nội dung ôn tập môn tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Tài liệu text

nội dung ôn tập môn tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.5 KB, 55 trang )

Bạn đang đọc: nội dung ôn tập môn tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Tài liệu text

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG
VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
MỤC LỤC
Mô hình tổ chức NHTW…………………………………………………………………………………………………..14
* Khái niệm……………………………………………………………………………………………………………………23
*/ Cấu trúc của thị trường tiền tệ……………………………………………………………………………………….31
*/ Nội dung cơ bản của các công cụ thị trường tiền tệ:…………………………………………………………32

1

1. Hãy phân tích vai trò của tiền trong nền kinh tế? Ý nghĩa của việc nghiên cứu tiền?
Lịch sử phát sinh và phát triển của tiền tệ đă chứng minh rằng: tiền tệ không phải đơn
thuần chỉ là một vật trung gian trong trao đổi hàng hoá, biểu thị quan hệ kinh tế giữa những
người sản xuất hàng hóa mà nó cc̣n biểu hiện những quan hệ xă hội khác. Ngày nay những
quan điểm và định nghĩa về tiền đă được mở rộng và có sự thay đổi so với trước đây. Tuy
vậy, tiền tệ vẫn khẳng định vai tṛ của ḿnh đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường. Vai tṛ
đó được thể hiện ở các mặt sau:
-Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng
hóa.
Khi nghiên cứu quá tŕnh ra đời của tiền tệ, chúng ta đă khẳng định tiền tệ là sản phẩm
tất yếu của nền sản xuất và trao đổi hàng hóa. Song rơ ràng, khi tiền tệ ra đời, tiền tệ lại trở
thành một tác nhân tích cực đối với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Tiền tệ
là công cụ thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá (trong nước và ngoài nước) phát triển lên
ở mức cao hơn vv́ những lí do sau:
– Nhờ có chức năng thước đo giá trị, giá trị của hàng hoá được biểu hiện một cách
đơn giản. Nghĩa là, giá trị của các hàng hoá đều được biểu hiện bằng tiền, do đó chúng có
thể so sánh dễ dàng với nhau. Trên cơ sở này, người lao động có thể so sánh được với nhau
về mức độ và tŕnh độ lao động ḿnh đă bỏ ra cho xă hội trong một đơn vị thời gian.
– Nhờ chức năng phương tiện thanh toán, đă làm cho sự trao đổi hàng hoá không bị
ràng buộc về không gian và thời gian, làm cho hàng hoá đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng

một cách trôi chảy hơn.
– Nhờ chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ, việc hạch toán và tính toán hiệu quả
kinh doanh trở nên thuận tiện và đầy đủ; quá tŕnh tích luỹ tiền tệ được thực hiện để mở rộng
qui mô sản xuất và kinh doanh.
-Thứ hai: Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế
Trong điều kiện nền KTTT, tiền tệ không chỉ là phương tiện để mở rộng và phát triển quá
tŕnh sản xuất và trao đổi hàng hóa ở trong và ngoài nước mà nó cc̣n là phương tiện quan
trọng để thực hiện và mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác như
chính trị, văn hóa, xă hội,… Nhờ có tiền, mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế
giới sẽ được hv́nh thành và phát triển, làm cho xu thế ḥa nhập trong các lĩnh vực kinh tế – xă
hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật,… giữa các nước ngày càng sâu
rộng.
-Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hầu như mọi quan hệ kinh tế xă hội đều bị tiền tệ
hoá, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan … đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong
điều kiện đó, tiền tệ trở thành công cụ để xử lí mọi ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xă
hội (trong và ngoài nước), đồng thời tất cả các hành vi kinh tế trong nền kinh tế hiện nay
đều hướng đến 1 mục đích duy nhất, đó chính là lợi nhuận (là tiền). Bên cạnh đó, thực tế đă
chứng minh, tiền tệ là công cụ hữu hiệu giúp các chủ thể trong nền kinh tế xă hội đạt được
các mục đích khác nhau. Từ các cá nhân, đến các tổ chức, để tồn tại, hoạt động và phát
triển, đều cần có nguồn lực vật chất thể hiện dưới nhiều hv́nh thái khác nhau, và tất cả các
mục đích đó đều có thể được thỏa măn thông qua việc dùng tiền để mua sắm. Thậm chí,
ngay cả Chính phủ, để thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ của ḿnh, để khuếch
trương quyền lực chính trị của ḿnh và tạo uy tín trong long dân chúng, Chính phủ cũng
luôn cần đến tiền như là một phương tiện hữu ích nhất, và thỏa măn đă dạng các mục đích
nhất.
b)Ý nghĩa của việc nghiên cứu tiền?
2

Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc
làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc
sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định. Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến
nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện
và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc
lựa chọn các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là
một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với các nhà hoạch định
và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu kinh tế. Đặc biệt là trong bối
cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu về chính sách tiền
tệ cụ thể là các công cụ của chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
cao.

3

2. Vận dụng lý thuyết lượng cầu tài sản để giải thích sự phân bố tài sản trong đầu tư của
các cá nhân?
Khi của cải của một người tăng lên, anh ta có thêm tiềm lực kinh tế sẵn sàng để có thể mua
sắm thêm tài sản. do vậy lượng tài sản mà anh ta yêu cầu (lượng cầu tài sản) tăng lên.
Khi giữ những thứ khác không thay đổi, một sự tăng về của cải làm tăng một lượng cầu
tài sản và sự tăng lượng cầu này lớn hơn nếu tài sản đó mang nhiều tính chất cao cấp hơn là
tính chất cần thiết
Quyết định mua một tài sản chịu ảnh hưởng bởi việc xem xét lợi tức dự tính của tài sản
đó
Một sự tăng lợi tức dự tính của một tài sản so với lợi tức dự tính của một tài sản thay
thế, khi giữ mọi thứ khác không đổi sẽ làm tăng lượng cầu tài sản đó.
Mức độ rủi ro hoặc không chắc chắn về lợi tức của một tài sản cũng tác động lên lượng
cầu tài sản đó.
Khi mọi thứ khác không thay đổi, nếu rủi ro của một tài sản tăng lên so với rủi ro của

các tài sản thay thế, thì lượng cầu của nó sẽ giảm
Tính lỏng của tài sản tác động đến lượng cầu tài sản đó
Một tài sản có tính lỏng cao hơn tài sản thay thế, khi giữ mọi thứ khác không thay đổi,
thì nó càng được ưu chuộng và lượng cầu tài sản sẽ càng lớn
Khi giữ mọi yếu tố khác không thay đổi:
+ lượng cầu một tài sản thường có tương quan thuận với của cải với một đáp ứng lớn hơn
nếu tài sản đó có nhiều tính chất “cao cấp” hơn là tính chất “cần thiết”
+ lượng cầu một tài sản có tương thuận với lợi tức dự tính của nó so với các tài sản thay thế.
+ lượng cầu một tài sản có tương quan nghịch đảo với rủi ro về lợi tức của nó so với những
tài sản thay thế.
+ lượng cầu một tài sản có tương quan thuận với tính lỏng của nó so với các tài sản thay thế.
Lợi ích của việc đa dạng hóa đầu tư là làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư và lợi ích
càng lớn khi lợi tức từ các khoản đầu tư không diễn biến giống nhau.

4

3. Trình bày các khối tiền trong nền kinh tế? Theo bạn, trong tương lai tỷ trọng các khối
tiền này có xu hướng thay đổi như thế nào?
vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách mà cụ thể là NHTW mỗi nước-cơ
quan chịu trách nhiệm chính trong xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, là phải biết một
cách chính xác các thành phần của lượng tiền cung ứng vào lưu thông bao gồm các bộ phận
nào để có thể dự báo được những biến động kinh tế cũng như có những biện pháp điều
chỉnh hợp lý. Thông thường, NHTW các nước sẽ vừa áp dụng phương pháp lý thuyết trên
cơ sở vận dụng linh hoạt các học thuyết kinh tế tiền tệ vừa áp dụng phương pháp kinh
nghiệm trên cơ sở kiểm nghiệm thực tiễn để xây dựng một phép đo tổng lượng tiền trong
lưu thông từ hẹp đến rộng một cách phù hợp nhất với diễn biến của môi trường kinh tế nước
ḿnh. Trước khi tv́m hiểu cụ thể về phép đo tổng lượng tiền trong lưu thông và các thành phần
của nó, cần phải biết khái niệm “Khối lượng tiền tệ trong lưu thông”. Khối lượng tiền trong
lưu thông là khái niệm dùng để chỉ tất cả các phương tiện được chấp nhận làm trung gian

trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác tại một thị trường cụ thể
trong một khoảng thời gian nhất định.
Để dẫn ra một mô hv́inh của quá tŕnh cung ứng tiền tệ, người ta phân biệt các khối tiền
trong lưu thông. Thành phần mức cung tiền tệ thay đổi thường xuyên từ giai đoạn này sang
giai đoạn khác và khác nhau giữa các nước. Thành phần mức cung tiền tệ hay phạm vi các
phép đo khối lượng tiền có thể được tŕnh bày khái quát như sau:
– Khối tiền tệ M1 (Khối tiền tệ giao dịch): Đây là khối tiền tệ theo nghĩa hẹp nhất về
lượng tiền cung ứng, nó chỉ bao gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao
đổi hàng hoá, mà không phải qua một bước chuyển đổi nào. Với khối tiền tệ này, tổng lượng
tiền cung ứng bao gồm:
+ Tiền đang lưu hành: gồm toàn bộ tiền mặt do ngân hàng trung ương phát hành đang
lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng. Xét về chủng loại, tiền đang lưu hành bao gồm các loại
tiền giấy, tiền xu, ngân phiếu …
+ Tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng thương mại: là loại tiền gửi mà chủ sở hữu của
nó có thể rút ra hoặc phát hành séc để thanh toán tiền mua hàng hoá hay dịch vụ vào bất kỳ
lúc nào.
– Khối tiền tệ M2 (Khối tiền giao dịch mở rộng): Đây là phép đo khối lượng tiền rộng
hơn trong lưu thông. Khối tiền tệ này bao gồm:
+ Khối tiền tệ M1.
+ Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
– Khối tiền tệ M3: Khối tiền tệ này bao gồm:
+ Khối tiền tệ M2.
+ Các khoản tiền gửi tại các định chế tài chính khác.
– Khối tiền tệ L: Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm:
+ Khối tiền tệ M3.
+ Các loại giấy tờ có giá trong thanh toán có tính lỏng cao, tức là dễ chuyển thành
tiền mặt, có thể kể đến như: thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu,….
Trong các khối tiền kể trên, khối tiền tệ M1 là khối có tính lỏng cao nhất. Khi khối tiền tệ
được mở rộng theo các phép đo từ M1 đến L thv́ tính lỏng của nó càng thấp
b) trong tương lai tỷ trọng các khối tiền này có xu hướng thay đổi như thế nào?

Các loại tiền trong nền kinh tế thị trường phát triển thường được xếp theo trình tự căn cứ
vàonhận dạng theo “tính lỏng trong giao dịch” – một thuật ngữ được sử dụng khá thường
xuyên ở hầu hết các sách nghiên cứu về tiền tệ. “Tính lỏng” biểu hiện cho khả năng dễ dàng
chuyển sang tiền mặt nhằm đáp ứng cho nhu cầu giao dịch. Theo đó, có thể thấy tiền pháp
định do nhà nước phát hành đạt “tính lỏng” cao nhất, sau đó mới đến các loại tiền tài sản
5

khác. Do đó khối tiền tệ M1 vẫn được sử dụng rộng rãi nhất, khối tiền này bao gồm các loại
tiền giấy, tiền kim loại do nhà nước phát hành. Nó có tên gọi “tiền pháp định” đã cho thấy
các loại tiền này được nhà nước thống nhất phát hành và cho phép lưu thông với mệnh giá
được ghi trên đồng tiền theo luật định. Đồng tiền pháp định thể hiện quyền lực của nhà nước
trong quá trình điều tiết lưu thông tiền tệ qua hoạt động phát hành cũng như thu hồi tiền từ
lưu thông nhằm thực hiện những mục tiêu của Chính phủ trong từng thời kỳ. Mặt khác,
đồng tiền pháp định còn khẳng định chủ quyền quốc gia, sự độc lập của hệ thống tiền tệ mỗi
quốc gia đó trên trường quốc tế. Do vậy, về hình thức, tiền pháp định luôn có dấu quốc huy
trên đồng tiền, đặc biệt đối với các loại tiền giấy, thường còn phải có số sêri phát hành và
chữ ký của một quan chức Chính phủ.
Trong lưu thông, tiền pháp định có thể được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như:
tiền mặt, tiền NHTW, tiền của nhà nước,… Mặc dù là một loại tiền có tính thanh khoản cao
đáp ứng ngay cho nhu cầu giao dịch song việc nắm giữ lại tiền này có mức sinh lợi thấp
nhất.

6

4. Phân tích vai trò của các Trung gian tài chính? Liên hệ việc phát huy các vai trò này
đối với thực tế phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam?
Trung gian tài chính, tức là quá trình một tổ chức thường là một tổ chức tương đối
lớn và ổn định, đứng ra vay vốn rồi cho các tổ chức nhỏ hơn, có độ an toàn ít hơn vay lại.

Những tổ chức nhỏ khi đi vay tiền sẽ phải trả lãi suất cao hơn lãi suất mà tổ chức lớn phải
trả khi đi vay tiền. Quá trình này có vẻ như là một quá trình tự sinh lời song vấn đề là ở chỗ
liệu các tổ chức vay lại có trả được lãi suất đủ cao để bù đắp lại tính rủi ro cao hơn mà tổ
chức vay lần 1 phải chịu cũng như chi phí trả nợ hay không.
Việc sử dụng cả vốn đi vay và vốn tự có để đầu tư được gọi là sử dụng đòn bẩy tài
chính. Tỷ lệ của các quỹ đi vay trên quỹ hiện có (hay tỷ lệ nợ/tài sản) được gọi là tỷ số vay
nợ. Các tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực đều sử dụng đòn bẩy tài chính.
a. Chu chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế
Vai trò quan trọng nhất của các tổ chức tài chính trung gian là chu chuyển nguồn lực
tài chính từ nơi thừa đến nơi thiếu. Trong bối cảnh hội nhập, các tổ chức tài chính trung gian
không chỉ là kênh chuyển tải nguồn lực tài chính từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể
thiếu vốn trong nước mà còn là kênh chuyển tải nguồn lực tài chính từ những nhà đầu tư
quốc tế đến những người đi vay quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức tài chính trung gian có thể huy động các
nguồn tiền thông qua các kênh sau đây:
– Kênh huy động vốn đầu tư ở trong nước:
+ Huy động vốn đầu tư trong nước thông qua các dịch vụ đầu ra: Các tổ chức tài
chính trung gian khai thác các nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội thông qua việc triển khai
các dịch vụ đầu ra mà chủ yếu là phát hành các sản phẩm tài chính như kỳ phiếu, các chứng
chỉ tiền gửi tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm,… với nhiều kỳ hạn khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường, tiết kiệm của khu vực dân cư giữ vị trí rất quan trọng
trong hệ thống tài chính. Các tầng lớp dân cư có thể lựa chọn các kênh đầu tư như đầu tư
qua các tổ chức tài chính trung gian, mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán, trực
tiếp đầu tư vào hoạt động kinh doanh,… Mỗi kênh đầu tư đều có những ưu và nhược điểm
nhất định. Kênh đầu tư qua các tổ chức tài chính trung gian có ưu điểm nổi bật là: Chi phí
giao dịch thấp, độ an toàn cao, rủi ro ít, các tổ chức tài chính trung gian tỏ ra có ưu thế trong
quá trình đánh giá và chọn lựa đầu tư vốn. Tuy nhiên, nếu như môi trường kinh tế vĩ mô
không ổn định, thị trường tài chính và các công cụ tài chính yếu kém thì các tổ chức tài
chính trung gian khó mà phối hợp và chuyển tải nhanh chóng nguồn vốn tiết kiệm của khu
vực dân cư cho các tổ chức và cá nhân cần vốn.

+ Huy động vốn đầu tư qua thị trường vốn trong nước
Với sự chuyên môn hóa về mua bán các loại chứng khoán, thị trường chứng khoán
được xem như một cơ sở hạ tầng tài chính để các tổ chức tài chính trung gian thực hiện
chính sách huy động vốn của các nhà đầu tư thông qua việc phát hành các loại chứng khoán
như cổ phiếu, trái phiếu,… trên thị trường chứng khoán.
– Kênh huy động vốn đầu tư từ nước ngoài:
Các tổ chức tài chính trung gian huy động vốn đầu tư nước ngoài qua các hình thức:
+ Tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện cho vay theo
các chương trình tín dụng chỉ định của các nhà tài trợ nước ngoài. Nguồn vốn ODA có ưu
điểm là chi phí sử dụng thấp và quy mô vốn lớn nhưng lại có nhược điểm là bên tiếp nhận
nguồn vốn này phải chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục chuyển
giao vốn. Mỗi tổ chức tài trợ đều có những phương cách và thông lệ riêng trong việc cung
cấp ODA nhằm đạt được những mục tiêu riêng biệt của họ. Thực tế cho thấy, việc khai thác
nguồn vốn này đã mang lại những hệ quả tốt lẫn xấu trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn
7

vốn này.
+ Huy động vốn đầu tư qua thị trường vốn quốc tế
Ưu điểm của kênh này là mở ra cho các tổ chức tài chính trung gian trong nước một
thị trường huy động vốn rộng lớn. Thế nhưng, việc tìm kiếm vốn trên thị trường tài chính
quốc tế vẫn có nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là các tiêu chuẩn tín nhiệm chặt chẽ
đặt ra đối với các chứng khoán để được chấp nhận giao dịch tại các thị trường tài chính quốc
tế. Việc phát hành trái phiếu quốc tế đòi hỏi các tổ chức tài chính trung gian phải tuân thủ
các thông lệ quốc tế, những thủ tục này rất phức tạp, gây ra nhiều trở ngại trong việc tiếp
cận kênh huy động này.
Trong xu thế tự do hóa tài chính, thị trường chứng khoán sẽ mở ra nhiều cơ hội để
cho các định chế tài chính trung gian trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài giao lưu vốn
với nhau trên thị trường chứng khoán. Tuy vậy, kênh huy động vốn này luôn chứa đựng
những rủi ro tiềm ẩn, gây bất ổn cho các tổ chức tài chính trung gian. Cũng chính ở đây, nếu

giá cả chứng khoán do những hoạt động đầu cơ đẩy lên cao thì tạo nên kinh tế ảo hoặc bong
bóng rất nguy hiểm và làn sóng khủng hoảng tài chính – tiền tệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trên cơ sở huy động được các nguồn tài chính từ các tổ chức và các cá nhân trong
nền kinh tế, các tổ chức trung gian tài chính sẽ chuyển nguồn vốn này đến những nơi cần
vốn thông qua các hình thức cho vay, chiết khấu các giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài
chính, cung cấp các dịch vụ tài chính, các hoạt động đầu tư,… Từ đó, góp phần nâng cao
hiệu quả của các nguồn vốn trong nền kinh tế.
Như vậy, các tổ chức tài chính trung gian chính là cầu nối trung gian giữa những
người có nhu cầu sử dụng tạm thời các nguồn tài chính với những người có khả năng cung
ứng chúng.
b. Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính
Trong một tiến trình giao dịch vốn, người cần vốn bao giờ cũng nắm rõ thông tin về
mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư mà anh ta đang tiến hành hơn là người
cung cấp vốn. Vấn đề này còn gọi là thông tin bất cân xứng. Thông tin bất cân xứng sẽ làm
nảy sinh hai vấn đề làm cho người có vốn không sẵn lòng cung cấp vốn cho người cần vốn,
đó là: lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.
– Lựa chọn đối nghịch:
Lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi giao dịch vốn. Đối với những người cần vốn,
đặc biệt là các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về vốn thường có khuynh hướng đưa
ra mức lãi suất huy động vốn hấp dẫn. Nhưng một sự lựa chọn đối nghịch xảy ra đối với
người cung cấp vốn, đó là nếu không biết rõ lịch sử và đặc điểm hoạt động của người cần
vốn thì người cung cấp vốn sẽ không sẵn sàng cung cấp vốn.
– Rủi ro đạo đức:
Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi thực hiện giao dịch vốn. Những hợp đồng vay nợ
thường có đặc điểm là mức lãi suất cố định. Vì vậy, khi vay được vốn các doanh nghiệp có
khuynh hướng sử dụng số vốn vay để đầu tư vào các dự án đầu tư có lãi suất cao hơn nhưng
lại có nhiều rủi ro tiềm năng. Trong khi đó, người cho vay lại không có đủ khả năng để giám
sát những hoạt động của người đi vay sau khi đã cung cấp vốn nên rất có thể sẽ gặp phải rủi
ro không thu hồi được vốn và lãi do người đi vay sử dụng vốn vay vào những phương án
đầu tư nhiều rủi ro. Vì vậy, người thừa vốn không sẵn sang cung ứng vốn.

