Nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị | Cleanipedia
Mục Lục
1. Nguyên nhân khiến bạn bị nổi mẩn đỏ ngứa ngáy
Tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy là bệnh viêm da ở trẻ thường gặp vào ngày trời nắng nóng. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu bởi:
Thời tiết thay đổi thất thường gây nổi mẩn đỏ
Những yếu tố bên ngoài môi trường như bụi bặm, lông động vật,.. cũng làm cho làn da của bạn bị mẩn cảm. Điều này sẽ khiến cho da bé phát ban, nổi mẩn đỏ.
Sức đề kháng yếu
Những người có cơ địa yếu thường bị dị ứng với thời tiết hoặc những tác động khác bên ngoài môi trường. Thậm chí, nếu gia đình có di truyền bị viêm da cũng dễ bị gặp tình trạng này.
Bị dị ứng với thức ăn
Dị ứng thức ăn là hiện tượng phổ biến gặp ở nhiều người, đặc biêt là các loại hại sản, thực phẩm mùi tanh. Những người tiếp xúc với hải sản có thể bị nổi mẩn đó ngứa ngáy, châm chích rất khó chịu.
Viêm da dị ứng
Đa phần là do dị ứng tiếp xúc. Bệnh này thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố môi trường xung quanh như: khói bụi, quần áo, nước hoa, bỉm…
Bệnh mề đay gây nổi mẩn đỏ, ngứa
Đây là bệnh dị ứng với các yếu tố: thời tiết oi bức (chỉ nổi ở một số vị trí phổ biến như lưng, mặt, chân,…) , thức ăn (tôm, thịt bò, cua,…). Với bệnh này có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Biểu hiện đặc trưng là xuất hiện các nốt mẩn ngứa to nhỏ khác nhau kết thành mảng và làm trẻ bị ngứa khó chịu.
Bệnh nấm trên da
Bệnh này xảy ra do vô tình tiếp xúc với các loại nấm ký sinh như nấm móng, nấm kẽ móng tay – móng chân, nấm tóc, nấm Candida,…
Dị ứng với thuốc
Đối với một số trẻ có cơ địa nhạy cảm, thì một số thành phần trong thuốc vẫn có khả năng gây dị ứng, nổi mẩn đỏ. Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh cho trẻ thì nên lưu ý đến điểm này.
Yếu tố bên trong cơ thể
Một số loại giun sán kí sinh trong cơ thể, rối loạn chức năng gan, thận cũng là một trong những nguyên nhân bị ngứa.
2. Trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?
Dấu hiệu nổi mẩn đỏ rất dễ nhận biết, dân gian có tên gọi khác cho bệnh này là “nấm sữa”. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Các mẹ có thể nhận biết được con của mình bị viêm da hay không qua các biểu hiện sau:
Trên da bé sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ khắp người, đặc biệt là ở đầu, mặt, gò má, trán, da đầu,…Hầu hết các vị trí trên người đều bị nổi nốt và tróc vảy, tuy nhiên có những vị trí bên ngoài sẽ xuất hiện trước.
Những nốt mọc lên có thể là mụn đỏ hoặc mụn nước, khi những nốt bị loét chảy nước ra sẽ khiến bé đau xót. Khi khô sẽ đóng thành vảy.
Từ những vết đỏ bắt đầu xuất hiện các nốt li ti nhỏ hoặc to trên da tùy theo tác nhân gây bệnh, có thể khiến cho trẻ bị ngứa toàn thân, khó chịu, quấy khóc, gãi liên tục các chỗ bị ngứa .Từ đó vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Tình trạng này bắt gặp ở hầu hết mọi độ tuổi: không chỉ trẻ 2 tuổi bị nổi mẩn đỏ gây ngứa mà những trẻ lớn hơn cũng có nguy cơ gặp phải.
Khâu vệ sinh cho trẻ là hết sức cần thiết và quan trọng. Nếu không vệ sinh đúng cách thì sẽ gây nhiễm trùng sâu hoặc tệ hơn là gây đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: nhiễm trùng máu, viêm mủ màng phổi hay viêm phổi do tụ cầu, viêm màng não mủ, tràn mủ màng tim,…
Để tránh những biến chứng như trên, cha mẹ cần quan sát trẻ và đưa ngay đến bác sĩ trong những trường hợp sau:
-
Trẻ bị nổi mẩn ngứa dữ dội, không có biện pháp làm giảm cơn ngứa.
-
Mẩn đỏ nhanh chóng lan ra toàn bộ cơ thể và không có biểu hiện thuyên giảm.
-
Các vùng mẩn đỏ xuất hiện mủ, có dấu hiệu lở loét, dễ nhiễm trùng.
-
Xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao liên tục, nôn,…
3. Cách chăm sóc trẻ bị nổi mẩn đỏ, ngứa đúng cách
Những em bé ở tháng thứ 3 thường xuất hiện nhiều nốt nhọt mẩn ngứa, dị ứng hoặc tấy đỏ trên da. Bên cạnh việc phòng chống thì các bạn cũng cần chú ý đến trẻ bị mẩn ngứa nên điều trị và phòng ngừa ra sao trong thời gian bị bệnh sao cho khoa học và an toàn.
Cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây ngứa
Để đảm bảo bệnh không nặng thêm, hoặc lây sang những đứa trẻ khác bạn nên cách ly trẻ khỏi 5 nguyên nhân khiến bạn thường bị nổi mẩn ngứa khi trời nóng. Đặc biệt là thảm len, áo lông, nơi có nhiều động vật, nơi tập trung nhiều người. Ngoài trời gió hay những nơi có nhiều hoa cũng khiến tình trạng mẩn ngứa của trẻ ngày càng nặng hơn.
