Sơ đồ vòng đời của sán lá – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 1.05 MB, 96 trang )

Bộ phụ Paramphistomata sán hình khối chóp 2 giác bám ở 2 đầu, manh tràng,

buồng trứng, tinh hoàn không phân nhánh. Đại diện là sán lá dạ cỏ

Paramphistomium cervi ký sinh ở dạ cỏ loài nhai lại.

Bộ phụ Echinosmata kích thớc dài mỏng trên đầu sán có vành khăn trên vành

khăn có những gai. Đại diện là Echinosma ký sinh ở ruột non gia cầm.

II. Các bệnh sán lá

2.1. Bệnh sán lá gan của loài nhai lại (Fasciola)

2.1.1. Căn bệnh

Bệnh sán lá gan gia súc nhai lại do sán lá thuộc giống Fasciola có 2 loại là F.

Gigentica, F.Hepatica.

Việt Nam gặp chủ yếu là F. Gigentica nơi ký sinh là ống dẫn mật gan, đôi khi

ở tuyến tuỵ, phổi, ruột non

Ký chủ là trâu, bò, dê, cừu, thỏ, lợn, chó, ngời sán trởng thành dẹt hình lá có

chiều dài 25 73mm chiều rộng 3 12mm, với loại F. gigentica, F. hepatica thì

loại F.gigentica có 2 cạnh bên gần song song còn F.hepatica thì phình ở phía trớc,

thon ở phía sau nh vai gọi là vai giả. Giác miệng nhỏ hơn ở phía trên, giác bụng lớn

hơn giác miệng ở phía sau, 2 manh tràng phân nhánh nh cành cây, 2 tinh hoàn xếp

chùm với nhau, phân nhánh, buồng trứng ngay sau giác bụng và phân nhánh hình

hoa tuyến noàn hoàng hình hạt 2 bên thân.

Trứng: Kích thớc lớn hình trứng hay bầu dục, phình rộng ở giữa và thon đều

2 đầu, có 2 lớp vỏ mỏng đầu trên có lắp trứng bên trong chứa phôi bào to đều nhau,

ranh giới giữa các phôi bào rõ rệt và xếp kín trong trứng, trứng có mầu vàng đậm do

ảnh hởng của dịch mật.

2.1.2. Vòng đời

Gián tiếp qua vật chủ trung gian là ốc nớc ngọt. Dạng trởng thành ký sinh ở

ký chủ cuối cùng và tiến hành sinh sản hữu tính, dạng ấu trùng ký sinh ở vật chủ

trung gian và tiến hành sinh sản vô tính. Giai đoạn phôi diễn ra ở ngoài môi trờng.

Thời gian sinh sản vô tính trong ốc là 50 80 ngày, vĩ ấu bơi nội trong nớc

tìm vật chủ cuối cùng, nếu không xâm nhập đợc ngay, vĩ ấu sinh ra chất nhờn bao

bọc vĩ ấu (nang ấu bám vào cây cỏ dới nớc chờ thời cơ xâm nhập vào vật chủ cuối

cùng. Nó có thể sống đợc 8 tháng). Trâu bò, dê, cừu ăn phải cỏ có ấu trùng sẽ mắc

bệnh.

ấu trùng vào ruột non của ký chủ nhờ dịch tiêu hoá giải phóng nang ấu, ấu

trùng từ ruột non vào gan bằng 2 cách:

– Chui sâu vào niêm mạc ruột vào tĩnh mạch ruột rồi đến tĩnh mạch cửa và tới

gan xuyên qua nhu mô gan vào ống mật ký sinh ở đó.

– xuyên qua thành ruột vào xoang bụng tới gan, xuyên qua nhu mô gan vào

ống mật ký sinh ở đó.

Ngoài ra ấu trùng còn có thể qua bào thai truyền cho thế hệ sau. Trâu bò có

chửa những nang ấu theo hệ thống mao mạch vào nhau thai và ký sinh ở nhau thai,

khi gia súc non đợc đẻ ra, ấu trùng theo hệ thống tuần hoàn trở về chỗ ký sinh thích

hợp. Kể từ khi trâu bò ăn phải nang ấu phát triển thành dạng trởng thành, thành thục tiến

hành đẻ trứng 3 4 tháng gọi là thời gian hoàn thành vòng đời.

Sơ đồ vòng đời.

