Siêu âm 4D thai 22 tuần: Thời điểm vàng phát hiện dị tật bẩm sinh
Siêu âm 4d thai 22 tuần là mốc thời gian vô cùng quan trọng được bác sĩ thai sản khuyến cáo. Đây là thời điểm thai nhi phát triển về trọng lượng và chức năng mạnh mẽ. Siêu âm thai 4D sẽ giúp mẹ và bác sĩ thấy được tình trạng phát triển cũng như phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi: tim, thận, bàng quang, hở hàm ếch, thiếu ngon chân, tay…
1. Tầm quan trọng của siêu âm 4D thai 22 tuần
Khi ở tuần thứ 22, thai nhi đã có một sự phát triển vô cùng mạnh mẽ về trọng lượng và cơ quan của cơ thể. Lúc này trọng lượng của thai nhi khoảng 400g và dài tầm 27cm, kích thước này tương đương với một quả bí ngô nhỏ. Các bộ phận như tay và chân đã phát triển cứng cáp hơn nhiều nên mẹ có thể cảm nhận rõ ràng các động tác của thai nhi như vặn mình, đá chân, xoay người.
Tuần 22 thai kì nằm trong mốc siêu âm thai 4D quan trọng. Ở thời điểm này, các bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hiện những dị tật của thai, kiểm tra các cơ quan nội tạng có phát triển ổn định hay không…
Theo khuyến cáo của bác sĩ khoa Sản mốc siêu âm thai 22 tuần không thể bỏ qua. Khám thai 22 tuần đóng vai trò quan trọng:
1.1. Quan sát rõ nét hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ
Theo nghiên cứu từ tuần 18 – 22 của thai nhi, lượng nước ối của thai phụ nhiều, thai nhi đã phát triển đầy đủ tứ chi. Do vậy, bác sĩ siêu âm và mẹ bầu có thể quan sát thai nhi rõ ràng ở nhiều góc độ khác nhau.
Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 22 tuần có thể quan sát rõ nét các chuyển động của bé
1.2. Kiểm tra dị tật của thai nhi về não và cột sống
Siêu âm 4D khi thai được 22 tuần, bác sĩ có thể đánh giá sự phát triển về não bộ và cột sống của thai nhi.
Phát hiện sớm các dị tật ở cột sống như chẻ đôi đốt sống thể hở và các biểu hiện bất thường ở não, bác sĩ siêu âm sẽ báo cho mẹ và gia đình để có phương án can thiệp kịp thời như có nên chấm dứt thai kì hay không.
1.3. Khảo sát sự phát triển tứ chi của thai nhi
Như đã nói ở trên, khi thai nhi được 22 tuần tuổi đã phát triển đầy đủ tứ chi. Siêu âm 4D vào thời điểm này có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển như: thiếu ngón tay, thiếu ngón chân, chậm phát triển….
Khảo sát sự phát triển của thai nhi trong tuần thai thứ 22: tứ chi đã phát triển đầy đủ, có thể quan sát rõ qua hình ảnh siêu âm
1.4. Kiểm tra tình trạng các bộ phận cơ quan nội tạng của thai nhi
+ Tim: Phát hiện dị tật tim, tim bẩm sinh là một ưu điểm nổi bậtt của kỹ thuật siêu âm 4D. Bác sĩ chuyên khoa có thể thông qua hình ảnh và chỉ số siêu âm chẩn đoán tim thai có bình thường không.
+ Thận, bàng quang: Kiểm tra không có vấn đề tắc nghẽn hay khuyết tật, không có dấu hiệu bàng quang và bề thận bị giãn.
+ Hệ tiêu hóa: Ở thai 22 tuần, việc kiểm tra hệ tiêu hóa là bắt buộc, nhằm đảm bảo hệ thống tiêu hóa của bé không bị tắc hoặc chèn ép. Các dị tật liên quan tới đường tiêu hóa thường gây nên hệ quả đa ối trung bình hoặc nặng, nó cũng liên quan tới sự bất thường nhiễm sắc thể.
1.5. Chẩn đoán các bệnh lý dị tật bẩm sinh: hở hàm ếch, sứt môi…
Siêu âm thai 4D có thể cho bác sĩ quan sát rõ hình ảnh của bé ở trong bụng mẹ dưới nhiều góc độ. Từ đó có thể phát hiện các dấu hiệu dị tật bẩm sinh: Hở hàm ếch, dị tật ở các chi, sứt môi…
1.6. Phát hiện sự bất thường của nước ối, bánh nhau
Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ kiểm tra xem có gặp bất thường về bánh nhau, nước ối như: bánh nhau có bám chắc không, diện tích nhau bám lớn hay nhỏ, nước ối nhiều hay ít, bị thiếu.
Kiểm tra tình trạng nước ối và bánh nhau của thai phụ qua hình ảnh siêu âm 4D
2. Các chỉ số siêu âm 4d thai 22 tuần thai phụ cần biết
Khi làm siêu âm 4d ở tuần thứ 22, mẹ bầu sẽ được biết các chỉ số quan trọng về thai nhi. Từ đó đánh giá được sự phát triển, hình thái học thai nhi. Bao gồm:
2.1. Chỉ số về hình thái thai nhi 22 tuần khi siêu âm 4D
+ Đầu: Vòm sọ toàn vẹn
+ Não: Não thất bên, vách trong, đường giữa, đồi thị, tiểu não, bề lớn.
