Trẻ bị sổ mũi, ba mẹ cần làm gì để cho con nhanh khỏi?
Trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi là hiện tượng thường gặp, nhất là với những em bé có sức đề kháng kém. Nếu như không được xử lý sớm và kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng gây viêm phế quản hoặc viêm xoang rất khó khăn trong việc điều trị.
Mục Lục
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi
Bé bị sổ mũi là một tình trạng phổ biến trong toàn bộ quá trình lớn lên của trẻ. Mũi đóng vai trò là cửa ngõ ra vào của không khí, là một trong những bộ phận quan trọng của hệ hô hấp. Bên trong mũi trẻ được bao bọc bởi một lớp niêm mạc và một lớp chất nhầy.
Lớp niêm mạc này sẽ có chức năng cản trở bụi bẩn xâm nhập và bảo vệ hệ hô hấp. Bộ phận biểu mô của mũi nếu phải chịu sự kích thích của các yếu tố như khí hậu, dị vật hay viêm nhiễm do vi khuẩn sẽ khiến chúng tăng cường tiết dịch. Do đó gây ra tình trạng chảy nước mũi ở trẻ.
Trẻ bị sổ mũi khiến nhiều cha mẹ lo lắng
Ngoài ra khi bị chảy nước mũi sẽ có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu nhất là do sự thay đổi đột ngột của khí hậu và môi trường. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác do trẻ xuất hiện dị vật ở khoang mũi, dị ứng hoặc cảm cúm. Cụ thể các nguyên nhân này như sau:
Trẻ bị sổ mũi do thời tiết
Sổ mũi ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt với những em bé có sức đề kháng kém. Do đó trẻ thường hay bị sổ mũi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sổ mũi là do bị cảm lạnh. Thường khi bị cảm lạnh, bên cạnh chảy nước mũi, bé sẽ có hiện tượng sốt nhẹ, ho, quấy khóc và biếng ăn.
Dị ứng ở trẻ
Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ
Như đã nói ở trên vùng niêm mạc trong mũi của bé rất nhạy cảm. Vì vậy khi xuất hiện vật lạ sẽ dẫn tới tình trạng dị ứng. Khi bị dị ứng, trẻ bị chảy nước mũi, hắt hơi và cũng có thể nổi mẩn ngứa. Hiện nay có nhiều dạng vật thể gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ nếu không may ngửi hay hít phải như: Lông động vật, cánh hoa, phấn hoa,…
Xuất hiện dị vật trong mũi
Bên cạnh những nguyên nhân do thời tiết hoặc dị ứng, trẻ bị sổ mũi còn có thể do xuất hiện dị vật ở trong mũi. Khi trẻ nhỏ chơi với các món đồ có kích thước nhỏ, chúng có thể vô tình nhét các vật này vào mũi và bố mẹ không biết để ngăn cản. Những dị vật khi bị nhét vào khoang mũi của bé thường rất khó để lấy ra. Khi bị tắc dị vật, trẻ nhỏ bị sổ mũi, nhiều trường hợp kèm theo cả máu khiến các bé bị khó chịu và đau đớn.
Phương pháp điều trị hiệu quả khi trẻ chảy nước mũi
Phải làm gì khi trẻ bị sổ mũi là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ. Bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện con bị sổ mũi, cha mẹ cần có biện pháp xử trí ngay, tránh để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Dùng nước muối sinh lý
Trẻ bị sổ mũi phải làm sao, nếu quan sát thấy tình trạng nước mũi chảy màu trắng bố mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý 0.9% từ 4 – 5 lần mỗi ngày với mỗi bên mũi 3 – 4 giọt để vệ sinh và khử khuẩn.
Trường hợp nước mũi của bé chuyển màu vàng xanh bố mẹ cần đưa bé tới các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, xác định chính xác tình trạng và có biện pháp xử trí an toàn, hiệu quả nhất.