F.Gigantica

ống dẫn mật, gan, ở trâu bò, dê, cừu

3-11năm

Trứng (6000

trứng/ngày)

Adolescaria

Theo dịch mật

3-4 tháng

Ngoài môi trường

Miracidium

Cercaria Redia Sporocyst (ốc)

15-20 ngày

2.1.3. Dịch tễ học

Một con sán có thể đẻ 6000 trứng trong1 ngày cơ thể có rất nhiều sán, sán

sống đợc 3 11 năm, lợng trứng thải ra môi trờng rất nhiều là nguyên nhân làm ô

nhiễm môi trờng và gây bệnh cho gia súc khác.

Khả năng nhân mầm bệnh lên rất lớn mao ấu khi vào ốc phát triển thành

nhiều bào ấu mỗi bào ấu sinh ra nhiều lôi ấu. Một con ốc có từ 600800 vĩ ấu.

Là bệnh phổ biến ở nớc ta; trâu nhiễm tới 77%, bò 36%, dê cừu 20%.

Bệnh sảy ra chủ yếu là vùng đóng bằng, vùng trũng do có nhiều ao hồ sông

ngòi thích hợp cho ký chủ trung gian.

Bệnh nhiễm theo quy luật; tăng theo tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng

lớn, trâu bò càng già càng phàm ăn cây cỏ nớc, bệnh sán lá không có miễn dịch.

Bệnh sảy ra quanh năm thờng mắc nặng vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8

do ma nhiều, ốc phát triển sau 3 4 tháng sau phát bệnh. Bệnh phát ra ở vụ đông

xuân, do thời tiết khắc nghiệt kém ăn làm trâu bò chết nhiều.

Sức đề kháng của trứng và ấu trùng; trứng có sức đề kháng yếu đối với ngoại

cảnh nếu phân ớt, trong môi trờng nớc trứng tồn tại 5 8 tháng, nếu phân khô có

ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc nhiệt độ lớn hơn 40 0C thì trứng chết rất nhanh 1- 2

ngày, các hoá chất thông thờng có thể diệt đợc trứng. Nang ấu có sức đề kháng

mạnh đối với môi trờng bên ngoài ở nhiệt độ -10 – 0 0C nang ấu ngừng phát triển co

lại không chết, còn ở nhiệt độ bình thờng có thể sống đợc 8 tháng.

2.1.4. Triệu trứng

Gia súc non thờng thể hiện bệnh ở thể cấp tính con vật mệt mỏi, kém ăn chớng hơi nhẹ và đôi lúc có triệu chứng thần kinh và có hiện tợng tiêu chảy.

Gia súc già thờng thể hiện ở thể mạn tính gia súc thờng gầy yếu kém ăn da

khô lông xù, đặc biệt lông vùng xơng ức và 2 bên sờn rất rễ nhổ. Con vật tiêu chảy

nặng xen kẽ với táo bón, phân thối khắm và thờng có mầu đen nh dựa chuối, đối với

gia súc có chửa hay sảy thai, lợng sữa thờng giảm từ 10 20%.

2.1.5. Bệnh tích

Xác chết gầy, các xoang thờng tích nớc màu vàng, quan trọng giai đoạđầu là

viêm gan cấp tính, gan thờng sng to mầu nâu sẫm. Trên mặt gan có nhiều điểm hoại

tử do ấu trùng sán di hành. Giai đoạn sau có viêm gan mạn tính, gan teo lại khô cứng

mầu nâu sẫm, đặc biệt ống dẫn mật viêm loét, thành ống giãn rộng, trong lòng ống dẫn

mật có nhiều sán lá, có nhiều cặn bẩn do chất thải của sán.

2.1.6. Chẩn đoán

Dựa vào dẫn liệu thực tế; mùa mắc bệnh, tuổi mắc bệnh, vùng mắc bệnh.

Dựa vào triệu chứng điển hình gầy yếu, ỉa chảy thờng xuyên da mốc, lông xù.

Lấy phân dùng phơng pháp dội rửa nhiều lần để tìm trứng (hay còn gọi là

gạn rửa sa lắng).

Gia súc chết có thể tiến hành mổ tìm sán trởng thành ký sinh ở gan và ống

mật.

2.1.7. Phòng và điều trị

2.1.7.1. Trị bệnh

– Tetraclorua cacbon (CCl4); 4-5ml/100kg tiêm vào dạ cỏ hay tiêm bắp. Khi

tiêm vào dạ cỏ phải dùng kim dài và tiêm vào đờng trung tuyến giao điểm của mỏm

hông bên trái. Nếu tiêm bắp phải trộn với paraphin theo tỷ lệ 1:1 và tiêm ở nhiều

điểm.

