Trẻ 2 tháng tuổi: Sự phát triển, nhu cầu ăn, ngủ, vận động
Bé qua giai đoạn 2 tháng tuổi, bé yêu có sự phát triển vượt bậc về các chỉ số tăng trưởng, hành vi, cảm xúc và khả năng nhận thức. Tìm hiểu trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì cũng như những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi
Bước sang giai đoạn 2 tháng tuổi, bé cưng của mẹ trông bụ bẫm hơn vì chiều cao và cân nặng có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc. Trung bình, bé 2 tháng tuổi sẽ dài thêm 3.81cm và tăng thêm 0.9kg. Cụ thể, đối với bé gái, chiều cao và cân nặng đạt được lần lượt là 5.1kg và 57.1cm. Đối với bé trai, chiều cao trung bình là 58.4cm và cân nặng là 5.5kg. Nếu thể chất của trẻ không tăng lên hoặc tăng chậm, ba mẹ đừng quá lo lắng.
Sự tăng trưởng của bé trong giai đoạn này chủ yếu nhờ vào nguồn sữa, có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đặc biệt, bé 2 tuổi phát triển rất nhanh về nhận thức, hành vi, vận động và vô vàn điều thú vị khác. Cùng khám phá trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì ở phần sau nhé!
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biết làm những gì?
2 tháng tuổi là khoảng thời gian diễn ra nhiều thay đổi quan trọng với bé. Ba mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy, thế giới của bé không chỉ có ăn và ngủ nữa mà đã có thêm những nụ cười hay cử động tay chân. Vì vậy, ở giai đoạn này, ba mẹ cần biết bé 2 tháng tuổi biết làm gì để giúp con phát triển tốt hơn.
Bé cứng cáp, biết cử động nhiều hơn
Giai đoạn này, bé cưng của mẹ sẽ thường xuyên thực hiện những hành động vô cùng đáng yêu chẳng hạn như đưa tay vào miệng, xoay người hay đạp chân. Để hỗ trợ cho sự phát triển của bé, ba mẹ hãy đặt bé nằm ở nơi có nhiều không gian hơn, giúp duỗi chân, quơ tay thoải mái. Trong thời gian bé thức, hãy đặt bé nằm trên thảm, nệm để con tự do vận động, làm điều mình thích. Điều này làm giúp trẻ trở nên cứng cáp, tăng sức mạnh cơ bắp hơn. Tuy nhiên, đừng quên để mắt tới bé nhé!
Khả năng bắt chước
Trẻ 2 tháng tuổi có khả năng học tập và bắt chước vô cùng nhanh nhạy. Để phát huy tối đa khả năng này, ba mẹ hãy cho con tiếp xúc với nhiều người, chơi những trò chơi vận động tay chân, các món đồ có họa tiết màu sắc hay bất cứ hoạt động nào. Tuy nhiên, giai đoạn này, lịch sinh hoạt của bé chủ yếu vẫn là ăn và ngủ, ba mẹ không nên cho bé tham gia quá nhiều các hoạt động này, bởi có thể khiến con bị quá tải. Nếu bé tỏ ra khó chịu, cáu gắt, điều đó có nghĩa như vậy là đủ rồi.
Nhận biết được ba mẹ và quan sát xung quanh
Trẻ 2 tháng tuổi đã có thể nhận diện được khuôn mặt của cha mẹ. Vì thế, bé sẽ khá quấn ba mẹ, bám ba mẹ không rời. Bên cạnh đó, trẻ còn biết đưa mắt nhìn theo những vật đang chuyển động và dần biết quan sát mọi thứ xung quanh.
