Tuần 21 thai kỳ tới, nửa thai kỳ trôi qua – mẹ như thế nào, bé phát triển ra sao?
Mục Lục
Tuần 21 thai kỳ tới, nửa thai kỳ trôi qua – mẹ như thế nào, bé phát triển ra sao?
Thai 21 tuần được tính là gần 5 tháng tròn, nghĩa là mẹ đang chuẩn bị bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ – thuộc tam cá nguyệt thứ hai. Theo đúng dự kiến thì còn 19 tuần nữa là thai kỳ sẽ kết thúc và ba mẹ sẽ đón bé chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ oà.
Cảm ơn mẹ đã vượt qua nửa chặng đường thai kỳ vừa rồi. Giờ thì cùng khám phá xem ở tuần 21 thai kỳ, mẹ và em bé có sự thay đổi nào nhé!
Trong tuần 21 thai kỳ, mẹ tiếp tục gặp các triệu chứng như đau đầu, thèm ăn, đãng trí, ợ nóng, chuột rút, ngạt mũi… Có lẽ mẹ không còn xa lạ gì nữa với chúng phải không?
Tuần thai mới cũng mang đến những thay đổi về hệ tuần hoàn. Do đó mà mẹ thấy bị phù ở chân, mắt cá chân hoặc bị giãn tĩnh mạch.
>> Thai 22 tuần phát triển như thế nào?
>> Giải đáp thắc mắc của mẹ về tuần thai 23
Hiện tượng sưng phù
Ở thời điểm này, không chỉ bụng mà phần chân của mẹ cũng “nở nang” ra vậy. Chân và mắt cá chân bị sưng lên do hiện tượng phù nề.
Có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua triệu chứng sưng phù ở chân với các cấp độ khác nhau. Thông thường, chân và mắt cá chân sưng phù nhiều nhất ở các thời điểm như sau:
- Cuối ngày
- Sau khi mẹ đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
- Thời tiết nắng nóng
Giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng phồng, nổi hẳn lên và có thể nhìn thấy rõ qua da với các màu sắc như tím hoặc xanh.
Trong suốt thai kỳ, các vấn đề về tĩnh mạch lại dễ xảy ra hơn vì có các yếu tố tác động như tử cung lớn hơn, sự thay đổi hóc-môn và lượng chất lỏng tăng lên trong cơ thể mẹ.
Giãn tĩnh mạch gây đau, ngứa, chuột rút hoặc cảm giác nặng nề ở chân. Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân, nhưng cũng có ở âm hộ hoặc trực tràng. Tình trạng giãn tĩnh mạch ở âm hộ hoặc hậu môn còn được gọi là bệnh trĩ (hemorrhoids).
Mẹ bị giãn tĩnh mạch ở tuần 21 thai kỳ
Bầu 21 tuần bị khó thở
Cảm giác khó thở khi mang thai là hiện tượng dễ hiểu. Hóc-môn trong cơ thể mẹ thay đổi, ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp của não bộ.
Em bé trong bụng cũng cần nhiều oxy hơn để thực hiện hoạt động thở ra, hít vào. Do đó mà mẹ phải thở nhiều hơn để tăng lượng oxy tiếp sức cho bé. Thêm nữa, tử cung mở rộng tạo áp lực lên cơ hoành, khiến mẹ thở nông và khó thở.
Thai 21 tuần ra máu nhưng không đau bụng
Thai 21 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
- Thay đổi nội tiết tố
- Vùng kín bị viêm nhiễm
- Quan hệ tình dục
Nếu là do các nguyên nhân này và máu chảy ít thì mẹ không nên quá lo lắng nhưng vẫn phải cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu bất thường về sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Nếu mẹ không thăm khám kịp thời thì có thể sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như sảy thai hay sinh non.
Thai 21 tuần bị tụt bụng
Hiện tượng mẹ tụt bụng nghĩa là em bé di chuyển xuống phía dưới khung chậu của mẹ. Tuỳ vào cơ địa và số lần sinh của mẹ mà thời điểm tụt bụng cũng có sự khác nhau.
Với những mẹ sinh lần đầu thì sẽ là 2-4 tuần trước sinh. Còn những mẹ đã sinh con trước đó thì hiện tượng tụt bụng sẽ diễn ra sớm hơn.
Thai 21 tuần nghĩa là mẹ mới đang ở giữa chặng đường thai kỳ. Em bé vẫn còn tiếp tục phát triển và “chưa sẵn sàng” để chào đời. Nếu thai 21 tuần bị tụt bụng thì có thể là dấu hiệu bất thường, dễ dẫn đến nguy cơ sinh non. Lúc này, mẹ nên thông báo ngay với bác sĩ nhé!
Hình ảnh bụng bầu 21 tuần
Theo khuyến cáo của chuyên gia, ở tam cá nguyệt thứ hai, mẹ nên tăng thêm khoảng 300 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường. Mỗi tuần mẹ nên tăng thêm khoảng 450g. Trong suốt 3 tháng của tam cá nguyệt thứ hai, tổng cân nặng tăng thêm là khoảng 5-6,5kg.