Chú ý: CCl4 rất độc cho bò nên ít dùng cho bò

– Hexacloretan (C2Cl6) còn gọi là Fasciolin thờng dùng với bò, vì ít sảy ra

trúng độc hơn CCl4. Hiệu lực của thuốc; 22,5 – 91% trung bình 40%. Thuốc không

có tác dụng với sán non di hành trong tổ chức gan. Không dùng thuốc này cho bò

cái trớc khi đẻ 2 tháng. Thuốc dùng qua đờng tiêu hoá với liều 0,2 0,4g/kgP. Nếu

con vật gầy yếu, có thể cho uống làm 2 lần cách nhau 2-3 ngày. Hiện tợng trúng

độc thờng xảy ra ở súc vật cho sữa, vì rối loạn trao đổi canxi. Triệu chứng ngộ độc:

kém ăn, ỉa lỏng, chớng bụng Để tránh ngộ độc, tr ớc một ngày cồn tẩy sán và suốt

3 ngày sau khi cho thuốc, không cho súc vật ăn những thức ăn có đờng, giầu protit

và dễ nên men. Sau khi cho thuốc 1 2 ngày, một số bò cái giảm sản lợng sữa.

– Hetol: 30mg/kg Trộn với thức ăn cho ăn

– Dertil B: 6mg/kgP cho bò

8 9mg/kgP cho trâu

– oxyclozamid: 15mg/kgP cho uống

– Fascinex: 12mg/kgP

– Okazan: 10mg/kgP cho uống

2.1.7.2. Phòng bệnh:

Thực hiện 6 biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp chặt chẽ nhiều khâu mới

trừ đợc căn bệnh.

Định kỳ tẩy sán lá gan: 3-4 tháng 1 lần thờng 1 năm tẩy 2 lần: 1 lần vào cuối

mùa xuân tháng 3 tháng 4 tránh con vật vào thời kỳ nhiễm nặng, lần 2 cuối mùa thu

từ tháng 9 10 tránh nhiễm và chết vào vụ đông xuân.

Phân phải ủ theo phơng pháp sinh vật để dùng nhiệt độ đống phân diệt trứng.

Không chăn trâu bò ở nơi lầy lội, ẩm ớt, cỏ cắt tránh nơi lầy lội, cỏ cắt phải

rửa sạch hoặc phơi tái.

Thờng xuyên cải tạo bãi chăn bằng khai thông nớc để tránh úng ngập hoặc

dùng hoá chất diệt ốc hoặc diệt nang ấu.

Chăm sóc tốt tạo sức đề kháng chống lại sán.

2.2. Bệnh sán lá dạ cỏ

2.2.1. Căn bệnh

Bệnh do nhiều loài sán thuộc họ Paramphistomatidae điển hình hay gặp ở nớc

ta Paramphistomum cervi ký sinh ở dạ cỏ đặc biệt là rãnh thực quản ngoài ra còn có

ở dạ khác nh dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế, thời kì di hành có gặp ở ruột non,

ruột già, túi mật, thận.

Là bệnh phổ biến ở nớc ta hiện nay, trâu nhiễm 100%, bò nhiễm 90%, dê cừu

50 70% đặc biệt là cờng độ nhiễm rất lớn 10.000 sán trên 1 cơ thể.

Hình thái: Sán có dạng hình trụ có kích thớc tơng đối lớn, màu xám nhạt có 2

giác to ở 2 phía, giác miệng nằm ở đầu trên, giác bụng nằm ở đầu dới, 2 manh tràng

không phân nhánh, 2 tinh hoàn không phân nhánh hình khối hoặc hơi p hân thuỳ,

buồng trứng không phân nhánh hình tròn hay phân thuỳ nằm ở giữa 2 tinh hoàn và

giác bụng.

Hình thái trứng: Có dạng hình trứng nhng đầu to và đầu nhỏ rõ ràng, có lắp

trứng, 2 lớp vỏ mỏng màu tro nhạt, phôi bào bên trong to nhỏ không đều nhau và

tập trung thành từng đám.