Chính sự tồn tại của các tổ chức tài chính trung gian là để giải quyết mâu thuẫn về
thông tin bất cân xứng và hai vấn đề liên đới là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Các
tổ chức tài chính trung gian chuyên môn hoá trong việc đánh giá rủi ro tiềm năng của người
đi vay. Họ có thể tiếp cận các thông tin cá nhân của người xin vay ( như trạng thái tài khoản
tiền gửi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả,..) và kiểm soát được những hoạt động đầu tư của
8

người đi vay. Nói cách khác, các tổ chức trung gian tài chính có vị thế tốt hơn để đưa ra
quyết định cung cấp các khoản nợ một cách hợp lý. Các định chế tài chính trung gian tạo
điều kiện thuận lợi cho các quỹ tiền tệ nhàn rỗi của xã hội chuyển dịch từ người thừa sang
người thiếu, cải thiện tính hiệu quả kinh tế của tiến trình này.
c. Góp phần giảm chi phí giao dịch của xã hội
Chi phí giao dịch là chi phí về tiền bạc và thời gian để thực hiện giao dịch tài chính.
Một trong các yếu tố quan trọng của chi phí giao dịch là chi phí nghiên cứu, thẩm định,
đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư. Nếu không có các tổ chức tài chính trung gian, người
vay vốn phải bỏ ra nhiều thời gian và chi phí để tìm người cho vay vốn với mức lãi suất hợp
lý. Đối với người tiết kiệm, để quyết định cho vay, họ cần phải trải qua hai công đoạn:
+ Tìm người cần vốn đáng tin cậy.
+ Thiết lập hợp đồng vay vốn chặt chẽ.
Để thực hiện các hoạt động này, đòi hỏi người tiết kiệm phải bỏ ra một lượng chi phí
nhất định. Như vậy, rõ ràng sự ra đời của các tổ chức tài chính trung gian đã góp phần làm
giảm chi phí giao dịch mang lại lợi ích cho cả người đi vay và người tiết kiệm. Các định tổ
chức tài chính trung gian có ưu thế tạo ra lợi thế kinh tế về quy mô thông qua việc tập trung
những quỹ tiền tệ có quy mô nhỏ của từng tổ chức, cá nhân tiết kiệm và đa dạng hóa các
nghiệp vụ sử dụng vốn. Những hoạt động này của các tổ chức tài chính trung gian được
thực hiện bởi một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Với lợi thế kinh tế về quy
mô, các tổ chức tài chính trung gian đã làm cho các giao dịch tài chính riêng lẻ của từng cá
nhân, tổ chức được thực hiện dễ dàng với chi phí thấp. Từ đó làm giảm chi phí giao dịch của
xã hội.

d. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống xã hội.
Các tổ chức tài chính trung gian mang lại lợi ích cho cả người tiết kiệm và người đi
vay. Qua đó, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống xã hội. Điều này được thể
hiện trên các khía cạnh:
– Lợi ích đối với người tiết kiệm: Bằng việc tập trung nguồn vốn nhàn rỗi của những
người tiết kiệm, biến nó thành đồng vốn sinh lời, sự tồn tại của các tổ chức tài chính trung
gian khắc phục những khó khăn mà vốn dĩ từng người tiết kiệm thường gặp phải khi thực
hiện đầu tư trực tiếp như: thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin, khả năng tiếp cận thị trường bị
hạn chế, thiếu những công cụ tài chính có quy mô nhỏ và chi phí giao dịch tốn kém. Bên
cạnh đó, các tổ chức tài chính trung gian còn tạo ra kinh tế quy mô và đa dạng hóa các sản
phẩm tài chính từ đó phân tán rủi ro cho những người tiết kiệm.
– Lợi ích đối với người vay vốn: Thông qua các nghiệp vụ cụ thể, các tổ chức tài
chính trung gian đã đem lại lợi ích cho người vay vốn trên các khía cạnh: làm giảm chi phí
giao dịch; gắn kết chặt chẽ nhu cầu của người tiết kiệm và người đi vay; chuyển hoá nguồn
vốn tiết kiệm ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn dài hạn của các doanh nghiệp; đa dạng
hoá các sản phẩm tài chính với nhiều loại quy mô và kỳ hạn khác nhau; tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tiếp cận để vay vốn.
• Liên hệ iệc phát huy các vai trò này đối với thực tế phát triển nền kinh tế TT
Việt Nam.
Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục và luôn giữ ở mức cao trong
vòng 5 năm qua và trong chiến lược phát triển đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu trở thành
nước công nghiệp về cơ bản. Cho nên để đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã
hội từ nay đến năm 2020, nền kinh tế Việt Nam luôn đòi hỏi nguồn vốn huy động rất lớn.
Chín vì thế, thị trường tài chính Việt Nam hình thành và phát triển có vai trò rất to lớn là nơi
tập trung mọi nguồn lực về tài chính cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
9

• Thị trường tài chính tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế.
– Với vai trò là tích tụ và tập trung tư bản cho nền kinh tế, hệ thống NHTM là một

kênh huy động vốn giáp tiếp để tạo lập nguồn vốn. Hệ thống NHTM thực hiện chức năng
huy động vốn cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội thông qua các dịch vụ tiền gửi tiết
kiệm, dịch vụ thanh toán…Lãi suát huy động trên thị trường (TT) có ảnh hưởng rất quan
trọng đến lượng vốn mà các NHTM huy động được. Lãi suất này phải đảm bảo là lãi suất
thực dương, tức là phải cao hơn tỷ lệ mất giá của tiền tệ nhưng phải thấp hơn lãi suất cho
vay để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho hệ thống NH. Từ nguồn huy động này, các NHTM
cung ứng một lượng vốn dồi dào cho nền kinh tế thông qua hđ cấp tín dụng. Lãi suất trên
TT tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc phát hành và mua bán chứng khoán trên TT vốn.
– Khi lãi suất tiết kiệm chưa thật sự hấp dẫn những người có tiền nhà rỗi mong nuốn
có nơi đầu tư sinh lợi cao hơn, mạo hiểm hơn thì thị trường chứng khoán là mọt kênh huy
động vốn trực tiếp cho nền kinh tế. Dựa vào tính thanh khoản cao của tài sản TC trên TT
này cũng như tính linh hoạt trong lựa chọn danh mục đầu tư sao cho mức sinh lơ]ì tối ưu,
TT chứng khoán ra đời ở VN đã thật sự là nơi thu hút vốn rất lớn vì tính hấp dẫn ở suất sinh
lời cao hơn lãi suất tiết kiệm hay kỳ vọng vào gtri cổ phiếu trong tương lai.
• Thị trường TC góp phần nâng cao hiệu quả hđ của nền kinh tế.
– Các công cụ và chính sách trên TTTC ngày càng PT sẽ giúp khai thông các nguồn
vốn và khai thác triệt để các nguồn lực TC. Các nguồn lực TC bao gồm trong nước và nước
ngoài. Đối với nguồn lực trong nước cần PT đa dạng các dịch vụ về TC để những khoản tiết
kiệm, tiền nhàn rỗi được đưa vào lưu thông sinh lợi hơn là đưa vào cất trữ. Khi đó, nội lực
TC trong nước được huy động triệt để. Dối với nguồn lực TC bên ngoài cần có chính sách
khơi thông nguồn tiền vào và ra bằng cơ chế giám sát hơn là các biện pháp quản lý hành
chính, để thu hút nguồn lực TC lớn của các tập đoàn nước ngoài.
• Thị trường TC góp phần đẩy nhanh quá trình tự do hóa TC và hội nhập quốc tế
– TTTC hình thành tùy thuộc vào điều kiện chính trị – KT_XH của mỗi nước nên có
những đặc thù riêng ở TT của mỗi nước. Tuy nhiên, ngày nay với tốc độ tự do hóa toàn cầu,
không một TT nào có thế PT riêng lẻ mà phải có mối quan hệ lẫn nhau. Điều đó được thể
hiện bằng việc mức độ tự do hóa TTTC trong nước và mức độ hội nhập vào nền KTTG. Vì
thế mà hiện nay ở hầu hết các nước trên TG tiến hành cải cách TC tiền tệ theo xu hướng tự
do hóa TC.
+ Tự do hóa lãi suất: lãi suất hình thành TT phải do TT quyết định, phụ thuộc vào cung

cầu, đầu tư, mức tiết kiệm và thu nhập trong nền KT. Tự do hóa lãi suất thườn găn liền với
nó là tự do hóa tỷ giá hối đoái, có tác động mạnh đến toàn bộ nền KT quốc dân, quyết định
tốc độ và tính chất của tăng trưởng kinh tế.
+ Tự do hóa cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt
+Tự do hóa giao dịch vãng lai
+ Tự do hóa giao dịch vốn
+ Tự do chuyển đổi đồng bản tệ.
Ngày nay nền KT Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền KT TG, phù hợp với
quy luật PT của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, vấn đề XD một TTTC vững mạnh, ổn
định và PT cần phải được tổ chức và có những bước đi thích hợp. Chính phủ với vai trò
quản lý và là người XD hành lang pháp lý cho TT TC phát huy hết vai trò của nó, giúp cho
nền KTVN ngày càng PT bền vững, nhất là khi hội nhập vào nền KTTG. TTTC ngày nay
mang tính toàn cầu, vượt ra khỏi ranh giới các QG, tính hội nhập cũng rất mạnh mẽ nên rất
khó trong quản lý, đặc biệt là cơ chế giám sát, sao cho vừa mang tính đặc thù triêng theo
những điều kiện chính trị, KT, XH của mỗi nước, vừa mang tính hội nhập QT, vừa đảm bảo
an toàn cho TTTC trong nước, vừa mang tính chất tự do hóa.
10

5, Hãy phân biệt lợi tức với lãi suất, lãi suất thực với lãi suất danh nghĩa? Bạn có bình
luận gì về lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các NHTM Việt Nam thời gian qua?
• Phân biệt lợi tức và lợi suất:
Lợi tức là một khái niệm trong kinh tế học dùng để chỉ chung về những khoản lợi nhuận
(lãi, lời) thu được khi đầu tư, kinh doanh hay tiền lãi thu được do cho vay hoặc gửi tiết kiệm
tai ngân hàng. Trong các trường hợp khác nhau, thì lợi tức có tên gọi khác nhau, trong đầu
tư chứng khoán, lợi tức có thể gọi là cổ tức, trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, nó gọi
là lãi hay tiền lãi, còn trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức có thể gọi là lợi
nhuận, lời…
Lợi tức là một khái niệm được xem xét dưới hai góc độ khác nhau gồm góc độ của người
cho vay và của người đi vay.

• Ở góc độ người cho vay hay nhà đầu tư vốn, lợi tức là số tiền tăng thêm trên số vốn đầu
tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định. Khi nhà đầu tư đem đầu tư một khoản
vốn, nhà đầu tư sẽ thu được một giá trị trong tương lai lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu và
khoản chênh lệch này được gọi là lợi tức.

Ở góc độ người đi vay hay người sử dụng vốn, lợi tức là số tiền mà người đi vay phải
trả cho người cho vay (là người chủ sở hữu vốn) để được sử dụng vốn trong một thời gian
nhất định. Trong thời gian cho vay, người cho vay có thể gặp phải những rủi ro như: người
vay không trả lãi hoặc không hoàn trả vốn vay. Những rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến mức
lợi tức mà người cho vay dự kiến trong tương lai. Khoản tiền đi vay (hay bỏ ra để cho vay)
ban đầu gọi là vốn gốc. Số tiền nhận được từ khoản vốn gốc sau một khoản thời gian nhất
định gọi là giá trị tích luỹ. Tỷ suất lợi tức (lãi suất) là tỷ số giữa lợi tức thu được (phải trả)
so với vốn đầu tư (vốn vay) trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thời gian là năm (trừ
trường hợp cụ thể khác).
Lợi tức thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm lợi tức hoạt
động kinh doanh và hoạt động khác. Lợi tức hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa
tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).
Lợi tức hoạt động khác bao gồm:

Lợi tức hoạt động tài chính là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính, bao
gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua, bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi
tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ
phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán ngắn hạn, dài hạn.

Lợi tức của hoạt động bất thường là khoản thu nhập bất thường lớn hơn các chi phí
bất thường, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi
đã được duyệt bỏ (đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán, các khoản vật tự, tài sản thừa
sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát các vật tư cùng loại, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài

sản (là số thu về nhượng bán trừ giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản và các chi phí
thanh lý, nhượng bán), các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập
các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bảo hành sản
phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành.
Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được
sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho
người cho vay; là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng
thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc
sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
Lợi tức là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự vận động của tín dụng và do bản chất của tín
11

dụng quyết định. Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vay
trả cho việc sử dụng tiền vay. Thực chất, lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi
tức tín dụng và tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định.
Lãi suất và tỉ suất lợi tức đều tính bằng đơn vị %
Lãi suất thường gắn với các khoản vay, là % tính trên nợ gốc mà bên vay phải trả cho
bên cho vay
Tỷ suất lợi tức gắn với các khoản đầu tư, đó là phần sinh lợi có được trên việc đầu tư
cổ phiếu tính bằng % trên 1 đơn vị vốn bỏ ra
• Phân biêt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế:
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được công bố đối với một khoản vay hoặc một khoản đầu tư.
Lãi suất thực tế (lãi suất hiệu quả) là lãi suất mà bạn thực sự thu được từ một khoản đầu tư
hoặc phải trả cho một khoản vay sau khi tính đến tác động của lãi suất ghép.
Thông thường cái mà chúng ta hay nhìn thấy là lãi suất danh nghĩa, còn lãi suất thực tế sẽ
được tính toán từ lãi suất danh nghĩa theo một số phương pháp nhất định. Lãi suất danh
nghĩa gắn liền với phương pháp tính lãi đơn giản, còn lãi suất thực tế là kết quả của phương
pháp tính lãi ghép.
Để có một phép so sánh chính xác giữa hai lãi suất sử dụng với hai kì hạn khác nhau, trước

hết bạn phải qui đổi lãi suất danh nghĩa (lãi suất công bố) của cả hai về lãi suất thực tế
tương đương để nhìn rõ ảnh hưởng của lãi suất ghép.
Lãi suất hiệu quả của một khoản đầu tư bao giờ cũng cao hơn lãi suất công bố nếu nó được
gộp lên nhiều lần trong một năm. Khi số chu kì gộp lãi tăng lên thì sự khác biệt giữa lãi suất
danh nghĩa và lãi suất hiệu quả sẽ càng rõ rệt.
Lãi suất danh nghĩa được chuyển sang lãi suất thực tế theo công thức sau:
re = (1 + (r / n))n – 1
trong đó:
re : lãi suất thực tế
rn : lãi suất danh nghĩa
n : số chu kì gộp lãi
Ví dụ: một trái phiếu có lãi suất danh nghĩa 8%/ năm, thanh toán lãi theo chu kì 6 tháng, thì
lãi suất thực tế là
re1 = (1 + (8%/2))2 – 1 = 0.0816 ~ 8.16% / năm
Cũng với trái phiếu trên khi chu kì trả lãi là 3 tháng thì lãi suất thực tế là:
re2 = (1 + (8%/4))4 – 1 = 0.0824 ~ 8.24% / năm
2 kết quả đó cho thấy, trả lãi định kì 3 tháng đem lại thu nhập cho nhà đầu tư cao hơn 6
tháng, vì nó giúp nhà đầu tư tái đầu tư tiền lãi nhanh hơn.
• Nhận xét Lãi suất tiền gửi của ngân hàng TMVN trong năm 2012 vừa qua.
Trong bối cảnh năm vừa qua nhiều ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn bằng cách đưa lãi
suất huy động lên vượt trần để hút khách hàng.
Theo lý giải của lãnh đạo một ngân hàng thương mại, việc đưa lãi suất huy động lên cao sẽ
giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn tốt hơn. Khi có nguồn vốn dồi dào sẽ giúp các
ngân hàng đảm bảo duy trì các chỉ số an toàn tài chính tốt hơn, đồng thời cũng sẽ giúp ngân
hàng chủ động hơn về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong những tháng cuối năm. Hơn nữa, với diễn biến lạm phát hiện tại, các ngân hàng cũng
sẽ dự báo lạm phát sẽ quay trở lại trong năm 2013.
“Có thể mức lạm phát trong năm 2013 không cao nhiều hơn so với năm 2012 nhưng việc
đẩy lãi suất lên cao như hiện nay sẽ giúp ngân hàng có thêm nhiều vốn hơn để tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường”, vị lãnh đạo này chia sẻ.

Còn Giám đốc Ban vốn và kinh doanh vốn của một ngân hàng thương mại lớn trên thị
12

trường cho rằng, bên cạnh nguyên nhân tăng thêm nguồn vốn cho ngân hàng thì một nguyên
nhân cũng khá quan trọng là do trước đây nhiều ngân hàng thương mại đã vay tái cấp vốn từ
Ngân hàng Nhà nước, thì nay đã đến kỳ hạn trả nợ, vì vậy, ngân hàng phải tăng huy động để
có nguồn tiền chi trả.
Cùng với đó là những khó khăn của kinh tế vĩ mô, cầu tiêu dùng chưa khởi sắc, đã khiến
nhiều khoản vay của doanh nghiệp không trả được đúng hạn, trong khi đó, ngân hàng vẫn
phải trả cả gốc và lãi vay cho người gửi tiền cho nên các ngân hàng phải tăng huy động để
trả cho người gửi tiền.
ít chuyên gia cho rằng, ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn trong thời điểm hiện nay cũng có
thể xem như động thái đón trước tình hình để “chạy trước” dự trữ thanh khoản.
Nghịch lý khó cho vay nhưng lại chạy đua huy động của các ngân hàng được TS. Cấn Văn
Lực, chuyên gia ngân hàng nhìn nhận, các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn nhằm giải
quyết bài toán thanh khoản, một vấn đề mang tính cố hữu của hệ thống. Nhiều năm liên tiếp,
tỷ lệ tăng trưởng tín dụng luôn cao hơn tỷ lệ huy động vốn.
Đồng thời, các ngân hàng cũng muốn cải thiện cơ cấu nguồn vốn huy động do lâu nay ngân
hàng huy động vốn ngắn hạn là chủ yếu, trong khi cho vay trung, dài hạn là phần nhiều. Các
ngân hàng đang tranh thủ thu hút nguồn vốn trung dài hạn trong bối cảnh lạm phát vẫn còn
cao nên buộc phải đẩy lãi suất lên để thu hút vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng phải tính đến
bài toán nhu cầu hút tiền mặt, hoặc giải ngân vào những tháng cuối năm do chu kỳ tăng.
TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR)
nhận định, chừng nào vấn đề nợ xấu chưa có hướng giải quyết rõ ràng, thì lãi suất vẫn neo ở
mức cao.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động xuống, không còn ngân hàng nào
áp dụng lãi suất trên 13%/năm.
Các thông kê cho thấy, thời gian qua tuy lãi suất giảm liên tục từ 14%/năm xuống còn 8%
nhưng tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng vẫn tăng đều mỗi tháng và hiện có mức

tăng khoảng 15% so với đầu năm.
Việc giảm lãi suất, không gây ra nguy cơ tiền gửi được rút khỏi NH để chuyển sang các
kênh đầu tư khác. Bởi đầu tư vào vàng, BĐS, chứng khoán đang gặp nhiều khó khăn. Còn
ửi tiền tại ngân hàng đang là sự lựa chọn ưu tiên của người dân so với các kênh đầu tư khác.

13

6. Phân tích ưu điểm và hạn chế của các mô hình tổ chức của Ngân hàng trung ương?
Với mô hình tổ chức hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thực sự là một Ngân
hàng trung ương hay không? Tại sao?
Mô hình tổ chức NHTW
Mặc dù, NHTW là một định chế công quản của Nhà nước, nhưng mối quan hệ của nó
với Chính phủ không hoàn toàn giống với các Bộ, Ngành khác của Nhà nước. Mối quan hệ
này ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm ra đời của
NHTW, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như truyền thống văn hoá của từng
quốc gia mà NHTW có thể được tổ chức theo mô hình trực thuộc hay độc lập với Chính phủ
1 Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ
Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Quốc Hội

Chính Phủ

NHTW

Theo mô hình này, quan hệ giữa NHTW và Chính phủ là quan hệ phối hợp.
Chính phủ không được quyền can thiệp vào hoạt động của NHTW. NHTW dựa trên chỉ tiêu
về tốc độ lạm phát do Quốc hội giao có toàn quyền quyết định về việc xây dựng và thực
hiện chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất mà không bị ảnh hưởng bởi áp

lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác. Tuy nhiên, mức độ độc lập của
mỗi NHTW đối với Chính phủ tuỳ thuộc vào cơ chế lập pháp và nhân sự của nó.
Các NHTW theo mô hình này là Cục dự trữ liên bang Mỹ, NHTW Thụy Sỹ, Anh,
Đức, Pháp, Nhật (NHTW Nhật trước đây, trực thuộc Bộ Tài chính, tức là thuộc Chính phủ,
nhưng từ tháng 6/1998 với sự cải cách tài chính, NHTW Nhật tách ra độc lập với Chính
phủ) và gần đây là NHTW Châu Âu (ECB). Xu hướng tổ chức NHTW theo mô hình này
đang ngày càng mở rộng ở các nước phát triển.
Thâm hụt ngân sách là căn bệnh kinh niên của các Chính phủ, do vậy nếu NHTW đặt
dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, khi thâm hụt ngân sách xảy ra, Chính phủ có
thể buộc NHTW phát hành tiền để tài trợ. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ lạm phát, gây tổn
hại lớn cho xã hội. Khi NHTW trực thuộc Chính phủ, Chính phủ có thể vì mục tiêu kinh tế
chính trị trước mắt, chẳng hạn nhằm gây ấn tượng trước kỳ bầu cử, khiến cho NHTW theo
đuổi các mục tiêu ngắn hạn thay vì các mục tiêu, chính sách dài hạn. Mặt khác, theo quan
điểm dân chủ cổ truyền của Châu Âu thì mọi chính sách phải được phục vụ cho quyền lợi
của công chúng và phải được quyết định bởi Quốc hội – cơ quan đại diện cho quyền lực của
toàn dân chứ không phải một nhóm các nhà chính trị. Chính vì vậy, NHTW có vai trò hết
sức quan trọng trong đời sống kinh tế nên không thể đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của
Chính phủ mà phải do Quốc hội kiểm soát.
Tuy nhiên, không phải tất cả các NHTW được tổ chức theo mô hình này đều được
đảm bảo sự độc lập hoàn toàn với Chính phủ khi điều hành chính sách tiền tệ. Mức độ độc
lập của mỗi NHTW phụ thuộc vào sự chi phối của người đứng đầu Nhà nước vào cơ chế lập
pháp và nhân sự của NHTW. Tính độc lập của NHTW đối với Chính phủ thể hiện ở 3 yếu
tố: nhân sự, tài chính, nghiệp vụ. Thực tế cho thấy, sự độc lập của NHTW đối với Chính phủ
14

càng cao thì các biến số vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng kinh tế,…) sẽ càng vận động tích cực.
Chính vì vậy, nhiều quốc gia đang cố gắng thực hiện mô hình NHTW độc lập với Chính
phủ.
Điểm bất lợi chủ yếu của mô hình này là khó kết hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ do NHTW thực hiện và chính sách tài khoá – do Chính phủ chi phối để quản lý vĩ mô nền

kinh tế một cách có hiệu quả. Không có một mô hình nào có thể được coi là thích hợp cho
mọi quốc gia. Việc lựa chọn mối quan hệ thích hợp giữa NHTW và Chính phủ phải tuỳ
thuộc vào chế độ chính trị, yêu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc điểm lịch sử và sự phát
triển của hệ thống ngân hàng từng nước. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó nó cũng bị
ảnh hưởng bởi trào lưu của thế giới.
2 Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ
Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ có thể khái quát qua sơ đồ sau
Quốc hội

Chính phủ

NHTW

Theo mô hình này, NHTW chịu sự chi phối trực tiếp của Chính phủ về nhân sự, về
tài chính, đặc biệt là các quyết định có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách
tiền tệ. Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nước Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapo, Indonesia, Việt Nam,…). Theo mô hình này, Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp
chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo
mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với mục tiêu vĩ mô
trong từng thời kỳ. Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực
để kkhai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển.
Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình này là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc
thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào Chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục
tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự
lớn mạnh nhanh chóng của các nước thuộc nhóm NIEs như: Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan,
…nơi NHTW như một guồng máy Chính phủ là một bằng chứng có sức thuyết phục về sự
phù hợp của mô hình tổ chức này đối với văn hóa truyền thống Á Đông.
Như vậy, giữa hai mô hình tổ chức của NHTW có những điểm khác biệt nhất định.
Trong mô hình tổ chức NHTW độc lập với Chính phủ, về mặt xã hội NHTW là một định
chế còn về phía nền kinh tế, nó là tác nhân điều tiết, hướng dẫn và hoạch định. Trong mô

hình tổ chức NHTW trực thuộc Chính phủ, về mặt xã hội NHTW là một cơ quan hay bộ
phận cấu thành của bộ máy chính quyền, còn về phía nền kinh tế, nó là công cụ để thực hiện
chính sách kinh tế của Chính phủ.
Ở VN NHNN đã thực sự là NHTW hay ko?
Trên thực tế, trách nhiệm, quyền hạn của NHNN hiện nay đã là NHTƯ rồi. Điều này
đã được thể hiện rõ trong Luật Ngân hàng hiện hành: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là
15

Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam”. Luật có rồi, nhưng cho quyền tự
do, tách khỏi thành viên chính phủ thì người ta chưa cho phép. Luật khẳng định mới là điều
kiện cần, để NHTƯ hoạt động độc lập, phải có thêm những yếu tố điều kiện đủ. Lập NHTƯ,
Việt Nam phải có nghị quyết của Quốc hội hay bổ sung một điều khoản trong Luật Ngân
hàng về quản lý, vận hành của NHTƯ. Theo đó, NHTƯ sẽ chịu sự giám sát từ Quốc hội,
phải báo cáo Thường vụ Quốc hội hoặc Ủy ban Kinh tế Quốc hội hằng tháng, hằng quý và
hằng năm. Ngoài ra, văn bản của Quốc hội cần khẳng định rõ: NHTƯ có quyền phát hành
tiền tệ không giới hạn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng mà Chính phủ cho phép. Như
vậy, nếu Chính phủ quyết định mức tăng trưởng tín dụng không quá 20%, NHTƯ sẽ áp
dụng quyết định này để tạo thanh khoản cho các NHTM với lãi suất 3 – 4%. Các NHTM có
thể cho DN vay lại dưới 10%. Các DN có thể phục hồi sản xuất kinh doanh, thoát khỏi tình
trạng đình đốn. Chuyển NHNN thành NHTƯ, việc điều hành tài chính, tiền tệ sẽ rõ ràng
hơn. Cái được cho nền kinh tế là NHTƯ có quyền quyết định lưu lượng tiền tệ cho hoạt
động của nền kinh tế. Nhưng không phải chỉ cần thay đổi tên gọi là tự nhiên nó có quyền
hơn. Đổi thành NHTƯ mà nó vẫn là thành viên Chính phủ, là cơ quan ngang bộ thì không
có gì khác biệt. Một yếu tố nữa chúng ta phải đối mặt khi chuyển đổi là vấn đề nhân sự. Lập
NHTƯ đồng nghĩa với việc trao nhiều quyền điều hành cho người đứng đầu. Vì vậy, Thống
đốc NHTƯ phải đứng ngoài các nhóm lợi ích. Nếu chọn người không khéo, giao quyền mà
không giám sát được sẽ rất rủi ro cho nền kinh tế và càng nguy hiểm hơn khi người đứng
đầu NHTƯ thuộc nhóm lợi ích nào đó. Mặt khác, khi lập ra NHTƯ, khả năng tiêu cực cũng
rất lớn, bởi chỉ cần cho vay 100 tỷ đồng là bỏ túi 10 tỷ. Vì vậy, song song với lập NHTƯ,

Việt Nam phải xây dựng được cơ chế để “trị” những vấn đề phát sinh từ tiêu cực. Trong bối
cảnh nền kinh tế hiện nay, chuyển đổi NHNN thành NHTƯ thực sự cần thiết. Nhưng quan
trọng là phải định nghĩa rõ quyền hạn, trách nhiệm của NHTƯ. Thứ nhất, trách nhiệm của
NHTƯ là cung ứng đầy đủ lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.
NHTƯ phải điều tiết làm sao để tiền không nhiều quá gây lạm phát, không ít quá để làm
thiểu phát. Thứ hai, đi theo trách nhiệm là quyền hạn. NHTƯ có quyền phát hành giấy bạc,
tín dụng vô hạn định. NHTƯ hoạt động độc lập và không chịu sự điều khiển của bất kỳ một
tổ chức chính trị hay cơ quan lập pháp, hành pháp nào.
Như vậy NHNN hiện nay chưa thực sự trở thành NHTW.

16

7. Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến thị trường tài
chính Việt Nam ?
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là tác động mang tính hai chiều, song
chủ yếu là tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam. Do sự hội
nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới nên Việt Nam chịu
những tác động nhất định, tuy không trực tiếp.
1.1. Tác động tới lĩnh vực xuất khẩu
Đối với Việt Nam trước hết là về xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ và châu Âu
(chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu). Khủng hoảng kinh tế hiện đang lan sang
châu Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sụt từ 5% năm 2007
xuống 3,9% năm 2008 và 3% năm 2009. Suy thoái kinh tế sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ sụt
giảm trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay Mỹ chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam. Nhưng phần lớn sản phẩm của ta xuất khẩu sang Mỹ là hàng may mặc, giày dép
và hàng thủy sản nên trước mắt chỉ những mặt hàng này gặp khó khăn. Dù Mỹ không gặp
khủng hoảng, việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng nhất định sang Mỹ dễ gây va chạm
với các nhà sản xuất bản xứ. Vấn đề của Việt Nam là phải nỗ lực chuyển dịch cơ cấu các
mặt hàng xuất khẩu theo hướng cao cấp hơn, đa dạng hơn. Trong thời gian truớc mắt, Việt

Nam nên củng cố sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp để khi kinh tế Mỹ hồi phục sẽ
triển khai chiến lược xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng hơn.
1.2. Tác động đến đầu tư trực tiếp
Chi phí huy động vốn toàn cầu ngày càng tăng do biên độ tín dụng gia tăng. Chúng ta
cần nhìn nhận sự khó khăn ở góc độ toàn cầu thay vì các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, do
bản thân các công ty mẹ là các tập đoàn đa quốc gia với hoạt động toàn cầu. Hơn nữa do
nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nên việc giải ngân FDI sẽ chậm lại đáng kể. Nhưng sự tác động
này là cũng không đáng kể, do các nhà đầu tư chính ở Việt Nam là Nhật, Hàn Quốc, Đài
Loan… Ngay cả những công ty chế tạo của Mỹ nếu có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam cũng
sẽ không vì cuộc khủng hoảng này mà đình hoãn kế hoạch đó. Kinh nghiệm của thập niên
1990 cho thấy kinh tế Nhật suy thoái hầu như không ảnh hưởng gì đến FDI của họ ở Trung
Quốc và Việt Nam. Kinh nghiệm của Intel tại Việt Nam cũng cho thấy công ty này chậm
triển khai kế hoạch đầu tư ở nước ta chủ yếu vì không bảo đảm được nguồn nhân lực có
trình độ cao cần thiết. Thành ra, để tiếp tục tiếp nhận FDI từ Nhật, Mỹ và nhiều nước khác,
Việt Nam cần hoàn thiện các điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở hậu cần, xây dựng công
nghiệp phụ trợ…
1.3. Tác động thứ ba tới đầu tư gián tiếp
Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất
khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn (flight to quality). Việc bán
tháo chứng khoán khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không cao do tính
thanh khoản và quy mô của thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường
chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới.
Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt
chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao. Một khía cạnh
khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) nhằm hưởng
chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong khi tỷ giá ổn định. Các giao dịch này thường
mang tính đầu cơ ngắn hạn cao. Với lãi suất toàn cầu sụt giảm và chính sách tỷ giá neo
VND vào USD của Việt Nam trong khi lãi suất VND vẫn ở mức cao, có thể dòng vốn này sẽ
chảy vào trong một số giai đoạn nhất định nhằm khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những
trường hợp thoái vốn, dòng vốn này có thể tạo áp lực tỷ giá cho VND.

1.4. Tác động tới thị trường chứng khoán
17

Việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ khó khăn và
chi phí tăng cao. Chính phủ Việt Nam hiện có kế hoạch phát hành 1 tỷ USD và Vinashin có
kế hoạch huy động 400 triệu USD trên thị trường quốc tế vào 2009. Chúng ta có thể thấy
đây là thử thách đáng kể đối với Việt Nam. Nhiều nghiên cứu đă chứng minh rằng, trong
quá trình thị trường tài chính có biến động mạnh ở một hoặc nhiều nước phát triển, các thị
trường chứng khoán toàn cầu có độ liên thông lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ ổn định.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Tháng 10/2007, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một đợt sụt giảm
khủng khiếp của VN – Index. Chỉ số xuống dốc liên tục, và có nhiều đợt điều chỉnh trong
quá tŕnh đó. Thời gian này, Chính phủ cũng có nhiều chính sách tác động kể cả trực tiếp và
gián tiếp. Bước sang năm 2008 thv́ì thị trường chứng khoán việt nam thể hiện rõ hơn liên tục
lao dốc và tận cùng của chỉ số này có những lúc dưới mới 300 điểm.
Tuy nhiên, điều đáng lo cho thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là động thái
bán ra nhiều hơn mua vào của nhà đầu tư nước ngoài. Tổng số tiền bị khối này rút ra khỏi
thị trường do bán cổ phiếu và trái phiếu từ đầu tháng 10 đến nay là 932 tỷ đồng và khoảng
11.000 tỷ đồng đối với trái phiếu, kể từ đầu tháng 8 đến nay, góp phần không nhỏ cho của
sự đi xuống của thị trường trong thời gian qua.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu có tác động tới thị trường chứng khoán
Việt Nam từ đầu tháng 9/2008. Chỉ trong ba tháng rưỡi, nó đă xóa đi mọi thành quả phục
hồi của thị trường trong giai đoạn hai tháng rưỡi trước đó, đưa thị trường về vạch xuất phát
hồi giữa năm 2008.
Sự suy thoái của thị trường chứng khoán đă kéo giá cổ phiếu của các mă cổ phiếu
niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HASTC đồng loạt giảm mạnh. Giá trị vốn hóa của thị
trường tính tới thời điểm ngày 30/06/2008 chỉ còn 222,843 tỷ đồng tương đương 35,61 %
GDP. So với thời điểm 30/12/2007 mức vốn hóa thị trường của cả 2 sàn chứng khoán đă
giảm xuống khá mạnh, mặc dù số lượng các công ty niêm yết vẫn tăng lên so với cuối năm

2007.
Là mức giảm điểm của VN-Index tính tại thời điểm 30/06/2008 so với thời điểm
02/01/2008. Phiên giao dịch đầu năm VN – Index được thiết lập ở mức 921,07 điểm đến
thới điểm ngày 30/06, VN – Index chỉ còn 399.40 điểm. Con số tương tự tại HASTC là
Hastc-Index giảm 209.67 điểm tương đương 65,05% (Hastc Index – 30/06 : 112,67 điểm,
02/01: 322.34 điểm). Mức đáy của VN Index thiết lập vào phiên giao dịch ngày 20/06/2008
là 336,02 điểm. Nếu so sánh với mốc đỉnh của thị trường chứng khoán được thiết lập vào
ngày 12/03/2007 là 1.170,37 điểm thv́ VNIndex mất đi 68,72 % giá trị.
Có tới 103 mă trong 287 mă cổ phiếu niêm yết có giá thị trường nhỏ hơn giá trị sổ
sách. Cụm từ “dưới giá trị thật được sử dụng thường xuyên trong thời gian thị trường sụt
giảm, nó minh chứng cho việc giá cổ phiếu giao dịch đang ở dưới mức giá trị được tính
toán dựa trên tài sản thực tế của doanh nghiệp. 91,01% là mức giảm lớn nhất của một mă
cổ phiếu tại thời điểm 02/01/2008, mức giảm này thuộc về mă NTL của Công ty xây dựng
phát triển đô thị Từ Liêm. Ngoài ra trên HOSE, trong giai đoạn này có tới 13 mă cổ phiếu
có mức giảm trên 80%. Ngược lại không có mă cổ phiếu nào tăng giá trong giai đoạn này.
Tại HASTC ngoài S99 có sự ảnh hưởng của việc chia tách mă giảm mạnh nhất là
PVE với mức giảm 87,16%. Có 33 mă đạt mức giảm trên 80%. Duy nhất 1 mă tăng giá là
DTC với mức tăng khiêm tốn 600 đ/cổ phiếu, tương đương 1,46%.
Khối giao dịch toàn thị trường của HOSE đă có lúc chỉ đạt 1 triệu CP/phiên, so sánh
với mức trung bv́nh 11,3 triệu CP/phiên vào thời điểm thị trường nóng trong tháng
11/2007.Điều này cho thấy tính thanh khoản của thị trường đă gần như đóng băng .Hiện
tượng dư bán sàn ở hầu hết các mă chứng khoán đă khiến các nhà đầu tư e ngại với kênh
18

huy động vốn hiệu quả này.
1.5. Tác động tới thị trường tín dụng ngân hàng
Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và loang rộng
trên thế giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ. Theo đánh giá của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có mối liên hệ trực tiếp với thị

trường tài chính thế giới nên mức độ ảnh hưởng không lớn.
Phản ứng đầu tiên của các ngân hàng trong nước là rút bớt tiền gửi ở nước ngoài về,
đóng bớt tài khoản thanh toán quốc tế. Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam khẳng định
tiếp tục duy trì hoạt động và đảm bảo an toàn.
Một ảnh hưởng cụ thể từ cuộc khủng hoảng này được xét đến ở những biến động trên
thị trường ngoại tệ và xu hướng tăng lên của tỷ giá USD/VND. Trong tháng 10, cầu ngoại tệ
của các ngân hàng ngoại có dấu hiệu tăng mạnh, trong đó có nguyên nhân từ hoạt động
chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Một số ngân hàng nước ngoài cũng có hiện tượng
bán lại nợ cho các ngân hàng nội địa…
Ở những ảnh hưởng gián tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính, và nối tiếp là suy thoái
kinh tế toàn cầu, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước vào khó khăn, dẫn
đến quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nhất định.
Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần
sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần
suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng có của Ngân hàng Nhà nước, tập trung ở
các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá. Tính chung cả năm, Ngân hàng
Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết
khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng
2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền
gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm). Cơ chế điều hành tỷ giá
cũng ghi nhận những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử. Biên độ có 3 lần nới rộng, từ
+/-0,75% lên +/-3%; tỷ giá bình quân liên ngân hàng có 2 lần điều chỉnh mạnh, vào tháng 6
và cuối tháng 12.
Một công cụ được Ngân hàng Nhà nước sử dụng đến, cũng là một sự kiện nổi bật
trong năm 2008, là đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3). Đi cùng với kế
hoạch này, nhà điều hành đã 2 lần điều chỉnh lãi suất cho tín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8% lên
13%, tháng 12 giảm xuống còn 4,5%.
Thực hiện cơ chế cho vay theo trần lãi suất. Lần đầu tiên kể từ 1/12/2005, lãi suất cơ
bản được điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75% vào 1/2/2008. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh
ngày 19/5 (lên 12%), lãi suất cơ bản được trả lại đúng chức năng của nó, trở thành một cơ

sở để xác định hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, thay vì
xơ cứng và mờ nhạt trước đó. Cụ thể, ngoài sự điều chỉnh trên, Ngân hàng Nhà nước chính
thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (không quá
150% lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự).
Từ thời điểm đó, hoạt động cho vay của các các ngân hàng có sự thay đổi căn bản;
khái niệm “lãi suất cho vay tối đa” xuất hiện trên thị trường, đồng nghĩa với những mức lãi
suất cho vay từ 22% – 25% trước đó được loại bỏ cùng với các loại phí thu thêm; trần lãi
suất huy động thỏa thuận giữa các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có từ những
năm trước cũng bị xóa bỏ.Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhà nước
gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động
VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5
và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi
nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư
19

lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm.
Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng thương mại cầm
chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín
dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất
trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự
kiến khống chế 30%). Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ
của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên
thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều
chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, cả lãi suất huy động và cho vay dồn
dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất
huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn
12,75%/năm.
Chính thức cấp phép cho các ngân hàng mới. Sau cả thập kỷ, năm 2008 ghi nhận
những giấy phép lập ngân hàng mới đầu tiên được cấp. Thị trường đón nhận 2 thành viên

mới chính thức đi vào hoạt động là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiên Phong. Tháng
12, Ngân hàng Nhà nước cấp thêm giấy phép mới cho Ngân hàng Bảo Việt, dự kiến đi vào
hoạt động đầu năm 2009. Đi cùng với những giấy phép trên, quyết định tạm ngừng cấp phép
để sửa đổi quy chế thành lập và hoạt động của ngân hàng mới cũng là một sự kiện nổi bật
trong năm 2008; phía sau đó là dư âm của cuộc đua thành lập ngân hàng trong năm 2007
với sự đổ vỡ của một số đề án và câu chuyện mua bán quyền mua cổ phiếu ngân hàng chưa
thành lập…
Cũng trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước chính thức cấp những giấy phép lập
ngân hàng con 100% vốn ngoại đầu tiên cho HSBC, ANZ và Standard Chartered, mở đầu
một thời kỳ mới cho hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: được đối xử
bình đẳng hơn, cạnh tranh toàn diện hơn.
Khó khăn của nền kinh tế, trong hoạt động của mỗi ngân hàng đang dần thể hiện ở xu
hướng gia tăng của nợ xấu. Nếu trong năm 2007, đa số thành viên khối quốc doanh chỉ trên
dưới 3%, khối cổ phần phổ biến dưới 2%, thì năm nay dự kiến sẽ có nhiều trường hợp có nợ
xấu trên 5%. Cuối năm 2008, một số ngân hàng lớn đã chính thức công bố tỷ lệ nợ xấu thực
tế hoặc mục tiêu kiểm soát từ 5% đến hơn 6%. Tuy nhiên, nhiều thành viên chưa có động
lực để công bố và cập nhật số liệu liên quan. Dự kiến từ đầu năm 2009, bức tranh về nợ xấu
của hệ thống ngân hàng sẽ rõ ràng hơn. Liên quan đến vấn đề nợ xấu, sự suy giảm mạnh của
thị trường bất động sản và chứng khoán là những lo ngại nổi bật trong năm 2008, ảnh hưởng
đến chất lượng và quan hệ tín dụng của các ngân hàng thương mại. Riêng làn sóng giải chấp
chứng khoán cầm cố (thu hút sự chú ý của dư luận trong tháng 2 và 3) cũng là một điểm nổi
bật trong năm khó khăn này.
Nửa đầu năm gồng mình với khó khăn thanh khoản, lợi nhuận của nhiều ngân hàng
bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là năm đầu tiên trong khoảng 5 năm trở lại đây nhiều thành viên
buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận đặt ra từ đầu năm; chiến lược
tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng, ổn định và yếu tố an toàn, tăng cường quản trị
được đặt lên hàng đầu. Với lãi suất huy động cao trong phần lớn thời gian của năm, tốc độ
tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng bất động sản và tiêu dùng thu hẹp, đầu tư tài chính khó
khăn…, dự kiến lợi nhuận của nhiều ngân hàng thương mại năm 2008 sẽ không đạt mục
tiêu đề ra, kể cả mục tiêu đã được điều chỉnh.

Năm 2007, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng
(tăng 51,39%), trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản,
chứng khoán và tín dụng tiêu dùng. Bước sang năm 2008, đây là những nghiệp vụ chính bị
siết chặt. Chính sách thắt chặt tiền tệ và khó khăn thanh khoản trong nửa đầu năm là nguyên
20

nhân đầu tiên khiến nhiều ngân hàng buộc phải “đóng cửa” đối với những nghiệp vụ này.
Bên cạnh đó, sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến
nguy cơ rủi ro tín dụng, các ngân hàng thận trọng; lãi suất cho vay quá cao cũng là một rào
cản đối với các nhu cầu.
Riêng với tín dụng tiêu dùng, cơ chế cho vay theo lãi suất trần là một trở ngại, bởi
cho vay loại này thường có lãi suất cao hơn. Đây cũng là một lý do để nhiều ý kiến đề xuất
Ngân hàng Nhà nước mở lại cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận, bỏ cơ chế trần hiện
nay.
1.6. Tác động tới ngoại hối
Năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng như những biến động
trên thực tế. So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND mua vào – bán ra của các ngân hàng
thương mại đã tăng khoảng 9%, một mức tăng đột biến so với thay đổi quen thuộc quanh
1% những năm trước.
Năm 2008 cũng là năm biên độ tỷ giá liên tiếp 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnh
trực tiếp ở tỷ giá bình quân liên ngân hàng, những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử.
Tính chất đặc biệt của tỷ giá năm 2008 cũng thể hiện ở những biến động trái chiều. Trong
những tháng đầu năm, thị trường có hiện tượng ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá có lúc xuống “đáy”
15.300 VND; nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu phải thông qua các hiệp hội yêu
cầu ngân hàng đẩy mạnh mua vào USD, tháo gỡ khó khăn. Nhưng từ tháng 5, “cơn sốt”
khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do.
Nhiều doanh nghiệp phải mua với giá trên 18.000 VND, chi phí tài chính bị đẩy cao, ảnh
hưởng đến lợi nhuận. Với sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cũng như năng lực dự trữ
ngoại hối lần đầu tiên được công khai một cách chính thức, tỷ giá ổn định dần về cuối năm.

Năm 2008 đã chứng kiến những biến động đảo chiều mạnh mẽ của tỷ giá USD/VND.
Nếu trong quý I, VND liên tục tăng giá so với USD với mức tỷ giá trên thị trường tự do
xuống thấp kỷ lục tới mức 15700 thấp hơn mức giá sàn của NHNN công bố từ 200 – 300
điểm. Sự giảm giá liên tục của USD trong giai đoạn này là do nguồn cung ngoại tệ dồi dào
từ đầu tư gián tiếp nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt nam, doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ
chuyển đổi ra VND phục vụ sản xuất kinh doanh, trong khi đó nguồn cầu hạn chế do doanh
nghiệp nhập khẩu chủ yếu vay ngoại tệ thanh toán hàng nhập thay vì mua ngoại tệ do tâm lý
dự đoán tỷ giá USD/VND tiếp tục giảm trong thời gian tới. Đầu quý II, tỷ giá tăng nhẹ trở
lại. Trước những lo ngại về tình hình kinh tế Việt nam: Cán cân thương mại thâm hụt nặng
nề với mức kỷ lục 14,4 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng CPI đạt mức kỷ
lục 3,96% trong tháng 5 và 25,2% so với cùng kỳ năm 2007, cùng với một loạt bài viết của
các định chế tài chính toàn cầu về khả năng khủng hoảng tài chính, khủng hoảng cán cân
thanh toán của Việt nam cũng như khả năng mất giá mạnh của VNĐ… Nhà đầu tư gián tiếp
nước ngoài bắt đầu rút vốn ồ ạt, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh mua ngoại tệ thanh toán
khoản vay trước hạn và chuẩn bị nguồn ngoại tệ thanh toán LC sắp đến hạn, cộng với tâm lý
đầu cơ găm giữ ngoại tệ chờ tỷ giá tăng của cá nhân & doanh nghiệp khiến cung cầu USD
mất cân đối trầm trọng, tỷ giá tăng mạnh liên tục từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6. Đứng
trước tình hình đó, NHNN đã thực hiện các biện pháp can thiệp đồng bộ và quyết liệt vào
thị trường ngoại hối bao gồm công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD, bán ngoại tệ
can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các đại lý
thu đổi ngoại tệ, cấm mua, bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập
khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng, kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu
đặc biệt ô tô và hàng xa xỉ… giúp tỷ giá sụt giảm và bình ổn trở lại ngay sau đó. Năm 2008
còn chứng kiến một đợt dậy sóng nữa của tỷ giá USD/VND đợt tháng 10 và tháng 11 do
nhu cầu mua ngoại tệ chuyển về nước của các NĐTNN nhằm đảm bảo thanh khoản của tổ
21

chức tại chính quốc trong giai đoạn cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn tại Mỹ bắt đầu
lan rộng và trở thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến hàng loạt các ngân hàng

nước ngoài điêu đứng.
Về kiều hối với doanh số 8-10 tỷ USD/năm là một nguồn thu rất quan trọng của Việt
Nam. Do một phần lớn nguồn kiều hối từ Mỹ nên chắc chắn nguồn này cũng giảm sút nhất
định.
Các tác động trên kết hợp với khó khăn hiện tại trong nước sẽ tạo nên một tác động
kép và làm cho tình hình thêm phức tạp.

