Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc bé 5 tháng tuổi

1. Khám phá sự phát triển của bé khi được 5 tháng tuổi

Khi được 5 tháng tuổi, bé gái sẽ nặng khoảng 6,9kg và cao khoảng 64cm. Trong khi đó, cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn của bé trai trong giai đoạn này là 7,5kg và 63,7cm.

5 tháng tuổi cũng là thời điểm thường diễn ra tuần khủng hoảng Wonder week 4 và 5 bởi con phát triển rất nhiều kỹ năng nhưng chưa kịp thích nghi về mặt thể chất, tinh thần. Bên cạnh đó, một số bé cũng sẽ mọc răng sớm ở giai đoạn này (thông thường trẻ 6 tháng tuổi sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên). 

Do ảnh hưởng từ tuần khủng hoảng và mọc răng nên trẻ 5 tháng tuổi thường xuyên quấy khóc, khó chịu. Lúc này, bố mẹ đừng nên quá lo lắng mà thay vào đó, hãy bình tĩnh để cùng con vượt qua nhé. 

trẻ 5 tháng tuổi

 

 >> Xem thêm: Trẻ mấy tháng mọc răng? Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc

2. Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì?

Khi được 5 tháng, con sẽ phát triển rất nhiều kỹ năng mới, bố mẹ hãy cùng khám phá nhé:

2.1. Tự cầm bình bú

Khi được 5 tháng tuổi, con đã cầm nắm đồ vật tốt hơn rất nhiều so với tháng thứ 4. Vì thế, nếu mẹ đang cho bé bú bình, mẹ có thể để bé tự cầm bình sữa để bú đấy. Tuy nhiên, mẹ cũng nên “trợ giúp” để con bú hết sữa nhé. 

2.2. Lật (trở) mình thành thạo

Nếu ở tháng thứ 4, con còn hơi “khó khăn” để lật (trở) mình thì ở tháng thứ 5, con đã biết tự mình lật úp nếu được nằm ngửa. Hoặc con cũng có thể lật ngửa ra nếu đặt bé nằm úp đấy.

2.3. Biết đứng khi được trợ giúp

Bé 5 tháng tuổi đã biết dồn trọng lượng của cơ thể lên cả 2 chân khi được bố mẹ hỗ trợ giữ thẳng. Bên cạnh đó, con cũng có thể thực hiện các động tác nhún nhảy bằng cách co duỗi đầu gối.

trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì

 

2.4. Biết ngồi khi được hỗ trợ

Tương tự đứng, khi được 5 tháng, nhiều trẻ cũng đã có thể ngồi nhưng chưa vững nên cần có sự hỗ trợ. Theo đó, bố mẹ có thể trợ giúp bé ngồi trong giai đoạn này bằng cách trực tiếp giữ bé hoặc dùng gối, gấu bông chèn xung quanh bé.

2.5. “Tập” nói chuyện nhiều hơn

Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Đó chính là bé sẽ nói chuyện nhiều hơn với bố mẹ. Theo đó, bé đã biết đã biết đáp lại khi nghe gọi tên mình bằng cách quay đầu về phía phát ra tiếng gọi. Đồng thời, bé cũng sẽ trả lời bằng cách mấp máy miệng, lưỡi và bập bẹ một chuỗi các phụ âm như “ba-ba-ba” hoặc “ma-ma-ma” liên tục.

3. Mẹ cần làm gì để bé 5 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh?

Để trẻ 5 tháng phát triển đạt chuẩn toàn diện, bố mẹ nên:

3.1. Cho bé bú đủ sữa

Sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ 5 tháng tuổi. Theo đó, lượng sữa bé bú bình trong thời gian này là khoảng 180 – 210ml sữa/ cữ. Trung bình mỗi ngày bé bú từ  4 – 5 cữ, trong đó xuất hiện thêm 1 – 2 cữ bú đêm.

Đối với những bé không bú sữa mẹ, mẹ nên chọn những sản phẩm sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa của bé. Bật mí cho mẹ là Friso Gold, với nguồn sữa mát từ 100% giống bò thuần chủng Hà Lan vô cùng “thân thiện” với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, từ đó giúp con êm bụng và êm giấc. Bên cạnh đó, vì chỉ qua 1 lần xử lý nhiệt nên sản phẩm bảo toàn > 90% đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên, giúp con yêu dễ dàng tiêu hóa và giảm táo bón hiệu quả. Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại https://www.friso.com.vn/friso-gold. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý rằng trẻ 5 tháng tuổi rất thích nếm mọi thứ bởi lúc này con đang giai đoạn phát triển vị giác mạnh mẽ. Tuy nhiên điều này cũng vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn, virus thâm nhập và khiến con bị bệnh. Tuy nhiên, với Friso Gold Pro, mẹ có thể an tâm hơn bởi sản phẩm chứa HMO (dưỡng chất quan trọng có trong sữa mẹ) giúp con tăng đề kháng hiệu quả. Ngoài ra, sữa cũng có chứa chất xơ PureGOS giúp tăng cường sức khỏe đường ruột của con. Để khám phá thêm công dụng của Friso Gold Pro, mẹ có thể truy cập https://www.friso.com.vn/friso-gold-pro.  

Đặc biệt, cả  Friso Gold và Friso Gold Pro đều có hương vị thanh nhạt, hợp khẩu vị trẻ. Vì thế bé sẽ dễ dàng “chấp nhận” ngay trong lần bú đầu tiên. 

trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì

 

3.2. Thường xuyên trò chuyện và chơi cùng trẻ

Để cập nhật trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì, từ đó có những giải pháp hỗ trợ con phát triển phù hợp, bố mẹ cần thường xuyên trò chuyện cùng con. Sau đây là gợi ý một số trò chơi giúp con yêu phát triển các kỹ năng, tinh thần và thể chất tốt hơn mà bố mẹ có thể tham khảo:

   • Đặt đồ chơi nằm ngoài tầm với của con một chút và để con tự cố gắng vươn người lấy. Điều này sẽ giúp con cải thiện sự phối hợp tay và mắt, đồng thời kích thích chiều cao của con phát triển. 