Đây là số cân tăng trung bình được khuyến cáo chung. Mẹ nặng cân, nhẹ cân hay cân nặng bình thường sẽ có mức cân tăng phù hợp khác nhau. Mẹ nên nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để có chế độ dinh dưỡng và vận động tốt nhất để thai kỳ phát triển khoẻ mạnh.
Thai 21 tuần nặng 400g hoặc nhẹ hơn một chút. Nếu nói về thai 21 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn thì sẽ hơi khó vì mỗi em bé phát triển theo một tốc độ và đặc điểm riêng.
Số cân nặng trung bình là 400g, nhưng cũng có thể chênh lệch ở từng bé. Có bé thì nặng hơn có bé thì nhẹ hơn, miễn là bé phát triển khỏe mạnh thì mẹ không cần quá lo lắng.
Chiều dài đầu mông của bé khoảng 18,1cm và chiều dài cả cơ thể khoảng 25,9cm. Với cân nặng và chiều cao như vậy, em bé trong bụng mẹ có kích thước tương đương với một củ cà rốt đó!
Kích thước thai nhi 21 tuần tuổi
Hệ tiêu hoá của bé
Nhai thai vẫn đang thực hiện chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến cho em bé. Tuy nhiên, hệ tiêu hoá của bé đang phát triển và dần hoàn thiện để thực hiện chức năng này sau khi em bé chào đời. Cụ thể, các bộ phận trong hệ tiêu hóa sẽ phát triển như sau:
- Tuỵ của bé bắt đầu sản xuất enzyme để nghiền nhỏ thức ăn
- Ruột dài hơn và hấp thụ chất dinh dưỡng từ nước ối mà bé nuốt vào
Các tế bào hồng cầu
Cho đến thời điểm này, gan của bé đã sản xuất được đa phần các tế bào hồng cầu rồi. Tuy nhiên, ở tuần 21, tuỷ xương của bé đang bắt đầu tiếp nhận chức năng này.
Đến tuần thai thứ 24, tuỷ xương sẽ chính thức trở thành “nguồn cung cấp” hồng cầu lưu thông trong máu.
Mí mắt
Mẹ biết không, ở tuần 11, mí mắt của em bé đóng chặt lại. Nhưng 10 tuần sau – tuần 21 – mí mắt bắt đầu tách nhau ra. Sang tuần tới, có thể em bé sẽ mở mắt để quan sát ngôi nhà tử cung của mẹ rồi đó.
Em bé đang lớn lên khỏe mạnh trong bụng mẹ. Và cũng nhờ đó mà bé đạp nhiều ơi là nhiều trong bụng mẹ. Giờ không còn là những cú hích chân, xoay người nhẹ như tiếng cánh bướm đập nữa mà thay vào đó là …cả một chuỗi những “bài tập võ thuật”, bao gồm những cú đá chân mạnh mẽ, cú trở người, lật người đầy nội lực.
Đây cũng là nguyên nhân mà mẹ cảm thấy thai 21 tuần gò nhiều, có khi thai 21 tuần đạp bụng dưới, có khi thai nhi gò cứng bụng bên phải.
Mẹ không cần ngồi lặng yên để cảm nhận thai máy nữa mà những dấu hiệu đã quá rõ ràng, quá mạnh mẽ rồi.
Nếu để ý kỹ thì mẹ sẽ nhận ra cả “lịch thai máy” của bé nữa. Chu kỳ thức ngủ của mỗi bé sẽ không giống nhau, vì thế thời điểm thai máy cũng không giống nhau. Có thể khi mẹ đang ngủ thì lại là giờ thức của bé.
Mà làm sao để biết thai nhi đang thức? Là khi mẹ thấy bé đạp, quẫy chân, “lăn lóc” trong bụng mẹ đó.
Để đánh thức và kích thích tiềm năng có sẵn trong gen của bé, giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ, mẹ tham khảo chương trình POH Thai giáo ngay hôm nay nhé!
Trường hợp thai máy nhiều nhưng không đều, có lúc không thấy máy thì phải làm sao? Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm?
Trái lại với việc một số thai nhi 21 tuần đạp nhiều thì cũng có trường hợp 21 tuần không thấy thai máy. Thông thường thì thai máy xuất hiện từ tuần 14-15 rồi và nếu có muộn thì cũng là tuần 21-22. Nếu 21 tuần không thấy thai máy thì mẹ cũng nên lưu ý và đi thăm khám để yên tâm hơn về thai kỳ.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ áp dụng thử một số cách làm cho thai máy như uống nước mát, dùng ngón tay ấn nhẹ vào bụng, nằm nghiêng sang trái.
Nếu sau khi áp dụng và không có dấu hiệu thai máy thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để biết chính xác tình hình của em bé trong bụng.