Biết hóng chuyện
Hóng chuyện là từ để chỉ em bé có những phản ứng trên khuôn mặt như miệng bập bẹ, mắt nhìn người đối diện,… khi nghe người lớn nói chuyện. Nhiều bé đã biết hóng chuyện ngay từ 2 tháng tuổi. Bé không hiểu những gì bạn nói nhưng tỏ ra rất thích thú với sự tương tác này. Vì thế, ba mẹ hãy nói chuyện, làm trò với bé thật nhiều nhé. Bé sẽ có những phản ứng như dơ chân, dơ tay, hay há miệng “âu ơ”,… rất đáng yêu.
Thính giác phát triển
Bé 2 tháng tuổi đã biết cách phản ứng lại với những âm thanh xung quanh. Đặc biệt là giọng nói của những người thân hoặc những món đồ chơi phát ra âm thanh. Ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện, hát để thúc đẩy kỹ năng giao tiếp sau này nhé!
Muốn chạm vào đồ vật nhiều hơn
Những thứ xung quanh của một đứa trẻ 2 tháng tuổi là rất mới mẻ. Vì vậy, con sẽ có xu hướng thích sờ, nắm vào món đồ mình thích. Tuy nhiên, do thể chất còn nhỏ, chưa thể làm được những thứ con muốn nên bé thường thông qua cha mẹ để có được món đồ vật nào đó. Ba mẹ hãy tạo cơ hội để bé chạm vào nhiều đồ vật hơn, để con biết phân biệt giữa các chất liệu, vật liệu, cứng, mềm,…
Nhận diện được mùi hương
Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên nhưng trẻ 2 tháng tuổi đã có thể nhận diện được mùi hương rồi đó! Minh chứng cho điều này đó là mỗi khi con ngửi thấy mùi hương của ba mẹ, con sẽ vui vẻ hơn, đặc biệt là có giấc ngủ ngon hơn khi gần bên ba mẹ. Về vị giác, con cũng đã biết phản ứng lại với các hương vị như chua, ngọt, đắng,…
Phun nước bọt
Có một trò mà bé 2 tháng tuổi rất thích đó chính là phun nước bọt. Đây không chỉ là một sở thích đời thường mà còn là một cột mốc phát triển ngôn ngữ vô cùng quan trọng. Khi phun nước bọt nghĩa là bé đang cố gắng chuyện động cơ miệng và kiểm soát âm thanh trong cổ họng. Đây là nền tảng cho bé học cách phát âm sau này.
Trẻ có thể giữ thẳng đầu
Tư thế nằm sấp giúp bé rèn luyện cơ cổ cứng cáp hơn. Bước sang tháng thứ 2, bé đã có thể giữ đầu thẳng. Điều này cho phép bé có cái nhìn rộng mở và bắt đầu những bước khám phá đầu tiên của mình.
Nhu cầu thường ngày của trẻ 2 tháng tuổi
Ăn – ngủ – vận động là 3 nhu cầu cơ bản của trẻ sơ sinh. Với trẻ 2 tháng tuổi cụ thể như sau:
Lượng sữa
Trung bình, trẻ 2 tháng tuổi cần cung cấp 350 – 600ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Mẹ có thể nhận biết bé bú no thông qua các dấu hiệu như ngủ ngoan hơn, không quấy khóc, hay tiểu, da mềm mượt. Trẻ 2 tháng tuổi không bú quá nhiều, thời gian chủ yếu dành để ngủ. Những giấc ngủ xen kẽ cứ bú sẽ giúp con phát triển nhanh chóng.
Giấc ngủ
Bé có thể ngủ bất cứ khi nào, đặc biệt là sau khi ăn no. Trùng bình, bé 2 tháng tuổi có thể ngủ 3 – 4 cữ vào ban ngày, tổng thời gian ngủ từ 4 – 8 tiếng. Thời gian ngủ ban đêm từ 8 – 10 tiếng. Như vậy, tổng thời gian ngủ trong 1 ngày của trẻ sẽ dao động từ 14 – 16 giờ/ngày là đảm bảo lịch sinh hoạt khoa học.
