Xin bàn thêm đôi lời về bài: Cảnh thu – https://dvn.com.vn
Skip to content
Xin bàn thêm đôi lời về bài : Cảnh thu
CẢM NHẬN CỦA ĐỘC GIẢ
Mục Lục
Xin bàn thêm đôi lời về bài : Cảnh thu
XIN BÀN THÊM ĐÔI LỜI VỀ BÀI: CẢNH THU
Tác giả : Trần Văn Lý
Tôi và nhà thơ Chử Văn Long cùng quê. Anh quê nội còn tôi quê ngoại (tôi sinh ra và lớn lên ở quê ngoại). Thế mà phải mãi tận năm 1993-1994 gì đó mới gặp nhau và phải tới tận năm 1995 mới “ngồi” được với nhau. Và từ đấy chúng tôi thường xuyên trao đổi với nhau về mọi vấn đề nhất là trong lĩnh vực văn chương. Vì thế khi viết bài “Dê cỏn buồn sừng” anh cũng đưa cho đọc (cách đây mấy năm), đọc song tôi đồng ý, tán thưởng. Bỗng hôm nay đọc lại nó trên phụ san thơ tháng 10-2004 giật mình tôi nghĩ: Hình như không phải như vậy, không đúng như vậy:
Bởi lẽ thường trong thơ câu trước phải liên quan chặt chẽ với câu sau như: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” phải đi đôi với “Chân trời tản mát mấy chòm mây” mới hợp là cảnh “Chiều tối” như một người ở quận Hai Bà Trưng đã dịch bài thơ “Chiều tối” của Bác Hồ. Chứ không như các bản dịch hiện hành dịch là “Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không” đẹp đấy nhưng ban ngày quá không hợp với cảnh “Chiều tối”! nhưng trong thơ lại còn có thứ liên kết và lôgích khác nữa:
Một trong ba bài thơ thu của cụ Nguyễn Khuyến có viết “Năm gian nhà có thấp le te/ Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe/ Lưng dậu phất phơ làn khói nhạt/ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”. Mỗi câu tả một cảnh khác nhau tưởng như câu trước chẳng dính được, chẳng liên quan gì tới câu sau. Song đọc hết bài thơ bỗng… Các câu thơ dính vào nhau, liên kết chặt chẽ với nhau để tả “Cái mùa thu” ở mọi thời điểm thời gian. Và đó là bài thơ thống nhất không thể tách rời.
Với những điều suy nghĩ ở trên tôi xin mạnh dạn hiểu bài “Cảnh thu” như sau: Tác giả bài “Cảnh thu” viết với ý chủ đạo “Bầu dốc giang sơn say chấp rượu”. Vậy đã dốc có nghĩa là thưởng thức “Toàn diện… giang sơn”.
Về mùa thu:
Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
Và mùa khác:
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ
Để rồi mà say:
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu
rồi mà làm thơ
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
tuy thế, biết thế mà vẫn không khỏi ngạc nhiên:
Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ
Bài thơ “Cảnh thu” là một bài thơ hay nhất quán chứ không phải là bài thơ tả cảnh mâu thuẫn gì hết như trước kia vì chưa hiểu mà tôi đã đồng ý với anh Chử Văn Long cho là bài thơ mâu thuẫn và không nhất quán.
Còn một vấn đề cuối cùng đó là tên bài thơ “cảnh thu” nếu hiểu như tôi vừa trình bày ở trên và cho là đúng sẽ dẫn tới bài thơ nội dung mâu thuẫn với tên bài. Vấn đề này tôi xin thưa rằng có lẽ cũng giống như bài “Cây chuối” của Nguyễn Trãi người sưu tầm vì chưa hiểu bài thơ nên đã áp đặt cái tên BA TIÊU cho nó, vì nội dung của bài thơ đó với cái tên của bài thơ cũng không liên quan gì với nhau. Và bài thơ “Cảnh thu” có lẽ cũng giống như vậy, vì nó vẫn còn khuyết danh.
Mùa thu 2004
CẢM NHẬN CỦA ĐỘC GIẢ
Điều hướng bài viết
Bài viết mới
- Cô em vợ
- BẪY
- Chị chị em em
- Chị Trà
- Người tình
Chuyên mục
- Cảm nhận thi ca (63)
- Độc giả nhận xét (22)
- Đọc nhiều nhất (5)
- Góc nhiếp ảnh (12)
- Muối đắng (187)
- Người đi tìm…Thơ (93)
- Những mảnh đời chắp nối (21)
- Tản mạn (3)
- Truyện ma (13)
Source: https://dvn.com.vn
Category : Haier