Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: 5 cách xử lý mẹ nên biết | Huggies
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi hay trẻ bị ngạt mũi là tình trạng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi, gây khó chịu cho trẻ. Mặc dù nguyên nhân bé bị nghẹt mũi hiếm khi là do bệnh nghiêm trọng nhưng nếu để kéo dài thì có thể trở thành nghẹt mũi mãn tính và gây ra các biến chứng phức tạp. Hiểu được tại sao bé bị nghẹt mũi, từ đó mẹ sẽ có biện pháp phòng tránh và cách trị nghẹt mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả. Cùng tham khảo nguyên nhân, dấu hiệu trẻ nghẹt mũi cũng như cách trị nghẹt mũi cho bé cùng Huggies trong bài viết sau nhé!
>> Tham khảo:
Nguyên nhân trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nghẹt mũi
Mẹ có biết rằng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không? Nếu không cẩn thận, mẹ sẽ dễ nhầm lẫn giữa các nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi sau:
Mục Lục
Thời tiết thay đổi
Khi tiết trời se lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, gây nghẹt mũi, sổ mũi. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều hơn khi trời gần sáng, lúc nhiệt độ không khí giảm xuống.
Môi trường sống thay đổi
Khi mới được đi học, tiếp xúc với môi trường lạ, có nhiều trẻ sẽ gặp các vấn đề về hô hấp như tắc nghẽn mũi, ho, viêm họng, viêm phế quản.
>> Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dấu hiệu và cách điều trị
Nhiễm virus
Nghẹt mũi có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm virus, nhất là virus cảm cúm. Bên cạnh ngạt mũi, virus cảm cúm còn gây hắt hơi, ho, đau họng.
Viêm mũi dị ứng
Trẻ bị viêm mũi dị ứng ngoài nghẹt mũi, còn có thể hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, ngứa mắt. Viêm mũi dị ứng do khói bụi, phấn hoa… thường gây nghẹt cả hai bên mũi. Nếu có dịch trong mũi thì đa phần là dịch lỏng và màu trắng nhạt.
>> Xem thêm: Trẻ bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân và cách chữa
Dị vật trong mũi
Trẻ vô tình bị kẹt vật lạ trong mũi khiến bé bị nghẹt mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.
Viêm xoang
Trẻ bị viêm xoang khi còn nhỏ sẽ gặp tình trạng phù nề niêm mạc, tiết dịch nhầy trong mũi tăng lên và làm tắc nghẽn các xoang trong mũi.
>> Mẹ nên chú ý một số bệnh lý khác như bị sôi bụng, táo bón, nổi mẩn đỏ, bị rôm sảy hoặc đi ngoài ra nước vàng.
Mẹ có biết:
Trẻ bị nghẹt mũi nguyên nhân một phần đến từ việc cơ thể không được giữ ấm khi thời tiết thay đổi. Do đó mẹ cần một loại tã thoáng khí nhưng vẫn phải đủ khả năng giữ ấm cho bé. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,… Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, thương hiệu tã, bỉm Huggies còn có dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ Châu Âu (Nguồn: Huggies)
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi, khả năng ngôn ngữ và biểu lộ cảm xúc chưa phát triển hoàn thiện nên mẹ cũng khó khăn hơn để nhận biết tình trạng bệnh. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy có thể trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi:
- Khó thở, khò khè.
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Kèm chảy nước mũi, hắt hơi, ho.
- Trẻ thấy dễ thở hơn khi được bế đứng,…
Nghẹt mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng, dẫn tới họng khô, rát. Đối với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ, việc thở bằng miệng như vậy còn cản trở bé bú mẹ, không thể bú được hơi dài mà thường bị ngắt quãng, khiến dễ bị sặc. Ngoài ra, chất nhầy của mũi chảy xuống họng gây tắc nghẽn, kích thích vùng hầu họng, làm cho bé bị ho và hay nôn trớ.
>> Xem thêm:
Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, hầu hết các mẹ sẽ “tự ý” mua thuốc cho con uống để giảm ngay khó chịu. Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc sổ mũi không kê toa được bày bán trên thị trường. Nhưng mẹ cần lưu ý, một số loại thuốc không cần kê đơn có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến bé buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng. Thậm chí, các bác sĩ nhi và chuyên gia y khoa cũng cảnh báo thuốc sổ mũi có nhiều tác dụng phụ không đáng có đối với trẻ em. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc áp dụng một số cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà không dùng thuốc dưới đây nhé!