Vận động
Bước sáng 2 tháng tuổi, bé cưng không còn nằm yên nữa, con rất tích cực vận động, ưa quậy và có thể nắm bàn tay lại hoặc xòe rộng ngón tay. Mẹ nên để bé chơi với những món đồ chơi nhỏ có nhiều màu sắc để bé hình thành kỹ năng cầm nắm nhằm phát triển các cơ. Đồng thời khuyến khích trẻ tương tác với ba mẹ thông qua các hoạt động như tắm, đẩy xa, massage,…
Lịch sinh hoạt của em bé 2 tháng tuổi
Vì nhu cầu sinh hoạt của trẻ 2 tháng tuổi khá đơn giản nên việc lên thời gian biểu không quá khó khăn. Cụ thể như sau:
Đối với trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá với trẻ sơ sinh. Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ như kháng thể, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất, hormone và men.
-
7h30 – 8h: Mẹ đánh thức bé dậy đón ngày mới
-
8h: Cho bé bú mẹ theo nhu cầu. Thời gian bú mỗi cứ khoảng 10 – 15 phút
-
9h: Bé ngủ trưa
-
13h: Sau khi ngủ dậy bé sẽ đói, mẹ nên cho bé bú
-
16h: Cho bé ăn bữa xế với sữa mẹ. Sau đó, bé sẽ có giấc ngủ ngắn kéo dài khoảng 15 phút
-
17h: Nếu không được ngủ vào buổi chiều, bé sẽ cáu gắt nên vì vậy mẹ nên cho trẻ chợp mắt một lát nhé!
-
19h: Mẹ vệ sinh cho bé bằng nước sạch hoặc sử dụng xà phòng tắm chuyên dụng. Thời gian tắm tối đa cho trẻ từ 4 – 5 phút
-
19h30 – 20h: Bé bú sữa mẹ. Sau khi ăn xong, mẹ nên bế bé trên vai, tay vỗ nhẹ vào lưng để giúp bé ợ hơi. Tiếp đó, đặt xuống nôi, thủ thỉ với bé hoặc bật âm thanh bé thích để con dễ đi vào giấc ngủ hơn
Lưu ý: Nếu sữa mẹ tiết quá nhiều mà nhu cầu bú của bé không cao hoặc phải đi làm sớm thì mẹ có thể vắt ra trữ trong bình và để ngăn mát tủ lạnh. Ngoài ra, mỗi ngày mẹ nên dành một chút thời gian để tương tác với bé thông qua các trò chơi vận động. Mẹ có thể đặt bé chơi dưới sàn với các món đồ nhiều màu sắc. Điều này sẽ giúp bé học cách quan sát và lắng nghe âm thanh xung quanh.
Đối với trẻ bú sữa công thức
Sữa công thức là giải pháp thay thế an toàn dành cho các mẹ không đủ sữa, đảm bảo đủ dưỡng chất để chăm sóc trẻ. Lịch sinh hoạt của trẻ 2 tháng tuổi bú sữa công thức như sau:
-
5h: Bé thức dậy, ăn với khoảng 120 – 180ml sữa công thức. Sau khi ăn no, bé có thể ngủ một giấc ngắn
-
8h – 9h: Bé tỉnh dậy và ăn cứ thứ hai trong ngày. Nếu bé chưa chịu dậy, mẹ có thể xoa bóp chân tay để đánh thức bé dậy
-
9h – 12h: Sau khi ăn no, bé cần vận động nhẹ nhàng để tiêu hóa thức ăn. Đặt bé nằm xuống thảm để con tự do vận động hoặc ủn lưng để bé lật nghiêng người sang bên kia
-
12h30: Cho bé ăn trưa. Sau khi bú sữa, bé sẽ cần một giấc ngủ trưa
-
16h: Mẹ có thể cho bé ra ngoài chơi để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
-
20h: Cho bé uống thêm sữa trước khi ngủ
Các vấn đề sức khỏe của bé 2 tháng tuổi cần lưu ý
Ngoài sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, ba mẹ nên quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bé có thể gặp phải trong giai đoạn này, từ đó chủ động xử lý phù hợp.
