Văn khấn Yết cáo Gia Thần, Gia tiên khi Cưới Gả Đúng Chuẩn

Nay dựng vợ gả chồng, đọc văn khấn gia tiên, gia thần ngày cưới chính là cách thông báo với ông bà tổ tiên, thần linh về hỉ sự này, cũng như xin phép cho đôi bạn trẻ được đến với nhau trọn đời hạnh phúc. Lịch ngày Tốt giới thiệu với bạn đọc cách sắm lễ và văn khấn khi cưới gả đúng chuẩn nhất theo phong tục cổ truyền Việt Nam.

Van khan Yet cao Gia Than, Gia tien khi Cuoi Ga Dung Chuan
 

1.  Ý nghĩa việc cúng gia tiên, gia thần khi cưới gả

Các cụ ta xưa có câu ”Trai khôn dựng vợ, Gái khôn gả chồng”, từ cổ chí kim HÔN – NHÂN bao giờ cũng được xem là việc quan trọng của cả một đời người. Khi hai gia đình nhà trai, nhà gái quyết định tác hợp cho hai trẻ nên vợ nên chồng và tiến hành các thủ tục: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới vào các ngày tiến hành các lễ trên thì gia đình bên nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia Thần, Gia Tiên.

Bạn nên biết những điều


Các cụ ta xưa có câu ”Trai khôn dựng vợ, Gái khôn gả chồng”, từ cổ chí kim HÔN – NHÂN bao giờ cũng được xem là việc quan trọng của cả một đời người. Khi hai gia đình nhà trai, nhà gái quyết định tác hợp cho hai trẻ nên vợ nên chồng và tiến hành các thủ tục: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới vào các ngày tiến hành các lễ trên thì gia đình bên nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia Thần, Gia Tiên.Bạn nên biết những điều kiêng kị trong lễ cưới miền Bắc và kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam để tránh những xui xẻo không đáng có.

2. Sắm lễ Yết cáo Gia Thần, Gia tiên khi cưới gả

Ngày lễ Chạm Ngõ, gia đình nhà trai làm mâm lễ mặn xôi, gà cúng Gia Thần, Gia Tiên để trình báo việc hệ trọng của chàng trai. Lễ Chạm Ngõ nhà trai mang sang nhà gái gồm: Một cơi trầu (12 mớ trầu), cau bổ tư hoặc để cả buồng, mứt sen, trà, rượu, thuốc lá, một thiếp vàng.

Cha cô dâu tương lai mang lễ này đặt lên bàn thờ Gia Thần Gia Tiên để cúng trình báo về việc hệ trọng của con gái.

Lễ ăn hỏi: Nhà gái nhận lễ ăn hỏi của nhà trai gồm: Trầu, cau, trà, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh phu thê (su xê) theo yêu cầu của mình rồi đặt lên bàn thờ cúng Gia Thần, Gia Tiên. Sau lễ ăn hỏi nhà gái đem chia lễ ăn hỏi cho họ hàng, bạn bè, người thân, cơ quan…

Khi chia lễ ăn hỏi người chia lễ đưa thiệp mời dự đám cưới có ngày giờ đã chọn.

Lễ cưới được tổ chức vào ngày lành tháng tốt do hai bên gia đình chọn.

3. Văn khấn Yết cáo Gia Thần, Gia tiên khi cưới gả đúng chuẩn theo Văn khấn truyền thống

Khi gia đình có hỷ sự: trai lấy vợ, gái gả chồng, nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia Thần, Gia Tiên sau khi dâng lễ, thắp hương thì khấn:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
 

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
 

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
 

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
 

Con kính lạy tiên họ….. chư vị Hương linh.
 

Tín chủ (chúng) con là:…….. Ngụ tại:…
 

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm …….
 

Tín chủ con có con trai (con gái) tên là….. kết duyên cùng ……
 

Con của ông bà …………………..
 

Ngụ tại:………………………………….
 

Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn, trước linh toạ Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, truớc linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu:
 

Phúc Tổ Di Lai,
 

Sinh trai có vợ (nếu là nhà trai),
 

Sinh gái có chồng (nếu là nhà gái)
 

Lễ mọn kính dâng,
 

Duyên lành gặp gỡ,
 

Giai lão trăm năm,
 

Vững bền hai họ,
 

Nghi thất nghi gia,
 

Có con có của.
 

Cầm sắt giao hòa
 

Trông nhờ phúc Tổ.
 

Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được phù hộ độ trì.
 

Nam mô A Di Đà Phật ! ( 3 lần )
Nhất định phải biết: Thực hiện đúng quy trình tiến độ trao mâm quả trong đám cưới : Trao cả niềm hạnh phúc yêu thương

Nhất định phải biết :

Source: https://dvn.com.vn/
Category : Bản Tin DVN

Alternate Text Gọi ngay