22

8. Thị trường tài chính là gì ? Hãy phân tích các chức năng của thị trường tài chính ?
* Khái niệm.
Thị trường hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua
bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Với các đối tượng và phương thức hoạt động khác nhau
nhiều loại thị trường được hình thành và phát triển song hành với quá trình phát triển của
nền kinh tế thị trường: Thị trường tư liệu sản xuất; Thị trường tư liệu sinh hoạt; Thị trường
thông tin; Thị trường lao động; Thị trường tài chính; … Vậy thị trường tài chính là gì? Có
những đặc trưng nào khác biệt so với các thị trường khác trong hệ thống kinh tế thị trường
thống nhất?
Trong nền kinh tế thị trường, luôn nảy sinh hiện tượng có những chủ thể có cơ hội
đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư.
Từ nhu cầu khách quan này đã hình thành một cơ chế chuyển vốn từ những người có vốn
nhàn rỗi sang những người cần vốn kinh doanh theo các nguyên tắc thị trường. Từ đó, tạo
nên một loại hình thị trường mới được gọi là thị trường tài chính (TTTC). Dưới các góc độ
nghiên cứu và tiếp cận khác nhau có thể có những khái niệm về TTTC khác nhau
Các quan điểm về TTTC :
– Thị trường tài chính là nơi diễn ra quá trình dịch chuyển vốn tiền tệ từ chủ thể cung
vốn sang chủ thể cầu vốn .
TTTC – là thị trường trong đó các nguồn tài chính được dịch chuyển từ người thừa
vốn sang người thiếu vốn, là tổng hoà của các mối quan hệ cung cầu về vốn (1). Dù tiếp cận

ở những góc độ khác nhau thì các khái niệm về thị trường tài chính đều có điểm chung
thống nhất nói lên bản chất của nó, đó là, TTTC là tổng hoà của các mối quan hệ cung cầu
về vốn tiền tệ, giá cả, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán. Hoạt động của thị
trường tài chính có những hiệu ứng trực tiếp tới mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.
Từ đó có thể khái quát về TTTC như sau: Thị trường tài chính là loại thị trường thực
hiện việc chuyển giao các nguồn vốn từ người cung vốn sang người cầu vốn theo các
nguyên tắc thị trường, là tổng hoà của các mối quan hệ hàng hoá-vốn tiền tệ, cung cầu, giá
cả phương thức giao dịch và phương thức thanh toán.
* Chức năng : Chức năng của thị trường tài chính là khả năng khách quan phát huy
tác dụng của nó trong đời sống kinh tế. Hiểu theo nghĩa đó, TTTC có các chức năng cơ bản
sau:
– Dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế.
+Đây là chức năng cơ bản và chủ yếu nhất, biểu hiện bản chất của TTTC. Với
chức năng này, TTTC hoạt động như những kênh dẫn vốn từ người cung vốn sang người
cầu vốn. Chính nhờ chức năng này mà các nguồn tiền tiết kiệm của dân chúng, của các
doanh nghiệp và các tổ chức xã hội được huy động, tập trung để đáp ứng nhu cầu vốn cho
đầu tư phát triển kinh tế. Thật vậy, thông qua hoạt động của các chủ thể cầu vốn (phát hành
các công cụ tài chính trên thị trường sơ cấp) và hoạt động của các chủ thể cung vốn- những
người có vốn nhàn rỗi (mua các công cụ tài chính được phát hành), các dòng vốn tiền tệ
được dịch chuyển từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn đáp ứng nhu cầu vốn như Nhà nước,
doanh nghiệp… Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
+ ở kênh tài chính trực tiếp những người cung vốn trực tiếp chuyển vốn cho các chủ
thể cầu vốn bằng cách mua các công cụ tài chính (còn được gọi là tài sản tài chính) trực tiếp
từ các chủ thể cầu vốn phát hành thông qua thị trường tài chính. Như vậy TTTC đã thực
hiện chức năng chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn và bằng phương thức chuyển vốn
này, quá trình luân chuyển vốn được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, các nguồn vốn tiết
kiệm lớn, nhỏ của nhà đầu tư được tập trung với thời hạn và chi phí hợp lý nhất đem lại lợi
ích cho cả nhà đầu tư và cả chủ thể cầu vốn, từ đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
23

– Tạo tính thanh khoản cho các tài sản tài chính.
TTTC bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Trên thị trường thứ cấp
các nhà đầu tư có thể bán lại các tài sản tài chính mà họ đã mua ở thị trường sơ cấp. Đây
chính là chức năng của TTTC trong việc tạo tính thanh khoản cho các sản phẩm tài chính.
Chức năng rất quan trọng bởi lẽ nhờ có chức năng này mà hoạt động của thị trường trở nên
hấp dẫn, giúp các nhà đầu tư di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác một cách dễ dàng
hoặc rút khỏi thị trường tránh rủi ro. Mặt khác thông qua chức năng này mà nền kinh tế hình
thành một lĩnh vực kinh doanh mới, mang tính trí tuệ cao, tạo thêm việc làm cho xã hội,
giảm thất nghiệp.
– Cung cấp thông tin, hình thành giá cả của các tài sản tài chính.
Các tài sản tài chính lưu thông trên thị trường có hai tác dụng quan trọng: Thứ nhất,
chuyển vốn từ chủ thể cung vốn sang chủ thể cầu vốn để đầu tư vốn phục vụ cho hoạt động
kinh doanh.Thứ hai, chuyển vốn theo một phương thức sao cho các rủi ro không tránh khỏi
liên quan đến dòng tiền đầu tư vào các tài sản đó, được phân bố lại một cách hợp lý nhất
giữa người gọi vốn và người cung vốn. Vì vậy, giao dịch, phát hành, mua đi bán lại các công
cụ tài chính đòi hỏi phải có được các thông tin cần thiết về tổ chức phát hành các tài sản đó
một cách đầy đủ chính xác kịp thời và các thông tin khác liên quan đến đời sống kinh tế của
tổ chức phát hành cũng như các thông tin về quan hệ cung cầu, giá cả,… Thị trường tài
chính chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin về các chủ
thể tham gia, đặc biệt là chủ thể phát hành các thông tin liên quan đến giá trị đích thực hay
giá trị nội tại của của các tài sản tài chính về triển vọng thu nhập cũng như các rủi ro có thể
gặp phải đối với các tài này trong tương lai. Để có thể thực hiện chức năng cung cấp thông
tin thị trường tài chính phải chịu sự quản lý và giám sát bởi các cơ quan quản lý Nhà nước
và các tổ chức liên quan theo pháp luậthoặc theo quy chế quản lý thông tin do các cơ quan
quản lý thị trường hay bản thân một thị trường cụ thể ban hành. Thông tin được cung cấp
công khai minh bạch đầy đủ chính xác trên thị trường là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết
định một thị trường tài chính trở thành thị tường hiệu quả.
Thị trường đạt hiệu quả về thông tin, đến luợt mình, sẽ làm cơ sở cho quá trình hình
thành giá cả của các tài sản tài chính một cách khách quan, công bằng, đảm bảo cho các tổ

chức huy động vốn đạt được mục tiêu huy động vốn của mình còn nhà đầu tư thì thu được
lợi nhuận mong đợi tránh được rủi ro.
– Đánh giá giá trị doanh nghiệp và nền kinh tế
Thông qua giao dịch trên thị trường giá cả của các tài sản tài chính mà chủ yếu là cổ
phiếu của doanh nghiệp phát hành được hình thành. Nói cách khác, giá trị thị trường của
doanh nghiệp được xác định. Nhìn chung, như một quy luật, doanh nghiệp tăng trưởng ổn
định có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao sẽ được thị trường định giá cao và ngược
lại. Từ đây tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp các doanh nghiệp làm ăn tuân
thủ luật pháp đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh của
mình. Đối với toàn bộ nền kinh tế, thông tin trên thị trường chứng khoán thường phản ánh
tức thì sức khoẻ của nền kinh tế thông qua sự thay đổi của các chỉ số chứng khoán – các chỉ
số biểu hiện mức giá trung bình của các tài sản tài chính do các doanh nghiệp trong nền kinh
tế phát hành để huy động vốn. Khi thị trường đạt hiệu quả về thông tin, một sự tăng lên
trong dài hạn của các chỉ số chứng khoán được công bố trên thị trường phản ánh một xu thế
tăng trưởng của nền kinh tế và ngược lại.

24

9. Trình bày nghiệp vụ tái chiết khấu của Ngân hàng trung ương? Việc thay đổi lãi suất
cho vay chiết khấu và tái chiết khấu của NHTW có ảnh hưởng như thế nào đến khối
lượng tiền cung ứng?
A, Trình bày nghiệp vụ tái chiết khấu của Ngân hàng trung ương
Nhằm điều hành chính sách tiền tệ Ngân hàng nhà nước thường sử dụng một số các công cụ
chính trong đó nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá trên thị trường mở
là một trong những công cụ cơ bản.
Nội dung nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu:
1.Khái niệm: Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá (GTCG) của các ngân hàng là nghiệp
vụ NHNN mua các GTCG còn thời hạn thanh toán, mà các GTCG này được các ngân hàng
mua trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp. Sau đây gọi tắt là nghiệp vụ

chiết khấu.
2. Đối tượng & điều kiện được tham gia nghiệp vụ chiết khấu:
– Các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng đáp ứng
đủu các điều kiện sau:
– Có tài khoản tiền gửi và lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN;
– Có đăng ký chữ ký của lãnh đạo và giới thiệu các cán bộ thực hiện nghiệp vụ chiết
khấu với NHNN.
3. Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất do NHNN xác định và công bố trong từng thời kỳ.
4. Hình thức chiết khấu:
a. Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG (Thời hạn còn lại của GTCG tối đa
không quá 90 ngày).
b. Chiết khấu có kỳ hạn (thời hạn còn lại của GTCG lớn hơn thời hạn giao dịch).
5. Các loại GTCG được chiết khấu:
a. Tín phiếu NHNN, Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình TW,
công trái (Được sử dụng trong cả hai hình thức chiết khấu).
b. Trái phiếu đầu tư do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, Trái phiếu chính quyền địa
phương do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội, Tp Hồ Chí Minh phát hành (được sử dụng
trong hình thức chiết khấu có kỳ hạn).
6. Phương thức chiết khấu:
– Phương thức trực tiếp: Các ngân hàng đem “Giấy đề nghị chiết khấu GTCG” trực
tiếp đến Sở Giao dịch NHNN.
– Phương thức gián tiếp: Các ngân hàng giao dịch thông qua mạng vi tính hoặc qua
Fax tới Sở Giao dịch NHNN (trường hợp qua Fax, gửi bản chính theo đường bưu điện).
7. Quy trình nghiệp vụ:
7.1. Ngân hàng muốn tham gia nghiệp vụ chiết khấu với NHNN thực hiện các công việc
sau:
– Đăng ký mẫu chữ ký lãnh đạo và nhân viên tham gia nghiệp vụ chiết khấu với
NHNN;
– Thực hiện lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN.
– Đề nghị NHNN phân bổ hạn mức chiết khấu GTCG.

7.2. Quy trình của giao dịch chiết khấu:
– Ngân hàng gửi Giấy đề nghị chiết khấu GTCG (khi ngân hàng còn hạn mức chiết
khấu).
– Sở Giao dịch nhận Hồ sơ đề nghị chiết khấu; Thông báo chấp nhận hoặc không
chấp mhận chiết khấu.
– Ngân hàng được chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn gửi cam kết mua lại theo số liệu
NHNN thông báo tại Thông báo chấp nhận chiết khấu.
25

một cách trôi chảy hơn. – Nhờ công dụng phương tiện đi lại cất trữ của tiền tệ, việc hạch toán và thống kê giám sát hiệu quảkinh doanh trở nên thuận tiện và rất đầy đủ ; quá tŕnh tích luỹ tiền tệ được thực thi để mở rộngqui mô sản xuất và kinh doanh thương mại. – Thứ hai : Tiền tệ là phương tiện đi lại để thực thi và lan rộng ra những quan hệ hợp tác quốc tếTrong điều kiện kèm theo nền KTTT, tiền tệ không chỉ là phương tiện đi lại để lan rộng ra và tăng trưởng quátŕnh sản xuất và trao đổi sản phẩm & hàng hóa ở trong và ngoài nước mà nó cc ̣ n là phương tiện đi lại quantrọng để triển khai và lan rộng ra những quan hệ hợp tác quốc tế trong những nghành khác nhưchính trị, văn hóa truyền thống, xă hội, … Nhờ có tiền, mối quan hệ nhiều mặt giữa những vương quốc trên thếgiới sẽ được hv ́ nh thành và tăng trưởng, làm cho xu thế ḥa nhập trong những nghành kinh tế tài chính – xăhội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật, … giữa những nước ngày càng sâurộng. – Thứ ba : tiền tệ là một công cụ để ship hàng cho mục tiêu của người sử dụng chúng. Trong điều kiện kèm theo kinh tế thị trường, hầu hết mọi quan hệ kinh tế tài chính xă hội đều bị tiền tệhoá, mọi cá thể, tổ chức triển khai, cơ quan … đều không hề thoát ly khỏi những quan hệ tiền tệ. Trongđiều kiện đó, tiền tệ trở thành công cụ để xử lí mọi ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế tài chính xăhội ( trong và ngoài nước ), đồng thời tổng thể những hành vi kinh tế tài chính trong nền kinh tế tài chính hiện nayđều hướng đến 1 mục tiêu duy nhất, đó chính là doanh thu ( là tiền ). Bên cạnh đó, trong thực tiễn đăchứng minh, tiền tệ là công cụ hữu hiệu giúp những chủ thể trong nền kinh tế tài chính xă hội đạt đượccác mục tiêu khác nhau. Từ những cá thể, đến những tổ chức triển khai, để sống sót, hoạt động giải trí và pháttriển, đều cần có nguồn lực vật chất bộc lộ dưới nhiều hv ́ nh thái khác nhau, và tổng thể cácmục đích đó đều hoàn toàn có thể được thỏa măn trải qua việc dùng tiền để shopping. Thậm chí, ngay cả nhà nước, để thực thi được những công dụng và trách nhiệm của ḿnh, để khuếchtrương quyền lực tối cao chính trị của ḿnh và tạo uy tín trong long dân chúng, nhà nước cũngluôn cần đến tiền như thể một phương tiện đi lại hữu dụng nhất, và thỏa măn đă dạng những mục đíchnhất. b ) Ý nghĩa của việc điều tra và nghiên cứu tiền ? Chính sách tiền tệ là một chủ trương điều tiết kinh tế tài chính vĩ mô cực kỳ quan trọng của nhà nướctrong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng tác động lớn đến những biến số vĩ mô như : công ăn việclàm, vận tốc tăng trưởng, lạm phát kinh tế … Để đạt được những tiềm năng của chủ trương tiền tệ thì việcsử dụng những công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định hành động. Ở Nước Ta kể từ khi thay đổi đếnnay, chủ trương tiền tệ đặc biệt quan trọng là những công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiệnvà phát huy tính năng so với nền kinh tế tài chính. Với đặc thù của nền kinh tế tài chính Nước Ta thì việclựa chọn những công cụ nào, sử dụng nó ra làm sao ở những quy trình tiến độ đơn cử của nền kinh tế tài chính luôn làmột yếu tố tiếp tục phải chăm sóc theo dõi và xử lý so với những nhà hoạch địnhvà điều hành quản lý chủ trương tiền tệ vương quốc, những nhà nghiên cứu kinh tế tài chính. Đặc biệt là trong bốicảnh nền kinh tế tài chính trong nước và quốc tế như lúc bấy giờ thì việc điều tra và nghiên cứu về chủ trương tiềntệ đơn cử là những công cụ của chủ trương tiền tệ là một yếu tố có ý nghĩa lý luận và thực tiễncao. 2. Vận dụng triết lý lượng cầu tài sản để lý giải sự phân bổ gia tài trong góp vốn đầu tư củacác cá thể ? Khi của cải của một người tăng lên, anh ta có thêm tiềm lực kinh tế tài chính sẵn sàng chuẩn bị để hoàn toàn có thể muasắm thêm gia tài. do vậy lượng gia tài mà anh ta nhu yếu ( lượng cầu tài sản ) tăng lên. Khi giữ những thứ khác không đổi khác, một sự tăng về của cải làm tăng một lượng cầutài sản và sự tăng lượng cầu này lớn hơn nếu gia tài đó mang nhiều đặc thù hạng sang hơn làtính chất cần thiếtQuyết định mua một gia tài chịu ảnh hưởng tác động bởi việc xem xét cống phẩm dự trù của tài sảnđóMột sự tăng cống phẩm dự trù của một gia tài so với cống phẩm dự trù của một gia tài thaythế, khi giữ mọi thứ khác không đổi sẽ làm tăng lượng cầu tài sản đó. Mức độ rủi ro đáng tiếc hoặc không chắc như đinh về cống phẩm của một gia tài cũng ảnh hưởng tác động lên lượngcầu gia tài đó. Khi mọi thứ khác không biến hóa, nếu rủi ro đáng tiếc của một gia tài tăng lên so với rủi ro đáng tiếc củacác gia tài thay thế sửa chữa, thì lượng cầu của nó sẽ giảmTính lỏng của gia tài ảnh hưởng tác động đến lượng cầu tài sản đóMột gia tài có tính lỏng cao hơn gia tài sửa chữa thay thế, khi giữ mọi thứ khác không đổi khác, thì nó càng được ưu chuộng và lượng cầu tài sản sẽ càng lớnKhi giữ mọi yếu tố khác không biến hóa : + lượng cầu một gia tài thường có đối sánh tương quan thuận với của cải với một phân phối lớn hơnnếu gia tài đó có nhiều đặc thù “ hạng sang ” hơn là đặc thù “ thiết yếu ” + lượng cầu một gia tài có tương thuận với cống phẩm dự trù của nó so với những gia tài sửa chữa thay thế. + lượng cầu một gia tài có đối sánh tương quan nghịch đảo với rủi ro đáng tiếc về cống phẩm của nó so với nhữngtài sản thay thế sửa chữa. + lượng cầu một gia tài có đối sánh tương quan thuận với tính lỏng của nó so với những gia tài sửa chữa thay thế. Lợi ích của việc đa dạng hóa góp vốn đầu tư là làm giảm rủi ro đáng tiếc cho những nhà đầu tư và lợi íchcàng lớn khi cống phẩm từ những khoản góp vốn đầu tư không diễn biến giống nhau. 3. Trình bày những khối tiền trong nền kinh tế tài chính ? Theo bạn, trong tương lai tỷ trọng những khốitiền này có xu thế đổi khác như thế nào ? yếu tố đặt ra cho những nhà hoạch định chủ trương mà đơn cử là NHTW mỗi nước-cơquan chịu nghĩa vụ và trách nhiệm chính trong kiến thiết xây dựng và thực thi chủ trương tiền tệ, là phải biết mộtcách đúng chuẩn những thành phần của lượng tiền đáp ứng vào lưu thông gồm có những bộ phậnnào để hoàn toàn có thể dự báo được những dịch chuyển kinh tế tài chính cũng như có những giải pháp điềuchỉnh hài hòa và hợp lý. Thông thường, NHTW những nước sẽ vừa vận dụng phương pháp lý thuyết trêncơ sở vận dụng linh động những học thuyết kinh tế tài chính tiền tệ vừa vận dụng giải pháp kinhnghiệm trên cơ sở kiểm nghiệm thực tiễn để kiến thiết xây dựng một phép đo tổng lượng tiền tronglưu thông từ hẹp đến rộng một cách tương thích nhất với diễn biến của môi trường tự nhiên kinh tế tài chính nướcḿnh. Trước khi tv ́ m hiểu đơn cử về phép đo tổng lượng tiền trong lưu thông và những thành phầncủa nó, cần phải biết khái niệm “ Khối lượng tiền tệ trong lưu thông ”. Khối lượng tiền tronglưu thông là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những phương tiện đi lại được đồng ý làm trung giantrao đổi với mọi sản phẩm & hàng hóa, dịch vụ và những khoản thanh toán giao dịch khác tại một thị trường cụ thểtrong một khoảng chừng thời hạn nhất định. Để dẫn ra một mô hv ́ inh của quá tŕnh đáp ứng tiền tệ, người ta phân biệt những khối tiềntrong lưu thông. Thành phần mức cung tiền tệ đổi khác liên tục từ tiến trình này sanggiai đoạn khác và khác nhau giữa những nước. Thành phần mức cung tiền tệ hay khoanh vùng phạm vi cácphép đo khối lượng tiền hoàn toàn có thể được tŕnh bày khái quát như sau : – Khối tiền tệ M1 ( Khối tiền tệ thanh toán giao dịch ) : Đây là khối tiền tệ theo nghĩa hẹp nhất vềlượng tiền đáp ứng, nó chỉ gồm có những phương tiện đi lại được gật đầu ngay trong traođổi hàng hoá, mà không phải qua một bước quy đổi nào. Với khối tiền tệ này, tổng lượngtiền đáp ứng gồm có : + Tiền đang lưu hành : gồm hàng loạt tiền mặt do ngân hàng TW phát hành đanglưu hành ngoài mạng lưới hệ thống ngân hàng. Xét về chủng loại, tiền đang lưu hành gồm có những loạitiền giấy, tiền xu, ngân phiếu … + Tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng thương mại : là loại tiền gửi mà chủ sở hữu củanó hoàn toàn có thể rút ra hoặc phát hành séc để thanh toán giao dịch tiền mua hàng hoá hay dịch vụ vào bất kỳlúc nào. – Khối tiền tệ M2 ( Khối tiền thanh toán giao dịch lan rộng ra ) : Đây là phép đo khối lượng tiền rộnghơn trong lưu thông. Khối tiền tệ này gồm có : + Khối tiền tệ M1. + Tiền gửi tiết kiệm chi phí, tiền gửi có kỳ hạn tại những ngân hàng thương mại. – Khối tiền tệ M3 : Khối tiền tệ này gồm có : + Khối tiền tệ M2. + Các khoản tiền gửi tại những định chế tài chính khác. – Khối tiền tệ L : Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền đáp ứng gồm có : + Khối tiền tệ M3. + Các loại sách vở có giá trong thanh toán giao dịch có tính lỏng cao, tức là dễ chuyển thànhtiền mặt, hoàn toàn có thể kể đến như : thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu, CP, …. Trong những khối tiền kể trên, khối tiền tệ M1 là khối có tính lỏng cao nhất. Khi khối tiền tệđược lan rộng ra theo những phép đo từ M1 đến L thv ́ tính lỏng của nó càng thấpb ) trong tương lai tỷ trọng những khối tiền này có khuynh hướng biến hóa như thế nào ? Các loại tiền trong nền kinh tế thị trường tăng trưởng thường được xếp theo trình tự căn cứvàonhận dạng theo “ tính lỏng trong thanh toán giao dịch ” – một thuật ngữ được sử dụng khá thườngxuyên ở hầu hết những sách điều tra và nghiên cứu về tiền tệ. “ Tính lỏng ” bộc lộ cho năng lực dễ dàngchuyển sang tiền mặt nhằm mục đích cung ứng cho nhu yếu thanh toán giao dịch. Theo đó, hoàn toàn có thể thấy tiền phápđịnh do nhà nước phát hành đạt “ tính lỏng ” cao nhất, sau đó mới đến những loại tiền tài sảnkhác. Do đó khối tiền tệ M1 vẫn được sử dụng thoáng đãng nhất, khối tiền này gồm có những loạitiền giấy, tiền sắt kẽm kim loại do nhà nước phát hành. Nó có tên gọi “ tiền pháp định ” đã cho thấycác loại tiền này được nhà nước thống nhất phát hành và được cho phép lưu thông với mệnh giáđược ghi trên đồng xu tiền theo luật định. Đồng tiền pháp định bộc lộ quyền lực tối cao của nhà nướctrong quy trình điều tiết lưu thông tiền tệ qua hoạt động giải trí phát hành cũng như tịch thu tiền từlưu thông nhằm mục đích thực thi những tiềm năng của nhà nước trong từng thời kỳ. Mặt khác, đồng xu tiền pháp định còn chứng minh và khẳng định chủ quyền lãnh thổ vương quốc, sự độc lập của mạng lưới hệ thống tiền tệ mỗiquốc gia đó trên trường quốc tế. Do vậy, về hình thức, tiền pháp định luôn có dấu quốc huytrên đồng xu tiền, đặc biệt quan trọng so với những loại tiền giấy, thường còn phải có số sêri phát hành vàchữ ký của một quan chức nhà nước. Trong lưu thông, tiền pháp định hoàn toàn có thể được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như : tiền mặt, tiền NHTW, tiền của nhà nước, … Mặc dù là một loại tiền có tính thanh khoản caođáp ứng ngay cho nhu yếu thanh toán giao dịch tuy nhiên việc nắm giữ lại tiền này có mức sinh lợi thấpnhất. 4. Phân tích vai trò của những Trung gian tài chính ? Liên hệ việc phát huy những vai trò nàyđối với thực tiễn tăng trưởng nền kinh tế thị trường Nước Ta ? Trung gian tài chính, tức là quy trình một tổ chức triển khai thường là một tổ chức triển khai tương đốilớn và không thay đổi, đứng ra vay vốn rồi cho những tổ chức triển khai nhỏ hơn, có độ bảo đảm an toàn ít hơn vay lại. Những tổ chức triển khai nhỏ khi đi vay tiền sẽ phải trả lãi suất vay cao hơn lãi suất vay mà tổ chức triển khai lớn phảitrả khi đi vay tiền. Quá trình này có vẻ như như thể một quy trình tự sinh lời tuy nhiên yếu tố là ở chỗliệu những tổ chức triển khai vay lại có trả được lãi suất vay đủ cao để bù đắp lại tính rủi ro đáng tiếc cao hơn mà tổchức vay lần 1 phải chịu cũng như ngân sách trả nợ hay không. Việc sử dụng cả vốn đi vay và vốn tự có để góp vốn đầu tư được gọi là sử dụng đòn kích bẩy tàichính. Tỷ lệ của những quỹ đi vay trên quỹ hiện có ( hay tỷ suất nợ / gia tài ) được gọi là tỷ số vaynợ. Các tổ chức triển khai doanh nghiệp hoạt động giải trí trong mọi nghành đều sử dụng đòn kích bẩy tài chính. a. Chu chuyển những nguồn vốn trong nền kinh tếVai trò quan trọng nhất của những tổ chức triển khai tài chính trung gian là chu chuyển nguồn lựctài chính từ nơi thừa đến nơi thiếu. Trong toàn cảnh hội nhập, những tổ chức triển khai tài chính trung giankhông chỉ là kênh chuyển tải nguồn lực tài chính từ những chủ thể thừa vốn đến những chủ thểthiếu vốn trong nước mà còn là kênh chuyển tải nguồn lực tài chính từ những nhà đầu tưquốc tế đến những người đi vay quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, những tổ chức triển khai tài chính trung gian hoàn toàn có thể kêu gọi cácnguồn tiền trải qua những kênh sau đây : – Kênh kêu gọi vốn góp vốn đầu tư ở trong nước : + Huy động vốn góp vốn đầu tư trong nước trải qua những dịch vụ đầu ra : Các tổ chức triển khai tàichính trung gian khai thác những nguồn vốn tiết kiệm chi phí trong xã hội trải qua việc triển khaicác dịch vụ đầu ra mà đa phần là phát hành những mẫu sản phẩm tài chính như kỳ phiếu, những chứngchỉ tiền gửi tiết kiệm ngân sách và chi phí, hợp đồng bảo hiểm, … với nhiều kỳ hạn khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, tiết kiệm chi phí của khu vực dân cư giữ vị trí rất quan trọngtrong mạng lưới hệ thống tài chính. Các những tầng lớp dân cư hoàn toàn có thể lựa chọn những kênh góp vốn đầu tư như đầu tưqua những tổ chức triển khai tài chính trung gian, mua sàn chứng khoán trên đầu tư và chứng khoán, trựctiếp góp vốn đầu tư vào hoạt động giải trí kinh doanh thương mại, … Mỗi kênh góp vốn đầu tư đều có những ưu và nhược điểmnhất định. Kênh góp vốn đầu tư qua những tổ chức triển khai tài chính trung gian có ưu điểm điển hình nổi bật là : Chi phígiao dịch thấp, độ bảo đảm an toàn cao, rủi ro đáng tiếc ít, những tổ chức triển khai tài chính trung gian tỏ ra có lợi thế trongquá trình nhìn nhận và lựa chọn góp vốn đầu tư vốn. Tuy nhiên, nếu như môi trường tự nhiên kinh tế tài chính vĩ môkhông không thay đổi, thị trường tài chính và những công cụ tài chính yếu kém thì những tổ chức triển khai tàichính trung gian khó mà phối hợp và chuyển tải nhanh gọn nguồn vốn tiết kiệm chi phí của khuvực dân cư cho những tổ chức triển khai và cá thể cần vốn. + Huy động vốn góp vốn đầu tư qua thị trường vốn trong nướcVới sự chuyên môn hóa về mua và bán những loại sàn chứng khoán, thị trường chứng khoánđược xem như một hạ tầng tài chính để những tổ chức triển khai tài chính trung gian thực hiệnchính sách kêu gọi vốn của những nhà đầu tư trải qua việc phát hành những loại chứng khoánnhư CP, trái phiếu, … trên đầu tư và chứng khoán. – Kênh kêu gọi vốn góp vốn đầu tư từ quốc tế : Các tổ chức triển khai tài chính trung gian kêu gọi vốn góp vốn đầu tư quốc tế qua những hình thức : + Tiếp nhận nguồn vốn tương hỗ tăng trưởng chính thức ( ODA ) để triển khai cho vay theocác chương trình tín dụng thanh toán chỉ định của những nhà hỗ trợ vốn quốc tế. Nguồn vốn ODA có ưuđiểm là ngân sách sử dụng thấp và quy mô vốn lớn nhưng lại có điểm yếu kém là bên tiếp nhậnnguồn vốn này phải gật đầu những điều kiện kèm theo và ràng buộc khắc nghiệt về thủ tục chuyểngiao vốn. Mỗi tổ chức triển khai hỗ trợ vốn đều có những phương cách và thông lệ riêng trong việc cungcấp ODA nhằm mục đích đạt được những tiềm năng riêng không liên quan gì đến nhau của họ. Thực tế cho thấy, việc khai thácnguồn vốn này đã mang lại những hệ quả tốt lẫn xấu trong việc đảm nhiệm và sử dụng nguồnvốn này. + Huy động vốn góp vốn đầu tư qua thị trường vốn quốc tếƯu điểm của kênh này là mở ra cho những tổ chức triển khai tài chính trung gian trong nước mộtthị trường kêu gọi vốn to lớn. Thế nhưng, việc tìm kiếm vốn trên thị trường tài chínhquốc tế vẫn có nhiều khó khăn vất vả và thử thách, đặc biệt quan trọng là những tiêu chuẩn tin tưởng chặt chẽđặt ra so với những sàn chứng khoán để được đồng ý thanh toán giao dịch tại những thị trường tài chính quốctế. Việc phát hành trái phiếu quốc tế yên cầu những tổ chức triển khai tài chính trung gian phải tuân thủcác thông lệ quốc tế, những thủ tục này rất phức tạp, gây ra nhiều trở ngại trong việc tiếpcận kênh kêu gọi này. Trong xu thế tự do hóa tài chính, đầu tư và chứng khoán sẽ mở ra nhiều thời cơ đểcho những định chế tài chính trung gian trong nước và những nhà đầu tư quốc tế giao lưu vốnvới nhau trên đầu tư và chứng khoán. Tuy vậy, kênh kêu gọi vốn này luôn chứa đựngnhững rủi ro đáng tiếc tiềm ẩn, gây không ổn định cho những tổ chức triển khai tài chính trung gian. Cũng chính ở đây, nếugiá cả sàn chứng khoán do những hoạt động giải trí đầu tư mạnh đẩy lên cao thì tạo nên kinh tế tài chính ảo hoặc bongbóng rất nguy khốn và làn sóng khủng hoảng cục bộ tài chính – tiền tệ hoàn toàn có thể xảy ra bất kỳ khi nào. Trên cơ sở kêu gọi được những nguồn tài chính từ những tổ chức triển khai và những cá thể trongnền kinh tế tài chính, những tổ chức triển khai trung gian tài chính sẽ chuyển nguồn vốn này đến những nơi cầnvốn trải qua những hình thức cho vay, chiết khấu những sách vở có giá, bảo lãnh, cho thuê tàichính, phân phối những dịch vụ tài chính, những hoạt động giải trí góp vốn đầu tư, … Từ đó, góp thêm phần nâng caohiệu quả của những nguồn vốn trong nền kinh tế tài chính. Như vậy, những tổ chức triển khai tài chính trung gian chính là cầu nối trung gian giữa nhữngngười có nhu yếu sử dụng trong thời điểm tạm thời những nguồn tài chính với những người có năng lực cungứng chúng. b. Khắc phục thực trạng thông tin bất phù hợp trên thị trường tài chínhTrong một tiến trình thanh toán giao dịch vốn, người cần vốn khi nào cũng nắm rõ thông tin vềmức độ rủi ro đáng tiếc và tỷ suất sinh lời của dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư mà anh ta đang thực thi hơn là ngườicung cấp vốn. Vấn đề này còn gọi là thông tin bất phù hợp. Thông tin bất phù hợp sẽ làmnảy sinh hai yếu tố làm cho người có vốn không sẵn lòng phân phối vốn cho người cần vốn, đó là : lựa chọn đối nghịch và rủi ro đáng tiếc đạo đức. – Lựa chọn đối nghịch : Lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi thanh toán giao dịch vốn. Đối với những người cần vốn, đặc biệt quan trọng là những doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn vất vả về vốn thường có khuynh hướng đưara mức lãi suất vay kêu gọi vốn mê hoặc. Nhưng một sự lựa chọn đối nghịch xảy ra đối vớingười cung ứng vốn, đó là nếu không biết rõ lịch sử dân tộc và đặc thù hoạt động giải trí của người cầnvốn thì người phân phối vốn sẽ không sẵn sàng chuẩn bị cung ứng vốn. – Rủi ro đạo đức : Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi triển khai thanh toán giao dịch vốn. Những hợp đồng vay nợthường có đặc thù là mức lãi suất vay cố định và thắt chặt. Vì vậy, khi vay được vốn những doanh nghiệp cókhuynh hướng sử dụng số vốn vay để góp vốn đầu tư vào những dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư có lãi suất vay cao hơn nhưnglại có nhiều rủi ro đáng tiếc tiềm năng. Trong khi đó, người cho vay lại không có đủ năng lực để giámsát những hoạt động giải trí của người đi vay sau khi đã cung ứng vốn nên rất hoàn toàn có thể sẽ gặp phải rủiro không tịch thu được vốn và lãi do người đi vay sử dụng vốn vay vào những phương ánđầu tư nhiều rủi ro đáng tiếc. Vì vậy, người thừa vốn không sẵn sang đáp ứng vốn. Chính sự sống sót của những tổ chức triển khai tài chính trung gian là để xử lý xích míc vềthông tin bất phù hợp và hai yếu tố trực tiếp là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đáng tiếc đạo đức. Cáctổ chức tài chính trung gian chuyên môn hoá trong việc nhìn nhận rủi ro đáng tiếc tiềm năng của ngườiđi vay. Họ hoàn toàn có thể tiếp cận những thông tin cá thể của người xin vay ( như trạng thái tài khoảntiền gửi, thu nhập, gia tài, nợ phải trả, .. ) và trấn áp được những hoạt động giải trí góp vốn đầu tư củangười đi vay. Nói cách khác, những tổ chức triển khai trung gian tài chính có vị thế tốt hơn để đưa raquyết định phân phối những khoản nợ một cách hài hòa và hợp lý. Các định chế tài chính trung gian tạođiều kiện thuận tiện cho những quỹ tiền tệ nhàn nhã của xã hội vận động và di chuyển từ người thừa sangngười thiếu, cải tổ tính hiệu suất cao kinh tế tài chính của tiến trình này. c. Góp phần giảm ngân sách thanh toán giao dịch của xã hộiChi phí thanh toán giao dịch là ngân sách về tiền tài và thời hạn để thực thi thanh toán giao dịch tài chính. Một trong những yếu tố quan trọng của ngân sách thanh toán giao dịch là ngân sách điều tra và nghiên cứu, đánh giá và thẩm định, nhìn nhận để đưa ra quyết định hành động góp vốn đầu tư. Nếu không có những tổ chức triển khai tài chính trung gian, ngườivay vốn phải bỏ ra nhiều thời hạn và ngân sách để tìm