Hình ảnh thai 21 tuần
Có ba mẹ nào đang ngóng chờ đến tuần này để biết bé yêu trong bụng là trai hay gái không? Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần sẽ thỏa mãn nỗi mong chờ đó. Nếu thai 21 tuần siêu âm 4D có thể chẩn đoán chính xác trên 90% giới tính của bé.
Trước đó, khi em bé còn nhỏ, bộ phận sinh dục chưa phát triển hoàn thiện nên kết quả siêu âm có thể chưa chẩn đoán chính xác. Đến tuần này thì mẹ nên siêu âm lại để khẳng định lại một lần nữa.
Nên khám thai tuần 21 hay 22?
Khám thai giai đoạn tuần 21-22 rất quan trọng trong thai kỳ vì lúc này, em bé đã phát triển hoàn thiện các bộ phận rồi nên kết quả siêu âm sẽ chính xác hơn giai đoạn trước. Cũng nhờ đó mà sẽ xác định rõ hơn các dị tật bất thường thông qua hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần.
Thông thường thì lần khám thai thứ 6 trong thai kỳ rơi vào tuần thứ 22. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy mình cần phải đi khám ở tuần này thì cũng không có vấn đề gì.
Thai 21 tuần siêu âm 4D
Siêu âm 4D trong tuần thứ 21 có ưu điểm vượt trội như sau:
- Đo lường chính xác các thông số dị tật của thai nhi như:
- Sứt môi, hở hàm ếch
- Bàn tay 6 ngón, tay chân khoèo
- Dị dạng ở cơ quan nội tạng như tim to, dị tật cấu trúc tim, tràn dịch màng phổi…
Nếu kết quả siêu âm 4D cho thấy thai nhi mắc dị tật thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các thủ tục xét nghiệm nước tiểu, máu, thậm chí là chọc ối để khẳng định chính xác hơn nữa.
Cách ăn uống khoa học cho mẹ bầu 21 tuần
Bầu 21 tuần nên ăn gì cho mẹ khoẻ, bé phát triển tốt? Ăn uống lành mạnh và cân bằng luôn là kim chỉ nam cho sức khoẻ của chúng ta nói chung và của phụ nữ mang thai nói riêng. Sau đây là những điều mẹ có thể làm để đảm bảo chế độ ăn uống tốt trong thai kỳ:
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày thay vì ba bữa lớn
- Tăng cường ăn các siêu thực phẩm: các loại đậu, thịt bò, quả mọng, các loại hạt, trứng, cá hồi, bông cải xanh…
- Tránh thực phẩm chiên rán, nhiều đường, đồ uống có ga, có chất kích thích
- Không ăn quá no
- Không ăn trong thời gian 2 tiếng trước khi đi ngủ
- Bổ sung các dưỡng chất quan trọng
Bầu 21 tuần nên ăn gì để mẹ khoẻ, con khoẻ?
Các dưỡng chất cần bổ sung
Ở bất cứ tuần nào của thai kỳ, mẹ đều cần chú trọng đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng. Trong thực đơn cho bà bầu 21 tuần cần có các dưỡng chất sau đây:
Axit folic và folate
Axit folic và folate là các hợp chất của vitamin B9, có tác dụng ngăn ngừa các vấn đề về não bộ và tủy sống.
Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung từ 600mcg đến 1000 mcg mỗi ngày. Axit folic có nhiều trong ngũ cốc tăng cường. Còn trong các loại đậu màu sẫm, các loại rau có lá, trái cây có múi, đậu sấy khô thì có chứa nguồn folate dồi dào.
Canxi
Canxi làm chắc xương và răng. Canxi cũng hỗ trợ chức năng của hệ tuần hoàn, hệ cơ và hệ thần kinh. Mỗi ngày, mẹ hãy bổ sung khoảng 1000mg canxi. Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Ngoài ra, còn có bông cải xanh, cải kale, các loại trái cây (kiwi, lê, cam, quýt, mận…) và ngũ cốc ăn sáng.
Vitamin D
Vitamin D kết hợp cùng với canxi hỗ trợ tăng cường sức mạnh của răng và xương. Mỗi ngày, mẹ bổ sung 600 IU vitamin D từ các loại thực phẩm như cá hồi, sữa tăng cường và nước cam.
Protein
Protein rất quan trọng đối với sự phát triển của em bé trong thai kỳ, có chức năng thúc đẩy tăng trưởng và duy trì các mô, thúc đẩy phản ứng trao đổi chất, định hình cấu trúc mô tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Mỗi ngày, mẹ ăn thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản và trứng và đảm bảo nạp đủ 71g protein. Ngoài ra, các loại đậu, các loại hạt và sản phẩm từ đậu nành cũng chứa nhiều protein cho mẹ bầu.
Sắt
Bổ sung thêm sắt giúp mẹ cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần gấp đôi lượng sắt so với nhu cầu bình thường, cụ thể là 27mg mỗi ngày. Sắt có nhiều trong thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, cá, ngũ cốc ăn sáng tăng cường, các loại đậu và rau.
—–
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
—–
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti