Nhận biết cua Hoàng đế và cua Huỳnh đế ở Việt Nam với các đặc điểm
Cua Hoàng Đế và cua Huỳnh Đế là loài hải sản quý hiếm tập trung chủ yếu ở các vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ. Loài cua này được mệnh danh là “vua” cua. Bởi vì ngoài hương vị hơn hẳn các loài cua khác thì chúng đem lại giá trị kinh tế cao cùng với giá trị dinh dưỡng rất tốt để bảo vệ sức khỏe nay được đưa về tphcm với mức giá thành rẻ vừa túi tiền.
Có hình dạng lạ mắt, thịt chắc và thơm ngon,luôn được nhiều người săn đón dù giá cả triệu đồng một kilogam. Ở Việt Nam, loài cua này đem lại giá trị kinh tế khá cao cho ngư dân. Bạn có thể căn cứ vào một số đặc điểm nhận dạng dưới đây để phân biệt một số loại cua.
Đặc điểm của cua Hoàng Đế nhập khẩu
Cua Hoàng Đế có tên danh pháp là Ranina ranina . Đây là một loài cua biển được phân bố nhiều ở vùng biển phía Đông Nam Thái Bình Dương. Đối với các loại cua nhập khẩu từ mỹ, Australia,… có một số đặc điểm nhận dạng sau:
Về kích thước
Kích thước bề ngang của cua king crab lên tới 30cm và có trọng lượng khoảng 4kg. Một số loài có chân dài tới gần 1 mét. Thông thường con đực sẽ to hơn con cái.
Về hình dáng
Có thân hình lớn và được phủ lớp vỏ bọc giáp dày với các gai nhọn phía trên. Chúng có 5 cặp chân dài để di chuyển và tìm kiếm thức ăn.
Về màu sắc
Cua chủ yếu có màu xanh, xanh dương, cua màu đỏ.
Cua Hoàng đế và cua Huỳnh đế ở Việt Nam
Cua Hoàng Đế khác cua Huỳnh Đế chỉ ở tên gọi. Bởi ở Việt Nam, là một sản phẩm dùng để tiến vua nhưng dưới thời vua chúa nhà Nguyễn, để tránh tên tục của chúa Nguyễn Hoàng, chữ “hoàng” phải đổi sang “huỳnh”. Vì thế được đổi thành cua Huỳnh Đế.
Cua Hoàng Đế hay Huỳnh Đế có kích thước to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn. Chúng thoạt nhìn có hình dáng giống con bọ khổng lồ nhưng cũng có vẻ ngoài gần giống với loài rùa.
Phần đầu cua dài, có nhiều râu và hơi chúi xuống. Phần mai hình vuông, càng và que ngắn nhưng rất sắc trọng lượng con trưởng thành dao động 700g.
Cũng giống với các loài khác, chúng có bộ áo giáp dày và cứng với màu vàng rực như hoàng bào. Phần trên mai là những gai nhọn li ti xuôi theo thân. Đặc biệt, cua chỉ có 6 chân và 2 càng rất khác so với các loài cua khác.
Các loài cua Hoàng Đế và cua Huỳnh Đế
Chỉ sinh sống tại các vùng biển sạch, có đáy cát vàng và nguồn nước trong xanh như vùng biển Quy Nhơn (Bình Định), Phú Yên, Tuy Phong (Bình Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cam Ranh (Khánh Hòa).
Một số loại cua ở Việt Nam thường gắn với tên gọi của những nơi đánh bắt và sinh sống nhiều như:
- Đảo Phú Quý
- Phú Quốc
- Phú Yên
- Quy Nhơn
- Quảng Ninh
- Sóc Trăng
- Thủ Đức
Việc đánh bắt khá khó khăn do chúng có thể ngụy trang rất tốt. Vì thế nên số lượng cua đánh bắt được rất khan hiếm và có giá trị đắt đỏ.
Ẩm thực từ cua Hoàng Đế
Cua Huỳnh Đế được mệnh danh là “vua cua” bởi hương vị của loài vua này vô cùng thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt gạch cua rất chắc, thịt thơm và béo ngậy.
Để thể hiện hết cái ngon, cái quý và sự tươi ngon của cua thì khi chế biến tốt nhất là nên tiết giảm gia vị. Cách nấu đơn giản nhất là hấp, hoặc luộc rồi chấm muối tiêu và ớt xanh. Một số món sốt hoặc lẩu từ cũng được rất nhiều người yêu thích.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến theo nhiều cách hiện đại mà giữ được giá trị dinh dưỡng vốn có và làm dậy mùi cho món ăn như: Cua nguyên con nướng phô mai, rang me, rang muối, nướng…
Cua Huỳnh Đế hay cua Hoàng Đế có giá trị dinh dưỡng rất cao. Vì vậy, dù giá thành có cao thì nhiều người vẫn luôn cố gắng săn tìm để có cơ hội thưởng thức loài “vua” cua này.
Đánh giá post