người cho vay vốn với mức lãi suất vay hợplý. Đối với người tiết kiệm ngân sách và chi phí, để quyết định hành động cho vay, họ cần phải trải qua hai quy trình : + Tìm người cần vốn đáng an toàn và đáng tin cậy. + Thiết lập hợp đồng vay vốn ngặt nghèo. Để triển khai những hoạt động giải trí này, yên cầu người tiết kiệm ngân sách và chi phí phải bỏ ra một lượng chi phínhất định. Như vậy, rõ ràng sự sinh ra của những tổ chức triển khai tài chính trung gian đã góp thêm phần làmgiảm ngân sách thanh toán giao dịch mang lại quyền lợi cho cả người đi vay và người tiết kiệm ngân sách và chi phí. Các định tổchức tài chính trung gian có lợi thế tạo ra lợi thế kinh tế tài chính về quy mô trải qua việc tập trungnhững quỹ tiền tệ có quy mô nhỏ của từng tổ chức triển khai, cá thể tiết kiệm chi phí và đa dạng hóa cácnghiệp vụ sử dụng vốn. Những hoạt động giải trí này của những tổ chức triển khai tài chính trung gian đượcthực hiện bởi một đội ngũ cán bộ có trình độ trình độ cao. Với lợi thế kinh tế tài chính về quymô, những tổ chức triển khai tài chính trung gian đã làm cho những thanh toán giao dịch tài chính riêng không liên quan gì đến nhau của từng cánhân, tổ chức triển khai được triển khai thuận tiện với ngân sách thấp. Từ đó làm giảm ngân sách thanh toán giao dịch củaxã hội. d. Góp phần nâng cao hiệu suất cao kinh tế tài chính và chất lượng đời sống xã hội. Các tổ chức triển khai tài chính trung gian mang lại quyền lợi cho cả người tiết kiệm ngân sách và chi phí và người đivay. Qua đó, nâng cao hiệu suất cao kinh tế tài chính và chất lượng đời sống xã hội. Điều này được thểhiện trên những góc nhìn : – Lợi ích so với người tiết kiệm ngân sách và chi phí : Bằng việc tập trung chuyên sâu nguồn vốn nhàn nhã của nhữngngười tiết kiệm ngân sách và chi phí, biến nó thành đồng vốn sinh lời, sự sống sót của những tổ chức triển khai tài chính trunggian khắc phục những khó khăn vất vả mà vốn dĩ từng người tiết kiệm chi phí thường gặp phải khi thựchiện góp vốn đầu tư trực tiếp như : thiếu kinh nghiệm tay nghề, thiếu thông tin, năng lực tiếp cận thị trường bịhạn chế, thiếu những công cụ tài chính có quy mô nhỏ và ngân sách thanh toán giao dịch tốn kém. Bêncạnh đó, những tổ chức triển khai tài chính trung gian còn tạo ra kinh tế tài chính quy mô và đa dạng hóa những sảnphẩm tài chính từ đó phân tán rủi ro đáng tiếc cho những người tiết kiệm chi phí. – Lợi ích so với người vay vốn : Thông qua những nhiệm vụ đơn cử, những tổ chức triển khai tàichính trung gian đã đem lại quyền lợi cho người vay vốn trên những góc nhìn : làm giảm chi phígiao dịch ; kết nối ngặt nghèo nhu yếu của người tiết kiệm chi phí và người đi vay ; chuyển hoá nguồnvốn tiết kiệm ngân sách và chi phí thời gian ngắn để phân phối nhu yếu vay vốn dài hạn của những doanh nghiệp ; đa dạnghoá những loại sản phẩm tài chính với nhiều loại quy mô và kỳ hạn khác nhau ; tạo điều kiện kèm theo chocác doanh nghiệp có quy mô nhỏ tiếp cận để vay vốn. • Liên hệ iệc phát huy những vai trò này so với thực tiễn tăng trưởng nền kinh tế tài chính TTViệt Nam. Việt Nam đang có vận tốc tăng trưởng kinh tế tài chính liên tục và luôn giữ ở mức cao trongvòng 5 năm qua và trong kế hoạch tăng trưởng đến năm 2020, Nước Ta phấn đấu trở thànhnước công nghiệp về cơ bản. Cho nên để cung ứng nhu yếu về vốn cho tăng trưởng kinh tế tài chính xãhội từ nay đến năm 2020, nền kinh tế tài chính Nước Ta luôn yên cầu nguồn vốn kêu gọi rất lớn. Chín do đó, thị trường tài chính Nước Ta hình thành và tăng trưởng có vai trò rất to lớn là nơitập trung mọi nguồn lực về tài chính cho sự nghiệp tăng trưởng của quốc gia. • Thị trường tài chính tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế tài chính. – Với vai trò là tích tụ và tập trung chuyên sâu tư bản cho nền kinh tế tài chính, mạng lưới hệ thống NHTM là mộtkênh kêu gọi vốn giáp tiếp để tạo lập nguồn vốn. Hệ thống NHTM thực thi chức nănghuy động vốn cho mọi thành phần kinh tế tài chính trong xã hội trải qua những dịch vụ tiền gửi tiếtkiệm, dịch vụ thanh toán giao dịch … Lãi suát kêu gọi trên thị trường ( TT ) có tác động ảnh hưởng rất quantrọng đến lượng vốn mà những NHTM kêu gọi được. Lãi suất này phải bảo vệ là lãi suấtthực dương, tức là phải cao hơn tỷ suất mất giá của tiền tệ nhưng phải thấp hơn lãi suất vay chovay để bảo vệ hiệu suất cao kinh doanh thương mại cho mạng lưới hệ thống NH. Từ nguồn kêu gọi này, những NHTMcung ứng một lượng vốn dồi dào cho nền kinh tế tài chính trải qua hđ cấp tín dụng thanh toán. Lãi suất trênTT tiền tệ có ảnh hưởng tác động lớn đến việc phát hành và mua và bán sàn chứng khoán trên TT vốn. – Khi lãi suất vay tiết kiệm chi phí chưa thật sự mê hoặc những người có tiền nhà rỗi mong nuốncó nơi góp vốn đầu tư sinh lợi cao hơn, mạo hiểm hơn thì kinh doanh thị trường chứng khoán là mọt kênh huyđộng vốn trực tiếp cho nền kinh tế tài chính. Dựa vào tính thanh khoản cao của gia tài TC trên TTnày cũng như tính linh động trong lựa chọn hạng mục góp vốn đầu tư sao cho mức sinh lơ ] ì tối ưu, TT sàn chứng khoán sinh ra ở việt nam đã thật sự là nơi lôi cuốn vốn rất lớn vì tính mê hoặc ở suất sinhlời cao hơn lãi suất vay tiết kiệm chi phí hay kỳ vọng vào gtri CP trong tương lai. • Thị trường TC góp thêm phần nâng cao hiệu suất cao hđ của nền kinh tế tài chính. – Các công cụ và chủ trương trên TTTC ngày càng PT sẽ giúp khai thông những nguồnvốn và khai thác triệt để những nguồn lực TC. Các nguồn lực TC gồm có trong nước và nướcngoài. Đối với nguồn lực trong nước cần PT phong phú những dịch vụ về TC để những khoản tiếtkiệm, tiền nhàn nhã được đưa vào lưu thông sinh lợi hơn là đưa vào cất trữ. Khi đó, nội lựcTC trong nước được kêu gọi triệt để. Dối với nguồn lực TC bên ngoài cần có chính sáchkhơi thông nguồn tiền vào và ra bằng chính sách giám sát hơn là những giải pháp quản trị hànhchính, để lôi cuốn nguồn lực TC lớn của những tập đoàn lớn quốc tế. • Thị trường TC góp thêm phần đẩy nhanh quy trình tự do hóa TC và hội nhập quốc tế – TTTC hình thành tùy thuộc vào điều kiện kèm theo chính trị – KT_XH của mỗi nước nên cónhững đặc trưng riêng ở TT của mỗi nước. Tuy nhiên, thời nay với vận tốc tự do hóa toàn thế giới, không một TT nào có thế PT riêng không liên quan gì đến nhau mà phải có mối quan hệ lẫn nhau. Điều đó được thểhiện bằng việc mức độ tự do hóa TTTC trong nước và mức độ hội nhập vào nền KTTG. Vìthế mà lúc bấy giờ ở hầu hết những nước trên TG thực thi cải cách TC tiền tệ theo xu thế tựdo hóa TC. + Tự do hóa lãi suất vay : lãi suất vay hình thành TT phải do TT quyết định hành động, nhờ vào vào cungcầu, góp vốn đầu tư, mức tiết kiệm chi phí và thu nhập trong nền KT. Tự do hóa lãi suất vay thườn găn liền vớinó là tự do hóa tỷ giá hối đoái, có ảnh hưởng tác động mạnh đến hàng loạt nền KT quốc dân, quyết địnhtốc độ và đặc thù của tăng trưởng kinh tế tài chính. + Tự do hóa chính sách quản trị tỷ giá linh động + Tự do hóa thanh toán giao dịch vãng lai + Tự do hóa thanh toán giao dịch vốn + Tự do quy đổi đồng bản tệ. Ngày nay nền KT Nước Ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền KT TG, tương thích vớiquy luật PT của nền kinh tế tài chính toàn thế giới. Chính vì thế, yếu tố XD một TTTC vững mạnh, ổnđịnh và PT cần phải được tổ chức triển khai và có những bước tiến thích hợp. nhà nước với vai tròquản lý và là người XD hiên chạy pháp lý cho TT TC phát huy hết vai trò của nó, giúp chonền KTVN ngày càng PT bền vững và kiên cố, nhất là khi hội nhập vào nền KTTG. TTTC ngày naymang tính toàn thế giới, vượt ra khỏi ranh giới những QG, tính hội nhập cũng rất can đảm và mạnh mẽ nên rấtkhó trong quản trị, đặc biệt quan trọng là chính sách giám sát, sao cho vừa mang tính đặc trưng triêng theonhững điều kiện kèm theo chính trị, KT, XH của mỗi nước, vừa mang tính hội nhập QT, vừa đảm bảoan toàn cho TTTC trong nước, vừa mang đặc thù tự do hóa. 105, Hãy phân biệt cống phẩm với lãi suất vay, lãi suất vay thực với lãi suất vay danh nghĩa ? Bạn có bìnhluận gì về lãi suất vay tiền gửi tiết kiệm ngân sách và chi phí của những NHTM Việt Nam thời hạn qua ? • Phân biệt cống phẩm và lợi suất : Lợi tức là một khái niệm trong kinh tế tài chính học dùng để chỉ chung về những khoản doanh thu ( lãi, lời ) thu được khi góp vốn đầu tư, kinh doanh thương mại hay tiền lãi thu được do cho vay hoặc gửi tiết kiệmtai ngân hàng. Trong những trường hợp khác nhau, thì cống phẩm có tên gọi khác nhau, trong đầutư sàn chứng khoán, cống phẩm hoàn toàn có thể gọi là cổ tức, trong tiền gửi tiết kiệm ngân sách và chi phí, tiền gửi kỳ hạn, nó gọilà lãi hay tiền lãi, còn trong những hoạt động giải trí góp vốn đầu tư kinh doanh thương mại khác, cống phẩm hoàn toàn có thể gọi là lợinhuận, lời … Lợi tức là một khái niệm được xem xét dưới hai góc nhìn khác nhau gồm góc nhìn của ngườicho vay và của người đi vay. • Ở góc nhìn người cho vay hay nhà đầu tư vốn, lợi tức là số tiền tăng thêm trên số vốn đầutư bắt đầu trong một khoảng chừng thời hạn nhất định. Khi nhà góp vốn đầu tư đem góp vốn đầu tư một khoảnvốn, nhà đầu tư sẽ thu được một giá trị trong tương lai lớn hơn giá trị đã bỏ ra bắt đầu vàkhoản chênh lệch này được gọi là cống phẩm. Ở góc nhìn người đi vay hay người sử dụng vốn, lợi tức là số tiền mà người đi vay phảitrả cho người cho vay ( là người chủ sở hữu vốn ) để được sử dụng vốn trong một thời giannhất định. Trong thời hạn cho vay, người cho vay hoàn toàn có thể gặp phải những rủi ro đáng tiếc như : ngườivay không trả lãi hoặc không hoàn trả vốn vay. Những rủi ro đáng tiếc này sẽ ảnh hưởng tác động đến mứclợi tức mà người cho vay dự kiến trong tương lai. Khoản tiền đi vay ( hay bỏ ra để cho vay ) khởi đầu gọi là vốn gốc. Số tiền nhận được từ khoản vốn gốc sau một khoản thời hạn nhấtđịnh gọi là giá trị tích luỹ. Tỷ suất cống phẩm ( lãi suất vay ) là tỷ số giữa cống phẩm thu được ( phải trả ) so với vốn góp vốn đầu tư ( vốn vay ) trong một đơn vị chức năng thời hạn. Đơn vị thời hạn là năm ( trừtrường hợp đơn cử khác ). Lợi tức thực thi cả năm là hiệu quả kinh doanh thương mại của doanh nghiệp, gồm có cống phẩm hoạtđộng kinh doanh thương mại và hoạt động giải trí khác. Lợi tức hoạt động giải trí kinh doanh thương mại là khoản chênh lệch giữatổng lệch giá bán loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi giá tiền hàng loạt mẫu sản phẩm hànghoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo pháp luật của pháp lý ( trừ thuế cống phẩm ). Lợi tức hoạt động giải trí khác gồm có : Lợi tức hoạt động giải trí tài chính là số thu lớn hơn chi của những hoạt động giải trí tài chính, baogồm những hoạt động giải trí cho thuê gia tài, mua, bán trái phiếu, sàn chứng khoán, mua và bán ngoại tệ, lãitiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh thương mại, lãi cho vay thuộc những nguồn vốn và quỹ, lãi cổphần và lãi do góp vốn liên kết kinh doanh, hoàn nhập số dư khoản dự trữ giảm giá góp vốn đầu tư chứngkhoán thời gian ngắn, dài hạn. Lợi tức của hoạt động giải trí không bình thường là khoản thu nhập không bình thường lớn hơn những chi phíbất thường, gồm có những khoản phải trả không có chủ nợ, tịch thu lại những khoản nợ khó đòiđã được duyệt bỏ ( đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán, những khoản vật tự, gia tài thừasau khi đã bù trừ hao hụt mất mát những vật tư cùng loại, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tàisản ( là số thu về nhượng bán trừ giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của gia tài và những chi phíthanh lý, nhượng bán ), những khoản cống phẩm những năm trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhậpcác khoản dự trữ giảm giá hàng tồn dư, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bh sảnphẩm còn thừa khi hết hạn bh. Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là Ngân sách chi tiêu của tín dụng thanh toán, vì nó là giá của quyền đượcsử dụng vốn vay trong một khoảng chừng thời hạn nhất định, mà người sử dụng phải trả chongười cho vay ; là tỷ suất của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảngthời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộcsở hữu của họ và là cống phẩm người cho vay có được so với việc trì hoãn tiêu tốn. Lợi tức là một phạm trù kinh tế tài chính gắn liền với sự hoạt động của tín dụng thanh toán và do thực chất của tín11dụng quyết định hành động. Lợi tức tín dụng thanh toán là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vaytrả cho việc sử dụng tiền vay. Thực chất, lãi suất vay được biểu lộ bằng quan hệ tỷ suất giữa lợitức tín dụng thanh toán và tổng số tiền vay trong một thời hạn nhất định. Lãi suất và tỉ suất cống phẩm đều tính bằng đơn vị chức năng % Lãi suất thường gắn với những khoản vay, là % tính trên nợ gốc mà bên vay phải trả chobên cho vayTỷ suất cống phẩm gắn với những khoản góp vốn đầu tư, đó là phần sinh lợi có được trên việc đầu tưcổ phiếu tính bằng % trên 1 đơn vị chức năng vốn bỏ ra • Phân biêt lãi suất vay danh nghĩa và lãi suất vay trong thực tiễn : Lãi suất danh nghĩa là lãi suất vay được công bố so với một khoản vay hoặc một khoản góp vốn đầu tư. Lãi suất thực tiễn ( lãi suất vay hiệu suất cao ) là lãi suất vay mà bạn thực sự thu được từ một khoản đầu tưhoặc phải trả cho một khoản vay sau khi tính đến ảnh hưởng tác động của lãi suất vay ghép. Thông thường cái mà tất cả chúng ta hay nhìn thấy là lãi suất vay danh nghĩa, còn lãi suất vay thực tiễn sẽđược giám sát từ lãi suất vay danh nghĩa theo một số ít giải pháp nhất định. Lãi suất danhnghĩa gắn liền với giải pháp tính lãi đơn thuần, còn lãi suất vay thực tiễn là hiệu quả của phươngpháp tính lãi ghép. Để có một phép so sánh đúng mực giữa hai lãi suất vay sử dụng với hai kì hạn khác nhau, trướchết bạn phải qui đổi lãi suất vay danh nghĩa ( lãi suất vay công bố ) của cả hai về lãi suất vay thực tếtương đương để nhìn rõ tác động ảnh hưởng của lãi suất vay ghép. Lãi suất hiệu suất cao của một khoản góp vốn đầu tư khi nào cũng cao hơn lãi suất vay công bố nếu nó đượcgộp lên nhiều lần trong một năm. Khi số chu kì gộp lãi tăng lên thì sự độc lạ giữa lãi suấtdanh nghĩa và lãi suất vay hiệu suất cao sẽ càng rõ ràng. Lãi suất danh nghĩa được chuyển sang lãi suất vay trong thực tiễn theo công thức sau : re = ( 1 + ( r / n ) ) n – 1 trong đó : re : lãi suất vay thực tếrn : lãi suất vay danh nghĩan : số chu kì gộp lãiVí dụ : một trái phiếu có lãi suất vay danh nghĩa 8 % / năm, giao dịch thanh toán lãi theo chu kì 6 tháng, thìlãi suất thực tiễn làre1 = ( 1 + ( 8 % / 2 ) ) 2 – 1 = 0.0816 ~ 8.16 % / nămCũng với trái phiếu trên khi chu kì trả lãi là 3 tháng thì lãi suất vay trong thực tiễn là : re2 = ( 1 + ( 8 % / 4 ) ) 4 – 1 = 0.0824 ~ 8.24 % / năm2 tác dụng đó cho thấy, trả lãi định kì 3 tháng đem lại thu nhập cho nhà góp vốn đầu tư cao hơn 6 tháng, vì nó giúp nhà đầu tư tái đầu tư tiền lãi nhanh hơn. • Nhận xét Lãi suất tiền gửi của ngân hàng TMVN trong năm 2012 vừa mới qua. Trong toàn cảnh năm vừa mới qua nhiều ngân hàng tăng nhanh kêu gọi vốn bằng cách đưa lãisuất kêu gọi lên vượt trần để hút người mua. Theo lý giải của chỉ huy một ngân hàng thương mại, việc đưa lãi suất vay kêu gọi lên cao sẽgiúp ngân hàng kêu gọi được nguồn vốn tốt hơn. Khi có nguồn vốn dồi dào sẽ giúp cácngân hàng bảo vệ duy trì những chỉ số bảo đảm an toàn tài chính tốt hơn, đồng thời cũng sẽ giúp ngânhàng dữ thế chủ động hơn về nguồn vốn để cung ứng nhu yếu sản xuất kinh doanh thương mại của doanh nghiệptrong những tháng cuối năm. Hơn nữa, với diễn biến lạm phát hiện tại, những ngân hàng cũngsẽ dự báo lạm phát kinh tế sẽ quay trở lại trong năm 2013. “ Có thể mức lạm phát kinh tế trong năm 2013 không cao nhiều hơn so với năm 2012 nhưng việcđẩy lãi suất vay lên cao như lúc bấy giờ sẽ giúp ngân hàng có thêm nhiều vốn hơn để tăng khảnăng cạnh tranh đối đầu trên thị trường ”, vị chỉ huy này san sẻ. Còn Giám đốc Ban vốn và kinh doanh thương mại vốn của một ngân hàng thương mại lớn trên thị12trường cho rằng, bên cạnh nguyên do tăng thêm nguồn vốn cho ngân hàng thì một nguyênnhân cũng khá quan trọng là do trước đây nhiều ngân hàng thương mại đã vay tái cấp vốn từNgân hàng Nhà nước, thì nay đã đến kỳ hạn trả nợ, thế cho nên, ngân hàng phải tăng kêu gọi đểcó nguồn tiền chi trả. Cùng với đó là những khó khăn vất vả của kinh tế tài chính vĩ mô, cầu tiêu dùng chưa khởi sắc, đã khiếnnhiều khoản vay của doanh nghiệp không trả được đúng hạn, trong khi đó, ngân hàng vẫnphải trả cả gốc và lãi vay cho người gửi tiền do đó những ngân hàng phải tăng kêu gọi đểtrả cho người gửi tiền. ít chuyên viên cho rằng, ngân hàng tăng nhanh kêu gọi vốn trong thời gian lúc bấy giờ cũng cóthể xem như hành động đón trước tình hình để “ chạy trước ” dự trữ thanh khoản. Nghịch lý khó cho vay nhưng lại chạy đua kêu gọi của những ngân hàng được TS. Cấn VănLực, chuyên viên ngân hàng nhìn nhận, những ngân hàng tăng cường kêu gọi vốn nhằm mục đích giảiquyết bài toán thanh khoản, một yếu tố mang tính cố hữu của mạng lưới hệ thống. Nhiều năm liên tục, tỷ suất tăng trưởng tín dụng thanh toán luôn cao hơn tỷ suất kêu gọi vốn. Đồng thời, những ngân hàng cũng muốn cải tổ cơ cấu tổ chức nguồn vốn kêu gọi do lâu nay ngânhàng kêu gọi vốn thời gian ngắn là đa phần, trong khi cho vay trung, dài hạn là phần lớn. Cácngân hàng đang tranh thủ lôi cuốn nguồn vốn trung dài hạn trong toàn cảnh lạm phát kinh tế vẫn còncao nên buộc phải đẩy lãi suất vay lên để lôi cuốn vốn. Bên cạnh đó, những ngân hàng phải tính đếnbài toán nhu yếu hút tiền mặt, hoặc giải ngân cho vay vào những tháng cuối năm do chu kỳ luân hồi tăng. TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế tài chính và chủ trương ( VEPR ) đánh giá và nhận định, chừng nào yếu tố nợ xấu chưa có hướng xử lý rõ ràng, thì lãi suất vay vẫn neo ởmức cao. Hiện nay, hầu hết những ngân hàng đã giảm lãi suất vay kêu gọi xuống, không còn ngân hàng nàoáp dụng lãi suất vay trên 13 % / năm. Các thông kê cho thấy, thời hạn qua tuy lãi suất vay giảm liên tục từ 14 % / năm xuống còn 8 % nhưng tổng số dư tiền gửi tại những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán vẫn tăng đều mỗi tháng và hiện có mứctăng khoảng chừng 15 % so với đầu năm. Việc giảm lãi suất vay, không gây ra rủi ro tiềm ẩn tiền gửi được rút khỏi NH để chuyển sang cáckênh góp vốn đầu tư khác. Bởi góp vốn đầu tư vào vàng, Bất Động Sản Nhà Đất, sàn chứng khoán đang gặp nhiều khó khăn vất vả. Cònửi tiền tại ngân hàng đang là sự lựa chọn ưu tiên của người dân so với những kênh góp vốn đầu tư khác. 136. Phân tích ưu điểm và hạn chế của những quy mô tổ chức triển khai của Ngân hàng TW ? Với quy mô tổ chức triển khai lúc bấy giờ, Ngân hàng Nhà nước Nước Ta có thực sự là một Ngânhàng TW hay không ? Tại sao ? Mô hình tổ chức triển khai NHTWMặc dù, NHTW là một định chế công quản của Nhà nước, nhưng mối quan hệ của nóvới nhà nước không trọn vẹn giống với những Bộ, Ngành khác của Nhà nước. Mối quan hệnày ở những nước khác nhau cũng không giống nhau. Tuỳ thuộc vào đặc thù sinh ra củaNHTW, thể chế chính trị, nhu yếu của nền kinh tế tài chính cũng như truyền thống cuội nguồn văn hoá của từngquốc gia mà NHTW hoàn toàn có thể được tổ chức triển khai theo quy mô thường trực hay độc lập với Chính phủ1 Mô hình NHTW độc lập với Chính phủMô hình NHTW độc lập với nhà nước hoàn toàn có thể khái quát qua sơ đồ sau : Quốc HộiChính PhủNHTWTheo quy mô này, quan hệ giữa NHTW và nhà nước là quan hệ phối hợp. nhà nước không được quyền can thiệp vào hoạt động giải trí của NHTW. NHTW dựa trên chỉ tiêuvề vận tốc lạm phát kinh tế do Quốc hội giao có toàn quyền quyết định hành động về việc kiến thiết xây dựng và thựchiện chủ trương tiền tệ, chủ trương tỷ giá, chủ trương lãi suất vay mà không bị ảnh hưởng tác động bởi áplực tiêu tốn của ngân sách hoặc những áp lực đè nén chính trị khác. Tuy nhiên, mức độ độc lập củamỗi NHTW so với nhà nước tuỳ thuộc vào chính sách lập pháp và nhân sự của nó. Các NHTW theo quy mô này là Cục dự trữ liên bang Mỹ, NHTW Thụy Sỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật ( NHTW Nhật trước đây, thường trực Bộ Tài chính, tức là thuộc nhà nước, nhưng từ tháng 6/1998 với sự cải cách tài chính, NHTW Nhật tách ra độc lập với Chínhphủ ) và gần đây là NHTW Châu Âu ( ECB ). Xu hướng tổ chức triển khai NHTW theo quy mô nàyđang ngày càng lan rộng ra ở những nước tăng trưởng. Thâm hụt ngân sách là căn bệnh kinh niên của những nhà nước, do vậy nếu NHTW đặtdưới quyền chỉ huy trực tiếp của nhà nước, khi thâm hụt ngân sách xảy ra, nhà nước cóthể buộc NHTW phát hành tiền để hỗ trợ vốn. Điều này dễ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn lạm phát kinh tế, gây tổnhại lớn cho xã hội. Khi NHTW thường trực nhà nước, nhà nước hoàn toàn có thể vì tiềm năng kinh tếchính trị trước mắt, ví dụ điển hình nhằm mục đích gây ấn tượng trước kỳ bầu cử, khiến cho NHTW theođuổi những tiềm năng thời gian ngắn thay vì những tiềm năng, chủ trương dài hạn. Mặt khác, theo quanđiểm dân chủ truyền thống của Châu Âu thì mọi chủ trương phải được ship hàng cho quyền lợicủa công chúng và phải được quyết định hành động bởi Quốc hội – cơ quan đại diện thay mặt cho quyền lực tối cao củatoàn dân chứ không phải một nhóm những nhà chính trị. Chính vì thế, NHTW có vai trò hếtsức quan trọng trong đời sống kinh tế tài chính nên không hề đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp củaChính phủ mà phải do Quốc hội trấn áp. Tuy nhiên, không phải tổng thể những NHTW được tổ chức triển khai theo quy mô này đều đượcđảm bảo sự độc lập trọn vẹn với nhà nước khi quản lý chủ trương tiền tệ. Mức độ độclập của mỗi NHTW phụ thuộc vào vào sự chi phối của người đứng đầu Nhà nước vào chính sách lậppháp và nhân sự của NHTW. Tính độc lập của NHTW so với nhà nước bộc lộ ở 3 yếutố : nhân sự, tài chính, nhiệm vụ. Thực tế cho thấy, sự độc lập của NHTW so với Chính phủ14càng cao thì những biến số vĩ mô ( lạm phát kinh tế, tăng trưởng kinh tế tài chính, … ) sẽ càng hoạt động tích cực. Chính thế cho nên, nhiều vương quốc đang cố gắng nỗ lực thực thi quy mô NHTW độc lập với Chínhphủ. Điểm bất lợi hầu hết của quy mô này là khó tích hợp hài hoà giữa chủ trương tiền tệ do NHTW triển khai và chủ trương tài khoá – do nhà nước chi phối để quản trị vĩ mô nềnkinh tế một cách có hiệu suất cao. Không có một quy mô nào hoàn toàn có thể được coi là thích hợp chomọi vương quốc. Việc lựa chọn mối quan hệ thích hợp giữa NHTW và nhà nước phải tuỳthuộc vào chính sách chính trị, nhu yếu tăng trưởng của nền kinh tế tài chính, đặc thù lịch sử vẻ vang và sự pháttriển của mạng lưới hệ thống ngân hàng từng nước. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó nó cũng bịảnh hưởng bởi trào lưu của quốc tế. 2 Mô hình NHTW thường trực Chính phủMô hình NHTW thường trực nhà nước hoàn toàn có thể khái quát qua sơ đồ sauQuốc hộiChính phủNHTWTheo quy mô này, NHTW chịu sự chi phối trực tiếp của nhà nước về nhân sự, vềtài chính, đặc biệt quan trọng là những quyết định hành động có tương quan đến việc kiến thiết xây dựng và thực thi chính sáchtiền tệ. Các nước vận dụng quy mô này phần đông là những nước Đông Á ( Nước Hàn, Đài Loan, Singapo, Indonesia, Nước Ta, … ). Theo quy mô này, nhà nước hoàn toàn có thể thuận tiện phối hợpchính sách tiền tệ của NHTW đồng điệu với những chủ trương kinh tế tài chính vĩ mô khác nhằm mục đích đảm bảomức độ và liều lượng tác động ảnh hưởng hiệu suất cao của tổng thể và toàn diện những chủ trương so với tiềm năng vĩ môtrong từng thời kỳ. Mô hình này được xem là tương thích với nhu yếu cần tập trung chuyên sâu quyền lựcđể kkhai thác tiềm năng thiết kế xây dựng kinh tế tài chính trong thời kỳ tiền tăng trưởng. Điểm hạn chế hầu hết của quy mô này là NHTW sẽ mất đi sự dữ thế chủ động trong việcthực hiện chủ trương tiền tệ. Sự nhờ vào vào nhà nước hoàn toàn có thể làm cho NHTW xa rời mụctiêu dài hạn của mình là không thay đổi giá trị tiền tệ, góp thêm phần tăng trưởng kinh tế tài chính. Tuy nhiên, sựlớn mạnh nhanh gọn của những nước thuộc nhóm NIEs như : Singapo, Nước Hàn, Đài Loan, … nơi NHTW như một guồng máy nhà nước là một dẫn chứng có sức thuyết phục về sựphù hợp của quy mô tổ chức triển khai này so với văn hóa truyền thống truyền thống cuội nguồn Á Đông. Như vậy, giữa hai quy mô tổ chức triển khai của NHTW có những điểm độc lạ nhất định. Trong quy mô tổ chức triển khai NHTW độc lập với nhà nước, về mặt xã hội NHTW là một địnhchế còn về phía nền kinh tế tài chính, nó là tác nhân điều tiết, hướng dẫn và hoạch định. Trong môhình tổ chức triển khai NHTW thường trực nhà nước, về mặt xã hội NHTW là một cơ quan hay bộphận cấu thành của cỗ máy chính quyền sở tại, còn về phía nền kinh tế tài chính, nó là công cụ để thực hiệnchính sách kinh tế tài chính của nhà nước. Ở việt nam NHNN đã thực sự là NHTW hay ko ? Trên trong thực tiễn, nghĩa vụ và trách nhiệm, quyền hạn của NHNN lúc bấy giờ đã là NHTƯ rồi. Điều nàyđã được bộc lộ rõ trong Luật Ngân hàng hiện hành : “ Ngân hàng Nhà nước Nước Ta là15Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Nước Ta ”. Luật có rồi, nhưng cho quyền tựdo, tách khỏi thành viên cơ quan chính phủ thì người ta chưa được cho phép. Luật khẳng định chắc chắn mới là điềukiện cần, để NHTƯ hoạt động giải trí độc lập, phải có thêm những yếu tố điều kiện kèm theo đủ. Lập NHTƯ, Nước Ta phải có nghị quyết của Quốc hội hay bổ trợ một pháp luật trong Luật Ngânhàng về quản trị, quản lý và vận hành của NHTƯ. Theo đó, NHTƯ sẽ chịu sự giám sát từ Quốc hội, phải báo cáo giải trình Thường vụ Quốc hội hoặc Ủy ban Kinh tế Quốc hội hằng tháng, hằng quý vàhằng năm. Ngoài ra, văn bản của Quốc hội cần khẳng định chắc chắn rõ : NHTƯ có quyền phát hànhtiền tệ không số lượng giới hạn, bảo vệ mức tăng trưởng tín dụng thanh toán mà nhà nước được cho phép. Nhưvậy, nếu nhà nước quyết định hành động mức tăng trưởng tín dụng thanh toán không quá 20 %, NHTƯ sẽ ápdụng quyết định hành động này để tạo thanh khoản cho những NHTM với lãi suất vay 3 – 4 %. Các NHTM cóthể cho Doanh Nghiệp vay lại dưới 10 %. Các Doanh Nghiệp hoàn toàn có thể phục sinh sản xuất kinh doanh thương mại, thoát khỏi tìnhtrạng đình đốn. Chuyển NHNN thành NHTƯ, việc quản lý tài chính, tiền tệ sẽ rõ rànghơn. Cái được cho nền kinh tế tài chính là NHTƯ có quyền quyết định hành động lưu lượng tiền tệ cho hoạtđộng của nền kinh tế tài chính. Nhưng không phải chỉ cần biến hóa tên gọi là tự nhiên nó có quyềnhơn. Đổi thành NHTƯ mà nó vẫn là thành viên nhà nước, là cơ quan ngang bộ thì khôngcó gì độc lạ. Một yếu tố nữa tất cả chúng ta phải đương đầu khi quy đổi là yếu tố nhân sự. LậpNHTƯ đồng nghĩa tương quan với việc trao nhiều quyền quản lý và điều hành cho người đứng đầu. Vì vậy, Thốngđốc NHTƯ phải đứng ngoài những nhóm quyền lợi. Nếu chọn người không khéo, giao quyền màkhông giám sát được sẽ rất rủi ro đáng tiếc cho nền kinh tế tài chính và càng nguy khốn hơn khi người đứngđầu NHTƯ thuộc nhóm quyền lợi nào đó. Mặt khác, khi lập ra NHTƯ, năng lực xấu đi cũngrất lớn, bởi chỉ cần cho vay 100 tỷ đồng là bỏ túi 10 tỷ. Vì vậy, song song với lập NHTƯ, Nước Ta phải kiến thiết xây dựng được chính sách để “ trị ” những yếu tố phát sinh từ xấu đi. Trong bốicảnh nền kinh tế tài chính lúc bấy giờ, quy đổi NHNN thành NHTƯ thực sự thiết yếu. Nhưng quantrọng là phải định nghĩa rõ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của NHTƯ. Thứ nhất, nghĩa vụ và trách nhiệm củaNHTƯ là đáp ứng khá đầy đủ lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế tài chính tăng trưởng không thay đổi, vững chắc. NHTƯ phải điều tiết làm thế nào để tiền không nhiều quá gây lạm phát kinh tế, không ít quá để làmthiểu phát. Thứ hai, đi theo nghĩa vụ và trách nhiệm là quyền hạn. NHTƯ có quyền phát hành giấy bạc, tín dụng thanh toán vô hạn định. NHTƯ hoạt động giải trí độc lập và không chịu sự tinh chỉnh và điều khiển của bất kể mộttổ chức chính trị hay cơ quan lập pháp, hành pháp nào. Như vậy NHNN lúc bấy giờ chưa thực sự trở thành NHTW. 167. Phân tích ảnh hưởng tác động của cuộc khủng hoảng cục bộ tài chính toàn thế giới 2008 đến thị trường tàichính Nước Ta ? Tác động của cuộc khủng hoảng cục bộ tài chính Mỹ là ảnh hưởng tác động mang tính hai chiều, songchủ yếu là ảnh hưởng tác động xấu đi tới nền kinh tế tài chính toàn thế giới cũng như của Nước Ta. Do sự hộinhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế tài chính Nước Ta vào quốc tế nên Nước Ta chịunhững tác động ảnh hưởng nhất định, tuy không trực tiếp. 1.1. Tác động tới nghành xuất khẩuĐối với Nước Ta trước hết là về xuất khẩu sang những thị trường như Mỹ và châu Âu ( chiếm khoảng chừng 40 % tổng kim ngạch xuất khẩu ). Khủng hoảng kinh tế tài chính hiện đang lan sangchâu Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF ) dự báo tăng trưởng GDP toàn thế giới sụt từ 5 % năm 2007 xuống 3,9 % năm 2008 và 3 % năm 2009. Suy thoái kinh tế tài chính sẽ kéo theo nhu yếu tiêu thụ sụtgiảm trên khoanh vùng phạm vi toàn thế giới. Hiện nay Mỹ chiếm hơn 20 % tổng kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam. Nhưng phần đông loại sản phẩm của ta xuất khẩu sang Mỹ là hàng may mặc, giày dépvà hàng thủy hải sản nên trước mắt chỉ những mẫu sản phẩm này gặp khó khăn vất vả. Dù Mỹ không gặpkhủng hoảng, việc tập trung chuyên sâu xuất khẩu một số ít loại sản phẩm nhất định sang Mỹ dễ gây va chạmvới những đơn vị sản xuất bản xứ. Vấn đề của Nước Ta là phải nỗ lực vận động và di chuyển cơ cấu tổ chức cácmặt hàng xuất khẩu theo hướng hạng sang hơn, phong phú hơn. Trong thời hạn truớc mắt, ViệtNam nên củng cố sức cạnh tranh đối đầu của những ngành công nghiệp để khi kinh tế tài chính Mỹ phục sinh sẽtriển khai chiến lược xuất khẩu với nhiều loại sản phẩm phong phú hơn. 1.2. Tác động đến góp vốn đầu tư trực tiếpChi phí kêu gọi vốn toàn thế giới ngày càng tăng do biên độ tín dụng thanh toán ngày càng tăng. Chúng tacần nhìn nhận sự khó khăn vất vả ở góc nhìn toàn thế giới thay vì những vương quốc góp vốn đầu tư vào Nước Ta, dobản thân những công ty mẹ là những tập đoàn lớn đa vương quốc với hoạt động giải trí toàn thế giới. Hơn nữa donhu cầu tiêu thụ sụt giảm nên việc giải ngân cho vay FDI sẽ chậm lại đáng kể. Nhưng sự tác độngnày là cũng không đáng kể, do những nhà đầu tư chính ở Nước Ta là Nhật, Nước Hàn, ĐàiLoan … Ngay cả những công ty sản xuất của Mỹ nếu có kế hoạch góp vốn đầu tư vào Nước Ta cũngsẽ không vì cuộc khủng hoảng cục bộ này mà đình hoãn kế hoạch đó. Kinh nghiệm của thập niên1990 cho thấy kinh tế tài chính Nhật suy thoái và khủng hoảng phần đông không ảnh hưởng tác động gì đến FDI của họ ở TrungQuốc và Nước Ta. Kinh nghiệm của Intel tại Nước Ta cũng cho thấy công ty này chậmtriển khai kế hoạch góp vốn đầu tư ở nước ta đa phần vì không bảo vệ được nguồn nhân lực cótrình độ cao thiết yếu. Thành ra, để liên tục đảm nhiệm FDI từ Nhật, Mỹ và nhiều nước khác, Nước Ta cần triển khai xong những điều kiện kèm theo về nguồn nhân lực, cơ sở phục vụ hầu cần, thiết kế xây dựng côngnghiệp phụ trợ … 1.3. Tác động thứ ba tới góp vốn đầu tư gián tiếpHuy động vốn gián tiếp vào thị trường CP Nước Ta trong thời hạn tới sẽ rấtkhó khăn do những nhà đầu tư sẽ hướng tới những kênh góp vốn đầu tư bảo đảm an toàn ( flight to quality ). Việc bántháo sàn chứng khoán khỏi thị trường Nước Ta là hoàn toàn có thể, mặc dầu Tỷ Lệ không cao do tínhthanh khoản và quy mô của thị trường. Điều này sẽ tác động ảnh hưởng trực tiếp đến thị trườngchứng khoán và quy trình cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước lớn trong những năm tới. Việc kêu gọi vốn trải qua thị trường vốn khó khăn vất vả trong khi thị trường tín dụng thanh toán thắtchặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy ngân sách tài chính của những doanh nghiệp lên cao. Một khía cạnhkhác của góp vốn đầu tư gián tiếp là những thanh toán giao dịch chênh lệch lãi suất vay ( carry trade ) nhằm mục đích hưởngchênh lệch lãi suất vay giữa 2 đồng xu tiền trong khi tỷ giá không thay đổi. Các thanh toán giao dịch này thườngmang tính đầu tư mạnh thời gian ngắn cao. Với lãi suất vay toàn thế giới sụt giảm và chủ trương tỷ giá neoVND vào USD của Nước Ta trong khi lãi suất vay VND vẫn ở mức cao, hoàn toàn có thể dòng vốn này sẽchảy vào trong 1 số ít tiến trình nhất định nhằm mục đích khai thác thời cơ chênh lệch. Trong nhữngtrường hợp thoái vốn, dòng vốn này hoàn toàn có thể tạo áp lực đè nén tỷ giá cho VND. 1.4. Tác động tới thị trường chứng khoán17Việc phát hành sàn chứng khoán kêu gọi vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ khó khăn vất vả vàchi phí tăng cao. nhà nước Nước Ta hiện có kế hoạch phát hành 1 tỷ USD và Vinashin cókế hoạch kêu gọi 400 triệu USD trên thị trường quốc tế vào 2009. Chúng ta hoàn toàn có thể thấyđây là thử thách đáng kể so với Nước Ta. Nhiều điều tra và nghiên cứu đă chứng tỏ rằng, trongquá trình thị trường tài chính có dịch chuyển mạnh ở một hoặc nhiều nước tăng trưởng, những thịtrường sàn chứng khoán toàn thế giới có độ liên thông lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ không thay đổi. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tháng 10/2007, đầu tư và chứng khoán Nước Ta tận mắt chứng kiến một đợt sụt giảmkhủng khiếp của việt nam – Index. Chỉ số xuống dốc liên tục, và có nhiều đợt kiểm soát và điều chỉnh trongquá tŕnh đó. Thời gian này, nhà nước cũng có nhiều chủ trương tác động ảnh hưởng kể cả trực tiếp vàgián tiếp. Bước sang năm 2008 thv ́ ì kinh doanh thị trường chứng khoán việt nam bộc lộ rõ hơn liên tụclao dốc và tận cùng của chỉ số này có những lúc dưới mới 300 điểm. Tuy nhiên, điều đáng lo cho kinh doanh thị trường chứng khoán Nước Ta lúc bấy giờ là động tháibán ra nhiều hơn mua vào của nhà đầu tư quốc tế. Tổng số tiền bị khối này rút ra khỏithị trường do bán CP và trái phiếu từ đầu tháng 10 đến nay là 932 tỷ đồng và khoảng11. 000 tỷ đồng so với trái phiếu, kể từ đầu tháng 8 đến nay, góp thêm phần không nhỏ cho củasự đi xuống của thị trường trong thời hạn qua. Cuộc khủng hoảng cục bộ tài chính toàn thế giới mở màn có ảnh hưởng tác động tới thị trường chứng khoánViệt Nam từ đầu tháng 9/2008. Chỉ trong ba tháng rưỡi, nó đă xóa đi mọi thành quả phụchồi của thị trường trong tiến trình hai tháng rưỡi trước đó, đưa thị trường về vạch xuất pháthồi giữa năm 2008. Sự suy thoái và khủng hoảng của kinh doanh thị trường chứng khoán đă kéo giá CP của những mă cổ phiếuniêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HASTC hàng loạt giảm mạnh. Giá trị vốn hóa của thịtrường tính tới thời gian ngày 30/06/2008 chỉ còn 222,843 tỷ đồng tương tự 35,61 % GDP. So với thời gian 30/12/2007 mức vốn hóa thị trường của cả 2 sàn sàn chứng khoán đăgiảm xuống khá mạnh, mặc dầu số lượng những công ty niêm yết vẫn tăng lên so với cuối năm2007. Là mức giảm điểm của VN-Index tính tại thời gian 30/06/2008 so với thời điểm02 / 01/2008. Phiên thanh toán giao dịch đầu năm việt nam – Index được thiết lập ở mức 921,07 điểm đếnthới điểm ngày 30/06, việt nam – Index chỉ còn 399.40 điểm. Con số tương tự như tại HASTC làHastc-Index giảm 209.67 điểm tương tự 65,05 % ( Hastc Index – 30/06 : 112,67 điểm, 02/01 : 322.34 điểm ). Mức đáy của việt nam Index thiết lập vào phiên thanh toán giao dịch ngày 20/06/2008 là 336,02 điểm. Nếu so sánh với mốc đỉnh của kinh doanh thị trường chứng khoán được thiết lập vàongày 12/03/2007 là 1.170,37 điểm thv ́ VNIndex mất đi 68,72 % giá trị. Có tới 103 mă trong 287 mă CP niêm yết có giá thị trường nhỏ hơn giá trị sổsách. Cụm từ “ dưới giá trị thật được sử dụng tiếp tục trong thời hạn thị trường sụtgiảm, nó vật chứng cho việc giá CP thanh toán giao dịch đang ở dưới mức giá trị được tínhtoán dựa trên gia tài thực tiễn của doanh nghiệp. 91,01 % là mức giảm lớn nhất của một măcổ phiếu tại thời gian 02/01/2008, mức giảm này thuộc về mă NTL của Công ty xây dựngphát triển đô thị Từ Liêm. Ngoài ra trên HOSE, trong quy trình tiến độ này có tới 13 mă cổ phiếucó mức giảm trên 80 %. Ngược lại không có mă CP nào tăng giá trong quy trình tiến độ này. Tại HASTC ngoài S99 có sự ảnh hưởng tác động của việc chia tách mă giảm mạnh nhất làPVE với mức giảm 87,16 %. Có 33 mă đạt mức giảm trên 80 %. Duy nhất 1 mă tăng giá làDTC với mức tăng nhã nhặn 600 đ / CP, tương tự 1,46 %. Khối thanh toán giao dịch toàn thị trường của HOSE đă có lúc chỉ đạt 1 triệu CP / phiên, so sánhvới mức trung bv ́ nh 11,3 triệu CP / phiên vào thời gian thị trường nóng trong tháng11 / 2007. Điều này cho thấy tính thanh toán của thị trường đă gần như ngừng hoạt động. Hiệntượng dư bán sàn ở hầu hết những mă sàn chứng khoán đă khiến những nhà đầu tư lo lắng với kênh18huy động vốn hiệu suất cao này. 1.5. Tác động tới thị trường tín dụng thanh toán ngân hàngTháng 9/2008, cuộc khủng hoảng cục bộ tài chính khởi đầu bùng phát tại Mỹ và loang rộngtrên quốc tế với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ. Theo nhìn nhận của nhà nước vàNgân hàng Nhà nước, mạng lưới hệ thống ngân hàng Nước Ta chưa có mối liên hệ trực tiếp với thịtrường tài chính quốc tế nên mức độ ảnh hưởng tác động không lớn. Phản ứng tiên phong của những ngân hàng trong nước là rút bớt tiền gửi ở quốc tế về, đóng bớt thông tin tài khoản giao dịch thanh toán quốc tế. Các ngân hàng quốc tế tại Nước Ta khẳng địnhtiếp tục duy trì hoạt động giải trí và bảo vệ bảo đảm an toàn. Một tác động ảnh hưởng đơn cử từ cuộc khủng hoảng cục bộ này được xét đến ở những dịch chuyển trênthị trường ngoại tệ và khuynh hướng tăng lên của tỷ giá USD / VND. Trong tháng 10, cầu ngoại tệcủa những ngân hàng ngoại có tín hiệu tăng mạnh, trong đó có nguyên do từ hoạt độngchuyển vốn của nhà đầu tư quốc tế. Một số ngân hàng quốc tế cũng có hiện tượngbán lại nợ cho những ngân hàng trong nước … Ở những tác động ảnh hưởng gián tiếp, cuộc khủng hoảng cục bộ tài chính, và tiếp nối đuôi nhau là suy thoáikinh tế toàn thế giới, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước vào khó khăn vất vả, dẫnđến quan hệ tín dụng thanh toán với những ngân hàng thương mại bị tác động ảnh hưởng nhất định. Chính sách tiền tệ từ xu thế thắt chặt và linh động nửa đầu năm 2008 chuyển dầnsang thả lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quy trình này là tầnsuất kiểm soát và điều chỉnh những công cụ điều hành quản lý chưa từng có của Ngân hàng Nhà nước, tập trung chuyên sâu ởcác lãi suất vay chủ chốt, tỷ suất dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá. Tính chung cả năm, Ngân hàngNhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất vay cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay tái chiếtkhấu cũng có tần suất kiểm soát và điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm ( 2 lần giảm so với dự trữ bằng ngoại tệ ). Lãi suất tiềngửi dự trữ bắt buộc có 5 lần kiểm soát và điều chỉnh ( 3 lần tăng, 2 lần giảm ). Cơ chế quản lý và điều hành tỷ giácũng ghi nhận những kiểm soát và điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử vẻ vang. Biên độ có 3 lần nới rộng, từ + / – 0,75 % lên + / – 3 % ; tỷ giá trung bình liên ngân hàng có 2 lần kiểm soát và điều chỉnh mạnh, vào tháng 6 và cuối tháng 12. Một công cụ được Ngân hàng Nhà nước sử dụng đến, cũng là một sự kiện nổi bậttrong năm 2008, là đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc ( 17/3 ). Đi cùng với kếhoạch này, nhà điều hành quản lý đã 2 lần kiểm soát và điều chỉnh lãi suất vay cho tín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8 % lên13 %, tháng 12 giảm xuống còn 4,5 %. Thực hiện chính sách cho vay theo trần lãi suất vay. Lần tiên phong kể từ 1/12/2005, lãi suất vay cơbản được kiểm soát và điều chỉnh tăng, từ 8,25 % lên 8,75 % vào 1/2/2008. Đặc biệt, trong lần điều chỉnhngày 19/5 ( lên 12 % ), lãi suất vay cơ bản được trả lại đúng tính năng của nó, trở thành một cơsở để xác lập hiên chạy dọc pháp lý cho lãi suất vay cho vay của những ngân hàng thương mại, thay vìxơ cứng và mờ nhạt trước đó. Cụ thể, ngoài sự kiểm soát và điều chỉnh trên, Ngân hàng Nhà nước chínhthức áp chính sách lãi suất vay trần trong hoạt động giải trí cho vay của những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán ( không quá150 % lãi suất vay cơ bản theo lao lý của Bộ luật Dân sự ). Từ thời gian đó, hoạt động giải trí cho vay của những những ngân hàng có sự biến hóa cơ bản ; khái niệm “ lãi suất vay cho vay tối đa ” Open trên thị trường, đồng nghĩa tương quan với những mức lãisuất cho vay từ 22 % – 25 % trước đó được vô hiệu cùng với những loại phí thu thêm ; trần lãisuất kêu gọi thỏa thuận hợp tác giữa những thành viên Thương Hội Ngân hàng Nước Ta có từ nhữngnăm trước cũng bị xóa bỏ. Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhà nướcgắn liền với sự stress về thanh khoản của những ngân hàng thương mại. Lãi suất huy độngVND có kỳ dịch chuyển mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất vay ghinhận kỷ lục “ treo ” tới 43 % / năm ; nhiều thành viên hàng loạt đẩy mức kêu gọi trong dân cư19lên tới trên 19 % / năm, riêng biệt có trường hợp áp tới 20 % / năm. Đó cũng là thời gian mà hoạt động giải trí cho vay của nhiều ngân hàng thương mại cầmchừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn vất vả cả về lãi suất vay cao lẫn năng lực tiếp cận vốn, tíndụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, vận tốc tăng trưởng tín dụng thanh toán bước vào vùng thấp nhấttrong năm ( liên tục tăng dưới 1 % / tháng ; cả năm ước chỉ tăng khoảng chừng 21 % thay vì mức dựkiến khống chế 30 % ). Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với chính sách cho vay mới, sự hỗ trợcủa Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của mạng lưới hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất vay trênthị trường khởi đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điềuchỉnh những lãi suất vay chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, cả lãi suất vay kêu gọi và cho vay dồndập giảm ; tối thiểu có 8 đợt kiểm soát và điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên 19 % / năm, lãi suấthuy động VND rút về quanh mốc 8 % / năm ; lãi suất vay cho vay tối đa từ 21 % / năm về còn12, 75 % / năm. Chính thức cấp phép cho những ngân hàng mới. Sau cả thập kỷ, năm 2008 ghi nhậnnhững giấy phép lập ngân hàng mới tiên phong được cấp. Thị trường đảm nhiệm 2 thành viênmới chính thức đi vào hoạt động giải trí là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiên Phong. Tháng12, Ngân hàng Nhà nước cấp thêm giấy phép mới cho Ngân hàng Bảo Việt, dự kiến đi vàohoạt động đầu năm 2009. Đi cùng với những giấy phép trên, quyết định hành động tạm ngừng cấp phépđể sửa đổi quy định xây dựng và hoạt động giải trí của ngân hàng mới cũng là một sự kiện nổi bậttrong năm 2008 ; phía sau đó là dư âm của cuộc đua xây dựng ngân hàng trong năm 2007 với sự đổ vỡ của một số ít đề án và câu truyện mua và bán quyền mua CP ngân hàng chưathành lập … Cũng trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước chính thức cấp những giấy phép lậpngân hàng con 100 % vốn ngoại tiên phong cho HSBC, ANZ và Standard Chartered, mở đầumột thời kỳ mới cho hoạt động giải trí của những ngân hàng quốc tế tại Nước Ta : được đối xửbình đẳng hơn, cạnh tranh đối đầu tổng lực hơn. Khó khăn của nền kinh tế tài chính, trong hoạt động giải trí của mỗi ngân hàng đang dần biểu lộ ở xuhướng ngày càng tăng của nợ xấu. Nếu trong năm 2007, hầu hết thành viên khối quốc doanh chỉ trêndưới 3 %, khối CP thông dụng dưới 2 %, thì năm nay dự kiến sẽ có nhiều trường hợp có nợxấu trên 5 %. Cuối năm 2008, một số ít ngân hàng lớn đã chính thức công bố tỷ suất nợ xấu thựctế hoặc tiềm năng trấn áp từ 5 % đến hơn 6 %. Tuy nhiên, nhiều thành viên chưa có độnglực để công bố và update số liệu tương quan. Dự kiến từ đầu năm 2009, bức tranh về nợ xấucủa mạng lưới hệ thống ngân hàng sẽ rõ ràng hơn. Liên quan đến yếu tố nợ xấu, sự suy giảm mạnh củathị trường bất động sản và sàn chứng khoán là những lo lắng điển hình nổi bật trong năm 2008, ảnh hưởngđến chất lượng và quan hệ tín dụng thanh toán của những ngân hàng thương mại. Riêng làn sóng giải chấpchứng khoán cầm đồ ( lôi cuốn sự chú ý quan tâm của dư luận trong tháng 2 và 3 ) cũng là một điểm nổibật trong năm khó khăn vất vả này. Nửa đầu năm gồng mình với khó khăn vất vả thanh khoản, doanh thu của nhiều ngân hàngbị tác động ảnh hưởng nặng nề. Đây là năm tiên phong trong khoảng chừng 5 năm trở lại đây nhiều thành viênbuộc phải kiểm soát và điều chỉnh lại tiềm năng kinh doanh thương mại và doanh thu đặt ra từ đầu năm ; chiến lượctăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng, không thay đổi và yếu tố bảo đảm an toàn, tăng cường quản trịđược đặt lên số 1. Với lãi suất vay kêu gọi cao trong phần nhiều thời hạn của năm, tốc độtăng trưởng tín dụng thanh toán thấp, tín dụng thanh toán bất động sản và tiêu dùng thu hẹp, góp vốn đầu tư tài chính khókhăn …, dự kiến doanh thu của nhiều ngân hàng thương mại năm 2008 sẽ không đạt mụctiêu đề ra, kể cả tiềm năng đã được kiểm soát và điều chỉnh. Năm 2007, thị trường ngân hàng tận mắt chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng thanh toán ( tăng 51,39 % ), trong đó tăng trưởng mạnh ở những nhiệm vụ cho vay góp vốn đầu tư bất động sản, sàn chứng khoán và tín dụng thanh toán tiêu dùng. Bước sang năm 2008, đây là những nhiệm vụ chính bịsiết chặt. Chính sách thắt chặt tiền tệ và khó khăn vất vả thanh khoản trong nửa đầu năm là nguyên20nhân tiên phong khiến nhiều ngân hàng buộc phải “ ngừng hoạt động ” so với những nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, sự sụt giảm nhanh và mạnh của kinh doanh thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đếnnguy cơ rủi ro đáng tiếc tín dụng thanh toán, những ngân hàng thận trọng ; lãi suất vay cho vay quá cao cũng là một ràocản so với những nhu yếu. Riêng với tín dụng thanh toán tiêu dùng, chính sách cho vay theo lãi suất vay trần là một trở ngại, bởicho vay loại này thường có lãi suất vay cao hơn. Đây cũng là một nguyên do để nhiều quan điểm đề xuấtNgân hàng Nhà nước mở lại chính sách cho vay theo lãi suất vay thỏa thuận hợp tác, bỏ chính sách trần hiệnnay. 1.6. Tác động tới ngoại hốiNăm 2008 là năm đặc biệt quan trọng của chính sách điều hành quản lý tỷ giá cũng như những biến độngtrên trong thực tiễn. So với cuối năm 2007, tỷ giá USD / VND mua vào – bán ra của những ngân hàngthương mại đã tăng khoảng chừng 9 %, một mức tăng đột biến so với biến hóa quen thuộc quanh1 % những năm trước. Năm 2008 cũng là năm biên độ tỷ giá liên tục 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnhtrực tiếp ở tỷ giá trung bình liên ngân hàng, những kiểm soát và điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử vẻ vang. Tính chất đặc biệt quan trọng của tỷ giá năm 2008 cũng biểu lộ ở những dịch chuyển trái chiều. Trongnhững tháng đầu năm, thị trường có hiện tượng kỳ lạ ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá có lúc xuống “ đáy ” 15.300 VND ; nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu phải trải qua những hiệp hội yêucầu ngân hàng tăng nhanh mua vào USD, tháo gỡ khó khăn vất vả. Nhưng từ tháng 5, “ cơn sốt ” khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng mệt mỏi trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Nhiều doanh nghiệp phải mua với giá trên 18.000 VND, ngân sách tài chính bị đẩy cao, ảnhhưởng đến doanh thu. Với sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cũng như năng lượng dự trữngoại hối lần tiên phong được công khai minh bạch một cách chính thức, tỷ giá không thay đổi dần về cuối năm. Năm 2008 đã tận mắt chứng kiến những dịch chuyển hòn đảo chiều can đảm và mạnh mẽ của tỷ giá USD / VND.Nếu trong quý I, VND liên tục tăng giá so với USD với mức tỷ giá trên thị trường tự doxuống thấp kỷ lục tới cả 15700 thấp hơn mức giá sàn của NHNN công bố từ 200 – 300 điểm. Sự giảm giá liên tục của USD trong quá trình này là do nguồn cung ngoại tệ dồi dàotừ góp vốn đầu tư gián tiếp quốc tế ồ ạt đổ vào Việt nam, doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệchuyển đổi ra VND ship hàng sản xuất kinh doanh thương mại, trong khi đó nguồn cầu hạn chế do doanhnghiệp nhập khẩu đa phần vay ngoại tệ thanh toán giao dịch hàng nhập thay vì mua ngoại tệ do tâm lýdự đoán tỷ giá USD / VND liên tục giảm trong thời hạn tới. Đầu quý II, tỷ giá tăng nhẹ trởlại. Trước những lo lắng về tình hình kinh tế tài chính Việt nam : Cán cân thương mại thâm hụt nặngnề với mức kỷ lục 14,4 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng CPI đạt mức kỷlục 3,96 % trong tháng 5 và 25,2 % so với cùng kỳ năm 2007, cùng với một loạt bài viết củacác định chế tài chính toàn thế giới về năng lực khủng hoảng cục bộ tài chính, khủng hoảng cục bộ cán cânthanh toán của Việt nam cũng như năng lực mất giá mạnh của VNĐ … Nhà góp vốn đầu tư gián tiếpnước ngoài mở màn rút vốn ồ ạt, những doanh nghiệp đã tăng cường mua ngoại tệ thanh toánkhoản vay trước hạn và sẵn sàng chuẩn bị nguồn ngoại tệ giao dịch thanh toán LC sắp đến hạn, cộng với tâm lýđầu cơ găm giữ ngoại tệ chờ tỷ giá tăng của cá thể và doanh nghiệp khiến cung và cầu USDmất cân đối trầm trọng, tỷ giá tăng mạnh liên tục từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6. Đứngtrước tình hình đó, NHNN đã thực thi những giải pháp can thiệp đồng nhất và kinh khủng vàothị trường ngoại hối gồm có công bố dự trữ ngoại hối vương quốc 20,7 tỷ USD, bán ngoại tệcan thiệp thị trường trải qua những NHTM lớn, trấn áp ngặt nghèo hoạt động giải trí của những đại lýthu đổi ngoại tệ, cấm mua, bán USD trải qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhậpkhẩu vàng và được cho phép xuất khẩu vàng, trấn áp nhập khẩu những loại sản phẩm không thiết yếuđặc biệt xe hơi và hàng xa xỉ … giúp tỷ giá sụt giảm và bình ổn trở lại ngay sau đó. Năm 2008 còn tận mắt chứng kiến một đợt dậy sóng nữa của tỷ giá USD / VND đợt tháng 10 và tháng 11 donhu cầu mua ngoại tệ chuyển về nước của những NĐTNN nhằm mục đích bảo vệ thanh khoản của tổ21chức tại chính quốc trong tiến trình cuộc khủng hoảng cục bộ tín dụng thanh toán dưới chuẩn tại Mỹ bắt đầulan rộng và trở thành cuộc khủng hoảng cục bộ tài chính toàn cầu khiến hàng loạt những ngân hàngnước ngoài trớ trêu. Về kiều hối với doanh thu 8-10 tỷ USD / năm là một nguồn thu rất quan trọng của ViệtNam. Do một phần đông nguồn kiều hối từ Mỹ nên chắc như đinh nguồn này cũng giảm sút nhấtđịnh. Các ảnh hưởng tác động trên phối hợp với khó khăn vất vả hiện tại trong nước sẽ tạo nên một tác độngkép và làm cho tình hình thêm phức tạp. 228. Thị trường tài chính là gì ? Hãy nghiên cứu và phân tích những tính năng của thị trường tài chính ? * Khái niệm. Thị trường hiểu theo nghĩa đơn thuần nhất là nơi diễn ra những hoạt động giải trí thanh toán giao dịch, muabán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Với những đối tượng người tiêu dùng và phương pháp hoạt động giải trí khác nhaunhiều loại thị trường được hình thành và tăng trưởng song hành với quy trình tăng trưởng củanền kinh tế thị trường : Thị trường tư liệu sản xuất ; Thị trường tư liệu hoạt động và sinh hoạt ; Thị trườngthông tin ; Thị trường lao động ; Thị trường tài chính ; … Vậy thị trường tài chính là gì ? Cónhững đặc trưng nào độc lạ so với những thị trường khác trong mạng lưới hệ thống kinh tế thị trườngthống nhất ? Trong nền kinh tế thị trường, luôn phát sinh hiện tượng kỳ lạ có những chủ thể có cơ hộiđầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn rảnh rỗi lại không có thời cơ góp vốn đầu tư. Từ nhu yếu khách quan này đã hình thành một chính sách chuyển vốn từ những người có vốnnhàn rỗi sang những người cần vốn kinh doanh thương mại theo những nguyên tắc thị trường. Từ đó, tạonên một mô hình thị trường mới được gọi là thị trường tài chính ( TTTC ). Dưới những góc độnghiên cứu và tiếp cận khác nhau hoàn toàn có thể có những khái niệm về TTTC khác nhauCác quan điểm về TTTC : – Thị trường tài chính là nơi diễn ra quy trình di dời vốn tiền tệ từ chủ thể cungvốn sang chủ thể cầu vốn. TTTC – là thị trường trong đó những nguồn tài chính được di dời từ người thừavốn sang người thiếu vốn, là tổng hoà của những mối quan hệ cung và cầu về vốn ( 1 ). Dù tiếp cậnở những góc nhìn khác nhau thì những khái niệm về thị trường tài chính đều có điểm chungthống nhất nói lên thực chất của nó, đó là, TTTC là tổng hoà của những mối quan hệ cung cầuvề vốn tiền tệ, Ngân sách chi tiêu, phương pháp thanh toán giao dịch, phương pháp giao dịch thanh toán. Hoạt động của thịtrường tài chính có những hiệu ứng trực tiếp tới mọi hoạt động giải trí của đời sống kinh tế tài chính xã hội. Từ đó hoàn toàn có thể khái quát về TTTC như sau : Thị trường tài chính là loại thị trường thựchiện việc chuyển giao những nguồn vốn từ người cung vốn sang người cầu vốn theo cácnguyên tắc thị trường, là tổng hoà của những mối quan hệ hàng hoá-vốn tiền tệ, cung và cầu, giácả phương pháp thanh toán giao dịch và phương pháp thanh toán giao dịch. * Chức năng : Chức năng của thị trường tài chính là năng lực khách quan phát huytác dụng của nó trong đời sống kinh tế tài chính. Hiểu theo nghĩa đó, TTTC có những công dụng cơ bảnsau : – Dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn để phân phối nhu yếu cho tăng trưởng kinh tế tài chính. + Đây là công dụng cơ bản và đa phần nhất, bộc lộ thực chất của TTTC. Vớichức năng này, TTTC hoạt động giải trí như những kênh dẫn vốn từ người cung vốn sang ngườicầu vốn. Chính nhờ công dụng này mà những nguồn tiền tiết kiệm chi phí của dân chúng, của cácdoanh nghiệp và những tổ chức triển khai xã hội được kêu gọi, tập trung chuyên sâu để phân phối nhu yếu vốn chođầu tư tăng trưởng kinh tế tài chính. Thật vậy, trải qua hoạt động giải trí của những chủ thể cầu vốn ( phát hànhcác công cụ tài chính trên thị trường sơ cấp ) và hoạt động giải trí của những chủ thể cung vốn – nhữngngười có vốn nhàn nhã ( mua những công cụ tài chính được phát hành ), những dòng vốn tiền tệđược di dời từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn cung ứng nhu yếu vốn như Nhà nước, doanh nghiệp … Từ đó, thôi thúc nền kinh tế tài chính xã hội tăng trưởng. + ở kênh tài chính trực tiếp những người cung vốn trực tiếp chuyển vốn cho những chủthể cầu vốn bằng cách mua những công cụ tài chính ( còn được gọi là gia tài tài chính ) trực tiếptừ những chủ thể cầu vốn phát hành trải qua thị trường tài chính. Như vậy TTTC đã thựchiện tính năng chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn và bằng phương pháp chuyển vốnnày, quy trình luân chuyển vốn được thực thi nhanh gọn và hiệu suất cao, những nguồn vốn tiếtkiệm lớn, nhỏ của nhà đầu tư được tập trung chuyên sâu với thời hạn và ngân sách hài hòa và hợp lý nhất đem lại lợiích cho cả nhà góp vốn đầu tư và cả chủ thể cầu vốn, từ đó, thôi thúc nền kinh tế tài chính tăng trưởng. 23 – Tạo tính thanh toán cho những gia tài tài chính. TTTC gồm có cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Trên thị trường thứ cấpcác nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán lại những gia tài tài chính mà họ đã mua ở thị trường sơ cấp. Đâychính là tính năng của TTTC trong việc tạo tính thanh toán cho những mẫu sản phẩm tài chính. Chức năng rất quan trọng bởi lẽ nhờ có công dụng này mà hoạt động giải trí của thị trường trở nênhấp dẫn, giúp những nhà đầu tư vận động và di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác một cách dễ dànghoặc rút khỏi thị trường tránh rủi ro đáng tiếc. Mặt khác trải qua tính năng này mà nền kinh tế tài chính hìnhthành một nghành kinh doanh thương mại mới, mang tính trí tuệ cao, tạo thêm việc làm cho xã hội, giảm thất nghiệp. – Cung cấp thông tin, hình thành Ngân sách chi tiêu của những gia tài tài chính. Các gia tài tài chính lưu thông trên thị trường có hai công dụng quan trọng : Thứ nhất, chuyển vốn từ chủ thể cung vốn sang chủ thể cầu vốn để góp vốn đầu tư vốn Giao hàng cho hoạt độngkinh doanh. Thứ hai, chuyển vốn theo một phương pháp sao cho những rủi ro đáng tiếc không tránh khỏiliên quan đến dòng tiền góp vốn đầu tư vào những gia tài đó, được phân bổ lại một cách hài hòa và hợp lý nhấtgiữa người gọi vốn và người cung vốn. Vì vậy, thanh toán giao dịch, phát hành, mua đi bán lại những côngcụ tài chính yên cầu phải có được những thông tin thiết yếu về tổ chức triển khai phát hành những gia tài đómột cách không thiếu đúng mực kịp thời và những thông tin khác tương quan đến đời sống kinh tế tài chính củatổ chức phát hành cũng như những thông tin về quan hệ cung và cầu, Chi tiêu, … Thị trường tàichính chỉ hoàn toàn có thể hoạt động giải trí hiệu suất cao khi phân phối rất đầy đủ kịp thời những thông tin về những chủthể tham gia, đặc biệt quan trọng là chủ thể phát hành những thông tin tương quan đến giá trị đích thực haygiá trị nội tại của của những gia tài tài chính về triển vọng thu nhập cũng như những rủi ro đáng tiếc có thểgặp phải so với những tài này trong tương lai. Để hoàn toàn có thể thực thi công dụng phân phối thôngtin thị trường tài chính phải chịu sự quản trị và giám sát bởi những cơ quan quản trị Nhà nướcvà những tổ chức triển khai tương quan theo pháp luậthoặc theo quy định quản trị thông tin do những cơ quanquản lý thị trường hay bản thân một thị trường đơn cử phát hành. Thông tin được cung cấpcông khai minh bạch rất đầy đủ đúng mực trên thị trường là yếu tố quan trọng số 1 quyếtđịnh một thị trường tài chính trở thành thị tường hiệu suất cao. Thị trường đạt hiệu suất cao về thông tin, đến luợt mình, sẽ làm cơ sở cho quy trình hìnhthành Chi tiêu của những gia tài tài chính một cách khách quan, công minh, bảo vệ cho những tổchức kêu gọi vốn đạt được tiềm năng kêu gọi vốn của mình còn nhà góp vốn đầu tư thì thu đượclợi nhuận mong đợi tránh được rủi ro đáng tiếc. – Đánh giá giá trị doanh nghiệp và nền kinh tếThông qua thanh toán giao dịch trên thị trường Chi tiêu của những gia tài tài chính mà hầu hết là cổphiếu của doanh nghiệp phát hành được hình thành. Nói cách khác, giá trị thị trường củadoanh nghiệp được xác lập. Nhìn chung, như một quy luật, doanh nghiệp tăng trưởng ổnđịnh có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao sẽ được thị trường định giá cao và ngượclại. Từ đây tạo ra một môi trường tự nhiên cạnh tranh đối đầu lành mạnh giúp những doanh nghiệp làm ăn tuânthủ lao lý thay đổi công nghệ tiên tiến, tăng hiệu suất lao động, tăng hiệu suất cao kinh doanh thương mại củamình. Đối với hàng loạt nền kinh tế tài chính, thông tin trên kinh doanh thị trường chứng khoán thường phản ánhtức thì sức khoẻ của nền kinh tế tài chính trải qua sự biến hóa của những chỉ số sàn chứng khoán – những chỉsố biểu lộ mức giá trung bình của những gia tài tài chính do những doanh nghiệp trong nền kinhtế phát hành để kêu gọi vốn. Khi thị trường đạt hiệu suất cao về thông tin, một sự tăng lêntrong dài hạn của những chỉ số sàn chứng khoán được công bố trên thị trường phản ánh một xu thếtăng trưởng của nền kinh tế tài chính và ngược lại. 249. Trình bày nhiệm vụ tái chiết khấu của Ngân hàng TW ? Việc đổi khác lãi suấtcho vay chiết khấu và tái chiết khấu của NHTW có tác động ảnh hưởng như thế nào đến khốilượng tiền đáp ứng ? A, Trình bày nhiệm vụ tái chiết khấu của Ngân hàng trung ươngNhằm quản lý và điều hành chủ trương tiền tệ Ngân hàng nhà nước thường sử dụng 1 số ít những công cụchính trong đó nhiệm vụ chiết khấu và tái chiết khấu những sách vở có giá trên thị trường mởlà một trong những công cụ cơ bản. Nội dung nhiệm vụ chiết khấu, tái chiết khấu : 1. Khái niệm : Chiết khấu, tái chiết khấu sách vở có giá ( GTCG ) của những ngân hàng là nghiệpvụ NHNN mua những GTCG còn thời hạn giao dịch thanh toán, mà những GTCG này được những ngân hàngmua trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp. Sau đây gọi tắt là nghiệp vụchiết khấu. 2. Đối tượng và điều kiện kèm theo được tham gia nhiệm vụ chiết khấu : – Các ngân hàng được xây dựng và hoạt động giải trí theo Luật Các tổ chức triển khai tín dụng thanh toán đáp ứngđủu những điều kiện kèm theo sau : – Có thông tin tài khoản tiền gửi và lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN ; – Có ĐK chữ ký của chỉ huy và trình làng những cán bộ thực thi nhiệm vụ chiếtkhấu với NHNN. 3. Lãi suất chiết khấu : Là lãi suất vay do NHNN xác lập và công bố trong từng thời kỳ. 4. Hình thức chiết khấu : a. Chiết khấu hàng loạt thời hạn còn lại của GTCG ( Thời hạn còn lại của GTCG tối đakhông quá 90 ngày ). b. Chiết khấu có kỳ hạn ( thời hạn còn lại của GTCG lớn hơn thời hạn thanh toán giao dịch ). 5. Các loại GTCG được chiết khấu : a. Tín phiếu NHNN, Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu khu công trình TW, công trái ( Được sử dụng trong cả hai hình thức chiết khấu ). b. Trái phiếu góp vốn đầu tư do Quỹ Hỗ trợ tăng trưởng phát hành, Trái phiếu chính quyền sở tại địaphương do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội, Tp Hồ Chí Minh phát hành ( được sử dụngtrong hình thức chiết khấu có kỳ hạn ). 6. Phương thức chiết khấu : – Phương thức trực tiếp : Các ngân hàng đem “ Giấy đề xuất chiết khấu GTCG ” trựctiếp đến Sở Giao dịch NHNN. – Phương thức gián tiếp : Các ngân hàng thanh toán giao dịch trải qua mạng vi tính hoặc quaFax tới Sở Giao dịch NHNN ( trường hợp qua Fax, gửi bản chính theo đường bưu điện ). 7. Quy trình nhiệm vụ : 7.1. Ngân hàng muốn tham gia nhiệm vụ chiết khấu với NHNN thực thi những công việcsau : – Đăng ký mẫu chữ ký chỉ huy và nhân viên cấp dưới tham gia nhiệm vụ chiết khấu vớiNHNN ; – Thực hiện lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN. – Đề nghị NHNN phân chia hạn mức chiết khấu GTCG. 7.2. Quy trình của thanh toán giao dịch chiết khấu : – Ngân hàng gửi Giấy đề xuất chiết khấu GTCG ( khi ngân hàng còn hạn mức chiếtkhấu ). – Sở Giao dịch nhận Hồ sơ ý kiến đề nghị chiết khấu ; Thông báo gật đầu hoặc khôngchấp mhận chiết khấu. – Ngân hàng được đồng ý chiết khấu có kỳ hạn gửi cam kết mua lại theo số liệuNHNN thông tin tại Thông báo gật đầu chiết khấu. 25

Alternate Text Gọi ngay