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là một trong những liệu pháp an toàn để vệ sinh cũng như rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị nghẹt mũi khó thở. Cách vệ sinh mũi cho trẻ như sau:
- Để trẻ nằm ngửa, và nếu có thể, hơi nghiêng đầu ra sau (không ép buộc trẻ).
- Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi.
Mẹ nên lưu ý không sử dụng nước muối cho trẻ hơn 4 ngày liên tiếp. Vì theo thời gian, nước muối sinh lý có thể làm khô niêm mạc bên trong mũi và làm cho tình trạng viêm mũi trở nên tồi tệ thêm đấy.
Vệ sinh mũi sạch sẽ và đúng cách là điều đầu tiên bố mẹ nên làm khi trẻ sơ sinh nghẹt mũi (Nguồn: Sưu tầm)
Massage cánh mũi trẻ
Mẹ có thể áp dụng mẹo này sau khi nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ. Cách thức hiện là:
- Dùng 2 ngón tay: Ngón cái và ngón trỏ
- Nhẹ nhàng xoa 2 bên cánh mũi
- Thực hiện chậm rãi và lặp lại nhiều lần
Khi mẹ thực hiện mẹo này mà thấy bé có biểu hiện thở nhẹ nhàng hơn thì có thể thường xuyên áp dụng giúp giảm triệu chứng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhé.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh 3 ngày không ị có sao không? Cách xử lý
Dùng bóng hút mũi
Đặc biệt với trẻ dưới 24 tháng tuổi thường chưa tự biết xì mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài, mẹ có thể dùng bóng hút mũi để giúp mũi bé thông thoáng.
- Đặt bé nằm trên một chiếc gối có độ cao vừa phải, hơi nghiêng đầu qua 1 bên (không ép buộc trẻ).
- Nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để làm ẩm mũi cũng như dịch nhầy giúp tránh tổn thương niêm mạc mũi khi hút.
- Cầm dụng cụ hút mũi bằng cách đặt ngón cái ở dưới đáy, ngón trỏ và ngón giữa giữ ở trên đầu. Sau đó dùng ngón cái bóp bình đẩy không khí từ trong bình ra ngoài để tạo môi trường chân không. Giữ nguyên vị trí tay.
- Đặt ống hút vào một bên mũi của bé. Cuối cùng, mẹ nhả ngón tay cái ra để tạo lực hút giúp hút dịch nhầy ra ngoài.
- Bỏ ống hút ra ngoài và bóp mạnh phần bầu bình để đẩy dịch nhầy ra khỏi ống. Sau đó rửa sạch ống hút.
- Lặp lại quá trình trên với bên mũi còn lại.
Sử dụng bóng hút mũi cho trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Xông hơi
Xả nước nóng vào chậu rồi cho bé ngồi xông hơi trong một khoảng thời gian ngắn cũng là cách trị nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả. Hơi nước ấm có khả năng giúp nới lỏng các chất nhầy trong mũi. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý không để trẻ chạm trực tiếp vào nước vì sẽ bị bỏng.
Xông hơi vừa giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi khó thở, giảm ho và giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy đã hình thành trong mũi.
>> Xem thêm: Mẹo trị ho cho trẻ nhỏ: Trẻ bị ho nên ăn và kiêng ăn gì?
Mở máy cấp ẩm trong phòng
Sử dụng máy giữ ẩm không khí là biện pháp có thể khiến các bé gặp vấn đề hô hấp cảm thấy thoải mái, bớt đau rát hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Mẹ nên đặt máy giữ ẩm không khí với khoảng cách đủ gần để sương có thể bay đến chỗ của con trong khi ngủ. Để giữ nhiệt độ phòng tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển, mẹ nên thay nước ở trong máy mỗi ngày, làm sạch và lau khô máy tỏa hơi nước theo hướng dẫn.