2.2.2. Vòng đời phát triển

Phát triển gián tiếp qua vật chủ trung gian ốc nớc ngọt (thuộc loài ốc

sermetina planorbis) thời gian sinh sản vô tính trong ốc là 10 tháng và cũng sinh ra

các loại bào ấu, lôi ấu, vĩ ấu chui ra khỏi ốc thành nang ấu và bám vào cây cỏ chờ

thời cơ bán vào ký chủ: thời gian hình thành vòng đời 7 tháng

Sán trởng thành (dạ cỏ)

Paramphistomum cervi

Trứng

Aldolesearia

(nang ấu)

7 tháng

Miracidium

Vĩ ấu lôi ấu bào ấu

Cerearia redia Sporocyst

ốc (sermetina planorbis)

10 tháng

2.2.3.Triệu chứng

Do ấu trùng sau khi xâm nhập vào cơ thể, tiếp tục di hành và c trú trong các

cơ quan, làm con vật mệt mỏi, sau vài ngày xuất hiện ỉa chảy, gầy còm. Đuôi,

quanh hậu môn và chi dới dính phân lỏng. Niêm mạc ở mắt, mũi, xoang miệng nhợt

nhạt. Sau 7-10 ngày nhiễm, nhiệt độ cơ thể tăng tới 40-41 0C. Một số súc vật ốm có

xuất huyết ở kết mạc mắt, niêm mạc miệng và mũi. Con vật ỉa chảy nặng, trong

phân có lẫn máu và chất nhầy mùi thối, lông xù, dễ rụng. Mắt sâu trũng, lờ đờ.

Tác động gây bệnh chủ yếu là sán non di hành, khi di hành làm tổn thơng

nhiều khí quan trong ký chủ; gây viêm loét tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm

nhập thờng kế phát bệnh truyền nhiễm.

Do độc tố của sán tiết ra làm con vật trúng độc ảnh hởng đến trạng thái thần

kinh.

Dạng trởng thành ít tác hại hơn do nhiều sán bám vào niêm mạc dạ cỏ làm

cản trở sự nhu động dạ cỏ ảnh hởng quá trình tiêu hoá thức ăn.

Con vật biểu hiện triệu chứng; chủ yếu là gia súc gầy yếu kém ăn, ỉa chảy

liên tục và nặng, đặc biệt là phù ở vùng thấp, 4 chân, vú, yếm.

2.2.4. Bệnh tích

Các cơ quan nội tạng thờng xung huyết và xuyết huyết niêm mạc dạ cỏ chứa

rất nhiều sán, túi mật sng to, dịch mật mầu vàng nhạt, gan xuất huyết, lách khô

cứng, tim nhão, cơ tim giãn rộng.

2.2.5. Chẩn đoán

Xét nghiệm phân bằng phơng pháp rội rửa nhiều lần hoặc gạn rửa sa lắng tìm

trứng sán lá dạ cỏ cần phân biệt trứng sán lá dạ cỏ với trứng sán lá gan.

2.2.6. Phòng và trị bệnh.

– Điều trị: Cha có thuốc nào điều trị đặc hiệu mới chỉ dùng C 2Cl6 liều 0,2

04g/kgP trộn với thức ăn.

Benzimidazol (KST đa giá): 7,5 9mg/khP trộn với thức ăn

– Phòng bệnh: những biện pháp phòng bệnh tơng tự giống bệnh Fasciola và

chủ yếu là:

+ Làm khô vùng lầy lội trên đóng cỏ, bãi chăn, cải tạo đất, làm cho ký chủ

trung gian không còn tồn tại đợc.

+ Nuôi vịt, ngan, ngỗng và các loại thuỷ cầm khác để diệt ký chủ trung gian,

dùng hoá chất nh CuSO4 phun diệt. Không chăn thả súc vật ở những bãi chăn ẩm

thấp, lầy lội.

Đinh kỳ tẩy trừ sán cho đàn gia súc. ủ phân theo phơng pháp sinh học để

diệt trứng trong phân.

2.3. Bệnh sán lá ruột lợn

2.3.1. Căn bệnh

Do một loại sán lá có tên Fasciolopsis buski ký sinh ở ruột non ký chủ (lợn)

ngoài ra còn ở chó, mèo, ngời.

Sán có kích thớc tơng đối lớn, mầu đỏ thẫm gọi là sán tai hồng hay sán bã

trầu, sán có kích thớc chiều dài 20 27mm, chiều rộng 8mm, dày 3mm.

Sán mang 2 giác bám; giác miệng, giác bụng, nhng 2 giác rất sát nhau cũng

mang hai manh tràng không phân nhánh xếp đối xứng ở 2 bên thân.

Hai tinh hoàn phân nhánh phía trên, phía dới. Buồng trứng phân nhánh tạo

thành hoa xếp phía trên tinh hoàn, toàn bộ phần trên là tử cung, tuyến noãn hoàn

thành chùm dọc 2 bên thân.