+ Mặt: Hai nhãn cầu, mặt nghiêng, có miệng, môi trên liên tục, xương mũi.
+ Cổ/ngực/tim: Không có khối u, hình dạng và kích thước của ngực, phổi bình thường, tim hoạt động, không thoát vị hoành.
+ Bụng: Ruột không giãn, dạ dày ở vị trí bình thường, có hai thận, dây rốn bám thành bụng bình thường.
+ Thận, bàng quang: Bàng quang, bể thận có giãn không
+ Cột sống: Bất thường cột sống nghiêm trọng hay gặp là chẻ đôi đốt sống thể hở và đi kèm các biểu hiện bất thường ở não.
+ Hệ xương: Không có chẻ đôi đốt sống hay u bướu, tứ chi bình thường.
+ Rau thai: Không có bánh rau phụ hay khối u rau.
+ Dây rốn và niệu dục: Có 3 mạch máu, giới tính trai hay gái.
Bật mí ý nghĩa các chỉ số trong kết quả siêu âm 4D cho thai nhi 22 tuần tuổi
2.2. Chỉ số phát triển thai nhi 22 tuần khi siêu âm 4D
Siêu âm thai 4D cho biết các chỉ số quan trọng: Vòng đầu (Head cirumference – HC), đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter – BPD), vòng bụng (Abdomimal cirumference – AC), chiều dài xương đùi (Femur length – FL), Cân nặng thai nhi ước tính (Estimated Fetal Weight – EFW)… Tương ứng với từng tuần tuổi thai, các chỉ số trên có những giá trị khác nhau.
Mỗi thai nhi sẽ có những số đo không giống nhau như thai nhi vòng đầu to hơn hoặc xương đùi ngắn hơn… Thường sự khác nhau này có thể do đặc điểm di truyền từ bố mẹ. Nếu sự khác nhau này nằm trong giới hạn cho phép và không đáng kể thì những chỉ số này coi như không có bất thường.
Với từng mốc thời gian siêu âm 4D tương ứng: 12 tuần, 21 tuần, 22 tuần, 32 tuần… sẽ có mức chỉ số tiêu chuẩn để so sánh. Ví dụ, Chỉ số siêu âm 4D thai 22 tuần tiêu chuẩn như sau:
Các chỉ số phát triển tiêu chuẩn của thai nhi trong tuần 22 của thai kì: HC. BPD, AC, FL, EFW…
2.3. Chỉ số đánh giá tiêu chuẩn khác của thai 22 tuần
Siêu âm thai 22 tuần còn kiểm tra các chỉ số khác như:
+ Nhịp tim thai: Bình thường, nhịp tim thai dao động khoảng 120 – 160 I/p.
+ Vị trí bánh rau: Đánh giá vị trí của bánh rau so với lỗ trong của cổ tử cung.
+ Nước ối
+ Đo chiều dài cổ tử cung
+ Kiểm tra khối u cổ tử cung hoặc phần phụ của mẹ bầu.
3. Giải mã kết quả siêu âm 4d thai 22 tuần
Các chỉ số trong giấy siêu âm thường được viết theo cách hiểu của bác sĩ nên các mẹ có thể sẽ thắc mắc. Các chỉ số cơ bản xuất hiện trên phiếu siêu âm thường thấy là:
+ GA: Tuổi thai
+ FHR: Nhịp tim thai
+ EFW: Trọng lượng ước tính của thai
+ BPD: Đường kính lưỡng đỉnh
+ FL: Chiều dài xương đùi
+ CRL: Chiều dài đầu mông
+ TTD: Đường kính ngang bụng
+ APTD: Đường kính của trước và sau bụng
+ AC: Chu vi bụng
+ BD: Khoảng cách giữa hai mắt
+ HUM: Chiều dài xương cánh tay
+ UIna: Chiều dài xương khuỷu tay
+ Tibia: Kích thước chiều dài của xương ống chân
+ Radius: Chiều dài xương quay
+ Fibular: Chiều dài xương mác
+ OFD: Đường kính xương chẩm
+ CER: Đường kính tiểu não
+ THD: Đường kính ngực
+ TAD: Đường kính cơ hoành
+ APAD: Đường kính bụng tính từ trước tới sau
+ FTA: Thiết diện ngang thân
+ GS: Đường kính túi thai
+ HC: Chu vi đầu
+ AF: Nước ối
+ AFI: Chỉ số nước ối
+ EDD: Ngày dự sinh
Theo từng tuần tuổi thai, các chỉ số thai nghén có thể thay đổi. Do đó khi mẹ bầu cảm thấy chỉ số của con hơi thiếu so với độ phát triển thì cũng đừng lo lắng. Chỉ cần ăn uống đủ chất cũng như giữ tinh thần của mình thật thoải mái sẽ giúp cho thai nhi khỏe mạnh.
Kết quả hình ảnh siêu âm thai 4D 22 tuần – Mốc thời gian quan trọng kiểm tra các chỉ số phát triển của thai nhi
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các mẹ bầu có thể hiểu được tầm quan trọng của việc siêu âm 4d thai 22 tuần. Nếu như muốn sớm chẩn đoán được những bất thường và theo dõi em bé thì mẹ bầu đừng bỏ qua mốc siêu âm này nhé!