo được nhiều dòng loa khác nhau. Chất lượng âm thanh chân thực rõ ràng đảm bảo tiếng sạch không lẫn tạp âm. Đặc biệt là sử dụng ở mức công suất cao cũng không sợ bị méo hay vỡ tiếng.

Giao diện bên ngoài thì hiện đại sang trọng, thân thiện với người dùng. Đồng thời trang bị mạch class AB cho hiệu suất hoạt động tốt, ổn định hơn.

Thông số kỹ thuật của sản phẩm:

  • Công suất định mức (20Hz-20KHz, <0.1% THD): Âm thanh nổi 2 × 400W / 8Ω – Âm thanh nổi 2 × 600W / 4Ω – Âm thanh nổi 2 × 800W / 2Ω – Cầu 1200W / 8Ω – Cầu 1600W @ 8Ω
  • Hệ thống bảo vệ A-Guard: Bảo vệ DC / Bảo vệ ngắn mạch / Quản lý quá nhiệt thông minh / Bảo vệ quá nhiệt / Bảo vệ quá tải đầu vào / Bảo vệ quá tải đầu ra / Bảo vệ khởi động mềm / Bảo vệ giới hạn Lên đến 9V
  • Đáp ứng tần số (âm thanh nổi 1W 8Ω) 20Hz-20 KHz (± 0.5dB)
  • Nhạy cảm 0,775V / 32dB / 26dB
  • Đầu vào kết nối/Kết nối đầu ra: NERRIK ® XLR đực & JackNEUTRIK ® Speakon NL4MP& Binding bài (lỗ)
  • Dung tích Tụ lọc 10000μf / 63V × 4
  • Trở kháng đầu vào Cân bằng 20KΩ / Không cân bằng 10KΩ
  • Crosstalk (20Hz-20KHz, Công suất định mức 8Ω) ≥60dB
  • Tỷ lệ S / N (Công suất định mức 8Ω, Trọng số) ≥103dB

Cục đẩy class AB Audiocenter VA401: Giá 7.800.000 đồng

Lưu ý khi chọn mua amply, cục đẩy class AB

Để chọn mua được sản phẩm chất lượng và phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình thì khâu chọn mua đóng vai trò rất quan trọng. Những mẹo nhỏ giúp bạn chọn được sản phẩm cục đẩy, amply class AB phù hợp với mình đó là:

  • Chú ý tới mục đích sử dụng: Nếu bạn sử dụng cho gia đình thì có thể chọn cục đẩy hoặc ampli class AB. Còn nếu sử dụng cho hệ thống âm thanh quy mô lớn thì không nên.
  • Giá thành sản phẩm: Bạn nên tìm kiếm sản phẩm phù hợp với khả năng đầu tư của mình để mua.
  • Thương hiệu: Nên ưu tiên chọn mua sản phẩm tích hợp mạch công suất class AB của những thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo chất lượng.
  • Địa chỉ mua hàng: Chỉ nên mua sản phẩm của những đơn vị uy tín đáng tin cậy, như vậy sẽ giúp bạn an tầm hơn trong quá trình sử dụng.

Trên đây là bài viết giới thiệu mạch công suất class AB là gì, nhược điểm của mạch class AB và có nên chọn mua cục đẩy, amply class AB hay không. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất với mình. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.

Duy Shinota - Giám đốc Lạc Việt Audio

Với hơn 15 năm trong lĩnh vực âm thanh, tôi đã và đang setup rất nhiều hệ thống âm thanh khác nhau: Từ các dàn loa đám cưới đến các hệ thống âm thanh sân khấu lớn. Với kinh nghiệm và đam mê công việc của mình chắc chắn khi có nhu cầu liên hệ đến Lacvietaudio.com bạn sẽ nhận được những tư vấn chất lượng và hiệu quả nhất!

Alternate Text Gọi ngay