Xuất khẩu tư bản ở việt nam – KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Xuất khẩu tư bản ở việt nam – KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

“Xuất khẩu tư bản” là một khái niệm liên quan đến lý thuyết Kinh tế chính trị Marx-Lênin, là một phần quan trọng của tư duy chính trị và kinh tế của Marx và Engels, được phát triển và tiếp tục bởi Vladimir Lenin sau này. Dưới đây là một số điểm chính về “xuất khẩu tư bản” trong ngữ cảnh Kinh tế chính trị Marx-Lênin:

1. Hiểu về tư bản: Trong lý thuyết Marx-Lênin, “tư bản” là tài sản hoặc vốn được sử dụng để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. Tư bản bao gồm các nguyên liệu, thiết bị sản xuất, tiền và lao động.

2. Xuất khẩu tư bản: Khái niệm “xuất khẩu tư bản” ám chỉ việc các quốc gia công nghiệp phát triển xuất khẩu vốn và tư bản của họ để đầu tư vào các quốc gia đang phát triển, nhằm khai thác nguồn lao động rẻ và tài nguyên để tạo ra lợi nhuận.

3. Sự cạnh tranh và áp đặt: Trong bối cảnh xuất khẩu tư bản, các quốc gia công nghiệp thường tìm cách cạnh tranh và áp đặt các điều kiện kinh tế, chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu vốn và tư bản.

4. Khu vực kinh tế ưu tiên: Theo Marx-Lênin, các quốc gia đang phát triển thường bị áp đặt vào vị trí khu vực kinh tế ưu tiên cho việc xuất khẩu tư bản. Điều này dẫn đến việc họ phải tham gia vào sự chuyển dịch kinh tế với mục tiêu thỏa mãn các quốc gia công nghiệp.

5. Bất bình đẳng và phụ thuộc: Xuất khẩu tư bản theo lý thuyết này có thể dẫn đến sự bất bình đẳng và phụ thuộc trong kinh tế toàn cầu. Những quốc gia đang phát triển có thể bị lạc hậu trong việc phát triển công nghiệp và kinh tế bởi sự phụ thuộc vào việc xuất khẩu tư bản.

Lưu ý rằng đây chỉ là một phần nhỏ trong lý thuyết Kinh tế chính trị Marx-Lênin về xuất khẩu tư bản. Khái niệm này phản ánh quan điểm chính trị của họ về mối quan hệ kinh tế toàn cầu và tác động của các quốc gia công nghiệp đối với các quốc gia đang phát triển.

Xuất khẩu tư bản ở việt nam - KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Xuất khẩu tư bản ở việt nam – KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.82 KB, 41 trang )

Bạn đang đọc: Xuất khẩu tư bản ở việt nam – Tài liệu text

1
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
HP: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Đề tài: Xuất khẩu tư bản ở Việt Nam

2
PHẦN MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang

nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong những năm qua, Việt Nam đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao trong nhiều năm, giải quyết tốt vấn đề lương thực, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu
Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn đang phải đối phó với những thách thức to lớn trong quá
trình phát triển. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thiếu vốn, thị trường,
công nghệ và những kinh nghiệm trong quản lý để xây dựng và phát triển kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là một hình thức
của đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
của các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đi kèm với nó là sự chuyển
giao về vốn, công nghệ, thị trường và các kinh nghiệm trong quản lý đáp ứng nhu cầu của
các nước đang phát triển, đồng thời góp phần tạo việc làm cho người lao động. Với việc
thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, trong hơn 10 năm qua Việt Nam
đã thu hút được lượng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 36 tỷ USD. Đây là nguồn lực quý báu
để xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo việc làm
cho hàng vạn lao động, góp phần vào tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu. Nước ta đã và
đang tiến hành từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh việc tiếp
tục thúc đẩy quan hệ song phương về các mặt thương mại, đầu tư và trao đổi trên nhiều
lĩnh vực khác theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, từng bước đảm bảo thực hiện
quyền tự do hợp tác kinh doanh với nước ngoài đối với mọi doanh nghiệp, nước ta tham
gia đầy đủ hơn vào cơ chế đa phương nhằm thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài cho phát
triển, thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế thị trường.
Vì thế, trong bối cảnh tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam phát triển. Để có thể tận dụng được các cơ hội, chúng ta
phải chủ động hội nhập, xây dựng chiến lược cơ cấu thích ứng vào nền kinh tế thế giới để
nền kinh tế nước ta gắn kết ngày càng mạnh hơn,dần trở thành một thực thể hữu cơ của
kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.

3
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN

1.1. Bản chất của xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài)
nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư
bản. Lênin khẳng định rằng, xuất khẩu tư bản khác về nguyên tắc với xuất khẩu hàng hóa
và là quá trình ăn bám bình phương. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư
bản trở thành phổ biến vì:
Một là, trong một số ít nước phát triển đã tích luỹ được một khối lượng lớn tư bản
kếch xù và một bộ phận đã trở thành “tư bản thừa” do không tìm được nơi đầu tư có tỷ
suất lợi nhuận cao ở trong nước.
Hai là, khả năng xuất khẩu tư bản xuất hiện do nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi
cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới, nhưng lại rất thiếu tư bản. Các nước đó giá ruộng
đất lại tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao.
Ba là, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế – xã hội càng gay gắt.
Xuất khẩu tư bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó.
1.2. Các hình thức và hậu quả của xuất khẩu tư bản
* Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức, nếu xét cách thức đầu tư thì có
đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
– Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới
hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi
nhánh của công ty mẹ. Các xí nghiệp mới được hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn
hợp song phương, nhưng cũng có những xí nghiệp mà toàn bộ số vốn là của một công ty
nước ngoài.
– Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Thông
qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng quốc tế và quốc gia, tư nhân hoặc

các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau để đầu tư vào
các đề án phát triển kinh tế. Ngày nay, hình thức này còn được thực hiện bằng việc mua
trái khoán hay cổ phiếu của các công ty ở nước nhập khẩu tư bản.

4
* Nếu xét theo chủ sở hữu, có xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư
nhân:
– Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản mà nhà nước tư sản
lấy tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ hoàn
lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự.
Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu
hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư bản tư nhân.
Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm cứu vãn chế độ chính trị thân cận
đang bị lung lay hoặc tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lâu dài.
Về quân sự, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào các
khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải đưa quân tham chiến chống nước
khác, cho nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình hoặc đơn thuần để
bán vũ khí.
– Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân thực
hiện. Ngày nay, hình thức này chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thông
qua hoạt động đầu tư kinh doanh. Hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm là
thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi
nhuận độc quyền cao. Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức chủ yếu của xuất khẩu tư
bản, có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng tư bản xuất khẩu. Nếu những
năm 70 của thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản tư nhân đạt trên 50% thì đến những năm 80 của
thế kỷ này nó đã đạt tỷ lệ 70% trong tổng tư bản xuất khẩu.
Nếu xét về cách thức hoạt động, có các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia,
hoạt động tài chính tín dụng của các ngân hàng hay các trung tâm tín dụng và chuyển
giao công nghệ, trong đó, hoạt động dưới hình thức chuyển giao công nghệ là biện pháp

chủ yếu mà các nước xuất khẩu tư bản thường sử dụng để khống chế nền kinh tế của các
nước nhập khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản về thực chất là hình thức mở rộng quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế, là sự bành trường thế lực của tư bản tài chính
nhằm bóc lột nhân dân lao động thế giới, làm cho các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột
gía trị thặng dư, cơ cấu kinh tế què quặt, lệ thuộc vào nền kinh tế nước tư bản chủ nghĩa.
Từ đó làm cho mâu thuẫn kinh tế – xã hội gia tăng.

5
1.3. Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn phát triển
hiện nay của chủ nghĩa tư bản
Ngày nay, trong điều kiện lịch sử mới, xuất khẩu tư bản đã có sự biến đổi lớn.
Thứ nhất là hướng xuất khẩu tư bản đã có sự thay đổi cơ bản. Trước kia, luồng tư
bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển ( chiếm
tỷ trọng trên 70% ). Nhưng những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua
lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Tỷ trọng xuất khẩu tư bản giữa ba trung tâm
tư bản chủ nghĩa tăng nhanh, đặc biệt dòng đầu tư chảy mạnh theo hướng từ Nhật Bản
vào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang Mỹ làm cho luồng xuất khẩu tư bản
vào các nước đang phát triển giảm mạnh, thậm chí chỉ còn 16,8% (1996) và hiện nay
khoảng 30%. Trước tình hình đó, nhiều nhà lý luận tư sản cho rằng, xuất khẩu tư bản
không còn là thủ đoạn và phương tiện mà các nước giàu dùng để bóc lột các nước nghèo.
Theo họ, xuất khẩu tư bản đã trút bỏ bản chất cũ của nó và trở thành hình thức hợp tác
cùng có lợi trong mối quan hệ quốc tế.Sự hợp tác này diễn ra chủ yếu giữa các nước tư
bản phát triển với nhau. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Như đã biết, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy
vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều
ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển thành các ngành mũi nhọn như : ngành công
nghệ sinh học, ngành chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và vi điện tử, ngành vũ trụ và
đại dương Những ngành này có thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại, tiêu tốn ít

nguyên, nhiên vật liệu. Trong nền kinh tế giữa các nước tư bản phát triển đã diễn ra sự
biến đổi cơ cấu các ngành sản xuất mũi nhọn có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Sự
xuất hiện những ngành nghề mới đã tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn vì trong thời gian đầu
nó tạo ra lợi nhuận siêu ngạch rất cao. Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước
tư bản phát triển vì các nước đang phát triển có hạ tầng kinh tế xã hội lạc hậu, không phù
hợp, tình chính trị kém ổn định, sức mua kém, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư không
còn cao như trước (còn với nước đang phát triển nhưng đã trở thành Nics thì tỷ trọng của
luồng tư bản xuất khẩu vẫn lớn: chiếm 80% tổng tư bản xuất khẩu của các nước đang
phát triển). Mặt khác thời gian này, xu hướng liên kết các nền kinh tế ở các trung tâm tư
bản chủ nghĩa phát triển rất mạnh. Hệ qủa của hoạt động này bao giờ cũng hình thành các
khối kinh tế với những đaọ luật bảo hộ rất khắt khe. Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường, các công ty xuyên quốc gia đã biến các doanh nghiệp chi nhánh của mình thành

6
một bộ phận cấu thành của khối kinh tế mới nhằm tránh đòn thuế quan nặng của các đạo
luật bảo hộ. Nhật và Tây Âu đã tích cực đầu tư vào thị trường Mỹ bằng cách đó.
Sự biến động về địa bàn và tỷ trọng đầu tư của các nước tư bản phát triển không
làm cho bản chất của xuất khẩu tư bản thay đổi, mà chỉ làm cho hình thức và xu hướng
của xuất khẩu tư bản thêm phong phú và phức tạp hơn. Sự xuất hiện các ngành mới có
hàm lượng khoa học – công nghệ cao ở các nước tư bản phát triển bao giờ cũng dẫn đến
cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng cao và điều đó tất yếu dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có xu
hướng giảm xuống. Hiện tượng thừa tư bản tương đối, hệ quả của sự phát triển đó là
không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị quy trình công
nghệ mới đã dẫn đến sự loại bỏ các thiết bị và công nghệ lạc hậu ra khỏi quá trình sản
xuất trực tiếp (do bị hao mòn hữu hình và vô hình). Đối với nền kinh tế thế giới đang
phát triển, những tư liệu sản xuất này rất có ích và vẫn là kỹ thuật mới mẻ. Nhằm mục
đích thu lợi nhuận độc quyền cao, các tập đoàn tư bản độc quyền đưa các thiết bị đó sang
các nước đang phát triển dưới hình thức chuyển giao công nghệ. Rõ ràng, khi chủ nghĩa
đế quốc còn tồn tại thì xuất khẩu tư bản từ các nước tư bản phát triển sang các nước đang

phát triển là điều không tránh khỏi. Xét trong một giai đoạn phát triển nhất định, có thể
diễn ra sự thay đổi tỷ trọng tư bản đầu tư vào khu vực nào đó của thế giới, nhưng phân
tích một thời kỳ dài hơn của quy mô thế giới cho thấy: xuất khẩu tư bản vẫn là vũ khí chủ
yếu mà tư bản độc quyền sử dụng để bành trướng ra nước ngoài. Tình trạng nợ nần của
các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh là thực tế chứng minh cho kết luận
trên.
Thứ hai là chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai trò các công
ty xuyên quốc gia trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là trong FDI. Mặt
khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển mà nổi bật
là các Nics châu Á.
Thứ ba là hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan quyện giữa xuất khẩu tư
bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất hiện những
hình thức mới như BOT, BT sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hợp đồng buôn
bán hàng hoá, dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên.
Thứ tư là sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần
và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao.

7
Ngày nay, xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt. Một mặt, nó làm cho
các quan hệ tư bản chủ nghĩa được phát triển và mở rộng ra trên địa bàn quốc tế, góp
phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế
của nhiều nước; là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài vào
làm cho quá trình công nghiệp hoá và tái công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước nhập
khẩu tư bản phát triển nhanh chóng. Song mặt khác, xuất khẩu tư bản vẫn để lại cho các
quốc gia nhập khẩu tư bản, nhất là với các nước đang phát triển những hậu quả nặng nề
như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần chồng chất do bị bóc lột quá
nặng nề. Song điều này tuỳ thuộc một phần rất lớn vào vai trò quản lý của nhà nước ở các
nước nhập khẩu tư bản. Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản, nhiều nước đã mở
rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá ở nứơc mình. Vấn đề

đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo,linh hoạt, nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương
án thiết thực, để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả.

8
CHƯƠNG 2: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI – XU HƯỚNG QUAN
TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là hình thức đầu tư
nước ngoài. Sự ra đời và phát triển của nó là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế và phân
công lao động quốc tế.
Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư nước ngoài.Theo hiệp
hội luật quốc tế (1966): “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư
sang nước của người sử dụng nhưng không phải để mua hàng tiêu dùng của nước này mà
dùng để chi phí cho các hoạt động có tính chất kinh tế xã hội”. Theo luật Đầu tư nước
ngoài Việt Nam ban hành năm 1987 và được bổ sung hoàn thiện sau ba lần sửa đổi “ Đầu
tư nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để
hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí
nghiệp 100% vốn nước ngoài”.
Qua xem xét các định nghĩa về đầu tư nước ngoài có thể rút ra một số đặc trưng cơ
bản của đầu tư nước ngoài như sau:
Một là, sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác.
Hai là, vốn được huy động vào các mục đích thực hiện các hoạt động kinh tế và
kinh doanh.
Mặc dù có nhiều khác biệt về quan niệm nhưng nhìn chung FDI được xem xét như

một hoạt động kinh doanh, ở đó có các yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo nó bao
gồm các yếu tố khác. Các yếu tố đó không chỉ bao gồm sự khác biệt về quốc tịch của các
đối tác tham gia vào quá trình kinh doanh,sự khác biệt văn hoá, luật pháp mà còn là sự
chuyển giao công nghệ, thị trường tiêu thụ
Theo luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, FDI có thể được hiểu như là việc các
tổ chức, các cá nhân trực tiếp nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất cứ tài
sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình
tổ chức các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Dưới góc độ kinh tế có thể
hiểu FDI là hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu đồng thời là người

9
trực tiếp tham gia quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.Về thực chất, FDI
là sự đầu tư của các công ty ( cá nhân) nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài
và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, các chủ đầu tư phải đóng góp một khối lượng vốn tối thiểu theo quy
định của từng quốc gia. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định chủ đầu tư nước
ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.
Thứ hai, sự phân chia quyền quản lý các doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ
đóng góp vốn. Nếu đóng góp 10% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước
ngoài điều hành và quản lý.
Thứ ba, lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh
và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn sau khi nộp thuế và trả lợi tức cổ phần.
Thứ tư, FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại
toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp với
nhau.
Thứ năm, FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển
giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới
cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư.