   • Cùng xem và đọc sách có hình minh họa sinh động và màu sắc sặc sỡ với bé. Điều này sẽ giúp bé phát triển tầm nhìn và kỹ năng giao tiếp tốt hơn. 

   • Hãy để bé gặp gỡ những người mới và những bạn cùng trang lứa. Điều này rất hữu ích trong việc giúp con phát triển nhận thức và cải thiện các kỹ năng xã hội.

   • Giai đoạn này bé rất thích chơi ú òa hay những món đồ chơi phát ra âm thanh (như trống, lục lạc, hộp nhạc…). Ngoài ra, bố mẹ hãy dạy cho bé nhiều màu sắc khác nhau trong sách, đồ chơi và áo quần.

   • Bố mẹ nên thường xuyên bế trẻ đứng trước gương, để bé có thể nhìn hình ảnh phản chiếu của mình.

Trò chơi truyền đồ vật cũng cực vui. Chỉ cần bố mẹ đặt một món đồ chơi vào tay trái của bé, sau đó chuyển món đồ chơi ấy sang tay phải (hoặc ngược lại), sẽ giúp bé học được cách chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia.

3.3. Đảm bảo bé ngủ đủ giấc

Trẻ 5 tháng tuổi mỗi ngày sẽ ngủ từ 14 đến 16 giờ: 4 đến 6 giờ cho giấc ngủ ban ngày, và 8 đến 9 giờ cho giấc ngủ ban đêm. 

Thính giác và thị giác của con trong thời gian vô cùng phát triển. Hơn nữa, con cũng rất dễ bị giật mình và thu hút bởi những âm thanh, ánh sáng – đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bé 5 tháng tuổi khó ngủ. Vì thế, để con dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngoan cả đêm, bố mẹ cần để các đồ vật dễ phát ra âm thanh, ánh sáng tránh xa khu vực ngủ của trẻ nhé. 

 >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mỗi ngày ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?

4. Khi nào mẹ nên lo lắng về sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi?

Bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra càng sớm càng tốt nếu đã được 5 tháng tuổi nhưng trẻ:

   • Không phản ứng với âm thanh.

   • Kiểm soát tay và nắm kém, hoặc chỉ vận động bằng 1 tay.

   • Không bập bẹ. 

   • Không cười khi có người đùa giỡn hoặc có bố mẹ bên cạnh.

trẻ 5 tháng tuổi biết làm những gì

 

5. Những câu hỏi thường gặp về chăm sóc bé khi được 5 tháng tuổi

Bên cạnh trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì, sau đây là một số thắc mắc thường gặp khi chăm sóc con trong giai đoạn này. 

5.1. Bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ? Trẻ 5 tháng lười bú sữa phải làm sao?

Như đã đề cập, bé 5 tháng bú bình 180 – 210ml sữa/ cữ, mỗi ngày bé bú từ  4 – 5 cữ, trong đó xuất hiện thêm 1 – 2 cữ bú đêm. Vì thế, trung bình mỗi ngày bé sẽ bú từ 900 – 1,260ml sữa.

Nếu bé 5 tháng bú 600ml/ ngày thì lượng sữa bé bú đang hơi ít. Mẹ có thể tăng lượng sữa cho bé bú bằng cách cai ti đêm, rút ngắn thời gian bú của bé, cho bé tắm trước khi bú…

5.2. Có nên sử dụng bột ăn dặm cho bé 5 tháng?

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu tập ăn dặm vào 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ có thể cho bé ăn dặm sớm vào tháng thứ 5 nếu bé có thể giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi cân bằng, tỏ ra thích thú khi thấy đồ ăn, biết cách tự lấy thức ăn và đưa vào miệng… Nếu trẻ chưa có các biểu hiện trên thì mẹ hãy kiên nhẫn chờ đến tháng thứ 6 để tập cho bé ăn dặm nhé. 

 >> Tìm hiểu thêm: Khi nào cho trẻ ăn dặm thì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ?

5.3. Trẻ 5 tháng tuổi bị ra mồ hôi trộm có sao không?

Nếu bé vẫn bú ngoan, tăng cân đều và không bị rụng tóc thì mẹ không nên quá lo lắng bởi đây chỉ là biểu hiện bình thường khi phòng ngủ bí bách, không mát mẻ. Nếu trẻ bỏ bú, tăng cân chậm và rụng tóc, mẹ nên bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ. 

5.4. Bé 5 tháng tuổi nặng 7kg là bình thường không?

Khi được 5 tháng, trung bình bé gái sẽ nặng khoảng 6,9kg và bé trai sẽ nặng khoảng 7,5kg. Vì thế bé 5 tháng tuổi nặng 7kg là hoàn toàn bình thường mẹ nhé.

trẻ 5 tháng biết làm những gì

 

Trên đây là những thông tin trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì và những lưu ý khi chăm sóc bé trong giai đoạn này. Có thể thấy, khi được 5 tháng, con đã có những phát triển vượt bậc so với trước đó. Để giúp con phát triển đạt chuẩn, bên cạnh dành nhiều thời gian để chơi cùng con, bố mẹ đừng quên cho con kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm vắc-xin đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ nhé.

Alternate Text Gọi ngay