-
Tưa miệng: Đây là hiện tượng các mảng trắng bám bên trong má và lưỡi của bé. Tưa miệng là bệnh lý nhiễm trùng nhẹ do nấm men gây ra. Để xử lý, mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh miệng cho bé. Với các bé bị tưa miệng nặng, tổn thương lan rộng khắp khoang miệng, ba mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và kê thuốc
-
Hắt hơi: Đường hô hấp của bé sơ sinh nhạy cảm với các chất kích thích như bụi mịn, lông vật nuôi, khói thuốc,.. nên con hắt hơi nhiều hơn. Do đó, để tránh nguy cơ dẫn đến bệnh lý hô hấp, ba mẹ nên chủ động nhỏ mũi cho bé thường xuyên. Đồng thời dọn dẹp xung quanh nhà, đặc biệt là giặt giũ chăn, mềm và vỏ gối của bé để tránh bám bụi
-
Trào ngược dạ dày: Cơ quan tiêu hóa của bé 2 tháng tuổi còn yếu, đặc biệt là dạ dày có cấu tạo nằm ngang, chưa hoàn thiện nên khi ăn no, con rất dễ bị ọc sữa. Để ngăn ngừa điều này, mẹ nên cho bé bú sữa thành nhiều cữ trong ngày. Sau khi bú hãy hỗ trợ bé ợ hơi bằng cách vỗ lưng nhẹ nhàng
-
Tắc tuyến lệ: Nhiều trẻ 2 tháng tuổi bị chảy nước mắt do tắc tuyến lệ. Nhìn chung, vấn đề này không quá đáng lo, ngoại trừ khi mắt bị nhiễm trùng. Nếu thấy mắt bé sưng đỏ, tiết dịch vàng, ba mẹ hãy đưa tới bệnh viện ngay nhé!
-
Hăm tã: Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Để trị hăm tã, mẹ có thể cho bé dùng kem dưỡng ẩm. Đồng thời thực hiện vệ sinh thân thể cho bé đúng cách, thay tã thường xuyên và hạn chế mặc tã cho bé càng ít càng tốt
-
Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi còn kém nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, dẫn đến cảm cúm, nghẹt mũi và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp khác. Giai đoạn này, các chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc kháng sinh cho bé. Vì vậy, để giúp con dễ chịu hơn, cách tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý, sau đó dùng dụng cụ hút mũi cho mũi bé thông thoáng
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi
Sau khi biết những cột mốc phát triển của trẻ 2 tháng tuổi, ba mẹ hãy cùng bỏ túi một số tip cần lưu ý khi chăm sóc để bé yêu phát triển toàn diện:
Dinh dưỡng cho trẻ 2 tháng tuổi
Với bé sơ sinh 2 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Chuyên gia Y tế khuyến cáo, trẻ sơ sinh nên được bú mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa cho con bú thì có thể thay thế bằng các sản phẩm sữa công thức. Ngoài sữa, tuyệt đối không cho trẻ uống bất kỳ loại chất lỏng nào, kể cả nước lọc. Bởi trẻ sơ sinh dưới 6 tuổi uống nước lọc có làm cản trở quá trình hấp thu suy, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc,…
Mẹ cũng nên lưu ý dạ dày của bé trong giai đoạn còn rất nhỏ. Vì vậy, các bé từ 2 tháng tuổi chỉ nên “nạp” khoảng 60 – 120ml sữa mỗi lần. Mẹ nên cho bé bú mỗi 2 – 3 giờ, tùy theo nhu cầu. Trong khi cho con bú, mẹ nên chú ý đến phản ứng của bé cưng. Nếu bé quấy khóc sau khi được bú sữa, rất có thể bé vẫn còn đói và muốn ăn thêm. Ngược lại, nếu bé quay mặt đi nơi khói, từ chối bú, đồng nghĩa với việc bé đã no và không cần ăn thêm.
