TTLV: Từ truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính đến Sự tích Quan Âm Thị Kính của Thích Nhất Hạnh – nhìn từ lí thuyết mĩ học tiếp nhận

1. Họ và tên học viên: Hà Văn Đen          

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 20/04/1990

4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế

5. Quyết định công nhận học viên số:

4420/2019/QĐ-XHNV ngày 26/11/2019

của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập theo quyết định số 2453/QĐ-XHNV ngày 19/11/2021.

7. Tên đề tài luận văn: Từ truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính đến Sự tích Quan Âm Thị Kính của Thích Nhất Hạnh – nhìn từ lí thuyết mĩ học tiếp nhận

8. Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam ;                            Mã số: 8229030.04

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thu Hiền, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Tích truyện Quan âm Thị Kính có một vị trí đặc biệt trong lịch

sử văn hoá của người Việt Nam

. Từ khi ra đời đến nay, tác phẩm đã được tiếp nhận một cách rộng rãi trong dưới

nhiều hình thức

. Nghiên cứu đề tài

Từ truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính đến Sự tích Quan Âm Thị Kính của Thích Nhất Hạnh – nhìn từ lí thuyết mĩ học tiếp nhận

”,

người viết muốn

nhận diện

những giá trị lịch sử, văn hóa, tư tưởng mà

hai tác phẩm mang lại.

            Truyện thơ Nôm Quan âm Thị Kính ra đời trong bối cảnh truyện thơ Nôm phát triển rực rỡ ở thế kỉ 18 cho đến 19. Qua truyện thơ Nôm Quan âm Thị Kính

,

chúng

ta có thể thấy

tầm ảnh hưởng

của

tư tưởng Phật giáo đối với nhà Nho lúc bấy giờ, được thể hiện trực tiếp qua tác phẩm Quan âm Thị Kính và rất nhiều tác phẩm khác truyện thơ Nôm khác nữa. Tác phẩm này cũng nói lên khát vọng giải phóng con người cá nhân thời trung đại, lên án những hủ tục, luật lệ lạc hậu, đấu tranh để giành lấy quyền tự do cá nhân, tự do yêu đương trong thời phong kiến. Số phận đau khổ của họ được phản ánh qua các tác phẩm truyện thơ Nôm, đặc biệt hơn hết là thân phận thấp bé của người phụ nữ, họ phải chịu nhiều bất công và oan trái.

            Cuố

i

thế kỉ 20, Thiền sư Nhất Hạnh cho ra đời tác phẩm Sự tích Quan âm Thị Kính, khi kể về sự tích này Thiền sư muốn học theo hạnh nguyện nhẫn nhục và từ bi của Ngài Quan Thế âm để ứng dụng vào đời sống tu hành và đem tuệ giác của mình cứu giúp mọi người. Con đường tu tập thiền, nhẫn nhục và từ bi chính là phương pháp để giúp Kính Tâm vượt qua khổ ải đến nơi chốn an vui giải thoát. Thông qua tác phẩm này

,

Thiền sư muốn lan tỏa hạnh nguyện tu tập này đến khắp nơi trên thế giới, xây dựng một xã hội bằng tình thương và sự hiểu biết. Từ đó, con người sẽ có hạnh phúc, đất nước được bình yên, và thế giới sẽ không còn chiến tranh, mọi người sẽ sống trong hòa bình thịnh vượng.

            Tóm lại, truyện thơ Nôm Quan âm Thị Kính đến Sự tích Quan âm Thị Kính của Thích Nhất Hạnh đều cho thấy những giá trị nhân văn sâu sắc, đem lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội con người trên toàn thế giới.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Alternate Text Gọi ngay