Nếu gia đình nuôi động vật như chó, mèo thì nên nhốt chúng vào một nơi cố định. Hoặc không để chúng tiếp xúc hoặc đến gần trẻ. Lông động vật sẽ bay vào những nốt bị vỡ nước làm nhiễm trùng và để lại sẹo. Không những thế, những loại ký sinh trùng cũng có thể lây sang da bé, dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng hơn.
Tắm cho bé bị mẩn ngứa
Nhiều bố mẹ thường sợ khi con bị nổi mẩn ngứa tắm con sẽ lâu khỏi hơn. Tuy nhiên đó là suy nghĩ sai lầm. Khi trẻ bị ngứa là do da bị nhiễm khuẩn vì vậy việc tắm hằng ngày sẽ giữ da sạch sẽ và loại bỏ vi khuẩn tốt hơn. Tuy nhiên, khi tắm nên sử dụng những loại sữa tắm chuyên dùng cho da trẻ em, không chứa nhiều hóa chất. Tắm bằng nước ấm, nhanh chóng và lau khô.
Việc tắm rửa cho bé mỗi ngày là điều không nên bỏ qua, điều này sẽ giúp cho hiện tượng mẩn ngứa nhanh khỏi hơn. Ngoài ra cũng giúp việc hấp thụ thuốc bôi hằng ngày hiệu quả hơn. Sau mỗi lần tắm rửa sạch lớp thuốc cũ, bạn nên dùng kem cung cấp độ ẩm để xoa lên khắp cơ thể bé. Sau đó bôi thuốc đặc trị mẩn ngứa.
Kể cả khi bé đã khỏi bệnh, bạn cũng nên duy trì việc sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da và hạn chế các tác nhân gây dị ứng tác động lên da. Khi lựa chọn quần áo cho bé cũng nên mua những loại được làm bằng vải cotton, vải lụa mềm, thoáng mát, thoải mái. Chất liệu vải cũng ảnh hưởng rất nhiều đến làn da còn yếu của bé nên bố mẹ phải hết sức chú ý.
Ngoài ra thì cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ:
-
Rửa những nốt mẩn ngứa cho trẻ bằng nước ấm, tránh dùng xà phòng hay hóa chất tẩy rửa
-
Không được để cho trẻ gãi mạnh lên vùng da bị mẩn ngứa, sẽ khiến da bị tổn thương và tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.
-
Tuyệt đối không cho trẻ ăn hay tiếp xúc với hải sản, trứng hay các chất tẩy rửa…
-
Giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, nơi ở của trẻ sạch sẽ, thoáng mát.
4. Cách điều trị mẩn đỏ gây ngứa ở trẻ
Khi trẻ bị ngứa, mề đay hoặc dị ứng, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để trị dứt điểm tình trạng trên:
Đắp nha đam để trị nổi mẩn đỏ cho bé
Nha đam ngoài công dụng làm đẹp thì cũng có tác dụng chữa một số bệnh ngoài da, trong đó có mẩn ngứa, mề đay, dị ứng. Đây là một sản phẩm thiên nhiên nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da của trẻ. Để thực hiện, bạn lấy 1 nhánh nha đam và bóc tách lớp vỏ bên ngoài, lấy phần ruột rồi đắp lên những vùng da bị mẩn ngứa của trẻ để làm mát và dịu cơn ngứa.
Tắm cho trẻ với lá trầu không
Bạn nấu một nắm lá trầu không với một nồi nước to, để nguội sau đó tắm cho trẻ hàng ngày, đây cũng là cách trị tình trạng trẻ bị ngứa được nhiều người áp dụng.
Trị mẩn đỏ gây ngứa bằng lá trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm. Tương tự như lá trầu không, bạn nấu một nắm trà xanh với nước và tắm cho trẻ trong khoảng 4 – 5 ngày, mỗi ngày tắm một lần.
Trẻ bị ngứa thì nên ăn gì, kiêng gì?
Khi trẻ bị ngứa, cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn những loại thực phẩm giàu protein (nhất là sữa), bởi chúng sẽ gây dị ứng khiến cơ thể giải phóng histamin làm cho trẻ ngứa ngáy trên da. Nếu bắt buộc phải uống sữa thì bạn nên nấu sôi sữa nhiều lần để biến đổi tính chất của protein. Ngoài ra, tránh cho trẻ ăn các thức ăn béo, cay, nóng, các loại thủy sản.
Ngược lại, cha mẹ nên cho trẻ ăn một vài thực phẩm tốt cho bé khi bị mẩn ngứa như rau xanh (giúp thanh nhiệt giải độc, loại bỏ nguyên nhân gây ngứa như mề đay), tỏi (tác dụng tốt trong việc tiêu viêm, giảm ngứa và làm dịu vết mẩn đỏ trên da), nghệ (giúp tiêu viêm, giảm bong tróc, lở loét trên da). Hoặc uống các loại nước gừng, trà xanh, nước ghệ… cũng sẽ giúp ích cho trẻ mau khỏi bị mẩn ngứa.
Hy vọng là những chia sẻ trên đã phần nào giúp các bậc phụ huynh sớm phát hiện và điều trị khi trẻ bị ngứa, nhằm có sự bảo vệ tốt nhất dành cho bé trong giai đoạn giao mùa sắp đến. Và đừng quên đồng hành với Cleanipedia trong những mẹo vặt cuộc sống khác bạn nhé!
>>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.