Các thành phần cơ bản trong một bộ Custom WaterCooling – GEARVN.COM

CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRONG MỘT BỘ WATERCOOLING

Máy tính ngày nay không chỉ khỏe mà còn phải đẹp. Vì vậy các bộ tản nhiệt nước Custom ra đời để phục vụ nhu cầu làm đẹp của phái mạnh. Với khả năng tùy biến vô hạn của từng linh kiện, chủ nhân của một dàn Custom Water Cooling sẽ hoàn toàn thể hiện được cá tính của mình.

Ưu điểm của một bộ tản nhiệt nước custom:

_Hiệu năng cao hơn so với tản nhiệt khí và tản AIO_Có thể tùy biến theo ý thích của người dùng vì hoàn toàn có thể tự chọn được từng linh phụ kiện_Quan trọng nhất là cực kỳ đẹp !

Nhược điểm:

_Giá thành cao_Khó gia công, yên cầu thợ sửa ống nước có kinh nghiệm tay nghề_Phải thay nước, bảo trì định kì

Hãy cùng tìm hiểu sơ bộ về các bộ phận chính trong một dàn tản nhiệt nước custom qua bài viết này nhé!

Một vòng tuần hoàn

1/ Block CPU 

Là thành phần cốt lõi của bất cứ hệ thống tản nhiệt nào, block sẽ có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt độ đến Coolant(nước giải nhiệt), chất lượng hấp thụ sẽ tùy vào cấu tạo và chất liệu(Đồng, niken,…)  mà nhà sản xuất làm ra. Hiện nay Block CPU có rất nhiều chất liệu, màu sắc và chất liệu để phù hợp với nhu cầu của từng người.

Block CPU trong suốt của Bykski

2/ Block GPU(VGA)

Nhiệm vụ tương tự như Block CPU, muốn gắn vào thì phải tháo bỏ bộ tản nhiệt cũ của VGA ra. Nhưng không phải lúc nào cũng gắn được nên việc tìm block sẽ hơi khó khăn với một số dòng VGA vì nhà sản xuất không thiết kế sẵn. Lúc đó buộc thợ sửa ổng nước phải đi tìm block trên các lò độ. Ngoại trừ một số loại VGA đã có sẵn block nước chuyên dùng cho các dàn Water Cooling.

MSI GTX 1080 SEA HAWK EK X được lắp sẵn block nước

Ngoài ra còn có block dành cho Main, RAM, SSD, HDD,.. tùy vào nhu cầu của mỗi người.

3/ Pump – Máy bơm

Nhiệm vụ chính là bơm Coolant đến các linh kiện khác. Tùy theo dòng mà sẽ có tốc độ bơm và độ bền khác nhau, có loại còn có thể chỉnh được tốc độ bơm trực tiếp. Lưu ý rằng nên chọn tốc độ bơm phù hợp với loại coolant, vì sẽ có trường hợp bơm quá mạnh mà coolant quá lỏng sẽ tạo ra rất nhiều bọt và tiếng ồn, ngược lại nếu bơm quá yếu còn coolant quá đặc thì sẽ không đủ lực bơm lên các linh kiện, thậm chí làm hỏng hoặc tắc bơm.

4/ Reservoirs/Tank – Bình chứa nước

 Dùng để đựng coolant dẫn đến pump và sau khi đi một vòng tuần hoàn. Tùy vào giá thành mà độ bền/độ chịu nhiệt của Reservoir sẽ được nâng cao. Hiện nay có một số loại Reservoir tích hợp chung với Pump, nhờ đó sẽ tiện lợi hơn và giá thành giảm đáng kể.

Tank xoắn xoắn đèn đèn nhìn chất nhỉ!

5/ Radiator – Két nước

Dùng để hấp thụ nhiệt nóng từ coolant sau khi chảy qua linh kiện. Nhiệt nóng sẽ được truyền qua các Fin(lá tản nhiệt) được xếp thành hình zigzag, sau đó sẽ được các Fan(quạt) thổi vào các fin làm mát. Chất lượng của Radiator sẽ phụ thuộc vào độ dài, độ dày và lá tản nhiệt.

Độ dài sẽ quyết định bạn gắn được tối đa bao nhiêu fan. VD: 140mm(1 fan 140mm), 240mm(2 fan 120mm), 480mm(4 fan 120mm),…

Độ dày, chất liệu và chỉ số FPI (Fins Per Inch) càng cao sẽ quyết định hiệu suất tản nhiệt.

Các lá tản nhiệt trên Radiator

6/ Fan – Quạt tản nhiệt

Không chỉ để làm mát radiator, thông thoáng thùng máy, mà những loại fan lúc bấy giờ còn có tác dụng trang trí dàn máy với những chính sách led nhiều sắc tố .

Bộ Fan led Riing của Thermaltake 

7/ Fitting – Ống nối

Dùng để nối linh kiện với Tube(Ống nước) hoặc tube với tube. Chất liệu, thiết kế và ron giữ ống sẽ quyết định đến chất lượng và giá thành của loại fit.

8/ Tubing – Ống nước

Ống nước có 2 loại chính và ống cứng và ống mềm. Ống cứng thì có nhiều loại chất liệu, chủ yếu là PETG, Acrylic, hoặc thậm chí là thủy tinh và kim loại.

Ống PETG thì dễ uốn và bền hơn nhưng dùng một thời gian sẽ bị đục, còn Acrylic thì rất đẹp nhưng lại khó uống và giòn. Còn kim loại và thủy tinh chỉ dành cho một số dàn PC đặc biệt.

9/ Coolant – Nước làm mát

Coolant sẽ chạy qua các đường ống đến các linh kiện để hấp thụ nhiệt và giải nhiệt thông qua Radiator. Người dùng có thể chọn nước cất loại chất lượng để tiết kiệm, hoặc dùng coolant chuyên biệt cho tản nhiệt nước. Tùy vào sở thích và kinh phí của mỗi người mà chọn coolant với thành phần, độ đặc lỏng,… khác nhau.

Ở trên là các linh kiện cơ bản để làm nên một bộ tản nhiệt nước Custom. Vẫn còn có rất nhiều đồ chơi khác như van xả, chong chóng, VGA Bridge, phụ gia…Mà các dân chơi thường lắp để trang trí cho dàn PC của mình.

Source: https://dvn.com.vn
Category: Phụ Kiện

Alternate Text Gọi ngay