Tổng hợp 12 cách chữa nghẹt mũi hiệu quả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

 454,658 

Thời điểm giao mùa này bé rất dễ ho cảm sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè khiến cho các bé cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc hơn. Để hỗ trợ điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, khò khè ở trẻ, các mẹ có thể áp dụng 12 cách đơn giản mà hiệu quả được Fysoline tổng hợp dưới đây nhé!

Tìm hiểu thêm: Có nên rửa mũi cho bé không?

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi

Trước hết để hỗ trợ trị nghẹt mũi cho bé thì bố mẹ nên xác định rõ được nguyên nhân gây ra nghẹt mũi, sổ mũi, khò khè để có các biện pháp phòng ngừa tốt hơn. Sau đây là một số các nguyên nhân thường gây ra triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ.

  • Khi thời tiết thay đổi đặc biệt là nóng chuyển sang lạnh, thì tình trạng sổ mũi ở các bé rất hay xuất hiện. Trong trường hợp này bố mẹ  có thể nghĩ đến việc hỗ trợ trị sổ mũi cho bé bằng hành tây ngay tại nhà để đem lại hiệu quả.

  • Nếu bé không có sức khỏe tốt và sức đề kháng kém thì bé dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập khiến mắc triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi gây tình trạng khó thở.

  • Trong một số trường hợp, bé bị sổ mũi có thể do đã mắc một số bệnh lý đặc biệt là về đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang,… Khi phát hiện ra nguyên nhân này bố mẹ có thể xem xét cách hỗ trợ trị sổ mũi bằng gừng cho các bé của mình.

  • Với bé dưới 1 tuổi thì sổ mũi có thể do trẻ bị ngạt mũi sơ sinh nếu không kèm theo các triệu chứng nào khác. Nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của bé nên gây nên tình trạng sổ mũi này. Với đối tượng là trẻ sơ sinh, thì bố mẹ cần phải được tư vấn của bác sĩ để biết có nên hỗ trợ trị sổ mũi bằng hành tây cho bé hay không?

Tìm hiểu thêm: TRẺ SƠ SINH BỊ SỔ MŨI: Nên và Không nên làm gì?

2. Một số cách để hỗ trợ trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

2.1. Dùng hành hoa

Cách làm: Lấy lá hành hoa (loại cay cay chút, lá nào vò ra mà không thấy mùi là hành phun nhiều kích thích và đạm, không hiệu quả) bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán cái mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác.

2.2. Dùng gừng – mật ong (cho trẻ trên 1 tuổi)

Cách làm như sau: Lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm rồi bỏ một muỗng mật ong khuấy đều, cho bé uống 3 muỗng café sáng – trưa – chiều.

2.3. Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý Fysoline sẽ làm các chất nhầy bị kẹt trong mũi bé mềm hơn. Sau khi nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh (khoảng 1 – 2 giọt), bạn hãy dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho con.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi

2.4. Lấy gỉ mũi ra khỏi mũi bé thường xuyên

Các mẹ hãy lấy một miếng bông nhỏ vừa bằng lỗ mũi trẻ, làm ẩm bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý Fysoline và nhẹ nhàng lau sạch mũi cho con.

2.5. Sử dụng máy làm ẩm trong phòng

Đặt máy làm ẩm đặt trong phòng sẽ giúp không khí ẩm hơn, giúp hỗ trợ cho bé giảm nghẹt mũi và gỉ mũi cũng tự động mềm ra.

2.6. Vỗ nhẹ lên lưng trẻ

Hành động vỗ một cách nhẹ nhàng lưng trẻ khiến cho chất nhầy trong ngực trẻ giảm bớt. Bạn có thể đặt con nằm trên đùi và vỗ hoặc mát-xa nhẹ nhàng lưng bé.

2.7. Chườm nước nóng lên tai

Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp hỗ trợ cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

2.8. Dùng tinh dầu hành tây

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu hành tây

Bố mẹ có thể lấy ½ củ hành tây đem rửa sạch rồi cắt nhỏ hoặc giã nát hành tây để có nhiều tinh dầu hơn. Sau đó hãy lấy 1 chiếc khăn mỏng buộc kín lượng hành đã giã lại rồi để gần mũi ngửi cho đến khi bé cảm thấy dễ thở hơn. Bởi mùi hành tây rất khó chịu, nên bố mẹ nên cho bé ngửi ngắn thời gian và số lượng hành vừa phải. Không nên cho bé ngửi quá lâu và nên tránh để nhây lên mắt bé vì sẽ khiến bé bị cay mắt.

2.9. Dùng tinh dầu tràm

Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho em bé bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực,…để giữ ấm cho con. Đổ một ít dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này có thể để chữa sổ mũi cũng như nghẹt mũi.

2.10. Thoa dầu lòng bàn chân

Thoa dầu và massage lòng bàn chân khi trẻ bị sổ mũi

Khi trẻ có hiện tượng hắt hơi và sổ mũi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp và xoa ngay vào lòng bàn chân bé để giữ ấm. Mẹ xoa mỗi bên chân khoảng chừng 1 phút và sau đó đeo tất vào. Cách chữa ngạt mũi cho bé này rất hiệu quả ngay cả là đối với trẻ sơ sinh.

2.11. Massage mũi

Cách hỗ trợ trị ngạt mũi cho trẻ này nghe có vẻ lạ nhưng rất hiệu quả và dễ thực hiện. Khi trẻ bị nghẹt mũi, trẻ sẽ khó thở hơn, mẹ cần massage cho trẻ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc dùng 2 ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng 2 bên sống mũi. Mẹ thực hiện việc massage mũi nhiều lần cho trẻ sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

2.12. Cho trẻ tắm nước ấm

Với những trẻ bị nghẹt mũi sinh lý (nghẹt mũi do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh), mẹ có thể tắm nước ấm cho trẻ để cải thiện. Tắm nước ấm giúp những mao mạch ở đường hô hấp sẽ giãn ra, tạo cảm giác thoải mái và giúp thông thoáng đường thở. Ngoài ra hơi nước còn làm cho loãng đờm cũng như giúp dịch tiết hô hấp dễ dàng thoát ra.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 094.240.8866
  • Fanpage: www.facebook.com/fysoline

3/5 – (92 bình chọn)

Alternate Text Gọi ngay