Siêu âm thai nhi và những điều chưa biết
Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng háo hức muốn được ngắm nhìn những hình ảnh đầu tiên của con mình khi ở trong bụng mẹ? Trong thời đại Y học ngày càng tiến bộ, siêu âm thai nhi là một trong những phương pháp phổ biến giúp theo dõi được sự phát triển của bé yêu ngay từ trong bụng mẹ. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức tổng quan về siêu âm thai nhi mà mẹ bầu cần biết.
07/08/2019 | Trang bị kiến thức cơ bản về siêu âm canh trứng
06/08/2019 | Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không?
06/08/2019 | Giải đáp thắc mắc: mẹ bầu siêu âm nhiều có hại không?
Mục Lục
1. Siêu âm thai nhi là gì?
Siêu âm thai nhi là hình thức khám thai phổ biến hiện nay. Đây được coi là phương pháp an toàn, không có tác động đến thai nhi mà lại mang đến hiệu quả tốt, giúp mẹ nhìn thấy hình ảnh của bé yêu trong bụng.
Đó là một dạng kiểm tra chẩn đoán không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của thai nhi. Trong quá trình kiểm tra, máy siêu âm truyền các sóng âm qua tử cung, và cơ thể của thai nhi sẽ phản xạ lại loại sóng này. Tiếp đó, máy tính sẽ dịch sóng âm thanh, tái tạo thành hình ảnh, video cho thấy hình dạng, vị trí và cử động của bé.
Lợi ích của việc siêu âm thai nhi là gì?
Siêu âm thai nhi giúp mẹ bầu theo dõi được sự phát triển của bé yêu qua các giai đoạn
Với mỗi bà bầu, siêu âm thai là việc làm vô cùng quan trọng. Nó giúp mẹ bầu nhìn thấy hình ảnh ban đầu của bé yêu. Quan trọng hơn, khi siêu âm định kỳ mẹ bầu sẽ theo dõi thường xuyên được sự phát triển của bé yêu qua từng giai đoạn về cân nặng, tình trạng sức khỏe, từ đó có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó, phát hiện những dị tật bẩm sinh nếu có và bác sĩ đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời, tốt nhất cho bé.
2. Những mốc siêu âm thai nhi quan trọng mẹ bầu cần nhớ
Trong suốt thai kỳ, các mốc siêu âm thai nhi trải dài từ những tuần đầu tiên cho tới trước khi sinh. Việc theo dõi thường xuyên như vậy giúp mẹ cập nhật liên tục về tình trạng sức khỏe của bé.
Tuần 5-6: Khám thai lần đầu
Thai kỳ của phụ nữ thường bắt đầu với những dấu hiệu như nôn ọe, chậm kinh nguyệt, buồn ngủ, mệt mỏi,.. Như vậy, nếu bị chậm kinh nguyệt hơn 1 tuần, bạn nên mua que thử thai kiểm tra xem có mang thai hay không. Nếu hai vạch, bạn nên đến các phòng khám Sản khoa siêu âm, phòng trường hợp mang thai ngoài tử cung.
Tuần 5-6 của thai kỳ, một vài trường hợp chưa nghe được tim thai. Mẹ đừng quá lo lắng, hãy nhờ bác sĩ theo dõi đến tuần 9-10 của thai kỳ.
Tuần 11-13: Đo mờ da gáy
Tuần 11-13 là mốc thời gian siêu âm giúp xác định tuổi thai kì chính xác nhất so với các thời điểm khác. Đây là lần siêu âm quan trọng để đo độ mờ da gáy, hay các nhiễm sắc thể bất thường gây ra chứng bệnh down, dị dạng tim,… Hết tuần 13, các xét nghiệm này giảm độ chính xác đáng kể.
Nếu đo độ mờ da gáy của thai nhi từ 3mm trở lên mẹ bầu được chỉ định chọc ối và thăm dò bệnh down, thăm dò bệnh lý thai nhi vào tuần thứ 17, 18. Trong các mốc siêu âm, đây là mốc quan trọng.