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ khi bị sổ mũi
Hướng dẫn cách nhỏ nước mũi sinh lý khi trẻ bị sổ mũi
-
Ngâm chai nước muối trong nước ấm trước khi thực hiện nhỏ mũi cho bé.
-
Cha mẹ bế bé ở tư thế nằm ngửa sao cho đầu hơi ngả về phía sau và thấp hơn phần chân của bé.
-
Tiếp sau đó nhỏ nước muối sinh lý vào hốc mũi của bé và chờ khoảng 30 giây để nước làm chất nhầy trong mũi loãng hơn.
-
Thực hiện việc làm sạch phần hốc mũi, với trẻ lớn có thể để bé ngồi và tự hỉ mũi vào chiếc khăn sạch. Với các bé còn nhỏ không thể tự hỉ mũi thì cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút đờm trong hốc mũi.
-
Trả lời cho câu hỏi bé bị sổ mũi phải làm sao, bác sĩ chuyên khoa khuyên cha mẹ cần thực hiện việc vệ sinh mũi bằng nước muối, hút mũi cho bé mỗi ngày khoảng 4 lần hoặc nhiều hơn nữa cho tới khi bé không còn xuất hiện tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi thì dừng lại.
Kê cao đầu của trẻ khi ngủ
Khi trẻ bị sổ mũi, tư thế ngủ làm sao để có thể thoải mái nhất là điều cha mẹ cần tìm hiểu. Chuyên gia cho biết việc kê cao đầu cho bé khi ngủ sẽ giúp ngăn ngừa dịch nhầy chảy nước vào hốc mũi. Nhờ đó giúp bé hít thở dễ dàng hơn cũng như dịch mũi có thể chảy ra ngoài tốt hơn.
Kê cầu đầu khi ngủ cho trẻ ngăn ngừa nước mũi chảy vào trong
Ngoài ra cha mẹ cần lưu ý trước khi bé đi ngủ nên bôi một chút tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, vùng lưng và vùng ngực của bé. Tinh dầu sẽ có tác dụng giữ ấm cơ thể và phòng ngừa cảm lạnh cho bé.
Tắm cho trẻ bằng nước gừng ấm
Một trong những cách điều trị sổ mũi ở trẻ nhỏ là tắm bằng nước gừng ấm. Đông y cho rằng gừng có vị cay, tính ấm, do đó có thể sử dụng chúng để điều trị sổ mũi cho bé nhờ hình thức tắm.
Để thực hiện, cha mẹ cần chuẩn bị nước tắm nóng ấm khoảng 37 độ C. Tiếp đó lấy một củ gừng đã nướng và pha vào nước tắm đã chuẩn bị. Tính ấm của gừng có thể làm lỏng dịch mũi, giúp bé dễ dàng xì mũi hơn.
Massage mũi cho bé
Làm gì khi bé bị sổ mũi là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và băn khoăn. Cha mẹ có thể thực hiện một vài động tác massage nhẹ nhàng và đơn giản để giúp mũi bé thư giãn và dễ dàng loại bỏ dịch mũi hơn.
Cha mẹ có thể massage cho bé từ 3 tới 4 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó cần chú ý tới tư thế nằm của bé sao cho phù hợp nhất. Nếu như bé đang bị chảy nước mũi bên trái thì hãy cho bé nằm nghiêng sang phía bên phải. Khi bé bị nghẹt mũi bên phải thì hãy đặt bé nằm nghiêng sang bên trái.
Bổ sung các chất lỏng
Bé bị sổ mũi nên làm gì, việc bổ sung thêm các chất lỏng cũng là một trong những cách điều trị hiệu quả. Các bé đang trong giai đoạn bú mẹ cần được bú nhiều cữ hơn so với các ngày bình thường. Với trẻ đã cai sữa thì nên cho uống thêm sữa, nước trái cây hay nước lọng. Đồng thời nên cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn như cháo hoặc súp.