Quan tâm tới giấc ngủ của bé
Trẻ 2 tháng tuổi có tổng thời gian ngủ trong ngày dao động từ 14 – 16 tiếng. Trong đó, ban ngày bé ngủ được 4 – 8 tháng và ban đêm ngủ được 8 – 10 tiếng. Giai đoạn từ 2 tháng tuổi chính là thời điểm thích hợp để giúp trẻ hình thành nếp ngủ ngoan.
Có 3 phương pháp để tạo môi trường rèn luyện thói quen ngủ cho trẻ, đó là: Làm rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm, đặt bé xuống nôi hay giường khi xuất hiện dấu hiệu buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, và cuống cùng là mẹ phải cho bé ăn sữa thật no, chuẩn bị không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng nhẹ cho bé có giấc ngủ ngon.
Chú ý lịch tiêm phòng định kỳ
Tiêm phòng vắc xin là việc làm cần thiết đối với trẻ sơ sinh, bởi giai đoạn này sức đề kháng của con còn yếu cần được bảo vệ. Theo đó, trẻ 2 tháng tuổi cần được tiêm các mũi phòng ngừa một số bệnh sau: viêm gan B, bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch cầu, viêm não do Hib (6 trong 1). Ba mẹ nên nắm rõ lịch tiêm phòng của bé để đưa con đi tiêm chủng đầy đủ nhé!
Tương tác với bé thường xuyên
Giai đoạn 2 tháng tuổi, bé học hỏi rất nhanh. Vì vậy để thúc đẩy sự phát triển của trẻ, ba mẹ hãy thử tương tác với con thông qua các hoạt động sau:
-
Hát cho bé nghe: Ba mẹ nên chọn những bài hát có giai điệu dễ nghe, lời ngắn, dễ thuộc để bé phát triển khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ. Trong khi hát, bạn nên thường xuyên thay đổi giọng điệu để bé kích thích sự chú ý của bé
-
Tập cho bé chơi đồ chơi: Thu hút sự chú ý của bé bằng những món đồ chơi nhiều màu sắc hoặc phát ra âm thanh. Ngoài ra, mẹ có thể lắc đồ chơi trong tầm mắt của bé để giúp con phát huy khả năng nhìn và quan sát
-
Đọc sách: Ba mẹ nên lựa chọn những đầu sách ít chữ, nhiều hình ảnh và màu sắc để vừa đỏ vừa chỉ cho bé. Điều này sẽ giúp bé tăng khả năng quan sát, sự tập trung, cũng như phát triển nhận thức
Massage cho bé
Massage là hoạt động các bé rất yêu thích. Massage giúp bé thư giãn, tiêu hóa tốt và dễ ngủ. Thêm vào đó, hoạt động này cũng giúp trẻ cảm nhận yêu thương thông qua việc được ba mẹ chạm vào làn da, cảm nhận mùi hương và giọng nói. Mẹ có thể bắt đầu học cách massage cho bé qua những thao tác đơn giản như xoa bóp hai cánh tay, hai bắp chân, xoa tròn hai gò má bé. Trong quá trình massage, mẹ đừng quên tương tác, trò chuyện để hai mẹ con có những giây phút thoải mái, vui vẻ với nhau nhé!
Chú ý giữ an toàn cho bé
Bé 2 tháng tuổi chưa có khả năng kiểm soát tay chân nên hay khua khoắng lung tung. Do đó, ba mẹ nên đưa các đồ vật nhọn, nhỏ xa tầm với của bé. Không để con ở gần bề mặt nhiều góc cạnh để tránh nguy hiểm.
Trên đây là tất cả những nội dung để ba mẹ dễ dàng hơn khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi. Giai đoạn này bé bắt đầu biết nhận thức, bạn hãy cố gắng tạo điều kiện cho con được thể hiện nhiều hơn nhé!