Trứng có dạng hình trứng thon đều, phình rộng ở giữa mầu vàng nhạt. Trứng

có 2 lớp vỏ mỏng và một đầu có lắp trứng, phôi bào bên trong to đều nhau xếp kín

trong vỏ trứng, ranh giới giữa các phôi bào không rõ ràng.

2.3.2. Vòng đời

Bệnh phát triển qua vật chủ trung gian là ốc nớc ngọt dạng trởng thành ký

sinh ở lợn 2 năm, ở ngời 4 5 năm, sán trởng thành thờng xuyên thải trứng ra môi

trờng bên ngoài, một ngày 1 sán thải 15.000 48.000 trứng, nếu gặp điều kiện

thuận lợi nhiệt độ 25 350C, pH = 6 7, độ ẩm, ánh sáng, nớcthích hợp. Sau 23 tuần sẽ trở thành mao ấu, mao ấu sống ở môi trờng ngoài 6 7 giờ nó phải chui

vào vật chủ trung gian là ốc nớc ngọt Sermentina polypolis trong cơ thể ốc chúng

cũng sinh sản vô tính cho bào ấu, lôi ấu, vĩ ấu, thời gian sinh sản trong ốc 38 ngày

vĩ ấu chui ra khỏi ốc, tiết ra chất nhờn tạo nang ấu, nang ấu bám vào cây cỏ, bèo,

rau muống, củ ấu, củ liễng, rau lấp khi lợn ăn phải nang ấu sẽ mắc bệnh thời gian từ

khi nang ấu vào cơ thể đến khi đẻ trứng từ 84 96 ngày.

2.3.3. Dịch tễ học

Là bệnh phổ biến ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm tăng dần từ đồng bằng, trung du

ven biển đến miềm núi.

Đồng bằng : 53%

Trung du: 38%

Ven biển: 12%

Miền núi: 8,3%

Bệnh sảy ra nuôi theo phơng thức tập trung, lợn mắc 100%, bệnh sảy ra quanh

năm không có mùa vụ thông thờng cao nhất sau mùa ma vào tháng 9-10.

Bệnh nhiễm theo tuổi, tuổi càng cao bệnh càng nặng.

Bệnh nhiễm theo phơng thức chăn nuôi, nếu chăn nuôi tập trung, thả rông,

cho ăn thức ăn sống thì mức độ nhiễm nặng.

Ngoài lợn, ngời nhiễm sán lá ruột lợn do ăn phải nang ấu ở rau muống, củ ấu,

củ liếng khi ngời mắc sán lá ruột lợn; ỉa chảy, thiếu máu và chớng bụng.