Thứ sáu, FDI hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công
ty đa quốc gia.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Nếu căn cứ tính chất pháp lý của đầu tư nước ngoài trực tiếp có thể chia đầu tư
trực tiếp nước ngoài thành các loại hợp đồng và hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên
doanh,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra còn có thêm hình thức đầu tư khác
đó là hợp đồng xây dựng – kinh doanh- chuyển giao (BOT). Trong các hình thức trên thì
doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn là hình thức pháp nhân mới và luật
Việt Nam gọi chung là xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nếu căn cứ vào tính chất đầu tư có thể chia FDI thành hai loại đầu tư tập trung
trong khu chế xuất và đầu tư phân tán. Mỗi loại đầu tư trên đều có ảnh hưởng đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp ở từng quốc gia.

10
Nếu căn cứ vào quá trình tái sản xuất có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành
đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, đầu tư vào cung ứng nguyên liệu, đầu tư vào sản
xuất, đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm
Nếu căn cứ vào lĩnh vực đầu tư có thể chia FDI thành các loại như đầu tư công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
Theo luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, các hình thức đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam bao gồm 3 hình thức như sau:
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh
– Doanh nghiệp liên doanh
– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Hàng đổi hàng – Phương thức đầu tư thu hút nước ngoài quan trọng đối với các
nước đang phát triển.
Hàng đổi hàng là phương thức đầu tư mà giá trị của trang thiết bị cung cấp được
hoàn trả bằng chính sản phẩm mà các trang thiết bị đó làm ra. Phương thức này liên quan
tới hai hợp đồng quan hệ mật thiết với nhau và cân bằng nhau về mặt giá trị.Trong một

hợp đồng, nhà cung cấp đồng ý xây dựng nhà máy hoặc cung cấp các công nghệ của nhà
máy cho phía đối tác. Trong hợp đồng khác, nhà cung cấp đồng ý mua lại sản phẩm mà
công nghệ đó sản xuất ra với khối lượng tương ứng với gía trị thiết bị mà nhà máy đã đầu
tư.
Hàng đổi hàng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước đang
phát triển đặc biệt là các nước đang chuyển đổi. Thực tế đã chỉ ra rằng hàng đổi hàng có
ý nghĩa quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản góp phần
ổn định và phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở các nước đang phát triển.
Hàng đổi hàng là phương thức đầu tư mới của các đối tác nước ngoài vào Việt Nam.
2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển
Trong ba thập kỷ vừa qua, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến một sự tăng trưởng
đáng kể về luồng vốn FDI. Tổng FDI trung bình hàng năm theo giá trị thị trường hiện
nay tăng lên 10 lần, từ 104 tỷ USD trong những năm của thập kỷ 60 lên đến 1173 tỷ USD
vào cuối những năm của thập kỷ 80. FDI đã tiếp tục tăng và đạt 1940 tỷ USD năm 1992.
Các nước phát triển chiếm từ 68% trong những năm 60 lên đến 80% vào cuối những năm
90 trong tổng số của phần tăng lên của FDI.

11
Xét về khuynh hướng chung, một trong những nét nổi bật nhất của FDI là việc
tăng nhanh lên nhanh chóng và vững bền của những luồng FDI tới các nước đang phát
triển. Sau một giai đoạn tương đối đình trệ diễn ra sau các cuộc khủng hoảng nợ và một
cuộc suy thoái cho tới giữa những năm 80 (từ năm 1981 – 1985 FDI đến các nước đang
phát triển thực tế giảm 4%/ năm), đầu tư vào các nước đang phát triển đã khôi phục mạnh
mẽ. Trong những năm cuối thập kỷ 80, FDI tăng 17% một năm và tiếp tục trong những
năm 90.Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc và Đầu tư thế giới năm 1994, tổng đầu tư FDI
vào các nước đang phát triển đạt số kỷ lục là 70 tỷ USD năm 1993, tăng 125% trong ba
năm đầu của thập kỷ này. Ngược lại, FDI vào các nước phát triển lại giảm mạnh trong
những năm 90. Trong năm 1991, FDI vào các nước OECD giảm 31% và tiếp tục giảm
thêm 16% năm 1992. Kết quả là năm 1992 các nước đang phát triển chiếm 32% tổng

FDI, trong khi tỷ trọng trung bình là 24% trong những năm 70. Tỷ trọng này tiếp tục
tăng, đạt 40% vào năm 1993. Nếu xu hướng này tiếp tục, khối lượng FDI hàng năm vào
các nước đang phát triển có thể vượt các nước phát triển trong thời gian không xa. Điều
này cho thấy có một sự thay đổi cơ cấu rất lớn không chỉ về hình thức của đầu tư mà còn
của sản xuất và thương mại sinh ra từ kết quả đầu tư này.
Xét về mặt cơ cấu, dòng FDI có xu hướng tăng vào khu vực sản xuất và dịch vụ.
Trong đó khu vực dịch vụ chiếm ưu thế so với khu vực sản xuất. Ví dụ 51% đầu tư nước
ngoài vào Mỹ năm 92 là vào khu vực dịch vụ, so sánh với năm 1981 là 4%. Con số này ở
Anh là 40% năm 1992 và 35% năm 1981. Nước Nhật là 56% và 53%. Trong khi phần
lớn các hoạt động dịch vụ tập trung ở các nước phát triển, cũng có những dấu hiệu chỉ ra
rằng chính sách tự do hoá cũng đã dẫn đến việc tăng đáng kể mức đâù tư FDI vào ngành
dịch vụ ở các nước đang phát triển.
Dòng FDI bình quân hàng năm 1970 – 1992.

70 – 80
81- 85
86 – 90
1991
1992
Tất cả các nước (tỷ USD)
Các nước phát triển ( tỷ USD )
Các nước đang phát triển(tỷ USD)
Châu Phi (%)
Châu Á (%)
Châu Mỹ-Latinh (%)

21
16
5
13.0

60.9
26.1
50
36
14
15.3
46.2
38.5
155
129
26
12.0
36.0
52.0
149
110
39
7.9
39.5
52.6
126
86
40
5.1
41.0
53.9

12
Sự phân bổ về địa lý cho thấy 10 nước đứng đầu về nhận FDI chiếm 76% tổng số

FDI vào thế giới thứ ba vào năm 1992, tăng lên so với 70% trong mười năm trước nhưng
vẫn thấp hơn 81% đạt được của năm 1981. Điều này có thể giải thích bởi sự tăng lên
nhanh chóng của FDI vào Trung Quốc.Nếu năm 1981 khối lượng FDI vào Trung Quốc là
không đáng kể thì đến năm 1992 đã chiếm tới một phần tư tông FDI vào các nước đang
phát triển.
Chính sách thu hút và quản lý FDI của các nước đang phát triển đã thay đổi mạnh
mẽ trong thập kỷ trước. Hiện nay các chính phủ đều khuyến khích FDI theo một cách
thức mới chưa tứng có trong lịch sử. Việc chuyển các chính sách kinh tế hướng về thị
trường và các chính sách tự do kinh tế đã thu hút và hấp dẫn hơn các nhà đầu tư. Những
cố gắng của chính phủ các nước nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các
dự án vào cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi theo hình thức BOO hay BOT đang tăng
nhanh. Việc thực hiện tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng là môt
phương thức quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong xu hướng này các
nước Châu Mỹ Latinh dẫn đầu các nước đang phát triển.Từ năm 1988 đến 1992 khối
lượng FDI trị giá khoảng 8,1 tỷ USD đã được đưa vào các nước châu Mỹ Latinh bởi hình
thức mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước. Khối lượng này chiếm 16% tổng FDI
đầu tư vào quốc gia này. Các nước Đông Âu cũng đã thu hút khối lượng đầu tư lớn vào
lĩnh vực này khoảng 5,2 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 1992 tương ứng
với 43% trong tổng khối lượng đầu tư vào khu vực. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn
thế giới đạt 450 tỷ USD vào năm 1995. Trong đó hai phần ba tập trung vào các nước
châu Á. Tầm vóc ngày càng lớn và tính năng động của các nước châu Á đã làm cho châu
á trở thành thị trường đầu tư quan trọng đối với các công ty đa quốc gia.
Tình hình dòng vốn FDI trên thế giới và trong khu vực hiện nay:
Có thể nói trong 10 năm trở lại đây, mặc dù có một số biến động song nhìn chung
lượng FDI trên toàn thế giới có xu hướng tăng. Năm 1997, con số này vào khoảng 400 tỷ
USD với khoảng 70% vào các nước công nghiệp phát triển.Theo cơ quan thương mại và
phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), năm 1998, tổng lượng FDI đạt 430 tỷ USD,
tăng gần 10% so với năm 1997 nhưng luồng vốn vào các nước đang phát triển lại giảm
xuống còn 111 tỷ USD so với 117 tỷ của năm 1997.
Trong khu vực châu á, mức độ cạnh tranh để thu hút trở nên rất gay gắt. Trong số

các nước đang phát triển, Trung Quốc là nước thành công nhất với lượng đầu tư thu hút

13
trung bình chiếm tới một nửa tổng số vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển. Nguyên
nhân chủ yếu là sự hấp dẫn của một thị trường rộng lớn và cải cách kinh tế đạt được
nhiều thành tựu nổi bật trong những năm qua.
Do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, năm 1998 là năm đầu tiên kể từ
năm 1985 tổng vốn vào khu vực này tuy đã giảm nhưng không nhiều. Trong đó, khả năng
ứng phó dẫn đến mức độ ảnh hưởng của từng nước là khác nhau. Indonesia và
Philippines đứng đầu danh sách nhóm nước suy giảm nguồn vốn FDI, trong khi đó Hàn
Quốc và Thái Lan, mặc dù chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng nhất, song vẫn duy
trì được lượng vốn lớn. Trên thực tế hai quốc gia này đã tiến hành những cải cách sâu
rộng, đã được đánh giá là thành công cả trên bình diện nền kinh tế vĩ mô nói chung và
môi trường đầu tư nói riêng.Năm 1998, vốn FDI đăng ký của Thái Lan là 5,9 tỷ USD so
với 3,6 tỷ năm 1997 và của Hàn Quốc lần lượt là 4,7 tỷ USD và 3,6 tỷ USD. Cuộc khủng
hoảng này cũng làm giảm rõ rệt nguồn cung cấp FDI từ hai quốc gia cung cấp FDI lớn
của châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Nics khác.
2.2. Kinh nghiệm của một số nước trong thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào phát triển tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc chiếm một phần tư tổng đầu tư vào các
nước đang phát triển, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế ở các nước này. Quy mô
trung bình của các dự án năm 1991 là 920000USD, năm1992 là 1190000USD và năm
1993 là 1310000 USD. Từ năm 1992 bắt đầu có sự gia tăng đáng kể trong các dự án vừa
hoặc lớn với kỹ thuật tiên tiến trong ngành điện, máy móc, hoá chất, điện tử, vật liệu xây
dựng. Các đặc khu kinh tế và khu công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều. Cho đến
nay Trung Quốc vẫn là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư và Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng
trưởng cao.
Từ năm 1995, Trung Quốc đã khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và các

nhà đầu tư của các nước châu Âu thực hiện phương thức hàng đổi hàng nhằm phát triển
ngành chế biến nông sản xuất khẩu, góp phần tích cực tạo việc làm cho người lao động
nhất là lao động nông thôn. Điều gì đã dẫn đến kết quả hoạt động tốt như vậy của Trung
Quốc .Bên cạnh một số nhân tố thuận lợi, Trung Quốc đã có các biện pháp thu hút và sử
dụng FDI cho sự phát triển một cách tích cực và kế hoạch.

14
Thứ nhất, Trung Quốc đã tạo ra một môi trường khá thuận lợi và ổn định cho các
nhà đầu tư, tạo ra mức tin cậy cao nơi họ. Nhờ đó Trung Quốc đã thu hút luồng đầu tư
lớn, hình thức và đối tác phong phú. Môi trường đầu tư luôn được cải thiện. Từ năm 1992
các chính quyền địa phương bắt đầu chủ động hơn trong việc thông qua các dự án FDI và
đã cung cấp thêm các dịch vụ xã hội cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhận ra tâm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, Trung Quốc đã đưa các luật về
bản quyền, nhãn mác, sáng chế và các quy định về các phần mềm máy tínhvà gia nhập tổ
chức sở hữu trí tuệ thế giới, Công ước Paris và Công ước bản quyền thế giới để bảo vệ
bản quyền công nghiệp. Các điều kiện cơ sở hạ tầng ở các khu vực tập trung nhiều FDI
đã được nâng cấp, đặc biệt là ở các khu vực kinh tế và các vùng phát triển kinh tế và công
nghiệp.
Thứ hai, FDI ở Trung Quốc được thu hút một cách có kế hoạch. ở giai đoạn đầu
FDI được khuyến khích tập trung vào sản xuất công nghiệp là ngành có hệ số tạo việc
làm cao tuy nhiên họ cũng đưa ra những hạn chế mới dần dần được tháo bỏ. Chẳng hạn
từ năm 1992 sau 13 năm kể từ khi mở cửa, Trung Quốc mới mở rộng lĩnh vực đầu tư
trong ngành dich vụ như tài chính, bảo hiểm, bất động sản, du lịch, thương mại đặc biệt
dịch vụ kế toán, tư vấn và thông tin.
2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh
tế ở nước này. Cuối thập kỷ 80, Thái Lan đã thu hút khoảng 30 tỷ USD vốn đầu tư nước
ngoài. Vào đầu những năm 90, nền kinh tế Thái Lan luôn giữ ở mức tăng trưởng 8%/
năm. Tuy nhiên vừa qua nước này đã lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng mà

các nguyên nhân chính là đầu tư quá nhiều vào bất động sản, quản lý vốn nước ngoài quá
lỏng lẻo và thu hút vào nền kinh tế quá mức so với khả năng hấp dẫn và sử dụng thực sự.
Trong ba năm lại đây, nguồn vốn đổ vào Thái Lan là 55 tỷ USD song hầu hết lại
được đầu tư vào bất động sản và một số lĩnh vực không phát huy được hiệu quả. Đầu tư
những khoản khổng lồ vào bất động sản nhưng chủ yếu để phục vụ tiêu dùng ít tạo ra
việc làm có chất lượng cho nền kinh tế, với khả năng sinh lời thấp, chỉ tạo cho mọi người
cảm giác giàu có nhưng đó chỉ là sự phồn vinh giả tạo. Điều này có nghĩa là FDI không
nhằm vào phát triển mà chỉ để kiếm chênh lệch.

15
Việc vay tiền nước ngoài với lãi suất thấp quá dễ dàng làm cho các nhà đầu tư ở
Thái Lan thiếu chọn lọc lĩnh vực kinh doanh. Một số lĩnh vực có lãi suất rất thấp cũng
được đầu tư.
2.3. Bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan
Từ vài thập niên trở lại đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần không nhỏ
trong quá trình tăng trưởng của nhiều nước trong đó có cả sự thần kỳ châu Á. Sự bùng nổ
đầu tư và thương mại ở tất cả các vùng trên thế giới trong mấy năm gần đây là các nhân
tố chính góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế ngày một lan rộng. Khu vực
châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành một điểm sáng trên bản đồ phân bổ đầu tư của
thế giới với nhiều lợi thế về lao động, nguồn lực mà các nhà đầu tư coi là rất có triển
vọng và đặt nhiều niềm tin. Về lâu dài, chúng ta cần phải gắn việc cải cách môi trường
đầu tư với cải cách toàn bộ nền kinh tế. Việc làm này có tác dụng mạnh mẽ hơn so với
việc ưu đãi và khuyến khích riêng lẻ cho các nhà đầu tư (chủ yếu chỉ để giữ chân các nhà
đầu tư trước chuyển dịch lợi thế cạnh tranh giữa các nước). Cải cách môi trường đầu tư
sẽ chỉ là một phần trong việc cải cách cơ cấu kinh tế và có thu hút được nhiều FDI hay
không phụ thuộc vào kết quả của những nỗ lực cải cách ấy. Cần phải thấy rằng nếu chỉ
cải thiện theo hướng tốt hơn so với trước là chưa đủ. Các nhà đầu tư sẽ chỉ đầu tư khi cho
rằng các điều kiện của môi trường đã đủ tốt đối với họ và có thể đem lại lợi nhuận.
Sự ổn định chính trị – xã hội cùng với chính sách nhất quán và lâu dài của Việt

Nam trong việc hội nhập với khu vực và thế giới và những lợi thế vốn có về tài nguyên,
con người sẽ vẫn là những thế mạnh của môi trường đầu tư của Việt Nam. Như vậy
chúng ta cần biết tận dụng và phát huy những lợi thế Việt Nam vẫn sẽ là một thị trường
hấp dẫn và có nhiều cơ hội đầu tư.

16
CHƯƠNG 3: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam
3.1.1 FDI – Nguồn vốn đầu tư phát triển quan trọng
Thu hút và sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương
quan trọng của Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện thành công đường lối đổi mới, phát
triển kinh tế xã hội.
Từ năm 1987 đến nay, sau hơn 10 năm kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, Việt
Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các mặt kinh tế – xã hội. Luật Đầu
tư nước ngoài ban hành năm 1987 đã mở ra một chương mới trong hoạt động kinh tế đối
ngoại của Việt Nam. Hơn mười năm qua khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã
phát triển nhanh, từng bước khẳng định vị trí của mình như là một bộ phận năng động
của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh
tế đất nước và thành công chung của công cuộc đổi mới.
Từ khi “Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” có hiệu lực cho đến hết tháng
12/1999, nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 2766 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với
tổng số vốn đăng ký là 37055,66 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp phép
cho 230 dự án với mức 3087,97 triệu USD vốn đăng ký.
Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của ta có xu hướng tăng nhanh từ năm
1988 đến năm 1995 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký.Riêng năm 1996 sở dĩ có lượng
vốn đăng ký tăng vọt là do có hai dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt với quy mô dự án lớn (hơn 3 tỷ USD/2 dự án).
Đối với nền kinh tế có quy mô như của nước ta thì đâu là một lượng vốn đầu tư không
nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư
mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như “chất xúc tác điều kiện” để việc
đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định. Nếu so với tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản xã
hội thời kỳ năm 1991-1999 thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài chiếm 26,51% và lượng vốn đầu tư này có xu hướng tăng lên qua các năm.
Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một
nền kinh tế cân đối bền vững theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

17
Đầu tư của một số nước vào Việt Nam

Stt

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên các quốc gia và lãnh

thổ
Singapore
Đài Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc
Quần đảo Virgin (Anh)
Hồng Kông
Pháp
Malaysia
Thái Lan
Hoa Kỳ

Số dự
án
194
369
263
213
69
187
89
61
79
67

Tỷ lệ
%
9.8
18.7
13.4

10.8
3.5
9.5
4.5
3.1
4.0
3.4

Số vốn đầu

6368.61
4354.64
3453.58
3212.92
2705.89
2482.07
1364.61
1344.08
1087.81
1062.66

Tỷ lệ
%
19.2
13.1
10.4
9.7
8.1
7.5
4.1

4.0
3.3
3.2

Nguồn : Báo cáo tổng hợp về đầu tư nước ngoài, Vụ Quản lý Dự án, Bộ KH&ĐT.

Một trong vai trò quan trọng của hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp đặc biệt đối
với các nước đang phát triển là chuyển giao công nghệ và thiết bị cho nước nhận đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài thường góp vốn bằng bí quyết, công nghệ của mình hoặc của
nước mình và sử dụng trong các doanh nghiệp có đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Dòng FDI đến Việt Nam từ nhiều nước và khu vực trên thế giới. Đến 30/04/1998
có 59 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với trình độ phát triển kinh tế, khoa học
công nghệ và đặc điểm nhân văn khác nhau, đã và đang làm đa dạng hoá kỹ thuật công
nghệ còn nghèo nàn của Việt Nam. Đa số thiết bị công nghệ đưa vào Việt Nam thông qua
FDI thuộc loại trung bình của thế giới, tiên tiến hơn thiết bị hiện có. Điều này có thể
được giải thích do các đối tác nước ngoài lớn nhất chủ yếu là Singapore, Đài Loan, Hồng
Kông, Hàn Quốc. Có thể nói sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp
nước ngoài như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy sự hoạt
động của đồng vốn trong nước. Một số chuyên gia kinh tế tính toán rằng cứ một đồng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động sẽ làm cho bốn đồng vốn trong nước hoạt động
theo.

18
3.1.2. FDI với phát triển ngành, vùng kinh tế quan trọng
Đầu tư nước ngoài trực tiếp đến nay đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, ngay cả
những ngành và lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ tiên tiến như thông tin viễn thông,
thăm dò dầu khí, giao thông đường bộ, cấp nước, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, hàng
điện tử, sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm với chất lượng cao. Việc này
giúp Việt Nam không mất nhiều năm tự mày mò tìm kiếm mà vẫn phát triển được các

ngành, lĩnh vực mới, rút ngắn được khoảng cách công nghệ với thế giới và khu vực.
Cơ cấu vốn FDI thực hiện phân theo ngành kinh tế:

Thời gian
Ngành

1988-1995

1996-1998

1988-1998
Tổng
%
Tổng
%
Tổng
%
1. Công nghiệp và
xây dựng
2. Nông Lâm Ngư
Nghiệp
3. Dịch vụ

4.Tổng
4130.076

370.870

2311.865

6785.812
60.5

5.5

34.1

5023.794

558.144

2511.66

8093.598
62.1

6.9

31.0
9126.87

929.014

4823.522

14879.40
61.3

6.2

32.4

Nguồn: Báo cáo Tổng hợp thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp 1988-1998, Vụ quản lý
Dự án, Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số
phát triển của các thành phần kinh tế khác, và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả
nước. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm trong
nước cũng có xu hướng tăng lên tương đối ổn định (năm 1995 = 6,3%; năm 1996 =
7,39%; năm 1997 = 9,07%; năm 1998 = 10,12%; năm 1999 = 10,3%) (Theo Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế tháng 9/2000)
Công nghiệp – Ngành kinh tế quan trọng và trực tiếp liên quan đến kỹ thuật công
nghệ của toàn bộ nền kinh tế, thu hút được nhiều và ngày càng tăng về số dự án và vốn
FDI. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những chiếm tỷ trọng cao mà

19
còn có xu hướng tưng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.
Trong ngành công nghiệp khai thác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đang có vị trí hàng đầu, với tỷ trọng 79% giá trị sản xuất của toàn ngành. Đặc biệt, giá trị
sản xuất của ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tạo ra. Trong công nghiệp chế biến,tỷ trọng giá trị sản xuất của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 22% và có xu hướng ngày càng
tăng. Trong đó, ở một số ngành quan trọng, tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài như sau: 71% trong ngành sản xuất sửa chữa xe có động cơ;
44,3% trong ngành sản xuất san phẩm bằng da và giả da;100% trong ngành sản xuất tụ
điện, máy in, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa không khí 67,6% trong ngành sản xuất radio,

tivi, thiết bị truyền thông, 31% trong ngành sản xuất kim loại; 22,2% trong ngành sản
xuất thiết bị điện, điện tử; 20,1% trong ngành sản xuất hoá chất; 19,1% trong ngành sản
xuất may mặc;18,1% trong ngành dệt. (Theo Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 9/2000)
Các công nghệ đang được sử dụng trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, hoá chất,
đều thuộc loại công nghệ hiện đại và các công nghệ này thực sự đã góp phần tạo nên
bước ngoặt tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta. Đa số công nghệ sử
dụng trong các ngành công nghệ điện tử, hoá chất, ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng đều là
những dây chuyền tự động hoá tương đối hiện đại. Một số sản phẩm điện tử, vi mạch
được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Các khách sạn, văn phòng cho thuê đều được
trang bị các thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Đối với ngành nông nghiệp: tính đến nay, con 221 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài đang hoạt động trong ngành nông nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD.
Đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông
nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm
chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và khả
năng cạnh tranh của nông lâm sản hàng hoá. Vốn đầu tư nước ngoài còn góp phần làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Nếu như trước đây đầu tư nông nghiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
chế biến gỗ, lâm sản thì những năm gần đây nhiều dự án đã đầu tư vào lĩnh vực sản
xuất giống, trồng trọt, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mía đường, trồng rừng, sản xuất
nguyên liệu giấy, chăn nuôi

20
Việc tập trung đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tạo được tốc độ
tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, tuy nhiên đối với những nước nông nghiệp như Việt
Nam nếu chỉ tập trung đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ sẽ không tạo cơ sở cho tăng
trưởng bền vững. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc làm và thất nghiệp không chỉ
ở nông thôn mà ngay cả ở đô thị.
Đến nay khu vực có FDI đang phát triển và đóng vai trò quan trọng trong phát

triển tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.Khu vực này đã sử dụng lao động và các nguồn lực
khác trong nước và tạo ra những năng lực mới cho nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng
trong nước và tạo ra những năng lực mới cho nền kinh tế, đóng góp vào ngân sách, kim
ngạch xuất khẩu.
3.1.3. Hoạt động của các dự án FDI tạo ra số lượng lớn chỗ làm việc có thu nhập
cao đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy nâng cao năng lực cho người lao
động Việt Nam
Tính đến ngày 31/12/1999, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã tạo ra cho Việt
Nam khoảng 296.000 chỗ làm việc trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp (bao
gồm công nhân xây dựng và các ngành sản xuất, dịch vụ phụ trợ có liên quan). Như vậy,
số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư
nước ngoài bằng khoảng 39% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực nhà
nước – đây là một kết quả nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài là
70 USD/tháng (tương đương 980000 đồng) bằng khoảng 150% mức thu nhập bình quân
của lao động trong khu vực nhà nước. Đây là yếu tố hấp dẫn đối với lao động Việt Nam,
do đó đã tạo ra sự cạnh tranh nhất định trên thị trường lao động. Tuy nhiên, lao động làm
việc trong các doanh nghiệp này đòi hỏi cường độ lao động cao, kỷ luật lao động nghiêm
khắc đúng với yêu cầu của lao động làm việc trong nền sản xuất hiện đại, trong một số
lĩnh vực còn có yêu cầu đối với lực lượng lao động phải có trình độ cao về tay nghề, học
vấn, ngoại ngữ Sự hấp dẫn về thu nhập cùng với đòi hỏi cao về trình độ là những yếu tố
tạo nên cơ chế buộc người lao động Việt Nam có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao
trình độ và tay nghề để có thể đủ điều kiện được tuyển chọn vào làm việc tại các doanh
nghiệp này. Theo đánh giá của một số chuyên gia về lao động cho thấy, đến nay, ngoại
trừ một số ít lao động bỏ việc do mâu thuẫn với giới chủ, một số khác bị thải loại do
không đáp ứng được yêu cầu chủ yếu do tay nghề yếu, số công nhân hiện còn làm việc tại

21
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được bồi dưỡng trưởng thành và tạo nên

một đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng được yêu cầu đối với người lao động trong
nền sản xuất tiên tiến.
Sự phản ứng dây chuyền tự nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước trên thị trường lao động là nhân tố thúc
đẩy lực lượng lao động trẻ tự đào tạo một cách tích cực và có hiệu quả hơn, cũng như góp
phần hình thành cho người lao động Việt Nam nói chung một tâm lý tuân thủ nền nếp
làm việc theo tác phong công nghiệp hiện đại có kỷ luật.
Về đội ngũ các cán bộ quản lý, kinh doanh: trước khi bước vào cơ chế thị trường,
chúng ta chưa có nhiều nhà doanh nghiệp giỏi có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh
có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh. Khi các dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu hoạt
động, các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi, đồng thời áp
dụng những chế độ quản lý, tổ chức, kinh doanh hiện đại nhằm thực hiện dự án có hiệu
quả, đây chính là điều kiện tốt một mặt để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học tập và
nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý; mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà
đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam
đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các
dự án. Như vậy, dù không muốn thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải tham gia vào
công tác đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam.Đến nay chúng ta có khoảng 6000 cán bộ
quản lý, 25000 cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Họ chủ yếu là những kỹ sư trẻ, có trình độ có thể cùng các chuyên gia nước ngoài
quản lý doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đủ khả năng để tiếp
thu nhanh những công nghệ hiện đại thậm chí cả bí quyết kỹ thuật.
3.1.4. FDI thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới
Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành “cầu
nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với
nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật công
nghệ mạnh của thế giới.
Một vấn đề nữa không kém phần quan trọng là hoạt động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị trường ở nước ngoài.Đối với những hàng
hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vô hình chung đã biến các

bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của

22
Việt Nam. Nhờ có những lợi thế trong hoạt động của thị trường thế giới nên tốc độ tăng
kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn
tốc độ tăng KNXK của cả nước và cao hơn hẳn KNXK của các doanh nghiệp trong nước
(năm 1996 KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 78,6% so với
năm trước, thì KNXK của cả nước tăng 33,2%, còn KNXK của các doanh nghiệp trong
nước chỉ tăng 29,5%; số liệu tương ứng của năm 1997: 127,7%; 26,6%;14%; năm 1998
là:10,7%; 2,4%; 1,8%; năm 1999 là: 30,2%; 23%; 21,1%. Về số tuyệt đối,KNXK của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên một cách đáng kể trong các năm:nếu
năm 1992 đạt 52 triệu USD, năm 1995 đạt 440,1 triệu USD,năm 1996 đạt 786 triệu
USD, năm 1997 đạt 1790 triệu USD, năm 1998 đạt 1982 triệu USD thì năm 1999 đạt tới
2577 triệu USD. Như vậy KNXK của các doanh nghiệp loại này đạt được trong năm
1999 bằng 5,8 lần của năm 1995 và bằng 49 lần của năm 1992.Về chủng loại hàng hoá
xuất khẩu, nếu không kể cả dầu thô, ưu điểm hơn hẳn của hàng hóa xuất khẩu của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước
ở chỗ chúng chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến và chế tạo, trong đó có nhiều sản
phẩm thuộc công nghệ cao như bảng mạch in điện tử, máy thu hình, (Theo tạp chí
Nghiên cứu kinh tế tháng 5/2000).
Tóm lại, hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa qua đã góp phần làm
chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá. Đôí
với Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò như một lực khởi động, như
một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm vực dậy một số
doanh nghiệp Việt Nam đang trong điều kiện khó khăn, sản xuất đình đốn, có nguy cơ
phá sản. Không những thế, nó còn góp phần hình thành nhiều ngành nghề sản xuất mới,
cũng như nhiều sản phẩm mới. Vì khả năng thu hồi vốn và có lãi phụ thuộc hoàn toàn
vào kết quả sản xuất kinh doanh nên các nhà đầu tư nước ngoài thường tính toán cân

nhắc kỹ lưỡng khi đưa vào Việt Nam những thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện
đại hoặc ở mức thấp nhất cũng còn có khả năng phát huy được hiệu quả nhất định. Đầu tư
trực tiếp nước ngoài là một trong những kênh đưa ra nền kinh tế Việt Nam hội nhập
tương đối có hiệu quả. Là khu vực hấp dẫn, tạo ta nhiều việc làm và nâng cao năng lực
cho người lao động Việt Nam. Là môi trường lý tưởng để chúng ta học hỏi, tiếp thu kinh

23
nghiệm quản lý, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường hiện
đại. Là điều kiện tốt để Việt Nam mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
3.2. Những nhân tố hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
3.2.1. Hạn chế của môi trường đầu tư ở Việt Nam
Sau hơn 10 năm đổi mới kinh tế, nền kinh tế theo định hướng thị trường của Việt
Nam đã đạt được một số thành công nhất định chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, ổn định về mặt kinh tế vĩ mô. Những yếu tố đó cũng tạo ra sức hút đối với đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiên trên thực tế đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm xuống do những
yếu kém còn tồn tại của môi trường đầu tư Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố chính để thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ
sở hạ tầng xuống cấp và lạc hậu đã gây ra sự cản trở cho quá trình vận chuyển công nghệ,
nguyên vật liệu và sản phẩm. Chẳng hạn chỉ có 11000 km trong tổng số 105500 km
đường được rải nhựa ở Việt Nam. Sự quá tải và xuống cấp của hàng loạt cảng biển và sân
bay đã không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin kinh
tế và viễn thông không đáp ứng được nhu cầu về thông tin của các nhà đầu tư.
Hệ thống ngân hàng làm việc còn kém hiệu qủa, dịch vụ tài chính và ngân hàng
còn lạc hậu, các chính sách về lãi suất đã không tạo ra sự khuyến khích cả các nhà kinh
doanh vay vốn và ngươì dân gửi tiền tiết kiệm. Trên thực tế, hàng tỷ VNĐ nằm nhàn rỗi
trong ngân hàng và một lượng tiền lớn không được sử dụng trong dân trong khi rất nhiều
nhà kinh doanh thiếu vốn. Các nhà đầu tư còn gặp khó khăn lớn trong vấn đề chuyển lợi
nhuận và các khoản thu nhập còn lại sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế.
Sức mua hạn chế của thị trường trong nước hiện tại cũng là vật cản đối với đầu tư

nước ngoài. Mặc dù dân số của nước ta gần 80 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới về
quy mô dân số nhưng thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 275USD. Gần 80% dân số
sống ở vùng nông thôn nhưng thu nhập bình quân thấp hơn rất nhiều so với thu nhập tính
chung cho toàn quốc. Chính thu nhập thấp đã không kích thích tiêu dùng nên sản phẩm
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không tiêu thụ được nhiều trong thị
trường trong nước.
Đặc biệt hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới các quyết định đầu tư. Trước
khi mang vốn vào một nước, các nhà đầu tư luôn tìm hiểu xem hệ thống luật pháp có tạo
thuận lợi hay không bởi vì mục tiêu chính của các nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận và
mở rộng thị phần. Trong 15 năm qua, luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi đến năm

24
lần, nhưng các luật có liên quan như Bộ luật Lao động, luật tổ chức tín dụng lại không
được thay đổi đồng bộ. Bên cạnh đó, chúng ta còn thiếu rất nhiều luật quan trọng khác
như Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền hoặc như quy định về tiêu chuẩn đầu tư.
Theo luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, trong trường hợp có nhiều tiêu chuẩn khuyến
khích đầu tư thì mức thuế lợi tức là 15% thu nhập nhưng theo Nghị định số 24/2000/NĐ-
CP thì chỉ cần cụ thể là đã áp dụng thuế suất là 15%.Sự không ổn định và hay thay đổi
của các chính sách kinh tế như chính sách về nhập khẩu, thuế, đất đai, cùng với sự
không nhất quán giữa các chính sách của chính phủ với các chính sách và các quy định
của các ngành, các quy định của chính quyền địa phương là điều làm cho các nhà đầu tư
nước ngoài lo ngại. Nhiều nghị định và văn bản pháp luật được ban hành một cách bất
ngờ, gây “sốc” cho các doanh nghiệp như việc hạn chế nhập khẩu linh kiện xe máy của
chính phủ Việt Nam hay như chính sách hai giá gây phiền hà cho người nứơc ngoài.
Các thủ tục hành chính còn quá rườm rà. Mặc dù nhà nước ta đã có nhiều cố gắng
trong cải cách thủ tục hành chính như việc thực hiện chính sách “ một cửa, một dấu”,
giảm thời gian cấp phép đầu tư nhưng thủ tục hành chính rườm rà vẫn là một trong
những rào cản lớn nhất trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Thủ tục hải quan, thủ
tục hoàn thuế, thủ tục cấp đất, giao đất nhất là những dự án có liên quan đến đền bù giải

toả mặt bằng còn quá phức tạp, kéo dài dẫn đến việc triển khai dự án chậm, gây nản lòng
cho các nhà đầu tư, làm mất đi yếu tố hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam.
Một yếu tố hạn chế việc thu hút FDI vào Việt Nam là chất lượng nguồn lao động
Việt Nam. Hiện nay nguồn lao động ở nước ta không những hạn chế về số lượng mà còn
về chất lượng. Cả nước có trên 40 triệu lao động, gần 25% ở thành thị còn lại tập trung ở
nông thôn. Trình độ dân trí của Việt Nam tuy cao hơn so với một số nước trong khu vực
có cùng trình độ phát triển nhưng vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là ở nông thôn. Thiếu hụt
nguồn nhân lực địa phương có trình độ và kỹ năng là một khó khăn cho các dự án đầu tư.
Những khu vực có FDI nhiều nhất lại có tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao: Hà Nội là
7,25%; thành phố Hồ Chí Minh là 6,22%; Hải Phòng 7,27% Tuy nhiên số thất nghiệp
này tập trung vào những người không có kỹ năng. Muốn tranh thủ nguồn vốn lớn và chất
lượng này trong tạo việc làm, nước ta phải đào tạo nhiều lao động hơn nữa và với chất
lượng cao hơn nữa. Cơ cấu đào tạo ở nước ta hiện nay mất cân đối nghiêm trọng giữa
sinh viên đại học với cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Ngoài ra có sự không phù

25
hợp giữa đào tạo dạy nghề với nhu cầu của thị trường lao động. Hàng năm chỉ có thể đào
tạo được 500000 lao động, bằng 20% nhu cầu phát triển.
3.2.2. Hạn chế trong việc xây dựng, xét duyệt các dự án FDI
Một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng thu hút các dự án đầu tư nước
ngoài cũng như khả năng tạo việc làm của các dự án này còn là ở chỗ Việt Nam còn thiếu
các dự án gọi đầu tư nước ngoài có chất lượng, đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư. Do
thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu chiến lược phát triển dài hạn nên các dự án xây dựng có
tính chắp vá, thiếu tính đồng bộ của cả nước cũng như của từng địa phương và từng
ngành. Ngoài các trung tâm lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai
nhìn chung các địa phương đều thiếu các nhà chuyên môn có đủ năng lực để xây dựng
các dự án gọi đầu tư có luận chứng kinh tế kỹ thuật hợp lý.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có các quy định cụ thể về xây dựng và xét
duyệt các dự án FDI. Trong các dự án đầu tư, người ta chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu

quả kinh tế như vốn đầu tư, đóng góp vốn của các bên, thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận,
doanh thu và các vấn đề như chuyển giao công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các
chỉ tiêu như số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp, chi phí đầu tư/ lao động, đào tạo lao
động ít hoặc không được đề cập tới trong các dự án đầu tư nước ngoài.
Về hình thức đầu tư, hiện tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được
phép thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn mà chưa được phép thành lập
theo hình thức công ty cổ phần. Trong khi đó, mô hình công ty cổ phần có vốn đầu tư
nước ngoài là một hình thức quan trọng trên thế giới bởi thông qua hình thức này giúp
các doanh nghiệp huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Do đó,
việc giới hạn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập và hoạt động
dưới hình thức công ty TNHH không khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài bỏ
vốn làm ăn tại Việt Nam.
Về thời hạn hoạt động theo pháp luật hiện hành là không quá 50 năm, đối với
những dự án đặc biệt thì thời hạn này có thể lên tới 70 năm nhưng phải được sự đồng ý
của Uỷ ban thường vụ quốc hội. Nhiều ý kiến cho rằng việc hạn chế thời hạn đầu tư là
không cần thiết và đã làm ảnh hưởng xấu đến khả năng đầu tư và tái đầu tư mở rộng quy
mô doanh nghiệp.
Về mở văn phòng đại diện và chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, pháp luật hiện
hành không quy định về việc bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh mở
nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong những năm qua, Nước Ta đãđạt được những tác dụng đáng khuyến khích trong tăng trưởng kinh tế tài chính : vận tốc tăng trưởng kinh tếcao trong nhiều năm, xử lý tốt yếu tố lương thực, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩuTuy nhiên, Nước Ta cũng còn đang phải đối phó với những thử thách to lớn trong quátrình tăng trưởng. Cũng như những nước đang tăng trưởng khác, Nước Ta thiếu vốn, thị trường, công nghệ tiên tiến và những kinh nghiệm tay nghề trong quản trị để kiến thiết xây dựng và tăng trưởng kinh tế tài chính. Đầu tư trực tiếp quốc tế ( Foreign Direct Investment – FDI ) là một hình thứccủa góp vốn đầu tư quốc tế đóng vai trò quan trọng so với tăng trưởng và tăng trưởng kinh tếcủa những nước đang tăng trưởng. Đầu tư trực tiếp quốc tế và đi kèm với nó là sự chuyểngiao về vốn, công nghệ tiên tiến, thị trường và những kinh nghiệm tay nghề trong quản trị phân phối nhu yếu củacác nước đang tăng trưởng, đồng thời góp thêm phần tạo việc làm cho người lao động. Với việcthực hiện chủ trương khuyến khích góp vốn đầu tư quốc tế, trong hơn 10 năm qua Việt Namđã lôi cuốn được lượng vốn góp vốn đầu tư ĐK đạt hơn 36 tỷ USD. Đây là nguồn lực quý báuđể kiến thiết xây dựng và tăng trưởng kinh tế tài chính Nước Ta. Đầu tư trực tiếp quốc tế đã tạo việc làmcho hàng vạn lao động, góp thêm phần vào tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu. Nước ta đã vàđang triển khai từng bước hội nhập nền kinh tế tài chính khu vực và quốc tế. Bên cạnh việc tiếptục thôi thúc quan hệ song phương về những mặt thương mại, góp vốn đầu tư và trao đổi trên nhiềulĩnh vực khác theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, từng bước bảo vệ thực hiệnquyền tự do hợp tác kinh doanh thương mại với quốc tế so với mọi doanh nghiệp, nước ta thamgia rất đầy đủ hơn vào chính sách đa phương nhằm mục đích lôi cuốn tối đa nguồn lực bên ngoài cho pháttriển, thôi thúc cải cách thể chế kinh tế thị trường. Vì thế, trong toàn cảnh tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá nền kinh tế tài chính thế giớitạo nhiều thời cơ cho Nước Ta tăng trưởng. Để hoàn toàn có thể tận dụng được những thời cơ, chúng taphải dữ thế chủ động hội nhập, kiến thiết xây dựng kế hoạch cơ cấu tổ chức thích ứng vào nền kinh tế tài chính quốc tế đểnền kinh tế tài chính nước ta kết nối ngày càng mạnh hơn, dần trở thành một thực thể hữu cơ củakinh tế khu vực và kinh tế tài chính quốc tế. PHẦN NỘI DUNG CHÍNHCHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN1. 1. Bản chất của xuất khẩu tư bảnXuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra quốc tế ( góp vốn đầu tư tư bản ra quốc tế ) nhằm mục đích mục tiêu bóc lột giá trị thặng dư và những nguồn lợi khác ở những nước nhập khẩu tưbản. Lênin chứng minh và khẳng định rằng, xuất khẩu tư bản khác về nguyên tắc với xuất khẩu hàng hóavà là quy trình ăn bám bình phương. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tưbản trở thành phổ cập vì : Một là, trong một số ít ít nước tăng trưởng đã tích luỹ được một khối lượng lớn tư bảnkếch xù và một bộ phận đã trở thành “ tư bản thừa ” do không tìm được nơi góp vốn đầu tư có tỷsuất doanh thu cao ở trong nước. Hai là, năng lực xuất khẩu tư bản Open do nhiều nước lỗi thời về kinh tế tài chính bị lôicuốn vào sự giao lưu kinh tế tài chính quốc tế, nhưng lại rất thiếu tư bản. Các nước đó giá ruộngđất lại tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên vật liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao. Ba là, chủ nghĩa tư bản càng tăng trưởng thì xích míc kinh tế tài chính – xã hội càng nóng bức. Xuất khẩu tư bản trở thành giải pháp làm giảm mức nóng bức đó. 1.2. Các hình thức và hậu quả của xuất khẩu tư bản * Xuất khẩu tư bản sống sót dưới nhiều hình thức, nếu xét phương pháp góp vốn đầu tư thì cóđầu tư trực tiếp và góp vốn đầu tư gián tiếp : – Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để thiết kế xây dựng những nhà máy sản xuất mớihoặc mua lại những nhà máy sản xuất đang hoạt động giải trí ở nước nhận góp vốn đầu tư, biến nó thành một chinhánh của công ty mẹ. Các xí nghiệp sản xuất mới được hình thành thường sống sót dưới dạng hỗnhợp song phương, nhưng cũng có những nhà máy sản xuất mà hàng loạt số vốn là của một công tynước ngoài. – Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Thôngqua những ngân hàng nhà nước tư nhân hoặc những TT tín dụng thanh toán quốc tế và vương quốc, tư nhân hoặccác nhà tư bản cho những nước khác vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau để góp vốn đầu tư vàocác đề án tăng trưởng kinh tế tài chính. Ngày nay, hình thức này còn được triển khai bằng việc muatrái khoán hay CP của những công ty ở nước nhập khẩu tư bản. * Nếu xét theo chủ sở hữu, có xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tưnhân : – Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản mà nhà nước tư sảnlấy tư bản từ ngân quỹ của mình góp vốn đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ hoànlại hay không hoàn trả để triển khai những tiềm năng về kinh tế tài chính, chính trị và quân sự chiến lược. Về kinh tế tài chính, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào những ngành thuộc kết cấuhạ tầng để tạo thiên nhiên và môi trường thuận tiện cho góp vốn đầu tư tư bản tư nhân. Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm mục đích cứu vãn chính sách chính trị thân cậnđang bị lung lay hoặc tạo ra mối liên hệ phụ thuộc vào lâu dài hơn. Về quân sự chiến lược, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm mục đích lôi kéo những nước phụ thuộc vào vào cáckhối quân sự chiến lược hoặc buộc những nước nhận viện trợ phải đưa quân tham chiến chống nướckhác, cho nước xuất khẩu lập địa thế căn cứ quân sự chiến lược trên chủ quyền lãnh thổ của mình hoặc đơn thuần đểbán vũ khí. – Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân thựchiện. Ngày nay, hình thức này chủ yếu do những công ty xuyên vương quốc triển khai thôngqua hoạt động giải trí góp vốn đầu tư kinh doanh thương mại. Hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc thù làthường được góp vốn đầu tư vào những ngành kinh tế tài chính có vòng xoay tư bản ngắn và thu được lợinhuận độc quyền cao. Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức chủ yếu của xuất khẩu tưbản, có xu thế tăng nhanh, chiếm tỷ suất cao trong tổng tư bản xuất khẩu. Nếu nhữngnăm 70 của thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản tư nhân đạt trên 50 % thì đến những năm 80 củathế kỷ này nó đã đạt tỷ suất 70 % trong tổng tư bản xuất khẩu. Nếu xét về phương pháp hoạt động giải trí, có những Trụ sở của những công ty xuyên vương quốc, hoạt động giải trí kinh tế tài chính tín dụng thanh toán của những ngân hàng nhà nước hay những TT tín dụng thanh toán và chuyểngiao công nghệ tiên tiến, trong đó, hoạt động giải trí dưới hình thức chuyển giao công nghệ tiên tiến là biện phápchủ yếu mà những nước xuất khẩu tư bản thường sử dụng để khống chế nền kinh tế tài chính của cácnước nhập khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản về thực ra là hình thức lan rộng ra quan hệ sảnxuất tư bản chủ nghĩa trên khoanh vùng phạm vi quốc tế, là sự bành trường thế lực của tư bản tài chínhnhằm bóc lột nhân dân lao động quốc tế, làm cho những nước nhập khẩu tư bản bị bóc lộtgía trị thặng dư, cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính què quặt, phụ thuộc vào nền kinh tế tài chính nước tư bản chủ nghĩa. Từ đó làm cho xích míc kinh tế tài chính – xã hội ngày càng tăng. 1.3. Những bộc lộ mới của xuất khẩu tư bản trong quá trình phát triểnhiện nay của chủ nghĩa tư bảnNgày nay, trong điều kiện kèm theo lịch sử dân tộc mới, xuất khẩu tư bản đã có sự biến hóa lớn. Thứ nhất là hướng xuất khẩu tư bản đã có sự biến hóa cơ bản. Trước kia, luồng tưbản xuất khẩu chủ yếu từ những nước tư bản tăng trưởng sang những nước kém tăng trưởng ( chiếmtỷ trọng trên 70 % ). Nhưng những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng góp vốn đầu tư lại chảy qualại giữa những nước tư bản tăng trưởng với nhau. Tỷ trọng xuất khẩu tư bản giữa ba trung tâmtư bản chủ nghĩa tăng nhanh, đặc biệt quan trọng dòng góp vốn đầu tư chảy mạnh theo hướng từ Nhật Bảnvào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang Mỹ làm cho luồng xuất khẩu tư bảnvào những nước đang tăng trưởng giảm mạnh, thậm chí còn chỉ còn 16,8 % ( 1996 ) và hiện naykhoảng 30 %. Trước tình hình đó, nhiều nhà lý luận tư sản cho rằng, xuất khẩu tư bảnkhông còn là thủ đoạn và phương tiện đi lại mà những nước giàu dùng để bóc lột những nước nghèo. Theo họ, xuất khẩu tư bản đã trút bỏ thực chất cũ của nó và trở thành hình thức hợp táccùng có lợi trong mối quan hệ quốc tế. Sự hợp tác này diễn ra chủ yếu giữa những nước tưbản tăng trưởng với nhau. Đó là ý niệm trọn vẹn sai lầm đáng tiếc. Như đã biết, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiên tiến đã tạo ra những biến hóa nhảyvọt trong sự tăng trưởng của lực lượng sản xuất. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiềungành công nghiệp mới sinh ra và tăng trưởng thành những ngành mũi nhọn như : ngành côngnghệ sinh học, ngành chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và vi điện tử, ngành ngoài hành tinh vàđại dương Những ngành này có thiết bị và quá trình công nghệ tiên tiến tân tiến, tiêu tốn ítnguyên, nhiên vật tư. Trong nền kinh tế tài chính giữa những nước tư bản tăng trưởng đã diễn ra sựbiến đổi cơ cấu tổ chức những ngành sản xuất mũi nhọn có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Sựxuất hiện những ngành nghề mới đã tạo ra nhu yếu góp vốn đầu tư mê hoặc vì trong thời hạn đầunó tạo ra doanh thu siêu ngạch rất cao. Việc tiếp đón kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở những nướctư bản tăng trưởng vì những nước đang tăng trưởng có hạ tầng kinh tế tài chính xã hội lỗi thời, không phùhợp, tình chính trị kém không thay đổi, nhu cầu mua sắm kém, tỷ suất lợi nhuận của tư bản góp vốn đầu tư khôngcòn cao như trước ( còn với nước đang tăng trưởng nhưng đã trở thành Nics thì tỷ trọng củaluồng tư bản xuất khẩu vẫn lớn : chiếm 80 % tổng tư bản xuất khẩu của những nước đangphát triển ). Mặt khác thời hạn này, xu thế link những nền kinh tế tài chính ở những TT tưbản chủ nghĩa tăng trưởng rất mạnh. Hệ qủa của hoạt động giải trí này khi nào cũng hình thành cáckhối kinh tế tài chính với những đaọ luật bảo lãnh rất khắc nghiệt. Để nhanh gọn sở hữu thịtrường, những công ty xuyên vương quốc đã biến những doanh nghiệp Trụ sở của mình thànhmột bộ phận cấu thành của khối kinh tế tài chính mới nhằm mục đích tránh đòn thuế quan nặng của những đạoluật bảo lãnh. Nhật và Tây Âu đã tích cực góp vốn đầu tư vào thị trường Mỹ bằng cách đó. Sự biến động về địa phận và tỷ trọng góp vốn đầu tư của những nước tư bản tăng trưởng khônglàm cho thực chất của xuất khẩu tư bản biến hóa, mà chỉ làm cho hình thức và xu hướngcủa xuất khẩu tư bản thêm phong phú và đa dạng và phức tạp hơn. Sự Open những ngành mới cóhàm lượng khoa học – công nghệ cao ở những nước tư bản tăng trưởng khi nào cũng dẫn đếncấu tạo hữu cơ của tư bản tăng cao và điều đó tất yếu dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có xuhướng giảm xuống. Hiện tượng thừa tư bản tương đối, hệ quả của sự tăng trưởng đó làkhông thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của những thiết bị quy trình tiến độ côngnghệ mới đã dẫn đến sự vô hiệu những thiết bị và công nghệ tiên tiến lỗi thời ra khỏi quy trình sảnxuất trực tiếp ( do bị hao mòn hữu hình và vô hình dung ). Đối với nền kinh tế tài chính quốc tế đangphát triển, những tư liệu sản xuất này rất có ích và vẫn là kỹ thuật mới lạ. Nhằm mụcđích thu doanh thu độc quyền cao, những tập đoàn lớn tư bản độc quyền đưa những thiết bị đó sangcác nước đang tăng trưởng dưới hình thức chuyển giao công nghệ tiên tiến. Rõ ràng, khi chủ nghĩađế quốc còn sống sót thì xuất khẩu tư bản từ những nước tư bản tăng trưởng sang những nước đangphát triển là điều không tránh khỏi. Xét trong một quy trình tiến độ tăng trưởng nhất định, có thểdiễn ra sự biến hóa tỷ trọng tư bản góp vốn đầu tư vào khu vực nào đó của quốc tế, nhưng phântích một thời kỳ dài hơn của quy mô quốc tế cho thấy : xuất khẩu tư bản vẫn là vũ khí chủyếu mà tư bản độc quyền sử dụng để bành trướng ra quốc tế. Tình trạng nợ nần củacác nước đang tăng trưởng ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh là trong thực tiễn chứng tỏ cho kết luậntrên. Thứ hai là chủ thể xuất khẩu tư bản có sự biến hóa lớn, trong đó vai trò những côngty xuyên vương quốc trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt quan trọng là trong FDI. Mặtkhác, đã Open nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ những nước đang tăng trưởng mà nổi bậtlà những Nics châu Á.Thứ ba là hình thức xuất khẩu tư bản rất phong phú, sự đan quyện giữa xuất khẩu tưbản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Chẳng hạn, trong góp vốn đầu tư trực tiếp Open nhữnghình thức mới như BOT, BT sự tích hợp giữa xuất khẩu tư bản với những hợp đồng buônbán hàng hoá, dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên. Thứ tư là sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dầnvà nguyên tắc cùng có lợi được tôn vinh. Ngày nay, xuất khẩu tư bản luôn biểu lộ hiệu quả hai mặt. Một mặt, nó làm chocác quan hệ tư bản chủ nghĩa được tăng trưởng và lan rộng ra ra trên địa phận quốc tế, gópphần thôi thúc nhanh gọn quy trình phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tếcủa nhiều nước ; là một trong những tác nhân cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tác động từ bên ngoài vàolàm cho quy trình công nghiệp hoá và tái công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở những nước nhậpkhẩu tư bản tăng trưởng nhanh gọn. Song mặt khác, xuất khẩu tư bản vẫn để lại cho cácquốc gia nhập khẩu tư bản, nhất là với những nước đang tăng trưởng những hậu quả nặng nềnhư : nền kinh tế tài chính tăng trưởng mất cân đối và phụ thuộc, nợ nần chồng chất do bị bóc lột quánặng nề. Song điều này tuỳ thuộc một phần rất lớn vào vai trò quản trị của nhà nước ở cácnước nhập khẩu tư bản. Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản, nhiều nước đã mởrộng việc tiếp đón góp vốn đầu tư để tăng cường quy trình công nghiệp hoá ở nứơc mình. Vấn đềđặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo, linh động, nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phươngán thiết thực, để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu suất cao. CHƯƠNG 2 : ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI – XU HƯỚNG QUANTRỌNG ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN2. 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài2. 1.1 Đặc điểm góp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiĐầu tư trực tiếp quốc tế ( Foreign Direct Investment – FDI ) là hình thức đầu tưnước ngoài. Sự sinh ra và tăng trưởng của nó là tác dụng tất yếu của quy trình quốc tế và phâncông lao động quốc tế. Trên trong thực tiễn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về góp vốn đầu tư quốc tế. Theo hiệphội luật quốc tế ( 1966 ) : “ Đầu tư quốc tế là sự vận động và di chuyển vốn từ nước của người đầu tưsang nước của người sử dụng nhưng không phải để mua hàng tiêu dùng của nước này màdùng để ngân sách cho những hoạt động giải trí có đặc thù kinh tế tài chính xã hội ”. Theo luật Đầu tư nướcngoài Nước Ta phát hành năm 1987 và được bổ trợ hoàn thành xong sau ba lần sửa đổi “ Đầutư quốc tế là việc những tổ chức triển khai và cá thể quốc tế trực tiếp đưa vào Nước Ta vốnbằng tiền quốc tế hoặc bất kỳ tài sản nào được nhà nước Nước Ta gật đầu đểhợp tác kinh doanh thương mại trên cơ sở hợp đồng hoặc xây dựng nhà máy sản xuất liên kết kinh doanh hay xínghiệp 100 % vốn quốc tế ”. Qua xem xét những định nghĩa về góp vốn đầu tư quốc tế hoàn toàn có thể rút ra một số ít đặc trưng cơbản của góp vốn đầu tư quốc tế như sau : Một là, sự chuyển dời vốn từ nước này sang nước khác. Hai là, vốn được kêu gọi vào những mục tiêu thực thi những hoạt động giải trí kinh tế tài chính vàkinh doanh. Mặc dù có nhiều độc lạ về ý niệm nhưng nhìn chung FDI được xem xét nhưmột hoạt động giải trí kinh doanh thương mại, ở đó có những yếu tố chuyển dời vốn quốc tế và kèm theo nó baogồm những yếu tố khác. Các yếu tố đó không chỉ gồm có sự độc lạ về quốc tịch của cácđối tác tham gia vào quy trình kinh doanh thương mại, sự độc lạ văn hoá, lao lý mà còn là sựchuyển giao công nghệ tiên tiến, thị trường tiêu thụTheo luật Đầu tư quốc tế của Nước Ta, FDI hoàn toàn có thể được hiểu như thể việc cáctổ chức, những cá thể trực tiếp quốc tế đưa vào Nước Ta vốn bằng tiền hay bất kỳ tàisản nào được cơ quan chính phủ Nước Ta gật đầu để hợp tác với bên Nước Ta hoặc tự mìnhtổ chức những hoạt động giải trí kinh doanh thương mại trên chủ quyền lãnh thổ Nước Ta. Dưới góc nhìn kinh tế tài chính có thểhiểu FDI là hình thức chuyển dời vốn quốc tế trong đó người chiếm hữu đồng thời là ngườitrực tiếp tham gia quản trị và điều hành quản lý hoạt động giải trí sử dụng vốn góp vốn đầu tư. Về thực ra, FDIlà sự góp vốn đầu tư của những công ty ( cá thể ) nhằm mục đích thiết kế xây dựng những cơ sở, Trụ sở ở nước ngoàivà làm chủ hàng loạt hay từng phần cơ sở đó. Đầu tư trực tiếp quốc tế có những đặc thù sau : Thứ nhất, những chủ góp vốn đầu tư phải góp phần một khối lượng vốn tối thiểu theo quyđịnh của từng vương quốc. Luật Đầu tư quốc tế của Nước Ta lao lý chủ góp vốn đầu tư nướcngoài phải góp phần tối thiểu 30 % vốn pháp định của dự án Bất Động Sản. Thứ hai, sự phân loại quyền quản trị những doanh nghiệp nhờ vào vào mức độđóng góp vốn. Nếu góp phần 10 % vốn thì doanh nghiệp trọn vẹn do chủ góp vốn đầu tư nướcngoài quản lý và điều hành và quản trị. Thứ ba, doanh thu của những chủ góp vốn đầu tư phụ thuộc vào vào hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanhvà được phân loại theo tỷ suất góp vốn sau khi nộp thuế và trả cống phẩm CP. Thứ tư, FDI được triển khai trải qua việc kiến thiết xây dựng doanh nghiệp mới, mua lạitoàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động giải trí hoặc sát nhập những doanh nghiệp vớinhau. Thứ năm, FDI không chỉ gắn liền với chuyển dời vốn mà còn gắn liền với chuyểngiao công nghệ tiên tiến, chuyển giao kiến thức và kỹ năng và kinh nghiệm tay nghề quản trị và tạo ra thị trường mớicho cả phía góp vốn đầu tư và phía nhận góp vốn đầu tư. Thứ sáu, FDI lúc bấy giờ gắn liền với những hoạt động giải trí kinh doanh thương mại quốc tế của những côngty đa vương quốc. Đầu tư trực tiếp quốc tế hoàn toàn có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau : Nếu địa thế căn cứ đặc thù pháp lý của góp vốn đầu tư quốc tế trực tiếp hoàn toàn có thể chia đầu tưtrực tiếp quốc tế thành những loại hợp đồng và hợp tác kinh doanh thương mại, doanh nghiệp liêndoanh, doanh nghiệp 100 % vốn quốc tế. Ngoài ra còn có thêm hình thức góp vốn đầu tư khácđó là hợp đồng kiến thiết xây dựng – kinh doanh thương mại – chuyển giao ( BOT ). Trong những hình thức trên thìdoanh nghiệp liên kết kinh doanh và doanh nghiệp 100 % vốn là hình thức pháp nhân mới và luậtViệt Nam gọi chung là nhà máy sản xuất có vốn góp vốn đầu tư quốc tế. Nếu địa thế căn cứ vào đặc thù góp vốn đầu tư hoàn toàn có thể chia FDI thành hai loại góp vốn đầu tư tập trungtrong khu công nghiệp và góp vốn đầu tư phân tán. Mỗi loại góp vốn đầu tư trên đều có tác động ảnh hưởng đến chuyểndịch cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính, cơ cấu tổ chức công nghiệp ở từng vương quốc. 10N ếu địa thế căn cứ vào quy trình tái sản xuất hoàn toàn có thể chia góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế thànhđầu tư vào điều tra và nghiên cứu và tiến hành, góp vốn đầu tư vào đáp ứng nguyên vật liệu, góp vốn đầu tư vào sảnxuất, góp vốn đầu tư vào tiêu thụ sản phẩmNếu địa thế căn cứ vào nghành góp vốn đầu tư hoàn toàn có thể chia FDI thành những loại như góp vốn đầu tư côngnghiệp, nông nghiệp, dịch vụTheo luật Đầu tư quốc tế của Nước Ta, những hình thức góp vốn đầu tư quốc tế vàoViệt Nam gồm có 3 hình thức như sau : – Hợp đồng hợp tác kinh doanh thương mại – Doanh nghiệp liên kết kinh doanh – Doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoàiHàng đổi hàng – Phương thức góp vốn đầu tư lôi cuốn quốc tế quan trọng so với cácnước đang tăng trưởng. Hàng đổi hàng là phương pháp góp vốn đầu tư mà giá trị của trang thiết bị cung ứng đượchoàn trả bằng chính loại sản phẩm mà những trang thiết bị đó làm ra. Phương thức này liên quantới hai hợp đồng quan hệ mật thiết với nhau và cân đối nhau về mặt giá trị. Trong mộthợp đồng, nhà sản xuất đồng ý chấp thuận thiết kế xây dựng xí nghiệp sản xuất hoặc cung ứng những công nghệ tiên tiến của nhàmáy cho phía đối tác chiến lược. Trong hợp đồng khác, nhà sản xuất chấp thuận đồng ý mua lại loại sản phẩm màcông nghệ đó sản xuất ra với khối lượng tương ứng với gía trị thiết bị mà nhà máy sản xuất đã đầutư. Hàng đổi hàng có vai trò quan trọng so với tăng trưởng kinh tế tài chính của những nước đangphát triển đặc biệt quan trọng là những nước đang quy đổi. Thực tế đã chỉ ra rằng hàng đổi hàng cóý nghĩa quan trọng trong tăng trưởng những ngành công nghiệp chế biến nông sản góp phầnổn định và tăng trưởng kinh tế tài chính, tạo việc làm cho người lao động ở những nước đang tăng trưởng. Hàng đổi hàng là phương pháp góp vốn đầu tư mới của những đối tác chiến lược quốc tế vào Nước Ta. 2.1.2. Đầu tư trực tiếp quốc tế ở những nước đang phát triểnTrong ba thập kỷ vừa mới qua, nền kinh tế tài chính quốc tế đã tận mắt chứng kiến một sự tăng trưởngđáng kể về luồng vốn FDI. Tổng FDI trung bình hàng năm theo giá trị thị trường hiệnnay tăng lên 10 lần, từ 104 tỷ USD trong những năm của thập kỷ 60 lên đến 1173 tỷ USDvào cuối những năm của thập kỷ 80. FDI đã liên tục tăng và đạt 1940 tỷ USD năm 1992. Các nước tăng trưởng chiếm từ 68 % trong những năm 60 lên đến 80 % vào cuối những năm90 trong tổng số của phần tăng lên của FDI. 11X ét về khuynh hướng chung, một trong những nét điển hình nổi bật nhất của FDI là việctăng nhanh lên nhanh gọn và vững chắc của những luồng FDI tới những nước đang pháttriển. Sau một quá trình tương đối đình trệ diễn ra sau những cuộc khủng hoảng cục bộ nợ và mộtcuộc suy thoái và khủng hoảng cho tới giữa những năm 80 ( từ năm 1981 – 1985 FDI đến những nước đangphát triển trong thực tiễn giảm 4 % / năm ), góp vốn đầu tư vào những nước đang tăng trưởng đã Phục hồi mạnhmẽ. Trong những năm cuối thập kỷ 80, FDI tăng 17 % một năm và liên tục trong nhữngnăm 90. Theo báo cáo giải trình của Liên Hiệp Quốc và Đầu tư thế giới năm 1994, tổng góp vốn đầu tư FDIvào những nước đang tăng trưởng đạt số kỷ lục là 70 tỷ USD năm 1993, tăng 125 % trong banăm đầu của thập kỷ này. Ngược lại, FDI vào những nước tăng trưởng lại giảm mạnh trongnhững năm 90. Trong năm 1991, FDI vào những nước OECD giảm 31 % và liên tục giảmthêm 16 % năm 1992. Kết quả là năm 1992 những nước đang tăng trưởng chiếm 32 % tổngFDI, trong khi tỷ trọng trung bình là 24 % trong những năm 70. Tỷ trọng này tiếp tụctăng, đạt 40 % vào năm 1993. Nếu xu thế này liên tục, khối lượng FDI hàng năm vàocác nước đang tăng trưởng hoàn toàn có thể vượt những nước tăng trưởng trong thời hạn không xa. Điềunày cho thấy có một sự biến hóa cơ cấu tổ chức rất lớn không chỉ về hình thức của góp vốn đầu tư mà còncủa sản xuất và thương mại sinh ra từ hiệu quả góp vốn đầu tư này. Xét về mặt cơ cấu tổ chức, dòng FDI có xu thế tăng vào khu vực sản xuất và dịch vụ. Trong đó khu vực dịch vụ chiếm lợi thế so với khu vực sản xuất. Ví dụ 51 % góp vốn đầu tư nướcngoài vào Mỹ năm 92 là vào khu vực dịch vụ, so sánh với năm 1981 là 4 %. Con số này ởAnh là 40 % năm 1992 và 35 % năm 1981. Nước Nhật là 56 % và 53 %. Trong khi phầnlớn những hoạt động giải trí dịch vụ tập trung chuyên sâu ở những nước tăng trưởng, cũng có những tín hiệu chỉ rarằng chủ trương tự do hoá cũng đã dẫn đến việc tăng đáng kể mức đâù tư FDI vào ngànhdịch vụ ở những nước đang tăng trưởng. Dòng FDI trung bình hàng năm 1970 – 1992.70 – 8081 – 8586 – 9019911992T ất cả những nước ( tỷ USD ) Các nước tăng trưởng ( tỷ USD ) Các nước đang tăng trưởng ( tỷ USD ) Châu Phi ( % ) Châu Á Thái Bình Dương ( % ) Châu Mỹ-Latinh ( % ) 211613.060.926.150361415.346.238.51551292612.036.052.0149110397.939.552.612686405.141.053.912 Sự phân chia về địa lý cho thấy 10 nước đứng đầu về nhận FDI chiếm 76 % tổng sốFDI vào quốc tế thứ ba vào năm 1992, tăng lên so với 70 % trong mười năm trước nhưngvẫn thấp hơn 81 % đạt được của năm 1981. Điều này hoàn toàn có thể lý giải bởi sự tăng lênnhanh chóng của FDI vào Trung Quốc. Nếu năm 1981 khối lượng FDI vào Trung Quốc làkhông đáng kể thì đến năm 1992 đã chiếm tới một phần tư tông FDI vào những nước đangphát triển. Chính sách lôi cuốn và quản trị FDI của những nước đang tăng trưởng đã đổi khác mạnhmẽ trong thập kỷ trước. Hiện nay những chính phủ nước nhà đều khuyến khích FDI theo một cáchthức mới chưa tứng có trong lịch sử vẻ vang. Việc chuyển những chủ trương kinh tế tài chính hướng về thịtrường và những chủ trương tự do kinh tế tài chính đã lôi cuốn và mê hoặc hơn những nhà đầu tư. Nhữngcố gắng của chính phủ nước nhà những nước nhằm mục đích lôi cuốn những nhà đầu tư quốc tế đặc biệt quan trọng là cácdự án vào hạ tầng và khu công trình phúc lợi theo hình thức BOO hay BOT đang tăngnhanh. Việc triển khai tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng là môtphương thức quan trọng để lôi cuốn những nhà đầu tư quốc tế. Trong khuynh hướng này cácnước Châu Mỹ Latinh đứng vị trí số 1 những nước đang tăng trưởng. Từ năm 1988 đến 1992 khốilượng FDI trị giá khoảng chừng 8,1 tỷ USD đã được đưa vào những nước châu Mỹ Latinh bởi hìnhthức mua CP của những doanh nghiệp nhà nước. Khối lượng này chiếm 16 % tổng FDIđầu tư vào vương quốc này. Các nước Đông Âu cũng đã lôi cuốn khối lượng góp vốn đầu tư lớn vàolĩnh vực này khoảng chừng 5,2 tỷ USD trong khoảng chừng thời hạn từ năm 1988 đến 1992 tương ứngvới 43 % trong tổng khối lượng góp vốn đầu tư vào khu vực. Đầu tư trực tiếp quốc tế của toànthế giới đạt 450 tỷ USD vào năm 1995. Trong đó hai phần ba tập trung chuyên sâu vào những nướcchâu Á. Tầm vóc ngày càng lớn và tính năng động của những nước châu Á đã làm cho châuá trở thành thị trường góp vốn đầu tư quan trọng so với những công ty đa vương quốc. Tình hình dòng vốn FDI trên quốc tế và trong khu vực lúc bấy giờ : Có thể nói trong 10 năm trở lại đây, mặc dầu có 1 số ít dịch chuyển tuy nhiên nhìn chunglượng FDI trên toàn quốc tế có xu thế tăng. Năm 1997, số lượng này vào lúc 400 tỷUSD với khoảng chừng 70 % vào những nước công nghiệp tăng trưởng. Theo cơ quan thương mại vàphát triển của Liên Hiệp Quốc ( UNCTAD ), năm 1998, tổng lượng FDI đạt 430 tỷ USD, tăng gần 10 % so với năm 1997 nhưng luồng vốn vào những nước đang tăng trưởng lại giảmxuống còn 111 tỷ USD so với 117 tỷ của năm 1997. Trong khu vực châu á, mức độ cạnh tranh đối đầu để lôi cuốn trở nên rất nóng bức. Trong sốcác nước đang tăng trưởng, Trung Quốc là nước thành công xuất sắc nhất với lượng góp vốn đầu tư thu hút13trung bình chiếm tới 50% tổng số vốn FDI đổ vào những nước đang tăng trưởng. Nguyênnhân chủ yếu là sự mê hoặc của một thị trường to lớn và cải cách kinh tế tài chính đạt đượcnhiều thành tựu điển hình nổi bật trong những năm qua. Do tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cục bộ tiền tệ châu Á, năm 1998 là năm tiên phong kể từnăm 1985 tổng vốn vào khu vực này tuy đã giảm nhưng không nhiều. Trong đó, khả năngứng phó dẫn đến mức độ tác động ảnh hưởng của từng nước là khác nhau. Indonesia vàPhilippines đứng đầu list nhóm nước suy giảm nguồn vốn FDI, trong khi đó HànQuốc và Thailand, mặc dầu chịu nhiều tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cục bộ nhất, tuy nhiên vẫn duytrì được lượng vốn lớn. Trên thực tiễn hai vương quốc này đã thực thi những cải cách sâurộng, đã được nhìn nhận là thành công xuất sắc cả trên bình diện nền kinh tế tài chính vĩ mô nói chung vàmôi trường góp vốn đầu tư nói riêng. Năm 1998, vốn FDI ĐK của xứ sở của những nụ cười thân thiện là 5,9 tỷ USD sovới 3,6 tỷ năm 1997 và của Nước Hàn lần lượt là 4,7 tỷ USD và 3,6 tỷ USD. Cuộc khủnghoảng này cũng làm giảm rõ ràng nguồn phân phối FDI từ hai vương quốc cung ứng FDI lớncủa châu Á là Nhật Bản, Nước Hàn và 1 số ít nước Nics khác. 2.2. Kinh nghiệm của 1 số ít nước trong lôi cuốn và sử dụng góp vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào tăng trưởng tăng trưởng kinh tế2. 2.1 Đầu tư trực tiếp quốc tế ở Trung QuốcĐầu tư trực tiếp quốc tế ở Trung Quốc chiếm một phần tư tổng góp vốn đầu tư vào cácnước đang tăng trưởng, góp thêm phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tài chính ở những nước này. Quy môtrung bình của những dự án Bất Động Sản năm 1991 là 920000USD, năm1992 là 1190000USD và năm1993 là 1310000 USD. Từ năm 1992 khởi đầu có sự ngày càng tăng đáng kể trong những dự án Bất Động Sản vừahoặc lớn với kỹ thuật tiên tiến và phát triển trong ngành điện, máy móc, hoá chất, điện tử, vật tư xâydựng. Các đặc khu kinh tế tài chính và khu công nghiệp được kiến thiết xây dựng ngày càng nhiều. Cho đếnnay Trung Quốc vẫn là nơi mê hoặc những nhà đầu tư và Trung Quốc vẫn duy trì mức tăngtrưởng cao. Từ năm 1995, Trung Quốc đã khuyến khích những doanh nghiệp trong nước và cácnhà góp vốn đầu tư của những nước châu Âu triển khai phương pháp hàng đổi hàng nhằm mục đích phát triểnngành chế biến nông sản xuất khẩu, góp thêm phần tích cực tạo việc làm cho người lao độngnhất là lao động nông thôn. Điều gì đã dẫn đến hiệu quả hoạt động giải trí tốt như vậy của TrungQuốc. Bên cạnh 1 số ít tác nhân thuận tiện, Trung Quốc đã có những giải pháp lôi cuốn và sửdụng FDI cho sự tăng trưởng một cách tích cực và kế hoạch. 14T hứ nhất, Trung Quốc đã tạo ra một thiên nhiên và môi trường khá thuận tiện và không thay đổi cho cácnhà góp vốn đầu tư, tạo ra mức an toàn và đáng tin cậy cao nơi họ. Nhờ đó Trung Quốc đã lôi cuốn luồng đầu tưlớn, hình thức và đối tác chiến lược phong phú và đa dạng. Môi trường góp vốn đầu tư luôn được cải tổ. Từ năm 1992 những chính quyền sở tại địa phương khởi đầu dữ thế chủ động hơn trong việc trải qua những dự án Bất Động Sản FDI vàđã phân phối thêm những dịch vụ xã hội cho những doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế. Nhận ra tâm quan trọng của việc bảo lãnh sở hữu trí tuệ, Trung Quốc đã đưa những luật vềbản quyền, nhãn mác, sáng tạo và những pháp luật về những ứng dụng máy tínhvà gia nhập tổchức sở hữu trí tuệ quốc tế, Công ước Paris và Công ước bản quyền quốc tế để bảo vệbản quyền công nghiệp. Các điều kiện kèm theo hạ tầng ở những khu vực tập trung chuyên sâu nhiều FDIđã được tăng cấp, đặc biệt quan trọng là ở những khu vực kinh tế tài chính và những vùng tăng trưởng kinh tế tài chính và côngnghiệp. Thứ hai, FDI ở Trung Quốc được lôi cuốn một cách có kế hoạch. ở quá trình đầuFDI được khuyến khích tập trung chuyên sâu vào sản xuất công nghiệp là ngành có thông số tạo việclàm cao tuy nhiên họ cũng đưa ra những hạn chế mới từ từ được tháo bỏ. Chẳng hạntừ năm 1992 sau 13 năm kể từ khi Open, Trung Quốc mới lan rộng ra nghành nghề dịch vụ đầu tưtrong ngành dich vụ như kinh tế tài chính, bảo hiểm, bất động sản, du lịch, thương mại đặc biệtdịch vụ kế toán, tư vấn và thông tin. 2.2.2. Đầu tư trực tiếp quốc tế ở Thái LanĐầu tư trực tiếp quốc tế ở Xứ sở nụ cười Thái Lan đã góp thêm phần quan trọng vào tăng trưởng kinhtế ở nước này. Cuối thập kỷ 80, Thailand đã lôi cuốn khoảng chừng 30 tỷ USD vốn góp vốn đầu tư nướcngoài. Vào đầu những năm 90, nền kinh tế tài chính Thailand luôn giữ ở mức tăng trưởng 8 % / năm. Tuy nhiên vừa mới qua nước này đã lâm vào cuộc khủng hoảng cục bộ kinh tế tài chính trầm trọng màcác nguyên do chính là góp vốn đầu tư quá nhiều vào bất động sản, quản trị vốn quốc tế quálỏng lẻo và lôi cuốn vào nền kinh tế tài chính quá mức so với năng lực mê hoặc và sử dụng thực sự. Trong ba năm lại đây, nguồn vốn đổ vào Xứ sở nụ cười Thái Lan là 55 tỷ USD tuy nhiên hầu hết lạiđược góp vốn đầu tư vào bất động sản và 1 số ít nghành không phát huy được hiệu suất cao. Đầu tưnhững khoản khổng lồ vào bất động sản nhưng chủ yếu để Giao hàng tiêu dùng ít tạo raviệc làm có chất lượng cho nền kinh tế tài chính, với năng lực sinh lời thấp, chỉ tạo cho mọi ngườicảm giác phong phú nhưng đó chỉ là sự phồn vinh giả tạo. Điều này có nghĩa là FDI khôngnhằm vào tăng trưởng mà chỉ để kiếm chênh lệch. 15V iệc vay tiền quốc tế với lãi suất vay thấp quá thuận tiện làm cho những nhà đầu tư ởThái Lan thiếu tinh lọc nghành nghề dịch vụ kinh doanh thương mại. Một số nghành có lãi suất vay rất thấp cũngđược góp vốn đầu tư. 2.3. Bài học rút ra từ nghiên cứu và điều tra kinh nghiệm tay nghề của Trung Quốc và Thái LanTừ vài thập niên trở lại đây, góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế đã góp thêm phần không nhỏtrong quy trình tăng trưởng của nhiều nước trong đó có cả sự thần kỳ châu Á. Sự bùng nổđầu tư và thương mại ở tổng thể những vùng trên quốc tế trong mấy năm gần đây là những nhântố chính góp thêm phần thôi thúc quy trình toàn thế giới hóa kinh tế tài chính ngày một lan rộng. Khu vựcchâu Á – Thái Bình Dương đã trở thành một điểm sáng trên map phân chia góp vốn đầu tư củathế giới với nhiều lợi thế về lao động, nguồn lực mà những nhà đầu tư coi là rất có triểnvọng và đặt nhiều niềm tin. Về lâu bền hơn, tất cả chúng ta cần phải gắn việc cải cách môi trườngđầu tư với cải cách hàng loạt nền kinh tế tài chính. Việc làm này có công dụng can đảm và mạnh mẽ hơn so vớiviệc khuyễn mãi thêm và khuyến khích riêng không liên quan gì đến nhau cho những nhà đầu tư ( chủ yếu chỉ để giữ chân những nhàđầu tư trước vận động và di chuyển lợi thế cạnh tranh đối đầu giữa những nước ). Cải cách thiên nhiên và môi trường đầu tưsẽ chỉ là một phần trong việc cải cách cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính và có lôi cuốn được nhiều FDI haykhông nhờ vào vào hiệu quả của những nỗ lực cải cách ấy. Cần phải thấy rằng nếu chỉcải thiện theo hướng tốt hơn so với trước là chưa đủ. Các nhà đầu tư sẽ chỉ góp vốn đầu tư khi chorằng những điều kiện kèm theo của môi trường tự nhiên đã đủ tốt so với họ và hoàn toàn có thể đem lại doanh thu. Sự không thay đổi chính trị – xã hội cùng với chủ trương đồng nhất và vĩnh viễn của ViệtNam trong việc hội nhập với khu vực và quốc tế và những lợi thế vốn có về tài nguyên, con người sẽ vẫn là những thế mạnh của môi trường tự nhiên góp vốn đầu tư của Nước Ta. Như vậychúng ta cần biết tận dụng và phát huy những lợi thế Nước Ta vẫn sẽ là một thị trườnghấp dẫn và có nhiều thời cơ góp vốn đầu tư. 16CH ƯƠNG 3 : ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁPNHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. 3.1. Đầu tư trực tiếp quốc tế với tăng trưởng, tăng trưởng kinh tế tài chính Việt Nam3. 1.1 FDI – Nguồn vốn góp vốn đầu tư tăng trưởng quan trọngThu hút và sử dụng có hiệu qủa vốn góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế là chủ trươngquan trọng của Nhà nước Nước Ta nhằm mục đích thực thi thành công xuất sắc đường lối thay đổi, pháttriển kinh tế tài chính xã hội. Từ năm 1987 đến nay, sau hơn 10 năm kiên trì thực thi đường lối thay đổi, ViệtNam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tổng thể những mặt kinh tế tài chính – xã hội. Luật Đầutư quốc tế phát hành năm 1987 đã mở ra một chương mới trong hoạt động giải trí kinh tế tài chính đốingoại của Nước Ta. Hơn mười năm qua khu vực kinh tế tài chính có vốn góp vốn đầu tư quốc tế đãphát triển nhanh, từng bước chứng minh và khẳng định vị trí của mình như thể một bộ phận năng độngcủa nền kinh tế tài chính, có vận tốc tăng trưởng cao và góp phần ngày càng lớn vào tăng trưởng kinhtế quốc gia và thành công xuất sắc chung của công cuộc thay đổi. Từ khi “ Luật Đầu tư quốc tế tại Nước Ta ” có hiệu lực hiện hành cho đến hết tháng12 / 1999, nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 2766 dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế vớitổng số vốn ĐK là 37055,66 triệu USD. Tính trung bình mỗi năm tất cả chúng ta cấp phépcho 230 dự án Bất Động Sản với mức 3087,97 triệu USD vốn ĐK. Nhịp độ lôi cuốn góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế của ta có xu thế tăng nhanh từ năm1988 đến năm 1995 cả về số dự án Bất Động Sản cũng như vốn ĐK. Riêng năm 1996 sở dĩ có lượngvốn ĐK tăng vọt là do có hai dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư vào nghành nghề dịch vụ tăng trưởng đô thị ở TP.HN vàthành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt với quy mô dự án Bất Động Sản lớn ( hơn 3 tỷ USD / 2 dự án Bất Động Sản ). Đối với nền kinh tế tài chính có quy mô như của nước ta thì đâu là một lượng vốn góp vốn đầu tư khôngnhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp thêm phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tưmà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như “ chất xúc tác điều kiện kèm theo ” để việcđầu tư của ta đạt hiệu suất cao nhất định. Nếu so với tổng số vốn góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng cơ bản xãhội thời kỳ năm 1991 – 1999 thì vốn góp vốn đầu tư kiến thiết xây dựng cơ bản của những dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài chiếm 26,51 % và lượng vốn góp vốn đầu tư này có xu thế tăng lên qua những năm. Vốn góp vốn đầu tư quốc tế là nguồn vốn bổ trợ quan trọng giúp Nước Ta tăng trưởng mộtnền kinh tế tài chính cân đối bền vững và kiên cố theo nhu yếu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 17 Đầu tư của một số ít nước vào Việt NamStt10Tên những vương quốc và lãnhthổSingaporeĐài LoanNhật BảnHàn QuốcQuần hòn đảo Virgin ( Anh ) Hồng KôngPhápMalaysiaThái LanHoa KỳSố dựán1943692632136918789617967Tỷ lệ9. 818.713.410.83.59.54.53.14.03.4 Số vốn đầutư6368. 614354.643453.583212.922705.892482.071364.611344.081087.811062.66 Tỷ lệ19. 213.110.49.78.17.54.14.03.33.2 Nguồn : Báo cáo tổng hợp về góp vốn đầu tư quốc tế, Vụ Quản lý Dự án, Bộ KH&ĐT. Một trong vai trò quan trọng của hoạt động giải trí góp vốn đầu tư quốc tế trực tiếp đặc biệt quan trọng đốivới những nước đang tăng trưởng là chuyển giao công nghệ tiên tiến và thiết bị cho nước nhận góp vốn đầu tư. Các nhà đầu tư quốc tế thường góp vốn bằng tuyệt kỹ, công nghệ tiên tiến của mình hoặc củanước mình và sử dụng trong những doanh nghiệp có góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế. Dòng FDI đến Nước Ta từ nhiều nước và khu vực trên quốc tế. Đến 30/04/1998 có 59 vương quốc và chủ quyền lãnh thổ góp vốn đầu tư vào Nước Ta với trình độ tăng trưởng kinh tế tài chính, khoa họccông nghệ và đặc thù nhân văn khác nhau, đã và đang làm đa dạng hoá kỹ thuật côngnghệ còn nghèo nàn của Nước Ta. Đa số thiết bị công nghệ tiên tiến đưa vào Nước Ta thông quaFDI thuộc loại trung bình của quốc tế, tiên tiến và phát triển hơn thiết bị hiện có. Điều này có thểđược lý giải do những đối tác chiến lược quốc tế lớn nhất chủ yếu là Nước Singapore, Đài Loan, HồngKông, Nước Hàn. Có thể nói sự hoạt động giải trí của đồng vốn có nguồn gốc từ góp vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài như thể một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền sản xuất thôi thúc sự hoạtđộng của đồng vốn trong nước. Một số chuyên viên kinh tế tài chính đo lường và thống kê rằng cứ một đồngvốn góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế hoạt động giải trí sẽ làm cho bốn đồng vốn trong nước hoạt độngtheo. 183.1.2. FDI với tăng trưởng ngành, vùng kinh tế tài chính quan trọngĐầu tư quốc tế trực tiếp đến nay đã xuất hiện ở hầu hết những nghành, ngay cảnhững ngành và nghành yên cầu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển như thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, giao thông vận tải đường đi bộ, cấp nước, sản xuất lắp ráp xe hơi, xe máy, hàngđiện tử, sản xuất 1 số ít mẫu sản phẩm tiêu dùng và thực phẩm với chất lượng cao. Việc nàygiúp Nước Ta không mất nhiều năm tự mày mò tìm kiếm mà vẫn tăng trưởng được cácngành, nghành mới, rút ngắn được khoảng cách công nghệ tiên tiến với quốc tế và khu vực. Cơ cấu vốn FDI triển khai phân theo ngành kinh tế tài chính : Thời gianNgành1988-19951996-19981988-1998TổngTổngTổng1. Công nghiệp vàxây dựng2. Nông Lâm NgưNghiệp3. Dịch vụ4. Tổng4130. 076370.8702311.8656785.81260.55.534.15023.794558.1442511.668093.59862.16.931.09126.87929.0144823.52214879.4061.36.232.4 Nguồn : Báo cáo Tổng hợp triển khai góp vốn đầu tư quốc tế trực tiếp 1988 – 1998, Vụ quản lýDự án, Bộ Kế hoạch Đầu tư. Khu vực kinh tế tài chính có vốn góp vốn đầu tư quốc tế luôn có chỉ số tăng trưởng cao hơn chỉ sốphát triển của những thành phần kinh tế tài chính khác, và cao hơn hẳn chỉ số tăng trưởng chung của cảnước. Tỷ trọng của khu vực kinh tế tài chính có vốn góp vốn đầu tư quốc tế trong tổng sản phẩm trongnước cũng có xu thế tăng lên tương đối không thay đổi ( năm 1995 = 6,3 % ; năm 1996 = 7,39 % ; năm 1997 = 9,07 % ; năm 1998 = 10,12 % ; năm 1999 = 10,3 % ) ( Theo Tạp chíNghiên cứu kinh tế tài chính tháng 9/2000 ) Công nghiệp – Ngành kinh tế tài chính quan trọng và trực tiếp tương quan đến kỹ thuật côngnghệ của hàng loạt nền kinh tế tài chính, lôi cuốn được nhiều và ngày càng tăng về số dự án Bất Động Sản và vốnFDI. Các doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế không những chiếm tỷ trọng cao mà19còn có xu thế tưng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực cóvốn góp vốn đầu tư quốc tế luôn tạo ra hơn 25 % giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Trong ngành công nghiệp khai thác, những doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư nước ngoàiđang có vị trí số 1, với tỷ trọng 79 % giá trị sản xuất của toàn ngành. Đặc biệt, giá trịsản xuất của ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên chủ yếu do những doanh nghiệp có vốnđầu tư quốc tế tạo ra. Trong công nghiệp chế biến, tỷ trọng giá trị sản xuất của cácdoanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế chiếm khoảng chừng 22 % và có khuynh hướng ngày càngtăng. Trong đó, ở 1 số ít ngành quan trọng, tỷ trọng giá trị sản xuất của những doanh nghiệpcó vốn góp vốn đầu tư quốc tế như sau : 71 % trong ngành sản xuất sửa chữa thay thế xe có động cơ ; 44,3 % trong ngành sản xuất san phẩm bằng da và giả da ; 100 % trong ngành sản xuất tụđiện, máy in, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa không khí 67,6 % trong ngành sản xuất radio, tivi, thiết bị truyền thông online, 31 % trong ngành sản xuất sắt kẽm kim loại ; 22,2 % trong ngành sảnxuất thiết bị điện, điện tử ; 20,1 % trong ngành sản xuất hoá chất ; 19,1 % trong ngành sảnxuất may mặc ; 18,1 % trong ngành dệt. ( Theo Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tài chính tháng 9/2000 ) Các công nghệ tiên tiến đang được sử dụng trong nghành dầu khí, viễn thông, hoá chất, đều thuộc loại công nghệ tiên tiến tân tiến và những công nghệ tiên tiến này thực sự đã góp thêm phần tạo nênbước ngoặt tích cực trong quy trình tăng trưởng kinh tế tài chính của nước ta. Đa số công nghệ tiên tiến sửdụng trong những ngành công nghệ tiên tiến điện tử, hoá chất, xe hơi, xe máy, vật tư thiết kế xây dựng đều lànhững dây chuyền sản xuất tự động hoá tương đối tân tiến. Một số mẫu sản phẩm điện tử, vi mạchđược sản xuất bằng công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển. Các khách sạn, văn phòng cho thuê đều đượctrang bị những thiết bị tân tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đối với ngành nông nghiệp : tính đến nay, con 221 dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài đang hoạt động giải trí trong ngành nông nghiệp với tổng số vốn ĐK hơn 2 tỷ USD.Đầu tư quốc tế đã góp thêm phần đáng kể nâng cao năng lượng sản xuất cho ngành nôngnghiệp, chuyển giao cho nghành nghề dịch vụ này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩmchất lượng cao, góp thêm phần thôi thúc quy trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và khảnăng cạnh tranh đối đầu của nông lâm sản hàng hoá. Vốn góp vốn đầu tư quốc tế còn góp thêm phần làmchuyển dịch cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính nông lâm nghiệp theo nhu yếu của nền kinh tế tài chính công nghiệphoá, hiện đại hoá. Nếu như trước kia góp vốn đầu tư nông nghiệp chủ yếu tập trung chuyên sâu vào lĩnh vựcchế biến gỗ, lâm sản thì những năm gần đây nhiều dự án Bất Động Sản đã góp vốn đầu tư vào nghành sảnxuất giống, trồng trọt, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mía đường, trồng rừng, sản xuấtnguyên liệu giấy, chăn nuôi20Việc tập trung chuyên sâu góp vốn đầu tư FDI vào nghành nghề dịch vụ công nghiệp và dịch vụ tạo được tốc độtăng trưởng nhanh của nền kinh tế tài chính, tuy nhiên so với những nước nông nghiệp như ViệtNam nếu chỉ tập trung chuyên sâu góp vốn đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ sẽ không tạo cơ sở cho tăngtrưởng vững chắc. Điều này cũng ảnh hưởng tác động rất lớn tới việc làm và thất nghiệp không chỉở nông thôn mà ngay cả ở đô thị. Đến nay khu vực có FDI đang tăng trưởng và đóng vai trò quan trọng trong pháttriển tăng trưởng kinh tế tài chính ở Nước Ta. Khu vực này đã sử dụng lao động và những nguồn lựckhác trong nước và tạo ra những năng lượng mới cho nền kinh tế tài chính, góp thêm phần vào tăng trưởngtrong nước và tạo ra những năng lượng mới cho nền kinh tế tài chính, góp phần vào ngân sách, kimngạch xuất khẩu. 3.1.3. Hoạt động của những dự án Bất Động Sản FDI tạo ra số lượng lớn chỗ thao tác có thu nhậpcao đồng thời góp thêm phần hình thành chính sách thôi thúc nâng cao năng lượng cho người laođộng Việt NamTính đến ngày 31/12/1999, những doanh nghiệp có vốn quốc tế đã tạo ra cho ViệtNam khoảng chừng 296.000 chỗ thao tác trực tiếp và khoảng chừng 1 triệu lao động gián tiếp ( baogồm công nhân thiết kế xây dựng và những ngành sản xuất, dịch vụ phụ trợ có tương quan ). Như vậy, số lao động thao tác trong những bộ phận có tương quan đến hoạt động giải trí của những dự án Bất Động Sản đầu tưnước ngoài bằng khoảng chừng 39 % tổng số lao động trung bình hàng năm trong khu vực nhànước – đây là một tác dụng điển hình nổi bật của góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế. Thu nhập trung bình của lao động thao tác trong những doanh nghiệp quốc tế là70 USD / tháng ( tương tự 980000 đồng ) bằng khoảng chừng 150 % mức thu nhập bình quâncủa lao động trong khu vực nhà nước. Đây là yếu tố mê hoặc so với lao động Nước Ta, do đó đã tạo ra sự cạnh tranh đối đầu nhất định trên thị trường lao động. Tuy nhiên, lao động làmviệc trong những doanh nghiệp này yên cầu cường độ lao động cao, kỷ luật lao động nghiêmkhắc đúng với nhu yếu của lao động thao tác trong nền sản xuất văn minh, trong một sốlĩnh vực còn có nhu yếu so với lực lượng lao động phải có trình độ cao về kinh nghiệm tay nghề, họcvấn, ngoại ngữ Sự mê hoặc về thu nhập cùng với yên cầu cao về trình độ là những yếu tốtạo nên chính sách buộc người lao động Nước Ta có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng caotrình độ và kinh nghiệm tay nghề để hoàn toàn có thể đủ điều kiện kèm theo được tuyển chọn vào thao tác tại những doanhnghiệp này. Theo nhìn nhận của 1 số ít chuyên viên về lao động cho thấy, đến nay, ngoạitrừ một số ít ít lao động bỏ việc do xích míc với giới chủ, một số ít khác bị thải loại dokhông phân phối được nhu yếu chủ yếu do kinh nghiệm tay nghề yếu, số công nhân hiện còn thao tác tại21các doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế đều được tu dưỡng trưởng thành và tạo nênmột đội ngũ công nhân tay nghề cao, phân phối được nhu yếu so với người lao động trongnền sản xuất tiên tiến và phát triển. Sự phản ứng dây chuyền sản xuất tự nhiên, sự cạnh tranh đối đầu giữa những doanh nghiệp có vốn đầutư quốc tế với những doanh nghiệp trong nước trên thị trường lao động là tác nhân thúcđẩy lực lượng lao động trẻ tự giảng dạy một cách tích cực và có hiệu suất cao hơn, cũng như gópphần hình thành cho người lao động Nước Ta nói chung một tâm ý tuân thủ nền nếplàm việc theo tác phong công nghiệp tân tiến có kỷ luật. Về đội ngũ những cán bộ quản trị, kinh doanh thương mại : trước khi bước vào cơ chế thị trường, tất cả chúng ta chưa có nhiều nhà doanh nghiệp giỏi có năng lực tổ chức triển khai sản xuất kinh doanhcó hiệu suất cao trong thiên nhiên và môi trường cạnh tranh đối đầu. Khi những dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư quốc tế khởi đầu hoạtđộng, những nhà đầu tư quốc tế đưa vào Nước Ta những chuyên viên giỏi, đồng thời ápdụng những chính sách quản trị, tổ chức triển khai, kinh doanh thương mại tân tiến nhằm mục đích triển khai dự án Bất Động Sản có hiệuquả, đây chính là điều kiện kèm theo tốt một mặt để doanh nghiệp Nước Ta tiếp cận, học tập vànâng cao trình độ, kinh nghiệm tay nghề quản trị ; mặt khác, để liên kết kinh doanh hoàn toàn có thể hoạt động giải trí tốt, nhàđầu tư quốc tế cũng buộc phải huấn luyện và đào tạo cán bộ quản trị cũng như lao động Việt Namđến một trình độ đủ để phân phối được nhu yếu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đang sử dụng trong cácdự án. Như vậy, dù không muốn thì những nhà đầu tư quốc tế vẫn phải tham gia vàocông tác giảng dạy nguồn nhân lực của Nước Ta. Đến nay tất cả chúng ta có khoảng chừng 6000 cán bộquản lý, 25000 cán bộ kỹ thuật đang thao tác tại những doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư nướcngoài. Họ chủ yếu là những kỹ sư trẻ, có trình độ hoàn toàn có thể cùng những chuyên viên nước ngoàiquản lý doanh nghiệp, tổ chức triển khai sản xuất, kinh doanh thương mại có hiệu suất cao và đủ năng lực để tiếpthu nhanh những công nghệ tiên tiến văn minh thậm chí còn cả tuyệt kỹ kỹ thuật. 3.1.4. FDI thôi thúc quy trình Open và hội nhập nền kinh tế tài chính thế giớiCác nhà đầu tư quốc tế trải qua thực thi dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư đã trở thành “ cầunối ”, là điều kiện kèm theo tốt để Nước Ta nhanh gọn tiếp cận và triển khai hợp tác được vớinhiều vương quốc, nhiều tổ chức triển khai quốc tế, cũng như những TT kinh tế tài chính, kỹ thuật côngnghệ mạnh của quốc tế. Một yếu tố nữa không kém phần quan trọng là hoạt động giải trí của góp vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài đã giúp Nước Ta lan rộng ra hơn thị trường ở quốc tế. Đối với những hànghóa xuất khẩu của những doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế, vô hình dung chung đã biến cácbạn hàng truyền thống lịch sử của những nhà đầu tư quốc tế tại Nước Ta thành bạn hàng của22Việt Nam. Nhờ có những lợi thế trong hoạt động giải trí của thị trường quốc tế nên vận tốc tăngkim ngạch xuất khẩu ( KNXK ) của những doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế cao hơntốc độ tăng KNXK của cả nước và cao hơn hẳn KNXK của những doanh nghiệp trong nước ( năm 1996 KNXK của những doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế tăng 78,6 % so vớinăm trước, thì KNXK của cả nước tăng 33,2 %, còn KNXK của những doanh nghiệp trongnước chỉ tăng 29,5 % ; số liệu tương ứng của năm 1997 : 127,7 % ; 26,6 % ; 14 % ; năm 1998 là : 10,7 % ; 2,4 % ; 1,8 % ; năm 1999 là : 30,2 % ; 23 % ; 21,1 %. Về số tuyệt đối, KNXK của cácdoanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế đã tăng lên một cách đáng kể trong những năm : nếunăm 1992 đạt 52 triệu USD, năm 1995 đạt 440,1 triệu USD, năm 1996 đạt 786 triệuUSD, năm 1997 đạt 1790 triệu USD, năm 1998 đạt 1982 triệu USD thì năm 1999 đạt tới2577 triệu USD. Như vậy KNXK của những doanh nghiệp loại này đạt được trong năm1999 bằng 5,8 lần của năm 1995 và bằng 49 lần của năm 1992. Về chủng loại hàng hoáxuất khẩu, nếu không kể cả dầu thô, ưu điểm hơn hẳn của sản phẩm & hàng hóa xuất khẩu của doanhnghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế so với hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp trong nướcở chỗ chúng chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến và sản xuất, trong đó có nhiều sảnphẩm thuộc công nghệ cao như bảng mạch in điện tử, máy thu hình, ( Theo tạp chíNghiên cứu kinh tế tài chính tháng 5/2000 ). Tóm lại, hoạt động giải trí của góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế vừa mới qua đã góp thêm phần làmchuyển biến nền kinh tế tài chính Nước Ta theo hướng của một nền kinh tế tài chính công nghiệp hoá. Đôívới Nước Ta, vốn góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế đóng vai trò như một lực khởi động, nhưmột trong những điều kiện kèm theo bảo vệ cho sự thành công xuất sắc của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một số dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế đã góp thêm phần làm vực dậy một sốdoanh nghiệp Nước Ta đang trong điều kiện kèm theo khó khăn vất vả, sản xuất đình đốn, có nguy cơphá sản. Không những thế, nó còn góp thêm phần hình thành nhiều ngành nghề sản xuất mới, cũng như nhiều mẫu sản phẩm mới. Vì năng lực tịch thu vốn và có lãi phụ thuộc vào hoàn toànvào hiệu quả sản xuất kinh doanh thương mại nên những nhà đầu tư quốc tế thường đo lường và thống kê cânnhắc kỹ lưỡng khi đưa vào Nước Ta những thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển, hiệnđại hoặc ở mức thấp nhất cũng còn có năng lực phát huy được hiệu suất cao nhất định. Đầu tưtrực tiếp quốc tế là một trong những kênh đưa ra nền kinh tế tài chính Nước Ta hội nhậptương đối có hiệu suất cao. Là khu vực mê hoặc, tạo ta nhiều việc làm và nâng cao năng lựccho người lao động Nước Ta. Là môi trường tự nhiên lý tưởng để tất cả chúng ta học hỏi, tiếp thu kinh23nghiệm quản trị, năng lực tổ chức triển khai sản xuất kinh doanh thương mại của nền kinh tế thị trường hiệnđại. Là điều kiện kèm theo tốt để Nước Ta lan rộng ra thị trường cả trong và ngoài nước. 3.2. Những tác nhân hạn chế góp vốn đầu tư trực tiếp quốc tế vào Việt Nam3. 2.1. Hạn chế của thiên nhiên và môi trường góp vốn đầu tư ở Việt NamSau hơn 10 năm thay đổi kinh tế tài chính, nền kinh tế tài chính theo xu thế thị trường của ViệtNam đã đạt được 1 số ít thành công xuất sắc nhất định ví dụ điển hình như vận tốc tăng trưởng kinh tếcao, không thay đổi về mặt kinh tế tài chính vĩ mô. Những yếu tố đó cũng tạo ra sức hút so với đầu tưnước ngoài. Tuy nhiên trên trong thực tiễn góp vốn đầu tư quốc tế có xu thế giảm xuống do nhữngyếu kém còn sống sót của môi trường tự nhiên góp vốn đầu tư Nước Ta. Cơ sở hạ tầng là một trong những tác nhân chính để lôi cuốn góp vốn đầu tư quốc tế. Cơsở hạ tầng xuống cấp trầm trọng và lỗi thời đã gây ra sự cản trở cho quy trình luân chuyển công nghệ tiên tiến, nguyên vật liệu và mẫu sản phẩm. Chẳng hạn chỉ có 11000 km trong tổng số 105500 kmđường được rải nhựa ở Nước Ta. Sự quá tải và xuống cấp trầm trọng của hàng loạt cảng biển và sânbay đã không mê hoặc những nhà đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, mạng lưới hệ thống thông tin kinhtế và viễn thông không cung ứng được nhu yếu về thông tin của những nhà đầu tư. Hệ thống ngân hàng nhà nước thao tác còn kém hiệu qủa, dịch vụ kinh tế tài chính và ngân hàngcòn lỗi thời, những chủ trương về lãi suất vay đã không tạo ra sự khuyến khích cả những nhà kinhdoanh vay vốn và ngươì dân gửi tiền tiết kiệm ngân sách và chi phí. Trên trong thực tiễn, hàng tỷ VNĐ nằm nhàn rỗitrong ngân hàng nhà nước và một lượng tiền lớn không được sử dụng trong dân trong khi rất nhiềunhà kinh doanh thương mại thiếu vốn. Các nhà đầu tư còn gặp khó khăn vất vả lớn trong yếu tố chuyển lợinhuận và những khoản thu nhập còn lại sau khi đã triển khai khá đầy đủ những nghĩa vụ và trách nhiệm về thuế. Sức mua hạn chế của thị trường trong nước hiện tại cũng là vật cản so với đầu tưnước ngoài. Mặc dù dân số của nước ta gần 80 triệu người, đứng thứ 13 trên quốc tế vềquy mô dân số nhưng thu nhập trung bình đầu người chỉ đạt 275USD. Gần 80 % dân sốsống ở vùng nông thôn nhưng thu nhập trung bình thấp hơn rất nhiều so với thu nhập tínhchung cho toàn nước. Chính thu nhập thấp đã không kích thích tiêu dùng nên sản phẩmcủa những doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế không tiêu thụ được nhiều trong thịtrường trong nước. Đặc biệt mạng lưới hệ thống pháp lý có tác động ảnh hưởng rất lớn tới những quyết định hành động góp vốn đầu tư. Trướckhi mang vốn vào một nước, những nhà đầu tư luôn tìm hiểu và khám phá xem mạng lưới hệ thống pháp luật có tạothuận lợi hay không chính do tiềm năng chính của những nhà đầu tư quốc tế là doanh thu vàmở rộng thị trường. Trong 15 năm qua, luật Đầu tư quốc tế đã được sửa đổi đến năm24lần, nhưng những luật có tương quan như Bộ luật Lao động, luật tổ chức triển khai tín dụng thanh toán lại khôngđược đổi khác đồng điệu. Bên cạnh đó, tất cả chúng ta còn thiếu rất nhiều luật quan trọng khácnhư Luật cạnh tranh đối đầu và trấn áp độc quyền hoặc như pháp luật về tiêu chuẩn góp vốn đầu tư. Theo luật Đầu tư quốc tế năm 1996, trong trường hợp có nhiều tiêu chuẩn khuyếnkhích góp vốn đầu tư thì mức thuế lợi tức là 15 % thu nhập nhưng theo Nghị định số 24/2000 / NĐ-CP thì chỉ cần đơn cử là đã vận dụng thuế suất là 15 %. Sự không không thay đổi và hay thay đổicủa những chủ trương kinh tế tài chính như chủ trương về nhập khẩu, thuế, đất đai, cùng với sựkhông đồng nhất giữa những chủ trương của chính phủ nước nhà với những chủ trương và những quy địnhcủa những ngành, những pháp luật của chính quyền sở tại địa phương là điều làm cho những nhà đầu tưnước ngoài quan ngại. Nhiều nghị định và văn bản pháp lý được phát hành một cách bấtngờ, gây “ sốc ” cho những doanh nghiệp như việc hạn chế nhập khẩu linh phụ kiện xe máy củachính phủ Nước Ta hay như chủ trương hai giá gây phiền hà cho người nứơc ngoài. Các thủ tục hành chính còn quá rườm rà. Mặc dù nhà nước ta đã có nhiều cố gắngtrong cải cách thủ tục hành chính như việc thực thi chủ trương “ một cửa, một dấu ”, giảm thời hạn cấp phép góp vốn đầu tư nhưng thủ tục hành chính rườm rà vẫn là một trongnhững rào cản lớn nhất trong việc lôi cuốn vốn góp vốn đầu tư quốc tế. Thủ tục hải quan, thủtục hoàn thuế, thủ tục cấp đất, giao đất nhất là những dự án Bất Động Sản có tương quan đến đền bù giảitoả mặt phẳng còn quá phức tạp, lê dài dẫn đến việc tiến hành dự án Bất Động Sản chậm, gây nản lòngcho những nhà đầu tư, làm mất đi yếu tố mê hoặc của môi trường tự nhiên góp vốn đầu tư của Nước Ta. Một yếu tố hạn chế việc lôi cuốn FDI vào Nước Ta là chất lượng nguồn lao độngViệt Nam. Hiện nay nguồn lao động ở nước ta không những hạn chế về số lượng mà cònvề chất lượng. Cả nước có trên 40 triệu lao động, gần 25 % ở thành thị còn lại tập trung chuyên sâu ởnông thôn. Trình độ dân trí của Nước Ta tuy cao hơn so với 1 số ít nước trong khu vựccó cùng trình độ tăng trưởng nhưng vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt quan trọng là ở nông thôn. Thiếu hụtnguồn nhân lực địa phương có trình độ và kiến thức và kỹ năng là một khó khăn vất vả cho những dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư. Những khu vực có FDI nhiều nhất lại có tỷ suất thất nghiệp tương đối cao : TP.HN là7, 25 % ; thành phố Hồ Chí Minh là 6,22 % ; TP. Hải Phòng 7,27 % Tuy nhiên số thất nghiệpnày tập trung chuyên sâu vào những người không có kiến thức và kỹ năng. Muốn tranh thủ nguồn vốn lớn và chấtlượng này trong tạo việc làm, nước ta phải đào tạo và giảng dạy nhiều lao động hơn nữa và với chấtlượng cao hơn nữa. Cơ cấu huấn luyện và đào tạo ở nước ta lúc bấy giờ mất cân đối nghiêm trọng giữasinh viên ĐH với cán bộ kỹ thuật và công nhân tay nghề cao. Ngoài ra có sự không phù25hợp giữa huấn luyện và đào tạo dạy nghề với nhu yếu của thị trường lao động. Hàng năm chỉ hoàn toàn có thể đàotạo được 500000 lao động, bằng 20 % nhu yếu tăng trưởng. 3.2.2. Hạn chế trong việc thiết kế xây dựng, xét duyệt những dự án Bất Động Sản FDIMột trong những nguyên do hạn chế năng lực lôi cuốn những dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư nướcngoài cũng như năng lực tạo việc làm của những dự án Bất Động Sản này còn là ở chỗ Nước Ta còn thiếucác dự án Bất Động Sản gọi góp vốn đầu tư quốc tế có chất lượng, đủ sức thuyết phục những nhà đầu tư. Dothiếu quy hoạch toàn diện và tổng thể, thiếu kế hoạch tăng trưởng dài hạn nên những dự án Bất Động Sản kiến thiết xây dựng cótính chắp vá, thiếu tính đồng nhất của cả nước cũng như của từng địa phương và từngngành. Ngoài những TT lớn như TP.HN, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng Đất Cảng, Đồng Nainhìn chung những địa phương đều thiếu những nhà chuyên môn có đủ năng lượng để xây dựngcác dự án Bất Động Sản gọi góp vốn đầu tư có luận chứng kinh tế tài chính kỹ thuật hài hòa và hợp lý. Bên cạnh đó, Nước Ta cũng chưa có những lao lý đơn cử về thiết kế xây dựng và xétduyệt những dự án Bất Động Sản FDI. Trong những dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư, người ta chỉ chăm sóc đến những chỉ tiêu hiệuquả kinh tế tài chính như vốn góp vốn đầu tư, góp phần vốn của những bên, thời hạn tịch thu vốn, doanh thu, lệch giá và những yếu tố như chuyển giao công nghệ tiên tiến, thị trường tiêu thụ mẫu sản phẩm. Cácchỉ tiêu như số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp, ngân sách góp vốn đầu tư / lao động, huấn luyện và đào tạo laođộng ít hoặc không được đề cập tới trong những dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư quốc tế. Về hình thức góp vốn đầu tư, hiện tại doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế chỉ đượcphép xây dựng theo hình thức Công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn mà chưa được phép thành lậptheo hình thức công ty CP. Trong khi đó, quy mô công ty CP có vốn đầu tưnước ngoài là một hình thức quan trọng trên quốc tế bởi trải qua hình thức này giúpcác doanh nghiệp kêu gọi vốn dưới hình thức phát hành CP, trái phiếu. Do đó, việc số lượng giới hạn doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế chỉ được xây dựng và hoạt độngdưới hình thức công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn không khuyến khích được những nhà đầu tư quốc tế bỏvốn làm ăn tại Nước Ta. Về thời hạn hoạt động giải trí theo pháp lý hiện hành là không quá 50 năm, đối vớinhững dự án Bất Động Sản đặc biệt quan trọng thì thời hạn này hoàn toàn có thể lên tới 70 năm nhưng phải được sự đồng ýcủa Uỷ ban thường vụ QH. Nhiều quan điểm cho rằng việc hạn chế thời hạn góp vốn đầu tư làkhông thiết yếu và đã làm ảnh hưởng tác động xấu đến năng lực góp vốn đầu tư và tái đầu tư lan rộng ra quymô doanh nghiệp. Về mở văn phòng đại diện thay mặt và Trụ sở hoạt động giải trí tại Nước Ta, pháp lý hiệnhành không pháp luật về việc bên quốc tế tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thương mại mở

Source: https://dvn.com.vn
Category: Tư Vấn

Alternate Text Gọi ngay