Cho trẻ uống nhiều nước giúp làm loãng dịch mũi
Lượng nước trong cơ thể tăng lên sẽ giúp phần dịch ở khoang mũi loãng. Nhờ đó việc vệ sinh sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Do đó cha mẹ hãy cố gắng bổ sung thêm các đồ ăn, đồ uống dạng lỏng khi trẻ bị sổ mũi.
Lưu ý khi chữa sổ mũi cho trẻ cha mẹ cần biết
Làm gì để hết chảy nước mũi là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi trẻ bị sổ mũi. Bé bị bệnh thường quấy khóc, bỏ ăn khiến cha mẹ rất lo lắng và tìm cách điều trị. Do đó nhiều người gặp phải những sai lầm trong quá trình xử trí và tìm biện pháp điều trị cho bé.
Bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khuyến cáo cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây:
-
Không được lạm dụng việc sát khuẩn mũi cho bé. Việc làm này có thể làm mất đi lớp chất nhầy tự nhiên, đây vốn là lá chắn bảo vệ hệ hô hấp của bé khỏi vi khuẩn và bụi bẩn.
-
Thận trọng với việc sử dụng miệng hút mũi cho bé. Nguyên nhân là vì nếu miệng chưa được vệ sinh sạch có thể chứa rất nhiều mầm bệnh và lây lan sang hệ hô hấp của trẻ.
-
Trẻ bị sổ mũi kéo dài, cha mẹ cần thận trọng khi sử dụng dụng cụ hút mũi cho bé, không nên đút vào quá sâu hay thao tác quá mạnh do có thể gây tổn thương thêm cho bé.
-
Nên cho trẻ dùng thuốc tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý điều trị tại nhà, tự ý dùng thuốc hay lạm dụng có thể để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
Phương pháp phòng ngừa bệnh sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ bị sổ mũi là một trong những tình trạng phổ biến. Để có thể bảo vệ và hạn chế vấn đề này xảy ra với con em mình, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp trẻ có được sức khỏe tốt nhất
-
Xây dựng cho bé một thực đơn hàng ngày khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất để đảm bảo bé có sức khỏe tốt nhất.
-
Thực hiện vệ sinh thân thể cho bé mỗi ngày để phòng tránh tình trạng viêm nhiễm đặc biệt tại các bộ phận hô hấp.
-
Luôn giữ nơi ở sạch sẽ và thông thoáng để hạn chế, phòng tránh vi khuẩn gây bệnh.
-
Đảm bảo giữ ấm cho cơ thể bé nhất là vào những ngày trời trở lạnh, chú ý các khu vực dễ bị tổn thương của bé như vùng cổ, ngựa, bàn chân, bàn tay và đầu,…
Trẻ bị sổ mũi khi nào phải đi khám?
Bé bị sổ mũi uống thuốc gì, khi nào cần đi khám? Thông thường khi trẻ không có các dấu hiệu nặng hơn thì sau khoảng 10 đến 14 ngày hiện tượng chảy nước mũi sẽ hết hoàn toàn. Với các bé dưới 3 tháng tuổi nên đưa tới cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi. Trường hợp trẻ xuất hiện các biểu hiện sau đây cần đưa đi khám ngay.
Trẻ bị sổ mũi kèm sốt cần được thăm khám càng sớm càng tốt
-
Trẻ nhỏ bị sổ mũi kèm theo sốt cao trên 38 độ C.
-
Bé bỏ bú hoặc bỏ ăn, quấy khóc.
-
Bé bị khó thở và ho kéo dài.
-
Em bé bị đau tai, cảm thấy khó chịu.
-
Trẻ nhỏ xuất bị ra nước mũi màu xanh kéo dài.
-
Bé sổ mũi kèm theo tình trạng mắt đỏ.
Trẻ bị sổ mũi cần được bố mẹ chăm sóc và theo dõi thường xuyên. Cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp tránh để kéo dài gây biến chứng. Liên hệ tới số 19001806 để được tư vấn và hỗ trợ.