Sức đề kháng của căn bệnh rất yếu đối với điều kiện ngoại cảnh trứng sán lá

ruột lợn chết nhanh với hoá chất thông thờng, nhiệt độ cao, ánh sáng trực tiếp,

pH>8 hoặc pH < 5 đều có thể diệt chết đợc trứng. Nang ấu có sức đề kháng yếu ở môi trờng ngoại cảnh. ở nhiệt độ bình thờng nang ấu tồn tại 2-5 ngày. Nang ấu trong môi trờng bên ngoài bám vào cây cỏ thuỷ sinh (làm thức ăn cho lợn) thờng gặp nh: bèo cái, rau muống, rau lấp, bèo tấm, rau tóc tiên, bèo tổ ong 2.3.4.Triệu chứng, bệnh tích Lợn nhiễm bệnh, ăn uống thất thờng, gầy còm, thuỷ thũng. Con vật ỉa chảy, lông xù, chậm lớn. Mổ khám chủ yếu thấy bệnh tích ở ruột non, niêm mạc ruột non thờng viêm xuất huyết và dầy lên. Trong lòng ống ruột có nhiều sán màu đỏ. 2.3.5. Chẩn đoán Dựa vào phơng thức chăn nuôi nh lợn thả rông, ăn thức ăn sống, thức ăn thô xanh thì tỷ lệ mắc bệnh cao. Dựa vào dịch tễ nh là vùng đông bằng tỷ lệ mắc cao, tuổi lợn càng cao thì dễ mắc bệnh. Xét nghiệm phân tìm trứng của sán lá ruột lợn. Trứng có đặc diểm: Hình trứng, phình rộng ở giữa, thon về phía 2 đầu, màu vỏ chanh. 2.3.6. Biện pháp phòng trừ Căn cứ vào dịch tễ học của bệnh, việc phòng trừ phải tập trung giải quyết 2 khâu chính: – Tẩy trừ sán trong cơ thể súc vật. – Diệt trừ căn bệnh ở môi trờng ngoài. Hai khâu trên phải gắn chặt và hỗ trợ nhau. Những biện pháp cụ thể gồm: + Tẩy trừ sán cho lợn bệnh và lợn mang sán. Thời gian tẩy tốt nhất là trớc lúc sán trởng thành, cha kịp đẻ trứng để tránh mầm bệnh gieo rắc ra ngoài môi trờng ngoài và hạn chế tác hại của sán. Thuốc tẩy đợc dùng phổ biến hiệu quả cao hiện nay là Dipterex. Thuốc tẩy cả sán còn non và sán trởng thành. Thuốc dùng trộn lẫn với thức ăn, cho ăn 1 lần vào buổi sáng với liều 0.15g/kg thể trọng ( trớc khi cho uống thuốc để lợn nhịn đói, hiệu quả tẩy đạt 90- 100%). Thuốc an toàn với lợn nái có chửa, tỷ lệ trúng độc thấp. Nếu bị trúng độc thì dùng Atropin để giải độc. Ngoài Dipterex, còn có thể dùng Tetraclorua cacbon với liều 0,15- 0,2ml/kg thể trọng. Fascinex cũng có tác dụng tẩy sán tốt. + Xử lý phân để diệt trừ. Những cơ sở chăn nuôi lợn, hàng ngày phải dọn phân và ủ phân, dùng vôi bột để tẩy uế. Không dùng phân tơi để bón ruộng nhất là những ruộng trồng cây thức ăn cho gia súc. Không dùng nớc rửa chuồng, nớc cống rãnh có trứng sán chảy trực tiếp ra ruộng rau, ruộng cây thức ăn gia súc. + Diệt trừ ký chủ trung gian: Dùng vôi bột, CuSO 4 một số loại phân hoá học để diệt trừ ốc. Chăn nuôi thuỷ cầm để tiêu diệt ốc. + Cho súc vật ăn uống sạch, đủ chất. ở những vùng có bệnh, cách tốt nhất là thức ăn phải đợc nấu chín, nuôi dỡng tốt để nâng cao sức đề kháng. 2.4. Bệnh sán lá ruột gia cầm 2.4.1. Căn bệnh Bệnh do nhiều loại sán thuộc họ Echinontomatidae ở nớc ta gặp chính là Echinontoma revulotum ký sinh ở ruột non, ruột già của gia cầm thờng gặp ở gà vịt, ngan, ngỗng ngoài ra còn gặp ở chó, lợn. Sán có dạng hình lá tre hay lá liễu. Chiều dài sán 7 12mm, chiều rộng sán 1- 2mm. Đặc biệt trên đầu có hình lá sen, cổ áo, vành khăn, trên đó có 37 49 gai li ti xếp thứ tự bám sâu vào niêm mạc ruột. Giác miệng nằm ở vùng vành khăn, giác bụng to hơn nằm phía sau, 2 manh tràng không phân nhánh nằm dọc 2 bên thân, 2 tinh hoàn hình khối, phân thuỳ xếp phía trên, phía dới nằm phần cuối cơ thể. Buồng trứng hình khối tròn nằm trên tinh hoàn sau giác bụng, tuyến noãn hoàn có hình chùm nằm dọc hai bên thân. Trứng có kích thớc nhỏ, hình trứng, 2 lớp vỏ mỏng, đầu có nắp mầu vàng nhạt trong phôi bào xếp kín trong trứng. 2.4.2. Vòng đời Sán phát triển gián tiếp qua vật chủ trung gian và vật chủ bổ xung. Dạng trởng thành ký sinh ở ruột non ký chủ cuối cùng và thải trứng ra môi trờng bên ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi 12 17 ngày trứng phát triển thành mao ấu (miracidium), mao ấu xâm nhập vào ký chủ trung gian ốc nớc ngọt limnea radix trong ốc 2- 3 tháng sinh sản vô tính cho ra bào ấu, lôi ấu, vĩ ấu. Vĩ ấu thoát ra ngoài khỏi ốc bơi lội tự do trong nớc và vĩ ấu chui vào vật chủ bổ sung (VCTG2). Có thể loại ốc limnea hoặc Radix hoặc con lòng lọc ở vật chủ trung gian 2 tạo thành Metacercaria. Khi gà, vịt, ngỗng ăn phải vật chủ trung gian 2 sẽ bị mắc bệnh, vĩ ấu xâm nhập vào trong cơ thể gia cầm, ấu trùng giải phóng ra và phát triển thành dạng trởng thành ký sinh ở ruột non, hình thành vòng đời 10 30 ngày. 2.4.3. Triệu trứng và bệnh tích. Gà nhiễm 20 30%, bệnh sảy ra chủ yếu vào mùa xuân thích hợp cho nòng nọc và ốc phát triển ở vùng đóng bằng và gia cầm lớn. Triệu chứng bệnh tích không điển hình, gà thờng chậm lớn kém ăn tiêu chảy và đẻ trứng giảm xuống. Niêm mạc ruột non, ruột già xuất huyết và viêm, trong lòng ruột non có nhiều sán có nhiều cặn bị vôi hoá. 2.4.4. Chẩn đoán Đối con vật sống: Xét nghiệm phân tìm trứng bằng phơng pháp gạn rửa sa lắng hay rội rửa nhiều lần. Đổi với súc vật chết: dùng phơng pháp mổ khám tìm sán trởng thành hoặc dựa vào bệnh tích; viêm chảy máu và viêm cata ở từng vùng ruột. 2.4.5. Phòngvà trị bệnh Phòng bệnh: Định kỳ diệt sạch sán trong cơ thể gia súc bằng cách tẩy trừ. Tiêu diệt trứng sán thải ra ngoài môi trờng bằng cách ủ phân. Diệt ký chủ trung gian, ký chủ bổ sung ở khu vực chăn thả gia cầm. Nuôi riêng gia cầm non với gia cầm tr ởng thành. ở những nơi ao hồ có nhiều mầm bệnh, gia cầm non phải đợc nuôi đến 2-3 tháng tuổi trên những sân khô ráo. Không xây dựng trại chăn nuôi gia cầm gần ao hồ không an toàn về bệnh. Cho gia cầm ăn no, đủ chất. Trị bệnh: Tetraclorua cacbon (CCl4 ) liều 2-5ml/con tiêm thẳng vào diều hoặc cho uống qua ống thông vào diều. arecolin liều 0,002g/kgP hoà với nớc 1% tiêm vào diều hoặc qua ống thông. Bột hạt cau 0,5-1g/con sắc lấy nớc cho vật uống hoặc trộn vào thức ăn. Bithiolin: liều 1g/kgP trộn vào thức ăn Filixan liều 0,3-0,4g/kgP trộn với thức ăn. 2.5. Bệnh sán lá sinh sản gia cầm (Prosthogonimosis) 2.5.1. Căn bệnh Do nhiều loài sán thuộc giống Prosthogonimus Việt Nam gặp 2 loại P.ovatus, P.cuneatus nơi ký sinh là cơ quan sinh sản của gia cầm (ký sinh ở buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung), gia cầm non ký sinh ở túi Fabricious. Ký chủ gà, vịt, ngan, ngỗng và các loại chim trời khác. Sán có kích thớc rất mỏng nhìn rõ khí quan bên trong hình quả lê, thon đều, phình rộng phía sau. chiều dài 5-6mm, chiều rộng 3-4mm có 2 giác bám, giác miệng phía trớc, giác bụng phía sau, 2 manh tràng không phân nhánh nằm 2 bên thân, 2 tinh hoàn hình khối xếp đối xứng nhau, buồng trứng hình hoa nằm ôm giác bụng, tử cung rất phát triển xếp kín trong thân sán. Trứng có kích thớc nhỏ gồm 2 lớp vỏ mỏng màu nâu nhạt, bên trong có chứa nhiều phôi bào. 2.5.2. Vòng đời Sán phát triển gián tiếp qua vật chủ trung gian và vật chủ bổ xung. Dạng trởng thành ký sinh ở cơ quan sinh sản gia cầm thờng xuyên thải trứng, trứng theo phân ra môi trờng bên ngoài. Nếu gặp điều kiện thuân lợi trứng sau 8-10 ngày, trứng nở thành mao ấu, ký sinh trong ốc nớc ngọt, sau 4-5 ngày sinh sản vô tính trong ốc nớc ngọt phát triển thành bào ấu, lôi ấu, vĩ ấu. Vĩ ấu chui ra khỏi ốc tìm đến vật chủ trung gian thứ 2 là chuồn chuồn sau 7-10 ngày phát triển thành nang ấu. Gia cầm ăn phải chuồn chuồn có chứa ấu trùng sẽ mắc bệnh. ấu trùng vào ruột non giải phóng ra, theo hệ tuần hoàn về cơ quan sinh sản của gà để ký sinh. Hoàn thành vòng đời là 15 ngày. 2.5.3. Triệu chứng và bệnh tích. Quá trình diễn biến bệnh ở gà có thể chia làm 3 thời kì: Thời kì I: Con vật vẫn khoẻ mạnh, ăn uống đi lại bình thờng. Thành phần và độ to nhỏ của trứng cha thay đổi, nhng bắt đầu thấy ở trứng mềm dễ vỡ, khả năng đẻ trứng giảm. Sau đó gà gầy yếu, đẻ trứng không có vỏ vôi. Trứng chỉ đợc bao phủ bằng lớp màng dới vỏ vôi. Đôi khi trứng cha kịp đẻ đã bị vỡ nên chỉ thấy lòng trắng và lòng đỏ chảy ra ở lỗ huyệt. Tiếp theo là con vật khó đẻ và không đẻ. Thời kì này kéo dài gần 1 tháng. Thời kì II: Con vật có biểu hiện ốm rõ rệt, ăn ít, rụng lông, gầy yếu, hay nấp góc tờng, vơn dài cổ để đớp không khí, bụng to, đi đứng không thăng bằng, vào ổ nằm lâu nhng không đẻ. Lỗ huyệt đôi khi lòi ra vỏ mềm, bẹp hoặc chảy ra những dịch thể đặc, quánh nh vôi. Thời kỳ này kéo dài khoảng 1 tuần. Thời kì III: Nhiệt độ cơ thể tăng. Lông xù, khát nớc. Dáng đi chậm chạp từng bớc, ỉa chảy, lỗ huyệt lõm vào. Mép hậu môn đỏ đậm. Quanh lỗ huyệt và phần cuối của bụng không còn lông. Thời gian này kéo dài 2-7 ngày. con vật thờng bị chết. Bệnh tích: Biểu hiện rõ là viêm ống dẫn trứng. Niêm mạc ống dẫn trứng tơi, xốp, rất dày, có sán màu hồng đỏ. Xung huyết toàn phần hoặc 1 phần ống dẫn trứng phía gần huyệt. Đôi khi ống dẫn trứng bị viêm chảy máu. Khi nặng tổ chức của ống dẫn trứng bị teo hoặc đứt ống dẫn trứng. Ngoài viêm ống dẫn trứng, còn viêm phúc mạc. Bụng to bên trong chứa dịch nhờn màu vàng và có mủ, có khi thấy những ảnh noãn hoàng to, nhỏ khác nhau, nổi trong dịch này. Màng bụng, màng treo ruột xung huyết. Đôi khi thấy viêm phúc mạc không thấy dịch rỉ. 2.5.4. Chẩn đoán Dựa vào triệu chứng điển hình gà đẻ khó, sản phẩm trứng giảm và đặc điểm trứng vỏ mềm dễ vỡ. Lấy phân xét nghiệm bằng phơng pháp Fulleborn, Cherbovich để tìm trứng sán. Đối với gia cầm chết: dùng phơng pháp mổ khám tìm sán Prosthogonimus. 2.5.5. Phòng và trị bệnh Với gà dùng Tetra clorua cacbon (CCl 4 ) liều 2-5ml/1gà, cho uống qua ống cao su hoặc tiêm thẳng vào diều. Ngoài ra còn dùng hexaclorua dicacbon (C 2Cl6 ) liều 0,5g/1 gà bằng cách trộn vào thức ăn 1 lần trong 1 ngày và cho thuốc 3 ngày liền. Hiệu quả sử dụng thuốc cao. Khi điều trị: những gà đẻ trứng vỏ mỏng sẽ khỏi ốm sau 2-5 ngày. Những gà đẻ trứng vỏ mềm sẽ khỏi sau 6-12 ngày. Những gà cạn trứng sẽ khỏi sau 10-18 ngày. Những gà bị bệnh nặng, việc điều trị không có hiệu quả. Phòng bệnh: Để ngăn ngừa bệnh xâm nhiễm, không chăn thả gia cầm và chuồng nuôi gần đầm ao hồ. ở những vùng không an toàn về bệnh, không thả gia cầm trớc lúc mặt trời mọc, vì chuồn chuồn lúc này còn đậu nhiều trên những cây nhỏ, chỉ khi có mặt trời, chuồn chuồn mới bay đi. Thả gia cầm sau khi mặt trời mọc sẽ giảm cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh.

Source: https://dvn.com.vn
Category: Bản Tin DVN

Alternate Text Gọi ngay