Trong những ngày lạnh trời, bố mẹ càng cần phải chú ý yếu tố giữ ấm và giữ ẩm cho bé hơn, cùng Huggies nghe lời khuyên từ chuyên gia qua video sau:
Dùng gừng – mật ong
Lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm rồi bỏ một muỗng mật ong khuấy đều, cho bé uống 3 muỗng cafe sáng – trưa – chiều. Cách này sẽ giúp giữ ấm, kháng viêm cho cơ thể trẻ, đồng thời thông thoáng đường hô hấp. Nhưng mẹ nên chú ý chỉ dùng cách này cho trẻ trên 12 tháng tuổi.
Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Dầu tràm có khả năng ức chế các virus cúm, ngăn ngừa việc nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả. Hơn nữa, dầu tràm còn có thể làm giãn nở các mạch máu ở xoang mũi, giúp hô hấp lưu thông hơn. Đồng thời, khi bố mẹ nhỏ tinh dầu tràm lên gối hoặc vào khăn quàng để quàng cổ bé, dầu tràm còn giúp làm ấm cơ thể và phòng tránh cảm lạnh, nghẹt mũi trong đêm.
Vỗ lưng
Ngoài các cạnh tác động tới mũi, đường thở thì bố mẹ có thể tham khảo cách vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Bố mẹ đặt trẻ nằm sấp và giữ bé bằng 1 tay, tay còn lại vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé. Đây là cách làm giúp trẻ long đờm, giảm tức ngực và khai thông đường hô hấp.
>> Tham khảo: Nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt và cách điều trị
Một số cách khác trị nghẹt mũi cho bé
Bên cạnh các biện pháp kể trên, mẹ có thể tham khảo một số cách chữa ngạt mũi cho bé khác như:
- Đặt gối kê cao đầu và vai của trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ có thể làm giảm nghẹt mũi, giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang. Mẹ nên chú ý đặt gối và những thứ khác ra khỏi khu vực ngủ của trẻ để giảm nguy cơ hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS). Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên thực hiện biện pháp này cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn: Vì nước có khả năng làm giảm nghẹt mũi và loãng chất nhầy. Tuy nhiên, mẹ không nên ép bé uống thật nhiều trong cùng một lúc nếu bé không muốn. Trẻ chỉ cần uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt cả ngày là được mẹ nhé!
- Giữ ấm cho trẻ: Luôn luôn giữ ấm cơ thể trẻ, nhất là khi trời chuyển mùa từ nóng sang lạnh, hoặc về đêm khi nhiệt độ giảm xuống đột ngột.
- Chườm nóng: Chườm nóng bằng khăn ẩm có thể giúp làm giảm tình trạng nghẽn xoang cũng như cảm giác nặng ở mũi và mặt. Tuy nhiên, cần lưu ý là khăn ẩm không nên quá nóng sẽ gây bỏng da.
- Nếu trẻ lớn hơn một chút, mẹ có thể dạy bé cách hỉ mũi. Mẹ nên làm mẫu để bé bắt chước. Đặt khăn giấy trước lỗ mũi của mẹ để bé có thể thấy không khí di chuyển qua tờ khăn giấy khi mẹ thở ra. Mẹ hãy cùng làm việc này với bé đến khi nào bé làm thuần thục hơn nhé.
Một số cách trị nghẹt mũi cho bé sơ sinh tại nhà (Nguồn: Sưu tầm)
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, có một số điểm mẹ cần chú ý khi áp dụng các biện pháp trị nghẹt mũi đã nêu trên như sau:
Biện pháp xông mũi hoặc chườm nóng chỉ nên thực hiện ở trẻ lớn, biết nghe lời và hợp tác tốt, tránh bị phỏng nhiệt. Khi hút mũi, mẹ có thể dùng bóng hút mũi hoặc dụng cụ hút mũi 2 nòng sẽ hiệu quả hơn. Không dùng gừng và mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ gây nhiễm trùng đường ruột cho bé.
Những điều không nên làm khi chữa nghẹt mũi cho bé
Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ nên tránh những điều sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ:
- Không dùng miệng để hút mũi để tránh làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ, phát sinh nhiều bệnh lý khác.
- Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh.
- Không dùng mẹo dân gian chưa có kiểm chứng khoa học.
- Không để trẻ bị quá nóng do quấn nhiều tã khiến trẻ khó thở.