Lưu ý:
-
Độ mờ da gáy dày khoảng 3,5-4,4mm, tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%.
-
Độ mờ da gáy lớn hơn hoặc bằng 6,5mm, tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 64,5%.
Siêu âm thai nhi đo mờ da gáy ở tuần 11-13
Tuần 16-18: Xét nghiệm Triple test
Đây là thời gian xét nghiệm sàng lọc nhằm dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể. Triple test không có giá trị chẩn đoán chính xác mà mang tính dự đoán.
Xác suất lớn hơn 1/250 đánh giá là có nguy cơ cao. Khi xét nghiệm ghi 1/300 nghĩa là bạn có 1/300 nguy cơ sinh con dị tật, có đến 99,7% cơ hội sinh con bình thường. Trường hợp được đánh giá là có nguy cơ cao mẹ sẽ được chỉ định chọc ối để đưa ra kết luận cuối cùng.
Tuần 21-24: Siêu âm thai 4D
Trong giai đoạn tuần 21-24, siêu âm 4D giúp các bác sĩ đánh giá được các bất thường trong cơ thể thai nhi như dị dạng, hở hàm ếch, sứt môi…
Siêu âm 4D rất quan trọng và cần khám đúng thời điểm, tránh trì hoãn. Nếu phát hiện trễ qua tuần 24 bác sĩ không thể đánh giá rõ ràng được.
Tuần 30-32: Xác định những bất thường muộn
Siêu âm ở tuần 30-32 sẽ giúp phát hiện những bất thường có thể xảy ra muộn ở tim, động mạch, não. Nhờ đó mẹ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Tuần 35-36: Khám Non- stress
Đây là khoảng thời gian bác sĩ tiến hành siêu âm màu Doppler để theo dõi động mạch rốn, dây rốn, nước ối, động mạch não, động mạch tử cung…
Thời điểm này bé sẽ ra đời bất kỳ lúc nào. Mẹ sẽ kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, tìm hiểu xem bé có đủ oxy hay không. Căn cứ vào kết quả siêu âm thai bác sĩ xác định được căn nặng, chiều cao, số đo vòng đầu của bé.
Qua cột mốc 36, việc thăm khám nên thường xuyên hơn, để xác định xem cổ tử cung đã mở chưa, mẹ đã sẵn sàng vượt cạn chưa.
Như vậy, siêu âm thai ở các mốc thời điểm trên là vô cùng quan trọng. Mẹ bầu không nên trì hoãn hoặc bỏ qua bất kỳ thời gian nào để theo dõi được thường xuyên sự phát triển của con yêu.
Siêu âm thai nhi ở tuần 26, mẹ xác định được cân nặng, chiều cao, số đo vòng đầu của bé
3. Siêu âm thai nhi ở đâu?
Chắc chắn các mẹ bầu luôn quan tâm tới việc phải tìm kiếm phòng siêu âm thai nhi uy tín, chất lượng để cả mẹ và bé yêu được chăm sóc tốt nhất. Với đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm lâu năm, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý hoàn hảo cho các mẹ bầu.
MEDLATEC có trang thiết bị hiện đại với máy siêu âm 3D, 4D công nghệ cao cùng hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Bên cạnh đó dịch vụ đầy đủ, tiện ích theo dõi thai kỳ an toàn, hiệu quả từ những tuần đầu tiên cho tới khi mẹ vượt cạn, các mẹ hoàn toàn có thể đặt niềm tin nơi đây.
Siêu âm thai nhi là một loại hình thăm khám giúp bạn nhìn thấy hình ảnh của bé ngay từ trong bụng mẹ đồng thời phát hiện những dị tật bẩm sinh của thai. Vì thế mà nó rất cần thiết đối với mẹ bầu. Các mẹ bầu nên đi siêu âm thai nhi định kỳ để theo dõi sức khỏe của bé yêu được tốt nhất. Những mốc siêu âm quan trọng mẹ cần lưu ý là tuần 11-13, tuần 16-18, tuần 21-24, tuần 35-36.