Thai nhi 3 tuần tuổi: Kích thước như thế nào, phát triển ra sao?
Nếu phôi thai đã vượt qua ống dẫn trứng đến được tử cung và làm tổ tại đây, bạn có thể thấy âm đạo xuất ra máu lốm đốm. Các chuyên gia sản khoa ước tính có khoảng 15 – 25 phụ nữ bị chảy máu cấp ghép. Đây là hiện tượng chảy máu nhẹ xảy ra khoảng 6 – 12 ngày sau khi thụ thai. Bạn cũng có thể cảm thấy bị chuột rút khi cấy ghép.
Dấu hiệu có thai 3 tuần bao gồm buồn nôn
Khi hormone thai kỳ hCG bắt đầu tăng lên, bạn có thể nhận thấy một số cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Tùy vào thể trạng mà mỗi phụ nữ sẽ trải qua hiện tượng ốm nghén khác nhau, có người bị ốm nghén nặng ngay từ những tháng mang thai đầu trong khi một số mẹ bầu khác lại không gặp quá nhiều vất vả đối với tình trạng này.
Thay đổi ở ngực khi có thai 3 tuần
Ngực của bạn có thể bắt đầu đau và núm trở nên sậm màu hơn thâm đen do cơ thể bạn bắt đầu chuẩn bị cho quá trình tạo sữa.
Mục Lục
Có thể bạn quan tâm
Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu? Cách giúp mẹ giảm khó chịu
Thai 3 tuần là bao nhiêu tháng?
Câu trả lời là bạn đang ở tháng đầu tiên của thai kỳ. Do đó, bạn cần cần quan tâm đặc biệt đến giai đoạn này nhé!
Thai 3 tuần siêu âm có thấy không?
Đây là thắc mắc của không ít chị em đang mong ngón tin vui. Theo các chuyên gia sản khoa, khi thực hiện siêu âm thai 3 tuần, bạn vẫn chưa thể thấy được gì do lúc này này em bé mới chỉ là một phôi còn rất nhỏ, kích thước bằng đầu đinh ghim và dài khoảng 0,048mm.
Thai nhi 3 tuần phát triển như thế nào?
Mặc dù mẹ có thể không cảm thấy được mình đã mang thai chưa, nhưng chắc chắn lúc này một thai nhi đang hình thành và phát triển bên trong mẹ. Mặc dù chỉ là thai nhi 3 tuần tuổi, nhưng bé lúc này đang phát triển hết sức mình.
Trứng đã thụ tinh sẽ trải qua một quá trình phân chia tế bào. Khoảng 30 giờ sau khi thụ tinh, trứng sẽ phân chia thành hai tế bào, sau đó bốn tế bào, sau đó tám và tiếp tục phân chia đến khi di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung. Khi đến tử cung, nhóm tế bào này sẽ trông giống như một quả bóng nhỏ và được gọi là phôi thai.
Các phôi sẽ trở nên rỗng và chứa đầy chất lỏng, được biết đến như là một túi phôi. Sau đó các phôi nang sẽ tự gắn vào nội mạc tử cung. Điều này được gọi là cấy ghép. Cấy ghép trong tử cung sẽ tạo ra một kết nối thiết yếu: nội mạc tử cung sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải cho phôi đang phát triển. Theo thời gian, vùng cấy ghép này sẽ phát triển thành nhau thai.
Chăm sóc phụ nữ có thai 3 tuần
Có thai 3 tuần nên ăn gì?
Ở tuần thứ 3 của thai kỳ, bạn nên tập trung vào việc lựa các loại thực phẩm có nhiều canxi và sắt để giúp cơ thể tạo ra lượng máu cần thiết cho quá trình mang thai.
Nếu bạn buồn nôn hoặc nôn mửa do ốm nghén, hãy thử pha trà gừng, uống một ít nước canh súp hoặc ăn một quả chuối. Ngay cả kem, sữa chua cũng là lựa chọn thú vị để bạn bổ sung canxi, protein mà cũng vừa đem đến sự ngon miệng. Bên cạnh đó, bạn hãy ăn kèm thêm các loại hạt tốt cho bà bầu nhằm đem đến những chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Cuối cùng, phụ nữ mang thai 3 tuần nên uống đủ nước cũng như bổ sung vitamin cho bà bầu, từ đó giúp cho quá trình bầu bí của bạn diễn ra suôn sẻ nhất.
Có thai 3 tuần nên hạn chế stress
Phụ nữ mang thai 3 tuần có thể nghĩ rằng trong thời gian này, điều duy nhất có thể gây hại cho em bé trong bụng là những gì mà bạn ăn. Thực chất, suy nghĩ này không quá chính xác. Khi bị stress, cơ thể bạn có thể sẽ tạo ra một sốchất độc hại như hormone kháng miễn dịch cortisol.
Những phụ nữ thường xuyên bị trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có tỷ lệ sẩy thai cao hơn. Stress ở người mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần của em bé sau khi con chào đời, ví dụ như bé có thể dễ bị stress hơn trong tương lai. Trong các nghiên cứu sử dụng đối tượng là chuột mang thai bị stress, con của chúng có các hành vi hết sức khác biệt so với con của những chuột mẹ bình thường.