- Không kiêng tắm. Khi bị nghẹt mũi, trẻ cần được chú trọng các vấn đề vệ sinh. Nếu kiêng tắm, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh cho bé. Vì thế, các chuyên gia cũng khuyên là nên tắm nhanh nước ấm cho trẻ và chọn nơi kín gió.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sốt về đêm: Nguyên nhân và cách hạ sốt cho trẻ tại nhà
Khi trẻ bị nghẹt mũi, mẹ nên tắm nhanh trẻ với với nước ấm và chọn nơi kín gió (Nguồn: Sưu tầm)
Cách hạn chế tình trạng nghẹt mũi ở trẻ
Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau để bảo vệ hô hấp còn non nớt của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ: Nhà cửa sạch sẽ thoáng mát sẽ ngăn ngừa một số tác nhân có thể gây kích thích hệ hô hấp, làm tăng tiết dịch nhầy và nghẹt mũi ở trẻ. Bên cạnh đó, hãy giữ thảm sạch sẽ, không có bụi, hạn chế trẻ tiếp xúc nhiều với thú cưng và đặc biệt là khói thuốc lá.
- Tăng cường sức đề kháng cho bé: Việc cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và ngủ đúng giờ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Ngoài ra, mẹ nên cho bé bú nhiều vì sẽ giúp vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa bổ sung nước để tình trạng nghẹt mũi của bé được cải thiện.
- Vệ sinh mũi họng cho bé: Bố mẹ có thể vệ sinh mũi họng cho bé đơn giản bằng cách sử dụng nước muối sinh lý. Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng đúng loại nước muối sinh lý phù hợp với các bé. Ngoài ra, không nên lạm dụng việc vệ sinh mũi họng cho trẻ nhiều lần trong ngày vì có thể gây khô dịch mũi.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh cho trẻ sơ sinh không bị nghẹt mũi (Nguồn: Sưu tầm)
Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đến bác sĩ?
Khi triệu chứng nghẹt mũi kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm. Các biểu hiện khó thở, mất ngủ, biếng ăn, không tăng cân ngày càng nghiêm trọng thì cần đưa bé đến trung tâm y tế càng sớm càng tốt.
>> Xem thêm: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do đâu? Dấu hiệu nhận biết
Những câu hỏi thường gặp
Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi?
Nếu trẻ sơ sinh có những triệu chứng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi thì có thể có những phán đoán ban đầu như:
- Bé bị viêm mũi dị ứng, do kích thích bởi phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi… nên nghẹt mũi nhưng không có nước mũi.
- Chứng nghẹt mũi sơ sinh: Vì bé chưa tự hỉ mũi được nên dịch nhầy bị đặc lại trong mũi.
- Cảm lạnh, cảm cúm do virus nên lớp niêm mạc bị sưng, không thể chảy nước mũi ra ngoài.
- Bé có dấu hiệu của bệnh đường hô hấp: 1 trong những căn bệnh hô hấp như viêm xoang hay chứng phì đại adenoid có thể gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.
- Dị vật trong mũi gây tắc nghẽn và không chảy được nước mũi nhưng vẫn nghẹt và khó thở.
- Cấu trúc mũi bé có khả năng bị lệch: Vách ngăn bị lệch nên dù nghẹt mũi thì bên đó cũng không có nước mũi.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khò khè phải làm sao?
Trong trường bé bị nghẹt mũi dẫn đến thở khò khè thì bố mẹ nên theo dõi biểu hiện này có kéo dài không, nếu có thì nên đưa đến bác sĩ để khám kĩ hơn. Bước đầu, bố mẹ có thể:
- Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc.
- Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
- Bổ sung nước và sữa cho trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?
Thông thường, nếu nguyên nhân gây ra nghẹt mũi là do phản ứng với thời tiết, môi trường, dị ứng thì tình trạng nghẹt mũi sẽ giảm và hết sau 5 đến 7 ngày. Nếu triệu chứng nghẹt mũi còn xuất hiện theo với sốt, thở khò khè, ho, biếng ăn… thì sẽ kéo dài lâu hơn.
Trên đây là một số cách trị nghẹt mũi cho bé mà mẹ có thể dễ dàng áp dụng. Vậy khi nào bố mẹ cần đưa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đến bệnh viện? Câu trả lời là nếu triệu chứng này đi kèm với tình trạng ho, sốt cao, thở khò khè,… mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies.