ĐỀ CƯƠNG THI TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ – Tài liệu text

ĐỀ CƯƠNG THI TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.06 KB, 73 trang )

Bạn đang đọc: ĐỀ CƯƠNG THI TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ – Tài liệu text

www.hanhchinh.com.vn
Câu 1: Tâm lý học quản lý là gì? Phân tích đối tượng, nhiệm vụ,
phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý?
1.Tâm lý học quản lý là:
Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học, chuyên nghiên cứu
những vấn đề trong hoạt động quản lý, nhằm làm cho hoạt động quản lý đạt
được hiệu quả tối ưu.
Hoạt động quản lý trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước có
những đặc điểm riêng so với các tổ chức quản lý khác, vì vậy đòi hỏi phải có
chuyên ngành tâm lý học qủan lý chuyên biệt. Theo hướng tiếp cận như vậy,
có thể xem. Tâm lý học quản lý hành chính nhà nước là một phân ngành
của tâm lý học quản lý, chuyên nghiên cứu về những vấn đề trong tâm lý
trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
a)Đối tượng nghiên cứu là tâm lý của con người trong hoạt động quản lý:
Tâm lý học quản lý nghiên cứu các hiện tượng tâm lý nẩy sinh trong hoạt
động quản lý, các quy luật hình thành và ảnh hưởng của những hiện tượng
này trong hoạt động quản lý con người.
Đối tượng của tâm lý học trong quản lý hành chính Nhà nước là
những quy luật nẩy sinh, biểu hiện và phát triển của những hiện tượng tâm
lý con người trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
b)Nhiệm vụ của tâm lý học quản lý
Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội của tập thể
với tư cách là chủ thể của họat động quản lý : Ví dụ như: bầu không khí tâm
lý tập thể, truyền thống tập thể, dư luận, tâm trạng tập thể, xung đột tâm lý
trong tập thể, uy tín người lãnh đạo vv.
Nghiên cứu cơ sở tâm lý học trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt
động quản lý, lãnh đạo trong các lĩnh vực quản lý
Nghiên cứu những đặc trưng trong hoạt động giao tiếp
Những vấn đề nhân cách của người quản lý, các phẩm chất tâm lý của
người lãnh đạo, các phong cách lãnh đạo.
Những vấn đề tâm lý trong tập thể quản lý, ê kíp lãnh đạo, những con

đường biện pháp, hình thành và phát triển nhân cách người lãnh đạo quản lý
cũng như vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo.
Nghiên cứu những vấn đề liên quan tới việc động viên, thúc đẩy họat
động cá nhân và tập thể lao động. Ví dụ:Như nhu cầu, động cơ làm việc, các
định hướng giá trị xã hội, tâm thế các thành viên.
1
www.hanhchinh.com.vn
Nghiên cứu những vấn đề trong các tổ chức cán bộ, như việc tuyển
chọn đánh giá sắp xếp cán bộ, trong công tác tư tưởng và công tác kiểm tra.
Thực tế hiện nay có thể nghiên cứu những vấn đề sau
+ Những khó khăn thường gặp phải trong họat động của người lãnh
đạo.
+ Xung đột tâm lý trong hệ thống xã hội, giúp cho việc tìm ra những
khâu có ý nghĩa nhất trong họat động.
+ Những vi phạm của người lãnh đạo đối với qui định về chức vụ, sự
lạm quyền.
2.Phương pháp nghiên cứu tâm lý nói chung
a)Phương pháp quan sát .
Nhà nghiên cứu trực tiếp đi thị sát quần chúng nhân dân, dùng tai để
nghe ý kiến của họ, dùng mắt để để nhìn mọi hiện tượng xã hội nhằm thu
thập những lượng thông tin chính xác, sống động tránh tình trạng tam sao
thất bản hoặc nghe những lời báo cáo sai sự thật .
Ví dụ một số công ti xí nghiệp lớn các ông chủ còn thuê một số nhà
chuyên môn tâm lý, xã hội học làm nhiệm vụ quan sát tại cổng nhà máy, tại
nơi làm việc để phát hiên ra những xúc cảm từng người. Chính việc này đã
làm giảm đi được tai nạn lao động trong nhà máy.
b) Phương pháp nghiên cứu qua kết quả, sản phẩm hoạt động.
Đây là phương pháp nghiên cứu tâm lý gián tiếp thông qua sản phẩm
mà đối tượng nghiên cứu đã làm ra. Trong hoạt động quản lý đó là: báo cáo,
biên bản, kế hoạch, kết quả hoạt động có thể đánh giá các đặc điểm tâm lý

như năng lực chuyên môn, động cơ, thái độ với công việc, ý chí, khả năng
sáng tạo của đối tượng. Lưu ý, khi phân tích kết quả hoạt động của người
lãnh đạo cần tránh lẫn lộn giữa kết quả của bản thân đó với kết quả của tâp
thể
c)Phương pháp khái quát các nhận xét độc lập
Đây là phương pháp thông qua ý kiến nhận xét độc lập của một số
người (cấp trên, những người trong ban lãnh đạo, những người trong và
ngoài tập thể cơ quan…) về một vấn đề nào đó của đối tượng nghiên cứu để
đánh gía những đặc điểm tâm lý cần nghiên cứu ở người đó. Cần chú ý đối
với phương pháp này việc lựa chọn đối tượng đủ tin cậy để xin ý kiến là điều
đặc biệt quan trọng.
d)Phương pháp trò chơi “sắm vai nhà quản lý”
2
www.hanhchinh.com.vn
Phương pháp này được tiến hành thông qua việc xây dựng một tình
huống quản lý đưa đối tượng nhập vai để giải quyết các tình huống đó.
Ví dụ: + Cấp trên giao một việc hết sức phi lý, xem họ tỏ thái đố như
thế nào(Kêu ca phàn nàn và từ chối, cãi cọ tranh luận, nhẹ nhàng vạch cái
sai)
+ Cho cấp dưới hối lộ rất hợp lý cấp trên: Đến mừng đám cưới
nhưng rất nhiều tiền Cậu chỉ bày vẽ rồi nhận, nạt nộ mắng mỏ vì hành vi
xấu, cảm ơn và từ chối rồi nhận)
+ Giao quyền hành quản lý cho một người trể tuổi có tinh thần
đổi mới để: xác định năng lực của thế hệ trẻ, mô hình quản lý mới
e)Phương pháp đo lường tâm lý xã hội
Phương pháp này người nghiên cứu kết hợp với phương pháp điều tra
qua bảng ăng két và phương pháp trắc nghiệm nhằm xác định cả về mặt định
tính, cả về mặt định lượng của môt số hiện tượng tâm lý như: dư luận tập
thể, bầu không khí tâm lý trong tập thể, mối quan hệ giữa các thành viên
trong tập thể, định hướng giá trị trong tập thể, uy tín của người lãnh đạo.

Phương pháp này đòi hỏi cao đối với người nghiên cứu trong việc xây dựng
phiếu điều tra, các trắc nghiệm đủ độ tin cậy, cũng như việc sử dụng các kỹ
năng tiến hành các phương pháp nghiên cứu này.
f)Phương pháp nghiên cứu tiểu sử hoạt động của những nhà lãnh đạo,
quản lý nổi tiếng.
Đó là nghiên cứu thành công và thất bại trong hoạt động quản lý, lãnh
đạo của những nhà lãnh đạo, quản lý nổi tiếng qua tiểu sử hoạt động của họ.
Phương pháp này làm góp phần làm phong phú thêm những kinh nghiệm
cho các nhà quản lý, lãnh đạo về cách thức giải quyết các tình huống phức
tạp, đa dạng trong thực tiễn quản lý. Thêm vào đó nó giúp chúng ta trong
việc xác định rõ những đặc tính
3.Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học quản lý.
a)Về mặt lý luận:
Tâm lý học quản lý giúp cho nhà quản lý một hệ thống lý luận, các
qui luật chung nhất trong trong việc quản lý con người tránh được những sai
lầm trong tuyển chọn cán bộ trong giao tiếp trong họach định kế họach quản
lý.
b)Về mặt thực tiễn
3
www.hanhchinh.com.vn
Giúp nhà quản lý hiểu được những người dưới quyền, giải thích được
những hành vi của họ, dự đoán truớc họ hành động như thế nào trong tình
huống sắp tới. Điều này rất cần thiết giúp cho việc tuyển chọn, sắp xếp sử
dụng con người hợp lý.
Giúp cho nhà quản lý nắm được cách thức nhận xét đánh giá con
người một cách đúng đắn, khách quan, giúp cho nhà lãnh đạo quản lý biết
cách tác động mềm dẻo nhưng kiên quyết đến cấp dưới, đến từng cá nhân và
tâp thể phát huy tốt đa tiềm năng của họ trong công việc thực hiện mục tiêu
của tổ chức.
Đối với nhân viên, cấp dưới, tri thức tâm lý học quản lý giúp họ hiểu

được tâm lý của đồng nghiệp, cấp trên, và bản thân mình, biết cách ứng xử
hợp lý, phát huy tối đa khả năng của mình trong tổ chức.
Hiểu được tâm lý quản lý sẽ hoàn thiện mình hơn.
Lịch sử nhân loại đã biết bao những thất bại đau đớn của nhiều nhà
quản lý, lãnh đạo, kinh doanh họ là người có tài về chuyên môn nhưng do
thiếu tri thức về tâm lý học quản lý nên có những phạm phải sơ suất trong
lời nói, trong hành vi ứng xử đã dẫn đến những hậu quả tai hại.
Một nhà tâm lý, nhà giáo dục giỏi có thể không phải là người lãnh
đạo, quản lý giỏi nhưng ngược lại một người lãnh đạo, quản lý giỏi nhất
thiết phải nắm vững và vận dụng tri thức tâm lý vào họat động lãnh đạo,
quản lý.
Câu 2: Hoạt động quản lý là gì? Phân tích tính chất và cấu trúc của
hoạt động quản lý?
1.Hoạt động quản lý:
b)Khi nói quản lý bao gồm:
+ Chủ thể quản lý: có thể là cá nhân, tổ chức. Chủ thể quản lý tác động
lên đối tượng quản lý bằng các công công cụ, với những phương pháp qủan
lý thích hợp .
+ Đối tượng quản lý: Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý. Tùy
theo các từng lọai đối tượng khác nhau mà ta chia thành các dạng thức quản
lý khác nhau
+ Khách thể quản lý: Có thể là hành vi thực thể ( cá nhân, tổ chức, sự
vật hay môi trường …) nhưng cũng có thể là mối quan hệ giữa thực thể
trong quá trình vận động của chúng.
4
www.hanhchinh.com.vn
+ Mục tiêu quản lý: đó là cái đích đạt được tại một thời điểm trong
tương lai do chủ thể và khách thể thống nhất định trước.
+ Môi tường quản lý: Bao gồm cả môi trường tự nhiên, kinh tế, chính
trị, xã hội ảnh hưởng đến quá trình quản lý

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên các
khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước.
b)Họat động quản lý
Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ
thể và đối tượng quản lý qua con đường tổ chức, là sự tác động điều khiển,
điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng
hướng vào việc hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội.
2.Hoạt động quản lý có những tính chất cơ bản sau đây:
a)Hoạt động quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thụật, là một
nghề của xã hội.
Hoạt động quản lý là một khoa học bởi vì:
Hoạt động quản lý phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật, nắm vững đối
tượng, có thông tin đầy đủ chính xác, có khả năng thực hiện (tính khả thi).
Phải tuân theo các quy luật khách quan, gạt bỏ những tình cảm và giá trị
khác, phải dựa trên những phương pháp quản lý khoa học và trên những
phương pháp quản lý cụ thể (diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, thống kê)
Hoạt động quản lý là nghệ thuật, bởi vì:
Trong hoạt động quản lý luôn xuất hiện những tình huống bất ngờ. Kinh
nghiệm cho thấy không người lãnh đạo nào, quản lý nào có thể chuẩn bị sẵn
tất cả tình huống
Hoạt động của người lãnh đạo luôn luôn đòi hỏi sự nhanh nhạy, quyết đoán,
khả năng tư duy sáng tạo, sự cảm hứng, tính linh hoạt cao trứơc vấn đề đặt
ra.
Không mô thức hoá nghĩa là nghệ thuật lãnh đạo không có cách thức
và quy định thống nhất.
Có tính tuỳ cơ và tính linh hoạt, có nghĩa là không phải vận dụng khoa
học và lãnh đạo một cách máy móc, giản đơn mà là sự thay đổi của tình
hình, vận dụng phương pháp lãnh đạo có tính linh hoạt, tính sang tạo nhắm
trúng vấn đề.
5

www.hanhchinh.com.vn
Có tính đặc thù và tính ngẫu nhiên, nghệ thuật lãnh đạo cụ thể, thông
thường là phương pháp và thủ thuật đặc thù để giải quyết vấn đề trong điều
kiện đặc thù của người lãnh đạo là đưa ra quyết định đối với vấn đề gặp phải
trong một tình huống đặc biệt, ngẫu nhiên nào đó, có tính chất không thể mô
phỏng được
+ Nó ứng xử, xử lý theo tình huống, linh hoạt.
+ Biết dùng người đúng vị trí, phù hợp với khả năng.
Hoạt động quản lý là một nghề trong xã hội, bởi vì
Nó có đối tượng cụ thể
Có quá trình đào tạo, có tích luỹ kinh nghiệm
Đòi hỏi có năng khiếu, say mê
Nó có đối tượng cụ thể: đối tượng đó là con người và tổ chức
Sản phẩm của hoạt động quản lý là các quyết định, nó có ảnh hưởng và tác
động tới quá trình phát triển xã hội.
Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý tỷ lệ thuận với hiệu quả lãnh đạo.
b)Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động phức tạp và có tính chuyên
biệt.
Tính phức tạp của hoạt động quản lý được qui định bởi đặc điểm của đối
tượng quản lý, của các mối quan hệ xã hội mà nó đụng chạm tới. Đối tượng
quản lý là con người và tổ chức với những đặc điểm và tâm lý phức tạp khác
nhau .
Tính chất chuyên biệt thể hiện trong yêu cầu về đào tạo người quản lý, lãnh
đạo( phẩm chất, kiến thức, kỹ năng) với kiến thức sâu rộng và đặc biệt là
quá trình tự đào tạo của nhà quản lý
c)Hoạt động quản lý là hoạt động gián tiếp
Sản phẩm của hoạt động quản lý được đánh giá qua sự phát triển của từng cá
nhân, tập thể, qua kết quả, hiệu quả hoạt động của tập thể do cá nhân phụ
trách .
Người quản lý, lãnh đạo giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu thông qua tổ

chức bằng cách điều khiển, tác động tới con người và tổ chức.
d)Hoạt động của người quản lý được tiến hành chủ yếu thông qua hoạt
động giao tiếp.
6
www.hanhchinh.com.vn
Hoạt động quản lý là hoạt động tổ chức điều khiển con người, nên
thường xuyên giao tiếp quan hệ với con người
Hoạt động giao tiếp có mặt ở tất cả các khâu của hoạt động quản lý
thông quan bằng lời nói, hoặc không bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
người khác.
e)Hoạt động quản lý là một hoạt động có tính sáng tạo cao.
Trong mọi lĩnh vực của hoạt động quản lý đòi hỏi chủ thể phải có năng lực
sáng tạo, tư duy linh hoạt mềm dẻo. mỗi một tình huống xẩy ra đòi hỏi phải
có cách xử lý thích hợp.
Mặt khác tất cả các văn bản chỉ thị các quy chế …là quy định chung.
Việc vận dụng nó vào các trường hợp cụ thể vào thực tiễn đa dạng, muôn
màu, muôn vẻ rất cần tư duy linh hoạt, mềm dẻo, nhạy bén và sáng tạo.
f)Hoạt động quản lý là hoạt động căng thẳng hay thay đổi, tiêu phí nhiều
năng lượng thần kinh và bắp thịt.
Hoạt động quản lý thường xuyên nắm bắt và theo dõi công việc, giải
quyết nhiều vấn đề trong những điều kiện về thời gian, không gian và thông
tin eo hẹp, có nhiều vấn đề giải quyết trong cùng thời gian, đòi hỏi luôn phải
thay đổi tâm thế và tư duy. Có những công việc phải suy nghĩ trong nhiều
giờ, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm.
3.Cấu trúc của hoạt động quản lý
a)Căn cứ vào chu trình quản lý
Khái niệm chu trình quản lý ở đây được hiểu là một tổng thể các hành
động được tiến hành có trật tư liên tục và đảm bảo để người lãnh đạo đạt
được mục tiêu đề ra.
Theo quan điểm này trong chu trình quản lý tập hợp các hành động

khác nhau và được thực hiện trong những khoảng thời gian khác nhau nhưng
chúng đều hướng vào việc đạt mục đích nhất định. Đó là dấu hiệu thống nhất
chung các yếu tố hoạt động của người lãnh đạo
Về vấn đề này có những ý kiến khác nhau:
Có người kê ra các yếu tố như: chuẩn bị, ra quyết định quản lý và tổ
chức thực hiện quyết định.
Có người lại nêu ra 10 yếu tố: Thu thập thông tin, đánh giá thông tin,
đặt vấn đề, chuẩn bị dự án quyết định, ra quyết định, tổ chức, kiểm tra
thường xuyên, phản ứng, kiểm tra thực hiện, đánh gía kết quả.
7
www.hanhchinh.com.vn
Xem xét hoạt động quản lý theo các giai đoạn thì chúng ta nhận thấy
rằng về thực chất khái niệm chu trình quản lý đồng dạng với hoạt động quản
lý người lãnh đạo. theo sơ đồ sau
b)Tiến hành qua việc mô tả các hình thức công việc của người lãnh đạo
diễn ra theo thời gian.
Theo cách này người ta phân chia hoạt động của người lãnh đạo ra
thành các đơn vị kinh nghiệm hoạt động như: Tổ chức hội nghị, tiếp khách,
xây dựng kế hoạch, giao tiếp với mọi người, kiếm tra các hoạt động của bộ
phận giúp việc và những người dưới quyền.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì tất cả các đơn vị kinh
nghiệm hoạt động của người lãnh đạo như trên đều bao gồm 3 đơn vị lý
thuyết có liên quan với nhau và được gọi là:
Hoạt động nhận thức. Hoạt động ra quyết định, hoạt động tổ chức thực
hiện quýêt định.
Có thể nói rằng, cả ba đơn vị lý thuyết này luôn có mặt rtong các giai
đọan của chu trình quản lý cũng như trong từng đơn vị kinh nghiệm của họat
động quản lý, lãnh đạo.
c)Dưới góc độ tâm lý học, người ta phân tích cấu trúc họat động quản lý
như sau:

+ Họat động nhận thức.
Đối tượng của họat động nhận thức là đối tượng quản lý,
Mục đích của họat động nhận thức là xây dựng trong ý thức của người
lãnh đạo một mô hình những khái niệm và tình huống họat động, các nhiệm
vụ và điều kiện tác động lên tính huống đó.
+ Họat động ra quyết định
Đối tượng của họat động ra quyết định là đối tượng họat động nhận
thức. Trong trường hợp chung, đó là mô hình lý tưởng về tình huống họat
động, các nhiệm vụ và điều kiện tác động lên tính huống đó.
Mục đích của họat động này là hình thành trong ý thức người lãnh đạo
một mô hình lý tưởng về hạot động của người thức hành và chấp hành.
+ Hoạt động tổ chức thực hiện quyết định.
Đối tượng của họat động tổ chưc thực hiện là họat động thừa hành của
những người dưới quyền
8
www.hanhchinh.com.vn
Mục đích của nó là việc thực hiện thức tế của những người dưới
quyền trong họat động thừa hành.
Câu 3: Phân tích những yếu tố tâm lý trong hoạt động của người quản
lý?
1.Các dạng hoạt động cơ bản của người lãnh đạo, quản lý.
Nhà quản lý, dù ở cấp tổ chức nào đều phải có các hoạt động giống
nhau mà kết quả cuối cùng là cho ra các quyết định quản lý và triển khai các
quyết định đó ra thực tế các hoạt động chủ yếu là.
a)Lập kế hoạch, tổ chức, điều hành,, lãnh đạo, phân phối (nếu có), kiểm
tra và báo cáo.
Hoạt động cơ bản của người quản lý, Lãnh đạo được chia thành nhiều
loại khác nhau, căn cứ vào các khía cạnh khác nhau của của hoạt động quản

Nếu căn cứ vào kỹ năng quản lý ta có các dạng hoạt động

+ Nhận thức
+ Giao tiếp (cấp trên, cấp dưới,đồng nghiệp )
+ Hoạt động chuyên môn.
Nếu căn cứ vào chu trình và tổ chức thực hiện quyết định quản lý ta có
các dạng hoạt động:
+ Ra quyết định.
+ Tổ chức thực hiện quyết định
+ Kiểm tra việc thực hiện quyết định
+ Tổng kết, đánh giá, thực hiện quyết định
Căn cứ vào đối tượng, mục đích, động cơ, hành động và kết quả người ta
chia hoạt động của người lãnh đạo thành thành bốn đơn vị lý thuyết có 9ien
quan chặt chẽ với nhau, đó là:
+ Nhận thức.
+ Ra quýêt định
+ Tổ chức thực hiện
+ Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện.
Trên cơ sở phân tích cơ cấu hoạt động của người lãnh đạo, quản lý
người ta đã xác định một số dạng hoạt động cơ bản sau đây:
9
www.hanhchinh.com.vn
+ Lập kế hoạch
+ Tổ chức
+ Lãnh đạo
+ Kiểm soát
Nếu căn cứ vào hoạt động ra quyết định (hoạt động quan trọng) của
người quản lý, ta có các dạng hoạt động :
+ Hoạt động nhận thức trong quá trình chuẩn bị ra quyết định
+ Hoạt động ra quyết định quản lý
2. Các đặc điểm tâm lý trong hoạt động của người lãnh đạo, quản lý
a)Đặc điểm của hoạt động nhận thức của người lãnh đạo.

Hoạt động nhận thức đó là quá trình thu nhận thông tin từ phía đối
tượng.
Người lãnh đạo là người đứng đầu tập thể với vị trí đó họ là những
người nắm được khối lượng thông tin lớn nhất. Trong số các thông tin đến
với người lãnh đạo có thông tin từ trên xuống dưới, có thông tin từ cơ quan
ngang cấp, có thông tin từ dưới lên, và những thông tin từ bên ngòai xã hội
có liên quan đến nhiệm vụ đơn vị, có những thông tin chỉ riêng cho người
lãnh đạo.
Như vậy, để xử lý một khối lượng thông tin, họat động trí tuệ (nhận
thức ) của người lãnh đạo phải là một hgọat động có tác động nhanh, cường
độ lớn và tính cơ động cao.
Trong hoạt động nhận thức phải chú ý những điểm sau đây:
– Phải trung thành với sự thật đó phải có một sự dũng cảm để nhìn vào
sự thật và thừa nhận sự thật đó. Nếu có sự can thiệp không đúng thẩm quyền
hoặc, áp đặt thì trong trường hợp này sẽ làm cho hiệu quản quản lý thấp
thậm chí tổn hại đến uy tín của người lãnh đạo.
– Phải sử dụng các phương pháp nhận thức như: phương pháp anket, nói
chuyện, nghiên cứu tài liệu, quan sát…
Hoạt động nhận thức của người lãnh đạo là rất quan trọng, là điều kiện
để đưa ra một quyết định mang tính khoa học và hợp pháp
b)Đặc điểm tâm lý của việc ra quyết định.
10
www.hanhchinh.com.vn
Ra quyết định về bản chất đó là quá trình tư duy. Ra quyết định là nhằm
đưa đối tượng quản lý từ trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với
nhiệm vụ quản lý
Các quyết định quản lý thường có những khía cạnh tâm lý sau đây:
– Quyết định với tính cách là một quá trình: sự vận động từ chỗ không
hiểu đến chỗ hiểu biết. Quá trình quyết định là quá trình tư duy, kết quả
quyết định phụ thuộc vào độ sâu, bề rộng của tư duy người lãnh đạo.

– Tính chất cá nhân của quyết định. Những quyết định mang tính cá
nhân đòi hỏi người ra quyết định phải có tính quyết đoán cao, có tính độc lập
tính cương quyết như vậy các phẩm chất ý chí tham gia vào quá trình ra
quyết định
– Sự tác động qua lại của những người tham gia vào quá trình quyết
định và sự tiếp nhận của họ khi thực hiện quyết định.
– Sự tíếp nhận quyết định bởi những người thừa hành, với tính cách là
chương trình hoạt động của người thừa hành.
– Những hậu quả giáo dục của của quyết định và ảnh hưởng đến quá
trình phát triển xã hội.
Như vậy trong quá trình ra quyết định các yếu tố tâm lý như tư duy,
tình cảm, ý chí, tâm trạng đều tham gia vào quá trình ra quyết định của
người quản lý. Vì vậy khi ra quyết định cần phải tính đến các yếu tố sau đây:
Thứ nhất: Phải nắm được đặc điểm, tâm lý nhất là nhu cầu, lợi ích trình
độ, tâm trạng và khả năng của những người sẽ thực hiện quyết định những
người có liên quan và chịu hậu quả của việc thực hiện quyết định.
Thứ hai: Phải nắm chắc được đặc điểm tâm lý người tham gia vào việc
ra quyết định, đảm bảo sự lực chọn người tham mưu cho việc ra quyết định
phải khách quan, trung thực thạo việc.
Thứ ba: Phải quan tâm đến vai trò, trách nhiệm của nhóm phản biện,
nhóm thẩm định. Những người tham gia vào nhóm này phải khách quan,
trung thực, tránh chọn những người kém hơn, người dễ dãi và cùng êkíp, bè
cánh.
Thứ tư: Người ra quyết định và bản thân người lãnh đạo phải đặt mình
vào vai trò của người thực hiện để xem xét, kiểm tra tính khả thi, tính trước
những khó khăn, trở ngại phải giải quyết.
Thứ năm: Ký và ban hành quyết định với tâm lý tự tin, nó chứng tỏ
quyết định đã được chuẩn bị chu đáo, có chất lượng và khả năng thực thi.
11
www.hanhchinh.com.vn

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất ra quyết định quản lý;
– Diễn biến của tình huống quản lý và hoàn cảnh tạo ra.
Hoàn cảnh mà gấp gáp thì quyết định phải khẩn trương, hoàn cảnh phức
tạp, khó khăn, quyết định phải hết sức thận trọng.
– Khả năng nhận thức tình huống của người lãnh đạo.
Nhận thức mà không đầy đủ, phân tích không kỹ dẫn đến quyết định
sai lầm.
– Sự tác động qua lại của những người tham gia vào quá trình ra quyết
định.
Nếu những người tham gia vào quá trình ra quyết định nhất trí cao thì
quyết định thường mang tính tích cực, ngược lại thì thiếu tích cực.
– Đặc điểm tâm lý của người ra quyết định.
Khí chất, tính cách, năng lực của chủ thể có có ảnh hưởng trực tiếp tới
quá trình ra quyết định.
Những điều kiện để đảm bảo hiệu quả của những quyết định.
Những quyết định được dựa vào không chỉ theo những luận cứ kinh tế,
kỹ thuật, luật pháp mà còn dựa vào những tiêu chuẩn tâm lý
– Phải làm cho cho người dưới quyền tin là quyết định thực sự có căn
cứ.
– Quyết định phải mang tính kịp thời.
– Tính đúng đắn và tính nghiêm minh của quyết định.
– Tính khả thi của quyết định
c)Đặc điểm hoạt động tổ chức thực hiện quyết định của người lãnh đạo
Đặc điểm của họat động tổ chức thực hiện quyết định biểu hiện ở chỗ:
công tác tổ chức của người lãnh đạo ở đây không phải là là họat đông của
bản thân mình mà là hoạt động của nhiều người khác gây tác động đến nhiều
người khác để họ làm chủ được mình, có thái độ khẩn trương với tập thể. Do
vậy ý chí của người lãnh đạo luôn gây tác động trực tiếp đối với người
chung quanh, với đối tượng quản lý
Truyền đạt quyết định:

Việc truyền đạt quyết định làm cho người thực hiện hiểu rõ nhiệm vụ
được giao. Vì vậy việc truyền đạt quyết định vừa làm cho người thực hiện
12
www.hanhchinh.com.vn
nhận thức, vừa phải gây ở họ những cảm xúc nhất định sao cho họ huy động
được mọi tiềm năng hoạt động của mình.
Những yêu cầu tâm lý khi truyền đạt quyết định:
+ Người lãnh đạo không chỉ thông báo cho người thực hiện quyết định
hiểu đúng nội dung cơ bản của quyết định mà phải thuyết phục họ quyết
định đó là đúng đắn, cần thiết.
+ Người lãnh đạo nên tránh những biểu hiện xúc cảm không cần thiết
ảnh hưởng đến tâm lý của người thực hiện như sự lo lắng, sự vui mừng, khi
quyết định không có lợi hoặc có lợi cho họ.
+ Hình thức, phương pháp truyền đạt quyết định phải phù hợp với đặc
điểm tâm lý người thực hiện, vì vậy cần phải nắm được đặc điểm nhân cách
của từng người
+ Khi truyền đạt quyết định không nên tạo ra sức ép quá mức, gây tình
trạng căng thẳng trong tư tưởng và giảm tính sáng tạo.
Phân công nhiệm vụ
Nguyên tắc lực chọn người là xuất phát từ yêu cầu công việc để chọn
người” đặt người đúng việc”. Khi triển khai thực hiện quyết định lựa chọn
được người thực hiện rối thì phải giao việc cho họ thật cụ thể, rõ ràng. Giao
việc đống thời giao quyền hạn tương ứng. Phải hoàn toàn tin tưởng họ mới
khuyến khích họ chủ động và sáng tạo trong công việc .
Cung cấp những phương tiện cần thiết cho người thừa hành và tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp cho hiệu quả lao động
Động viên cá nhân và tập thể thực hiện quyết định:
Người quản lý phải xuất hiện đúng lúc và đúng nơi cần thiết trong quá
trình tổ chức thực hiện quyết định. Đây là điều kiện cần thiết để giải quyết
kịp thời khó khăn, động viên khuyến khích kịp thời những sáng kiến. Nó

chứng tỏ người quản lý thạo việc, sâu sát và thương yêu và thông cảm với
người dưới quyền.
– Trong quá trình triển khai thực hiện quyết định việc tổ chức sẽ gặp
một loạt các yếu tố cả trở tâm lý cần khắc phục.
– Trước hết: đó là sức ý về thói quen, vì vậy việc thực hiện đó sẽ gặp
phải những sự chống đối về tâm lý của bản thân những người thừa hành
muốn duy trì nếp sinh hoạt cũ.
– Thứ hai: sự chậm trễ trong việc nắm bắt tư tưởng mới. Phải có thời
gian để tiếp cận làm quen đối với người thừa hành
13
www.hanhchinh.com.vn
Thứ ba: nghệ thuật truyền quyết định của người lãnh đạo là một yếu tố
ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện quyết định.
d)Kiểm tra và đánh gía việc thực hiện
Kiểm tra giũ vị trí đặc biệt trong số nhiều biện pháp nhằm đảm bảo thực
hiện quyết định, nó là một trong những yêu cầu của người lãnh đạo đồng
thời cũng là một biện pháp động viên khuyến khích người thừa hành nhiệm
vụ
Nhiệm vụ của công tác kiểm tra là
– Khái quát toàn cảnh việc thực hiện quyết định,
– Kịp thời phát hiện và uốn nắn những lệch lạc của người thừa hành để
hoạt động đi đúng hướng,
– Kịp thời phát hiện những khó khăn và những vấn đề nẩy sinh cản trở
quá trình thực hiện quyết định.
Hoạt động kiểm tra thực hiện những chức năng sau đây:
– Chức năng liên hệ ngược.
– Chức năng định huớng hoạt động.
– Chức năng động viên khuyến khích.
Kiểm tra không phải để phát hiện những hiều sót và kèm theo chế tài.
Điều quan trọng của kiểm tra là không hướng vào những thiếu sót mà chính

là phát hiện ra những nguồn lực còn chưa khai thác hết để thuyết phục, động
viên tư tưởng người dưới quyền và phát huy tối đa các nguồn lực đó.
Hiệu quả của công tác kiểm tra chỉ được tốt khi người thực hiện nhiệm
vụ coi kiểm tra là hình thức giúp đỡ về nghiệp vụ và nâng đỡ tinh thần cho
họ, từ đó xây dựng mối quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa người
kiểm tra và người bị kiểm tra.
Làm tốt công tác kiểm tra và đánh giá việc thực hiện sẽ góp phần làm
cho công tác lãnh đạo, quản lý có hiệu lực và hiệu quả.
Câu 4: Động cơ hoạt đông là gì? Phương pháp đánh giá động cơ hoạt
động của cán bộ, công chức hiện nay?
Trong lãnh đạo quản lý sai lầm nào cũng trả giá, nhưng sai lầm về con
người thì lịch sử đã cho những bài học khắc nghiệt
Vậy cái gì đã thức đẩy con người hành động. Điều đó phụ thuộc vào ý
thức và nhận thức trong định hướng giá trị của mình mà thể hiện bằng hành
vi động cơ thúc đẩy có ở mỗi người.
14
www.hanhchinh.com.vn
Công việc của người quản lý là phải nắm được động cơ thúc đẩy công
việc của người dưới quyền .
1.Động cơ hoạt động của con người – Động cơ thúc đẩy công việc
a)Định nghĩa về động cơ
Nếu ta nói mục đích là đòi hỏi con người họat động nhằm đạt tới cái gì
đó thì động cơ được hiểu như động lực để tham gia hoạt động ấy
“ Động cơ là một trạng thái bên trong thúc đẩy khả năng làm việc, làm
tăng sự nhiệt tình đối với công việc và nó hướng thái độ của chủ thể vào
những mục đích”
“Động cơ là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người,
thúc đẩy con người hoạt động theo mục tiêu nhất định nhằm làm thoả mãn
nhu cầu tình cảm, của con người”
Như vậy trong động cơ có hai thành tố cơ bản đó là: nhu cầu và tình

cảm. Đây là hai mặt luôn luôn gắn liền với nhau không thể tách rời trong
thực tế được .
Động cơ của con người vô cùng khó nắm bắt bởi mấy lẽ sau đây:
– Con người thường bao che, che đậy động cơ thực của mình bằng
nhiều cách vì nói thật ra bị người đời phê phán, ghét bỏ.
– Động cơ luôn biến đổi theo thời cuộc, lúc đầu mục tiêu của nó chưa
rõ, chưa cụ thể chưa phù hợp với mọi người nên thường phải che dấu
– Động cơ con người rất phong phú phức tạp đan xen cả vào đời sống
tâm hồn của con người.
Trong tâm lý học cần phân biệt động cơ bên ngòai và động cơ bên
trong.
Động cơ bên ngòai nằm ngòai họat động của con người, từ phía những
điều kiện khách quan chi phối đến con người, thúc đẩy con người hành
động.
Động cơ bên trong là nguyên nhân nội tại, là niềm tin, tình cảm là khát
vọng bên trong thôi thúc con người hành động để đạt mục đích.
Người quản lý cần lưu tâm cần qua tâm đến cả hai lọai động cơ này
song cố gắng phải xây dựng ở mỗi người lao động, làm việc phải có động
lực và động lực phải phát sinh từ khát vọng nội tại.
Ví dụ: khi tìm hiểu động cơ làm việc nhiệt tình của tập thể
15
www.hanhchinh.com.vn
– Tập thể A. Xuất phát từ động cơ ngoài (có phái đòan kiểm tra, người
lãnh đạo đưa ra một lợi ích vật chất)
– Tập thể B. Xuất phát từ động cơ bên trong (do thấy ý nghĩa của công
việc, tình cảm, ham muốn…)
Rõ ràng cả hai tập thể đếu làm việc nhiệt tình (nếu nhìn vào biểu hiện
bên ngòai ) nhưng tập thể B sẽ làm việc tốt hơn, thường xuyên hơn.
2. Các phương pháp đánh giá động cơ hoạt động
Động cơ là một yếu tố rất phức tạp, khi đánh giá động cơ phải luôn

luôn gắn với hoàn cảnh làm việc của người đó.
Có hai cách đánh giá động cơ: Đánh gía qua sự tham gia vào công việc
và mối quan tâm tới nghề nghiệp của người được đánh giá.
a)Đánh giá sự tham gia của cán bộ vào công việc.
Có hai cách đánh giá:
+ Quan sát hành vi của người cán bộ, ghi nhận sự tham gia thực tế và
mức độ tham gia của người đó so với chức năng và nhiệm vụ của cơ quan.
+ Phân tích kết quả làm việc theo nhiệm vụ được giao (chuyên viên,
chuyên viên chính)
Trên thực tế, bất kỳ một cán bộ nào muốn thực hiện một công việc có
chất lượng phải có năng lực và động cơ làm việc.
Có nhiều lý thuyết về động cơ hoạt động, trong số các lý thuyết này có có
hai lý thuyết cần thiết cho việc tiến hành chuẩn đoán khi một cán bộ không
có động cơ hoạt động.
Thuyết kỳ vọng của VROOM.
Động cơ là sản phẩm của ba yếu tố.
Động cơ = Sự kỳ vọng x Lợi ích x Gía trị.
– Sự kỳ vọng; tương ứng với sự cố gắng ( về thể chất, tinh thần, tài
chính…) sẽ mang lại kết quả tốt.
– Lợi ích; tương ứng với một kết quả tốt sẽ mang tới một hiệu quả tích
cực.
– Gía trị; tương ứng với các kết quả đạt được hoặc sự thỏa mãn về tinh
thần ( niềm thích thú) có được khi thấy các hiệu quả tích cực trở
thành hiện thực.
Thuyết của DECI và RYAN.
16
www.hanhchinh.com.vn
Lý thuyết này cho rằng, động cơ hoạt động của cán bộ trước hết phụ thuộc
vào hai yếu tố; cảm giác về năng lực của bản thân với hoạt động và cảm giác
về sự quyết tâm của bản than với việc thực hiện hoạt động.

b)Đánh giá mối quan tâm tới nghề nghiệp:
Mối quan tâm nghề nghiệp của một cán bộ vời công việc tương ứng với
sở thích, những vấn đề mà người đó coi trọng trong công việc đang làm hoặc
hoàn cảnh làm việc mà anh ta cảm thấy dễ chịu.
Để đánh giá mối quan tâm nghề nghiệp người ta dùng hai phương pháp
để đánh giá:
– Gặp gỡ cá nhân: Để xác định mối quan tâm nghề nghiệp
– Dùng bảng câu hỏi về mối quan tâm nghề nghiệp (điều tra xã hội học)
Động cơ làm việc của lao động trí óc.
+ Động cơ kinh tế.
+ Động cơ quán tính, thói quen.
+ Động cơ đố kị (có những người trong một giai đoạn nào đó, họ làm
việc chỉ vì cạnh tranh để tồn tại. Họ sẵn sàng công phá kìm hãm người
khác).
+ Động cơ lương tâm trách nhiệm ( thầy thuốc, thầy giáo)
Động cơ làm việc của lao động chân tay
+ Động cơ kinh tế
+ Động cơ sợ ( Sợ sa thải, chuyển chỗ làm việc…)
+ Động cơ thay đổi, vươn lên.
+ Động cơ quán tính, thói quen.
+ Động cơ cạnh tranh để không bị thua kém người khác.
Ngoài ra, động cơ làm việc của người lãnh đạo
+ Động cơ kinh tế (đây là động cơ rất quyết định, nhưng không phải là
duy nhất trong đời thường)
Nếu một cán bộ làm việc chỉ vì tiền bạc thì sớm muộn họ cũng bị hư
hỏng (tham nhũng,phạm tội )
+ Người lãnh đạo còn làm việc vì một động cơ lớn thứ hai là lương tâm,
trách nhiệm
17
www.hanhchinh.com.vn

+ Vì động cơ danh tiếng, để khẳng định tài năng, tầm quan trọng, kinh
nghiệm quản lý của mình
+ Động cơ quán tính: đó là động cơ làm việc của những người lãnh đạo
bình thường, họ làm việc vì chức trách, không có gì đặc sắc
+ Người lãnh đạo làm việc còn vì động cơ nhằm khẳng định y quyền, vị
trí của mình. Đây là những cán bộ lãnh đạo tầm thường, do bon chen, xu
nịnh, thủ đọan lèo lá mà được đề bạt.
Câu 5: Phân tích các phương pháp đánh giá động cơ hoạt động?
a)Định nghĩa về động cơ
Nếu ta nói mục đích là đòi hỏi con người họat động nhằm đạt tới cái gì
đó thì động cơ được hiểu như động lực để tham gia hoạt động ấy
“ Động cơ là một trạng thái bên trong thúc đẩy khả năng làm việc, làm
tăng sự nhiệt tình đối với công việc và nó hướng thái độ của chủ thể vào
những mục đích”
“Động cơ là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người,
thúc đẩy con người hoạt động theo mục tiêu nhất định nhằm làm thoả mãn
nhu cầu tình cảm, của con người”
Như vậy trong động cơ có hai thành tố cơ bản đó là: nhu cầu và tình
cảm. Đây là hai mặt luôn luôn gắn liền với nhau không thể tách rời trong
thực tế được .
Động cơ của con người vô cùng khó nắm bắt bởi mấy lẽ sau đây:
– Con người thường bao che, che đậy động cơ thực của mình bằng
nhiều cách vì nói thật ra bị người đời phê phán, ghét bỏ.
– Động cơ luôn biến đổi theo thời cuộc, lúc đầu mục tiêu của nó chưa
rõ, chưa cụ thể chưa phù hợp với mọi người nên thường phải che dấu
– Động cơ con người rất phong phú phức tạp đan xen cả vào đời sống
tâm hồn của con người.
Trong tâm lý học cần phân biệt động cơ bên ngòai và động cơ bên
trong.
Động cơ bên ngòai nằm ngòai họat động của con người, từ phía những

điều kiện khách quan chi phối đến con người, thúc đẩy con người hành
động.
Động cơ bên trong là nguyên nhân nội tại, là niềm tin, tình cảm là khát
vọng bên trong thôi thúc con người hành động để đạt mục đích.
18
www.hanhchinh.com.vn
Người quản lý cần lưu tâm cần qua tâm đến cả hai lọai động cơ này
song cố gắng phải xây dựng ở mỗi người lao động, làm việc phải có động
lực và động lực phải phát sinh từ khát vọng nội tại.
Ví dụ: khi tìm hiểu động cơ làm việc nhiệt tình của tập thể
– Tập thể A. Xuất phát từ động cơ ngoài (có phái đòan kiểm tra, người
lãnh đạo đưa ra một lợi ích vật chất)
– Tập thể B. Xuất phát từ động cơ bên trong (do thấy ý nghĩa của công
việc, tình cảm, ham muốn…)
Rõ ràng cả hai tập thể đếu làm việc nhiệt tình (nếu nhìn vào biểu hiện
bên ngòai ) nhưng tập thể B sẽ làm việc tốt hơn, thường xuyên hơn.
b) Trước tiên cần làm rõ động cơ thúc đẩy và sự thoã mãn là khác nhau.
Động cơ thúc đẩy là xu hướng, và là sự cố gắng để thoả mãn một mong
muốn hoặc một mục tiêu
Sự thoả mãn là sự toại nguyện khi điều mong mỏi được đáp ứng.
Nói cách khác động cơ thúc đẩy là xu thế đi tới một kết quả
Còn sự thoả mãn là kết quả đã đạt được thông qua hoạt động .
Như vậy người quản lý cần hiểu được là một người có thể có sự thoả
mãn cao về công việc nhưng lại có một mức độ thấp về động cơ thúc đẩy
công việc, hoặc ngược lại.
Điều này xảy ra trong thực tế là những người có động cơ thúc đẩy
mạnh nhưng ít thoả mãn về công việc thì họ có xu hướng so sánh và hay tìm
những vị trí công tác khác.
Những người có động cơ thúc đẩy công việc cao ít cần sự lãnh đạo và
kiểm soát hơn, có trách nhiệm hơn trong công việc. Trong quản lý, các

phương pháp đáp ứng nhu cầu con người sẽ có ảnh hưởng tốt tới động cơ
thúc đẩy cá nhân và dẫn tới có điều kiện làm tăng hiệu quả công việc.
Động cơ thúc đẩy công việc là một mối quan tâm quan trọng của tổ
chức, bởi vì:
– Nó là nhân tố quyết định để mọi người tham gia trong một tổ chức
– Người cán bộ quản lý kiểm soát được thái độ của cán bộ công chức.
Từ cơ cấu động cơ thúc đẩy tạo nên hai loại hành vi công chức có bản
chất khác nhau (Từ đó cũng hình thành nhân cách khác nhau)
19
www.hanhchinh.com.vn
– Hành vi của họ được hướng tới các mục tiêu chung của nền hành
chính, vì nhân dân mà phục vụ.
– Hành vi của họ một phần hướng tới mục tiêu chung, và phần khác
hướng vào tính tư lợi cho bản thân. Vì vậy họ theo đuổi mục đích nằm trong
lợi ích của chính họ tức là có sư pha trộn giữa một phần tư lợi và một phần
vì lợi ích người khác, vì lợi ích chung .
Trên cơ sở động cơ thúc, người ta chia ra 5 kiểu (mẫu) người công
chức : bon chen, bảo thủ, nhiệt tình, ủng hộ và chính khách.
Động cơ là một yếu tố rất phức tạp, khi đánh giá động cơ phải luôn luôn gắn
với hoàn cảnh làm việc của người đó.
c)Có hai cách đánh giá động cơ hoạt động chủ yếu là; đánh gía qua sự
tham gia vào công việc và mối quan tâm tới nghề nghiệp của người được
đánh giá.
d)Đánh giá sự tham gia của cán bộ vào công việc.
Có hai cách đánh giá:
+ Quan sát hành vi của người cán bộ, ghi nhận sự tham gia thực tế và
mức độ tham gia của người đó so với chức năng và nhiệm vụ của cơ quan.
+ Phân tích kết quả làm việc theo nhiệm vụ được giao (chuyên viên,
chuyên viên chính)
Trên thực tế, bất kỳ một cán bộ nào muốn thực hiện một công việc có

chất lượng phải có năng lực và động cơ làm việc.
Có nhiều lý thuyết về động cơ hoạt động, trong số các lý thuyết này có có
hai lý thuyết cần thiết cho việc tiến hành chuẩn đoán khi một cán bộ không
có động cơ hoạt động.
Thuyết kỳ vọng của VROOM.
Động cơ là sản phẩm của ba yếu tố.
Động cơ = Sự kỳ vọng x Lợi ích x Gía trị.
– Sự kỳ vọng; tương ứng với sự cố gắng ( về thể chất, tinh thần, tài
chính…) sẽ mang lại kết quả tốt.
– Lợi ích; tương ứng với một kết quả tốt sẽ mang tới một hiệu quả tích
cực.
– Gía trị; tương ứng với các kết quả đạt được hoặc sự thỏa mãn về tinh
thần ( niềm thích thú) có được khi thấy các hiệu quả tích cực trở
thành hiện thực.
20
www.hanhchinh.com.vn
Thuyết của DECI và RYAN.
Lý thuyết này cho rằng, động cơ hoạt động của cán bộ trước hết phụ thuộc
vào hai yếu tố; cảm giác về năng lực của bản thân với hoạt động và cảm giác
về sự quyết tâm của bản than với việc thực hiện hoạt động.
e) Đánh giá mối quan tâm tới nghề nghiệp:
Mối quan tâm nghề nghiệp của một cán bộ vời công việc tương ứng với
sở thích, những vấn đề mà người đó coi trọng trong công việc đang làm hoặc
hoàn cảnh làm việc mà anh ta cảm thấy dễ chịu.
Để đánh giá mối quan tâm nghề nghiệp người ta dùng hai phương pháp
để đánh giá:
– Gặp gỡ cá nhân: Để xác định mối quan tâm nghề nghiệp
– Dùng bảng câu hỏi về mối quan tâm nghề nghiệp (điều tra xã hội học)
Động cơ làm việc của lao động trí óc.
+ Động cơ kinh tế.

+ Động cơ quán tính, thói quen.
+ Động cơ đố kị (có những người trong một giai đoạn nào đó, họ làm
việc chỉ vì cạnh tranh để tồn tại. Họ sẵn sàng công phá kìm hãm người
khác).
+ Động cơ lương tâm trách nhiệm ( thầy thuốc, thầy giáo)
Động cơ làm việc của lao động chân tay
+ Động cơ kinh tế
+ Động cơ sợ ( Sợ sa thải, chuyển chỗ làm việc…)
+ Động cơ thay đổi, vươn lên.
+ Động cơ quán tính, thói quen.
+ Động cơ cạnh tranh để không bị thua kém người khác.
Ngoài ra, động cơ làm việc của người lãnh đạo
+ Động cơ kinh tế (đây là động cơ rất quyết định, nhưng không phải là
duy nhất trong đời thường)
Nếu một cán bộ làm việc chỉ vì tiền bạc thì sớm muộn họ cũng bị hư
hỏng (tham nhũng,phạm tội )
+ Người lãnh đạo còn làm việc vì một động cơ lớn thứ hai là lương tâm,
trách nhiệm
21
www.hanhchinh.com.vn
+ Vì động cơ danh tiếng, để khẳng định tài năng, tầm quan trọng, kinh
nghiệm quản lý của mình
+ Động cơ quán tính: đó là động cơ làm việc của những người lãnh đạo
bình thường, họ làm việc vì chức trách, không có gì đặc sắc
+ Người lãnh đạo làm việc còn vì động cơ nhằm khẳng định y quyền, vị
trí của mình. Đây là những cán bộ lãnh đạo tầm thường, do bon chen, xu
nịnh, thủ đọan lèo lá mà được đề bạt.
.
.
Câu 10: Tập thể là gì? Tập thể phát triển theo mấy giai đoạn? Mỗi giai

đoạn cần có phong các quản lý gì?
1.Khái niệm về tập thể
Để hiểu rõ khái niệm tập thể, cần phân biệt rõ khái niệm nhóm là một
cộng đồng người được thống nhất với nhau trên cơ sở những một số dấu hiệu
chung có quan hệ đến hoạt động gián tiếp hay trực tiếp nào đó.
Không phải bất cứ nhóm nào cũng là một tập thể, Khái niệm tập thể để
chỉ một nhóm người ở một trình độ phát triển nhất định, nhóm là một khái
niệm rộng hơn tập thể, tập thể là một khái niệm để chỉ ra một nhóm chính
thức có trình độ phát triển cao
Tập thể là một nhóm người có tổ chức, phối hợp với nhau một cách chặt
chẽ trong hoạt động vì một mục đích chung, sự tồn tại và phát triển của tập
thể dựa trên cơ sở thoả mãn và kết hợp hài hoà giữa lợi ích của cá nhân và lợi
ích chung (lợi ích tập thể và lợi ích xã hội ). Những đặc điểm của cơ bản của
tập thể là :
Là một nhóm người cùng nhau tiến hành hoạt động chung
Có tổ chức chặt chẽ, mục tiêu họat động mang ý nghĩa xã hội.
Có sự quan tâm lợi ích cá nhân và lợi ích và lợi ích chung
Tập thể có thể phân thành ba loại
+ Tập thể cơ sở: là tập thể nhỏ nhất trong đó không còn sự phân chia
chính thức nào khác. Trong tập thể cơ sở mọi người giao tiếp với nhau một
cách trực tiếp, thường xuyên, có nhận thức và tình cảm rõ rệt đối với nhau.
22
www.hanhchinh.com.vn
+ Tập thể bậc hai: Là bộ phận của cơ quan, xí nghiệp, khoa ở các trường
đại học, các phòng ban trong cơ quan tổ chức hành chính.
+ Tập thể chính ( thứ cấp): là một phạm trù rộng hơn, trong tập thể này
các mục đích và các quan hệ dựa trên ý nghĩa xã hội sâu xa hơn và xúât phát
từ những nhiệm vụ của xã hội. Các cơ quan, tổ chức lớn, các nhà máy,xí
nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu chính là tập thể thứ cấp.
2.Cấu trúc của tập thể

Trong bất kỳ một tập thể nào cũng tồn tại hai loại cấu trúc: Cấu trúc
chính thức và cấu không chính thức
a) Cấu trúc chính thức:
Là hệ thống tổ chức của bộ máy cơ quan, đơn vị …được thành lập do
cấp trên quy định bằng văn bản có tính chất pháp quy.
Cấu trúc chính thức của tập thể các cơ quan hành chính nhà nước được
hình thành trên cơ sở những nhiệm vụ, chức năng của nó, để đáp ứng được
mục tiêu của cơ quan tổ chức trong cơ cấu chính thức của nó được quy định
rõ về tổ chức hành chính, biên chế, mối quan hệ ngang trong nội bộ tổ chức,
cơ quan đó với các tổ chức cơ quan khác
Cấu trúc chính thức là điều kiện quan trọng nhất trong tổ chức hoạt
động của cơ quan, được coi là cơ sở tâm lý để tăng cường ý chí, trí tuệ, và
cảm xúc, góp phần nâng cao hiệu qủa lao động của từng cá nhân trong tổ
chức.
b) Cấu trúc không chính thức
Là những nhóm tồn tại trong tập thể không bằng con đường chính thức.
Nói cách khác, sự hình thành chúng không dựa trên cơ sở quy định của cấp
trên. Cấu trúc không chính thức được hình thành thông qua quan hệ giao tiếp
trực tiếp giữa cá nhân trong tập thể trong quá trình làm việc, do sự gần gũi
với nhau về quan niệm sống, về sở thích cá nhân lý tưởng nghề nghiệp, tính
cách…Như vậy, cấu trúc không chính thức được tạo nên trên cơ sở quan hệ
tình cảm giữa các cá nhân trong qua trình hoạt động.
Trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, bên cạnh cơ cấu
chính thức, các nhà lãnh đạo quản lý cần dành sự quan tâm tới cơ cấu không
chính thức. Ngừơi ta phân biệt hai loại cơ cấu không chính thức .
23
www.hanhchinh.com.vn
– Cơ cấu không chính thức để mở: Đây là nhóm có mục tiêu hoạt động
tích cực trong cơ quan, tổ chức, hoạt đông của các nhóm này giúp tập thể
thêm đa dạng, phong phú có ảnh hưởng tới hoạt động chung của tập thể.

– Cơ cấu không chính thức khép kín: Là những nhóm có mục tiêu hoạt
động ngược lại với mục tiêiu của tổ chức, mang tính chất mờ ám, chống đối
lãnh đạo, ngăn ngừa những nhóm không chính thức này là nhiệm vụ cần thiết
và không dễ dàng của các nhà quản lý
3.Các giai đoạn phát triển của tập thể các tổ chức cơ quan Nhà nước
Các tổ chức cơ quan nhà nước cũng như bất kỳ một tập thể lao động
nào, đều được hình thành theo một quy luật nhất định, trải qua các giai đoạn
sau đây:
Giai đoạn thứ nhất:
Tập thể mới được hình thành, mọi người vừa mới tập trung lại, chưa ai
biết ai, chưa có mối quan hệ qua lại. Sau đó mối quan hệ qua lại giữa các
thành viên trong tập thể bắt đầu nảy sinh trên cơ sở công việc. Mỗi người đầu
cố gắng khẳng định vai trò và khả năng của mình trong tập thể. Kỷ luật tập
thể bắt đấu được hình thành. Trong giai đoạn này rất dễ nẩy sinh xung đột
trong tập thể. Trong tổ chức, cơ quan có thể có những phần tử tiêu cực, họ
mang vào tập thể những thói hư tập xấu, vô ý thức tổ chức, kỷ luật.
Nhiệm vụ người lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn này là ổn định tổ
chức đề cao kỷ luật lao động. Phong cách lãnh đạo thích hợp trong giai đoạn
này là phong cách chuyên chế, sử dụng phương pháp mệnh lệnh để điều hành
công việc.
Giai đoạn thứ hai:
Mối quan hệ liên cá nhân đã trở nên chặt chẽ hơn. Kỷ luật lao động đã
được củng củng cố vững chắc hơn. Trong giai đoạn này đã xuất hiện những
hạt nhân tích cực, trở thành chỗ dựa của người quản lý. Người quản lý cần
chuyển từng phần chức năng thích hợp cho cho những nguời này, phát huy
vai trò của họ trong hoạt động của tổ chức.
Giai đoạn này có sự phân hoá nhóm. Tập thể phân hoá thành những
nhóm khác nhau do yêu cầu của người lãnh đạo .
+ Nhóm tích cực :
+ Nhóm thụ động lành mạnh

24
www.hanhchinh.com.vn
+ Nhóm thụ động tiêu cực
+ Nhóm iêu cực chống đối.
Trong giai đoạn này, thái độ đối với nhiệm vụ tập thể là chỉ số xác định
các phân nhóm. Nhóm cốt cán đóng vai trò ngày càng lớn trong việc hình
thành những dư luận xã hội của tập thể, trong việc ủng hộ những hoạt động
của ngườ lãnh đạo, thúc đẩy tập thể phát triển.Người lãnh đạo phải biết cách
dựa vào đội ngũ cán bộ, ủng hộ những yêu cầu của họ và tạo điều kiệnthuận
lợi cho nhóm thụ động lành mạnh chuyển hoá thành nhóm tích cực. Với
nhóm tiêu cực thì phải đấu tranh mạnh mẽ họ phải chuyểnhoá từ tâm trạng
đối lập sang trang thái hoà đồng.
Tóm lại ở giai đoạn này người lãnh đạo phải có cách xử sự khác nhau
tuỳ theo mỗi thành viên thuộc ở phân nhóm nào, Trên cơ sở đó sẽ giúp cho
tập thể chuyển hoá sang giai đoạn phát triển mới
Phong cách quản lý tổ chức thích hợp trong giai đoạn này là sự kết hợp
giữa hai phong cách lãnh đạo: phong cách chuyên chế và phong cách dân
chủ.
Giai đoạn thứ ba:
Tổ chức cơ quan đã có trình độ phát triển cao. Ý thức trách nhiệm trong từng
thành viên đã được nâng cao. Mỗi thành viên trong tập thể đều nhận thức rõ
nhiệm vụ của tổ chức. Kỷ luật tập thể ngày càng được củng cố. Mối quan hệ
giữa các thành viên trong tâp thể trở nên bền vững hơn. Trong giai đoạn này
người lãnh đạo chuyển sang phong cách lãnh đạo dân chủ.
Câu 11: Xung đột tâm lý là gì? Có những loại xung đột nào xảy ra trong
tổ chức cơ quan nhà nước? Nguyên nhân?
1.Xung đột tâm lý
Xung đột là vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thề các tổ
chức, cơ quan. Đó là hiện tượng tâm lý vốn có giữa con người với con người
trong tập thể.

Xung đột tập thể là những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng nảy sinh
giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong tập
thể. Đây là một vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thể tổ
chức, đó là hiện tượng tâm lý vốn có của con người.
Các loại xung đột
25
đường giải pháp, hình thành và tăng trưởng nhân cách người chỉ huy quản lýcũng như yếu tố đào tạo và giảng dạy tu dưỡng cán bộ chỉ huy. Nghiên cứu những yếu tố tương quan tới việc động viên, thôi thúc họatđộng cá thể và tập thể lao động. Ví dụ : Như nhu yếu, động cơ thao tác, cácđịnh hướng giá trị xã hội, tâm thế những thành viên. www.hanhchinh.com. vnNghiên cứu những yếu tố trong những tổ chức triển khai cán bộ, như việc tuyểnchọn nhìn nhận sắp xếp cán bộ, trong công tác làm việc tư tưởng và công tác làm việc kiểm tra. Thực tế lúc bấy giờ hoàn toàn có thể nghiên cứu và điều tra những yếu tố sau + Những khó khăn vất vả thường gặp phải trong họat động của người lãnhđạo. + Xung đột tâm lý trong mạng lưới hệ thống xã hội, giúp cho việc tìm ra nhữngkhâu có ý nghĩa nhất trong họat động. + Những vi phạm của người chỉ huy so với qui định về chức vụ, sựlạm quyền. 2. Phương pháp nghiên cứu và điều tra tâm lý nói chunga ) Phương pháp quan sát. Nhà nghiên cứu và điều tra trực tiếp đi thị sát quần chúng nhân dân, dùng tai đểnghe quan điểm của họ, dùng mắt để để nhìn mọi hiện tượng kỳ lạ xã hội nhằm mục đích thuthập những lượng thông tin đúng mực, sôi động tránh thực trạng tam saothất bản hoặc nghe những lời báo cáo giải trình sai thực sự. Ví dụ 1 số ít công ti nhà máy sản xuất lớn những ông chủ còn thuê 1 số ít nhàchuyên môn tâm lý, xã hội học làm trách nhiệm quan sát tại cổng nhà máy sản xuất, tạinơi thao tác để phát hiên ra những xúc cảm từng người. Chính việc này đãlàm giảm đi được tai nạn đáng tiếc lao động trong nhà máy sản xuất. b ) Phương pháp điều tra và nghiên cứu qua tác dụng, mẫu sản phẩm hoạt động giải trí. Đây là giải pháp điều tra và nghiên cứu tâm lý gián tiếp trải qua sản phẩmmà đối tượng người tiêu dùng nghiên cứu và điều tra đã làm ra. Trong hoạt động giải trí quản lý đó là : báo cáo giải trình, biên bản, kế hoạch, hiệu quả hoạt động giải trí hoàn toàn có thể nhìn nhận những đặc điểm tâm lýnhư năng lượng trình độ, động cơ, thái độ với việc làm, ý chí, khả năngsáng tạo của đối tượng người dùng. Lưu ý, khi nghiên cứu và phân tích tác dụng hoạt động giải trí của ngườilãnh đạo cần tránh lẫn lộn giữa tác dụng của bản thân đó với hiệu quả của tâpthểc ) Phương pháp khái quát những nhận xét độc lậpĐây là chiêu thức trải qua quan điểm nhận xét độc lập của một sốngười ( cấp trên, những người trong ban chỉ huy, những người trong vàngoài tập thể cơ quan … ) về một yếu tố nào đó của đối tượng người dùng nghiên cứu và điều tra đểđánh gía những đặc thù tâm lý cần điều tra và nghiên cứu ở người đó. Cần chú ý quan tâm đốivới giải pháp này việc lựa chọn đối tượng người dùng đủ đáng tin cậy để xin quan điểm là điềuđặc biệt quan trọng. d ) Phương pháp game show “ sắm vai nhà quản lý ” www.hanhchinh.com. vnPhương pháp này được triển khai trải qua việc thiết kế xây dựng một tìnhhuống quản lý đưa đối tượng người tiêu dùng nhập vai để xử lý những trường hợp đó. Ví dụ : + Cấp trên giao một việc rất là không bình thường, xem họ tỏ thái đố nhưthế nào ( Kêu ca phàn nàn và khước từ, cãi cự tranh luận, nhẹ nhàng vạch cáisai ) + Cho cấp dưới hối lộ rất hài hòa và hợp lý cấp trên : Đến mừng đám cướinhưng rất nhiều tiền Cậu chỉ bày vẽ rồi nhận, nạt nộ mắng mỏ vì hành vixấu, cảm ơn và khước từ rồi nhận ) + Giao quyền hành quản lý cho một người trể tuổi có tinh thầnđổi mới để : xác lập năng lượng của thế hệ trẻ, quy mô quản lý mớie ) Phương pháp giám sát tâm lý xã hộiPhương pháp này người nghiên cứu và điều tra tích hợp với giải pháp điều traqua bảng ăng két và giải pháp trắc nghiệm nhằm mục đích xác lập cả về mặt địnhtính, cả về mặt định lượng của môt số hiện tượng kỳ lạ tâm lý như : dư luận tậpthể, bầu không khí tâm lý trong tập thể, mối quan hệ giữa những thành viêntrong tập thể, xu thế giá trị trong tập thể, uy tín của người chỉ huy. Phương pháp này yên cầu cao so với người nghiên cứu và điều tra trong việc xây dựngphiếu tìm hiểu, những trắc nghiệm đủ độ an toàn và đáng tin cậy, cũng như việc sử dụng những kỹnăng thực thi những giải pháp nghiên cứu và điều tra này. f ) Phương pháp điều tra và nghiên cứu tiểu sử hoạt động giải trí của những nhà chỉ huy, quản lý nổi tiếng. Đó là nghiên cứu và điều tra thành công xuất sắc và thất bại trong hoạt động giải trí quản lý, lãnhđạo của những nhà chỉ huy, quản lý nổi tiếng qua tiểu sử hoạt động giải trí của họ. Phương pháp này làm góp thêm phần làm đa dạng chủng loại thêm những kinh nghiệmcho những nhà quản lý, chỉ huy về phương pháp xử lý những trường hợp phứctạp, phong phú trong thực tiễn quản lý. Thêm vào đó nó giúp tất cả chúng ta trongviệc xác lập rõ những đặc tính3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu và điều tra tâm lý học quản lý. a ) Về mặt lý luận : Tâm lý học quản lý giúp cho nhà quản lý một mạng lưới hệ thống lý luận, cácqui luật chung nhất trong trong việc quản lý con người tránh được những sailầm trong tuyển chọn cán bộ trong tiếp xúc trong họach định kế họach quảnlý. b ) Về mặt thực tiễnwww. hanhchinh.com. vnGiúp nhà quản lý hiểu được những người dưới quyền, lý giải đượcnhững hành vi của họ, Dự kiến truớc họ hành vi như thế nào trong tìnhhuống sắp tới. Điều này rất thiết yếu giúp cho việc tuyển chọn, sắp xếp sửdụng con người hài hòa và hợp lý. Giúp cho nhà quản lý nắm được phương pháp nhận xét nhìn nhận conngười một cách đúng đắn, khách quan, giúp cho nhà chỉ huy quản lý biếtcách ảnh hưởng tác động mềm dẻo nhưng nhất quyết đến cấp dưới, đến từng cá thể vàtâp thể phát huy tốt đa tiềm năng của họ trong việc làm thực thi mục tiêucủa tổ chức triển khai. Đối với nhân viên cấp dưới, cấp dưới, tri thức tâm lý học quản lý giúp họ hiểuđược tâm lý của đồng nghiệp, cấp trên, và bản thân mình, biết cách ứng xửhợp lý, phát huy tối đa năng lực của mình trong tổ chức triển khai. Hiểu được tâm lý quản lý sẽ triển khai xong mình hơn. Lịch sử quả đât đã biết bao những thất bại đau đớn của nhiều nhàquản lý, chỉ huy, kinh doanh thương mại họ là người có tài về trình độ nhưng dothiếu tri thức về tâm lý học quản lý nên có những phạm phải sơ suất tronglời nói, trong hành vi ứng xử đã dẫn đến những hậu quả tai hại. Một nhà tâm lý, nhà giáo dục giỏi hoàn toàn có thể không phải là người lãnhđạo, quản lý giỏi nhưng ngược lại một người chỉ huy, quản lý giỏi nhấtthiết phải nắm vững và vận dụng tri thức tâm lý vào họat động chỉ huy, quản lý. Câu 2 : Hoạt động quản lý là gì ? Phân tích đặc thù và cấu trúc củahoạt động quản lý ? 1. Hoạt động quản lý : b ) Khi nói quản lý gồm có : + Chủ thể quản lý : hoàn toàn có thể là cá thể, tổ chức triển khai. Chủ thể quản lý tác độnglên đối tượng người tiêu dùng quản lý bằng những công công cụ, với những giải pháp qủanlý thích hợp. + Đối tượng quản lý : Tiếp nhận sự tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý. Tùytheo những từng lọai đối tượng người tiêu dùng khác nhau mà ta chia thành những dạng thức quảnlý khác nhau + Khách thể quản lý : Có thể là hành vi thực thể ( cá thể, tổ chức triển khai, sựvật hay môi trường tự nhiên … ) nhưng cũng hoàn toàn có thể là mối quan hệ giữa thực thểtrong quy trình hoạt động của chúng. www.hanhchinh.com.vn + Mục tiêu quản lý : đó là cái đích đạt được tại một thời gian trongtương lai do chủ thể và khách thể thống nhất định trước. + Môi tường quản lý : Bao gồm cả môi trường tự nhiên tự nhiên, kinh tế tài chính, chínhtrị, xã hội ảnh hưởng tác động đến quy trình quản lýQuản lý là sự ảnh hưởng tác động có tổ chức triển khai, có xu thế của chủ thể lên cáckhách thể nhằm mục đích đạt được tiềm năng định trước. b ) Họat động quản lýHoạt động quản lý là sự tác động ảnh hưởng qua lại một cách tích cực giữa chủthể và đối tượng người tiêu dùng quản lý qua con đường tổ chức triển khai, là sự tác động ảnh hưởng tinh chỉnh và điều khiển, kiểm soát và điều chỉnh tâm lý và hành vi của những đối tượng người tiêu dùng quản lý, chỉ huy cùnghướng vào việc triển khai xong những tiềm năng nhất định của tập thể và xã hội. 2. Hoạt động quản lý có những đặc thù cơ bản sau đây : a ) Hoạt động quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thụật, là mộtnghề của xã hội. Hoạt động quản lý là một khoa học chính do : Hoạt động quản lý phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật, nắm vững đốitượng, có thông tin không thiếu đúng mực, có năng lực thực thi ( tính khả thi ). Phải tuân theo những quy luật khách quan, gạt bỏ những tình cảm và giá trịkhác, phải dựa trên những chiêu thức quản lý khoa học và trên nhữngphương pháp quản lý đơn cử ( diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, thống kê ) Hoạt động quản lý là nghệ thuật và thẩm mỹ, do tại : Trong hoạt động giải trí quản lý luôn Open những trường hợp giật mình. Kinhnghiệm cho thấy không người chỉ huy nào, quản lý nào hoàn toàn có thể chuẩn bị sẵn sàng sẵntất cả tình huốngHoạt động của người chỉ huy luôn luôn yên cầu sự nhạy bén, quyết đoán, năng lực tư duy phát minh sáng tạo, sự cảm hứng, tính linh động cao trứơc yếu tố đặtra. Không mô thức hoá nghĩa là thẩm mỹ và nghệ thuật chỉ huy không có cách thứcvà pháp luật thống nhất. Có tính tuỳ cơ và tính linh động, có nghĩa là không phải vận dụng khoahọc và chỉ huy một cách máy móc, giản đơn mà là sự đổi khác của tìnhhình, vận dụng chiêu thức chỉ huy có tính linh động, tính sang tạo nhắmtrúng yếu tố. www.hanhchinh.com. vnCó tính đặc trưng và tính ngẫu nhiên, thẩm mỹ và nghệ thuật lãnh đạo cụ thể, thôngthường là giải pháp và thủ pháp đặc trưng để xử lý yếu tố trong điềukiện đặc trưng của người chỉ huy là đưa ra quyết định hành động so với yếu tố gặp phảitrong một trường hợp đặc biệt quan trọng, ngẫu nhiên nào đó, có đặc thù không hề môphỏng được + Nó ứng xử, giải quyết và xử lý theo trường hợp, linh động. + Biết dùng người đúng vị trí, tương thích với năng lực. Hoạt động quản lý là một nghề trong xã hội, bởi vìNó có đối tượng người dùng cụ thểCó quy trình đào tạo và giảng dạy, có tích luỹ kinh nghiệmĐòi hỏi có năng khiếu sở trường, say mêNó có đối tượng người tiêu dùng đơn cử : đối tượng người dùng đó là con người và tổ chứcSản phẩm của hoạt động giải trí quản lý là những quyết định hành động, nó có tác động ảnh hưởng và tácđộng tới quy trình tăng trưởng xã hội. Nghệ thuật chỉ huy, quản lý tỷ suất thuận với hiệu suất cao chỉ huy. b ) Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động giải trí phức tạp và có tính chuyênbiệt. Tính phức tạp của hoạt động giải trí quản lý được qui định bởi đặc thù của đốitượng quản lý, của những mối quan hệ xã hội mà nó đụng chạm tới. Đối tượngquản lý là con người và tổ chức triển khai với những đặc thù và tâm lý phức tạp khácnhau. Tính chất chuyên biệt bộc lộ trong nhu yếu về đào tạo và giảng dạy người quản lý, lãnhđạo ( phẩm chất, kỹ năng và kiến thức, kiến thức và kỹ năng ) với kiến thức và kỹ năng sâu rộng và đặc biệt quan trọng làquá trình tự giảng dạy của nhà quản lýc ) Hoạt động quản lý là hoạt động giải trí gián tiếpSản phẩm của hoạt động giải trí quản lý được nhìn nhận qua sự tăng trưởng của từng cánhân, tập thể, qua tác dụng, hiệu suất cao hoạt động giải trí của tập thể do cá thể phụtrách. Người quản lý, chỉ huy xử lý những trách nhiệm hầu hết trải qua tổchức bằng cách tinh chỉnh và điều khiển, tác động ảnh hưởng tới con người và tổ chức triển khai. d ) Hoạt động của người quản lý được thực thi hầu hết trải qua hoạtđộng tiếp xúc. www.hanhchinh.com. vnHoạt động quản lý là hoạt động giải trí tổ chức triển khai điều khiển và tinh chỉnh con người, nênthường xuyên tiếp xúc quan hệ với con ngườiHoạt động tiếp xúc xuất hiện ở tổng thể những khâu của hoạt động giải trí quản lýthông quan bằng lời nói, hoặc không bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằngngười khác. e ) Hoạt động quản lý là một hoạt động giải trí có tính phát minh sáng tạo cao. Trong mọi nghành nghề dịch vụ của hoạt động giải trí quản lý yên cầu chủ thể phải có năng lựcsáng tạo, tư duy linh hoạt mềm dẻo. mỗi một trường hợp xẩy ra yên cầu phảicó cách giải quyết và xử lý thích hợp. Mặt khác toàn bộ những văn bản thông tư những quy định … là lao lý chung. Việc vận dụng nó vào những trường hợp đơn cử vào thực tiễn phong phú, muônmàu, muôn vẻ rất cần tư duy linh hoạt, mềm dẻo, nhạy bén và phát minh sáng tạo. f ) Hoạt động quản lý là hoạt động giải trí stress hay đổi khác, tiêu phí nhiềunăng lượng thần kinh và bắp thịt. Hoạt động quản lý tiếp tục chớp lấy và theo dõi việc làm, giảiquyết nhiều yếu tố trong những điều kiện kèm theo về thời hạn, khoảng trống và thôngtin eo hẹp, có nhiều yếu tố xử lý trong cùng thời hạn, yên cầu luôn phảithay đổi tâm thế và tư duy. Có những việc làm phải tâm lý trong nhiềugiờ, thậm chí còn nhiều tháng, nhiều năm. 3. Cấu trúc của hoạt động giải trí quản lýa ) Căn cứ vào quy trình quản lýKhái niệm quy trình quản lý ở đây được hiểu là một toàn diện và tổng thể những hànhđộng được thực thi có trật tư liên tục và bảo vệ để người chỉ huy đạtđược tiềm năng đề ra. Theo quan điểm này trong quy trình quản lý tập hợp những hành độngkhác nhau và được triển khai trong những khoảng chừng thời hạn khác nhau nhưngchúng đều hướng vào việc đạt mục tiêu nhất định. Đó là tín hiệu thống nhấtchung những yếu tố hoạt động giải trí của người lãnh đạoVề yếu tố này có những quan điểm khác nhau : Có người kê ra những yếu tố như : chuẩn bị sẵn sàng, ra quyết định hành động quản lý và tổchức thực thi quyết định hành động. Có người lại nêu ra 10 yếu tố : Thu thập thông tin, nhìn nhận thông tin, đặt yếu tố, sẵn sàng chuẩn bị dự án Bất Động Sản quyết định hành động, ra quyết định hành động, tổ chức triển khai, kiểm trathường xuyên, phản ứng, kiểm tra thực thi, đánh gía hiệu quả. www.hanhchinh.com. vnXem xét hoạt động giải trí quản lý theo những quá trình thì tất cả chúng ta nhận thấyrằng về thực ra khái niệm quy trình quản lý đồng dạng với hoạt động giải trí quảnlý người chỉ huy. theo sơ đồ saub ) Tiến hành qua việc miêu tả những hình thức việc làm của người lãnh đạodiễn ra theo thời hạn. Theo cách này người ta phân loại hoạt động giải trí của người chỉ huy rathành những đơn vị chức năng kinh nghiệm tay nghề hoạt động giải trí như : Tổ chức hội nghị, tiếp khách, thiết kế xây dựng kế hoạch, tiếp xúc với mọi người, kiếm tra những hoạt động giải trí của bộphận giúp việc và những người dưới quyền. Theo nghiên cứu và điều tra của những nhà tâm lý học thì toàn bộ những đơn vị chức năng kinhnghiệm hoạt động giải trí của người chỉ huy như trên đều gồm có 3 đơn vị chức năng lýthuyết có tương quan với nhau và được gọi là : Hoạt động nhận thức. Hoạt động ra quyết định hành động, hoạt động giải trí tổ chức triển khai thựchiện quýêt định. Có thể nói rằng, cả ba đơn vị chức năng kim chỉ nan này luôn xuất hiện rtong những giaiđọan của quy trình quản lý cũng như trong từng đơn vị chức năng kinh nghiệm tay nghề của họatđộng quản lý, chỉ huy. c ) Dưới góc nhìn tâm lý học, người ta nghiên cứu và phân tích cấu trúc họat động quản lýnhư sau : + Họat động nhận thức. Đối tượng của họat động nhận thức là đối tượng người dùng quản lý, Mục đích của họat động nhận thức là thiết kế xây dựng trong ý thức của ngườilãnh đạo một quy mô những khái niệm và trường hợp họat động, những nhiệmvụ và điều kiện kèm theo tác động ảnh hưởng lên tính huống đó. + Họat động ra quyết địnhĐối tượng của họat động ra quyết định hành động là đối tượng người tiêu dùng họat động nhậnthức. Trong trường hợp chung, đó là quy mô lý tưởng về trường hợp họatđộng, những trách nhiệm và điều kiện kèm theo tác động ảnh hưởng lên tính huống đó. Mục đích của họat động này là hình thành trong ý thức người lãnh đạomột quy mô lý tưởng về hạot động của người thức hành và chấp hành. + Hoạt động tổ chức triển khai triển khai quyết định hành động. Đối tượng của họat động tổ chưc triển khai là họat động thừa hành củanhững người dưới quyềnwww. hanhchinh.com. vnMục đích của nó là việc triển khai thức tế của những người dướiquyền trong họat động thừa hành. Câu 3 : Phân tích những yếu tố tâm lý trong hoạt động giải trí của người quảnlý ? 1. Các dạng hoạt động giải trí cơ bản của người chỉ huy, quản lý. Nhà quản lý, dù ở cấp tổ chức triển khai nào đều phải có những hoạt động giải trí giốngnhau mà hiệu quả sau cuối là cho ra những quyết định hành động quản lý và tiến hành cácquyết định đó ra trong thực tiễn những hoạt động giải trí đa phần là. a ) Lập kế hoạch, tổ chức triển khai, quản lý, , chỉ huy, phân phối ( nếu có ), kiểmtra và báo cáo giải trình. Hoạt động cơ bản của người quản lý, Lãnh đạo được chia thành nhiềuloại khác nhau, địa thế căn cứ vào những góc nhìn khác nhau của của hoạt động giải trí quảnlýNếu địa thế căn cứ vào kỹ năng và kiến thức quản lý ta có những dạng hoạt động giải trí + Nhận thức + Giao tiếp ( cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp ) + Hoạt động trình độ. Nếu địa thế căn cứ vào quy trình và tổ chức triển khai triển khai quyết định hành động quản lý ta cócác dạng hoạt động giải trí : + Ra quyết định hành động. + Tổ chức thực thi quyết định hành động + Kiểm tra việc triển khai quyết định hành động + Tổng kết, nhìn nhận, triển khai quyết địnhCăn cứ vào đối tượng người dùng, mục tiêu, động cơ, hành vi và hiệu quả người tachia hoạt động giải trí của người chỉ huy thành thành bốn đơn vị chức năng kim chỉ nan có 9 ienquan ngặt nghèo với nhau, đó là : + Nhận thức. + Ra quýêt định + Tổ chức thực thi + Kiểm tra và nhìn nhận việc triển khai. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích cơ cấu tổ chức hoạt động giải trí của người chỉ huy, quản lýngười ta đã xác lập một số ít dạng hoạt động giải trí cơ bản sau đây : www.hanhchinh.com.vn + Lập kế hoạch + Tổ chức + Lãnh đạo + Kiểm soátNếu địa thế căn cứ vào hoạt động giải trí ra quyết định hành động ( hoạt động giải trí quan trọng ) củangười quản lý, ta có những dạng hoạt động giải trí : + Hoạt động nhận thức trong quy trình chuẩn bị sẵn sàng ra quyết định hành động + Hoạt động ra quyết định hành động quản lý2. Các đặc thù tâm lý trong hoạt động giải trí của người chỉ huy, quản lýa ) Đặc điểm của hoạt động giải trí nhận thức của người chỉ huy. Hoạt động nhận thức đó là quy trình thu nhận thông tin từ phía đốitượng. Người chỉ huy là người đứng đầu tập thể với vị trí đó họ là nhữngngười nắm được khối lượng thông tin lớn nhất. Trong số những thông tin đếnvới người chỉ huy có thông tin từ trên xuống dưới, có thông tin từ cơ quanngang cấp, có thông tin từ dưới lên, và những thông tin từ bên ngòai xã hộicó tương quan đến trách nhiệm đơn vị chức năng, có những thông tin chỉ riêng cho ngườilãnh đạo. Như vậy, để giải quyết và xử lý một khối lượng thông tin, họat động trí tuệ ( nhậnthức ) của người chỉ huy phải là một hgọat động có tác động ảnh hưởng nhanh, cườngđộ lớn và tính cơ động cao. Trong hoạt động giải trí nhận thức phải quan tâm những điểm sau đây : – Phải trung thành với chủ với thực sự đó phải có một sự quả cảm để nhìn vàosự thật và thừa nhận thực sự đó. Nếu có sự can thiệp không đúng thẩm quyềnhoặc, áp đặt thì trong trường hợp này sẽ làm cho hiệu quản quản lý thấpthậm chí tổn hại đến uy tín của người chỉ huy. – Phải sử dụng những chiêu thức nhận thức như : chiêu thức anket, nóichuyện, điều tra và nghiên cứu tài liệu, quan sát … Hoạt động nhận thức của người chỉ huy là rất quan trọng, là điều kiệnđể đưa ra một quyết định hành động mang tính khoa học và hợp phápb ) Đặc điểm tâm lý của việc ra quyết định hành động. 10www.hanhchinh.com. vnRa quyết định hành động về thực chất đó là quy trình tư duy. Ra quyết định hành động là nhằmđưa đối tượng người tiêu dùng quản lý từ trạng thái này sang trạng thái khác tương thích vớinhiệm vụ quản lýCác quyết định hành động quản lý thường có những góc nhìn tâm lý sau đây : – Quyết định với tính cách là một quy trình : sự hoạt động từ chỗ khônghiểu đến chỗ hiểu biết. Quá trình quyết định hành động là quy trình tư duy, kết quảquyết định nhờ vào vào độ sâu, bề rộng của tư duy người chỉ huy. – Tính chất cá thể của quyết định hành động. Những quyết định hành động mang tính cánhân yên cầu người ra quyết định hành động phải có tính quyết đoán cao, có tính độc lậptính cương quyết như vậy những phẩm chất ý chí tham gia vào quy trình raquyết định – Sự ảnh hưởng tác động qua lại của những người tham gia vào quy trình quyếtđịnh và sự tiếp đón của họ khi thực thi quyết định hành động. – Sự tíếp nhận quyết định hành động bởi những người thừa hành, với tính cách làchương trình hoạt động giải trí của người thừa hành. – Những hậu quả giáo dục của của quyết định hành động và tác động ảnh hưởng đến quátrình tăng trưởng xã hội. Như vậy trong quy trình ra quyết định hành động những yếu tố tâm lý như tư duy, tình cảm, ý chí, tâm trạng đều tham gia vào quy trình ra quyết định hành động củangười quản lý. Vì vậy khi ra quyết định hành động cần phải tính đến những yếu tố sau đây : Thứ nhất : Phải nắm được đặc thù, tâm lý nhất là nhu yếu, quyền lợi trìnhđộ, tâm trạng và năng lực của những người sẽ triển khai quyết định hành động nhữngngười có tương quan và chịu hậu quả của việc triển khai quyết định hành động. Thứ hai : Phải nắm chắc được đặc thù tâm lý người tham gia vào việcra quyết định hành động, bảo vệ sự lực chọn người tham mưu cho việc ra quyết địnhphải khách quan, trung thực thạo việc. Thứ ba : Phải chăm sóc đến vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhóm phản biện, nhóm đánh giá và thẩm định. Những người tham gia vào nhóm này phải khách quan, trung thực, tránh chọn những người kém hơn, người dễ dãi và cùng êkíp, bècánh. Thứ tư : Người ra quyết định hành động và bản thân người chỉ huy phải đặt mìnhvào vai trò của người triển khai để xem xét, kiểm tra tính khả thi, tính trướcnhững khó khăn vất vả, trở ngại phải xử lý. Thứ năm : Ký và phát hành quyết định hành động với tâm lý tự tin, nó chứng tỏquyết định đã được chuẩn bị sẵn sàng chu đáo, có chất lượng và năng lực thực thi.11www.hanhchinh.com. vnCác yếu tố tác động ảnh hưởng đến đặc thù ra quyết định hành động quản lý ; – Diễn biến của trường hợp quản lý và thực trạng tạo ra. Hoàn cảnh mà gấp gáp thì quyết định hành động phải khẩn trương, thực trạng phứctạp, khó khăn vất vả, quyết định hành động phải rất là thận trọng. – Khả năng nhận thức trường hợp của người chỉ huy. Nhận thức mà không rất đầy đủ, nghiên cứu và phân tích không kỹ dẫn đến quyết địnhsai lầm. – Sự ảnh hưởng tác động qua lại của những người tham gia vào quy trình ra quyếtđịnh. Nếu những người tham gia vào quy trình ra quyết định hành động nhất trí cao thìquyết định thường mang tính tích cực, ngược lại thì thiếu tích cực. – Đặc điểm tâm lý của người ra quyết định hành động. Khí chất, tính cách, năng lượng của chủ thể có có ảnh hưởng tác động trực tiếp tớiquá trình ra quyết định hành động. Những điều kiện kèm theo để bảo vệ hiệu suất cao của những quyết định hành động. Những quyết định hành động được dựa vào không chỉ theo những luận cứ kinh tế tài chính, kỹ thuật, lao lý mà còn dựa vào những tiêu chuẩn tâm lý – Phải làm cho cho người dưới quyền tin là quyết định hành động thực sự có căncứ. – Quyết định phải mang tính kịp thời. – Tính đúng đắn và tính nghiêm minh của quyết định hành động. – Tính khả thi của quyết địnhc ) Đặc điểm hoạt động giải trí tổ chức triển khai triển khai quyết định hành động của người lãnh đạoĐặc điểm của họat động tổ chức triển khai triển khai quyết định hành động biểu lộ ở chỗ : công tác làm việc tổ chức triển khai của người chỉ huy ở đây không phải là là họat đông củabản thân mình mà là hoạt động giải trí của nhiều người khác gây tác động ảnh hưởng đến nhiềungười khác để họ làm chủ được mình, có thái độ khẩn trương với tập thể. Dovậy ý chí của người chỉ huy luôn gây tác động ảnh hưởng trực tiếp so với ngườichung quanh, với đối tượng người dùng quản lýTruyền đạt quyết định hành động : Việc truyền đạt quyết định hành động làm cho người triển khai hiểu rõ nhiệm vụđược giao. Vì vậy việc truyền đạt quyết định hành động vừa làm cho người thực hiện12www. hanhchinh.com. vnnhận thức, vừa phải gây ở họ những cảm hứng nhất định sao cho họ huy độngđược mọi tiềm năng hoạt động giải trí của mình. Những nhu yếu tâm lý khi truyền đạt quyết định hành động : + Người chỉ huy không chỉ thông tin cho người triển khai quyết địnhhiểu đúng nội dung cơ bản của quyết định hành động mà phải thuyết phục họ quyếtđịnh đó là đúng đắn, thiết yếu. + Người chỉ huy nên tránh những bộc lộ xúc cảm không cần thiếtảnh hưởng đến tâm lý của người triển khai như sự lo ngại, sự vui mừng, khiquyết định không có lợi hoặc có lợi cho họ. + Hình thức, giải pháp truyền đạt quyết định hành động phải tương thích với đặcđiểm tâm lý người thực thi, thế cho nên cần phải nắm được đặc thù nhân cáchcủa từng người + Khi truyền đạt quyết định hành động không nên tạo ra sức ép quá mức, gây tìnhtrạng stress trong tư tưởng và giảm tính phát minh sáng tạo. Phân công nhiệm vụNguyên tắc lực chọn người là xuất phát từ nhu yếu việc làm để chọnngười ” đặt người đúng việc ”. Khi tiến hành triển khai quyết định hành động lựa chọnđược người thực thi rối thì phải giao việc cho họ thật đơn cử, rõ ràng. Giaoviệc đống thời giao quyền hạn tương ứng. Phải trọn vẹn tin cậy họ mớikhuyến khích họ dữ thế chủ động và phát minh sáng tạo trong việc làm. Cung cấp những phương tiện đi lại thiết yếu cho người thừa hành và tạo mọiđiều kiện thuận tiện giúp cho hiệu suất cao lao độngĐộng viên cá thể và tập thể triển khai quyết định hành động : Người quản lý phải Open đúng lúc và đúng nơi thiết yếu trong quátrình tổ chức triển khai triển khai quyết định hành động. Đây là điều kiện kèm theo thiết yếu để giải quyếtkịp thời khó khăn vất vả, động viên khuyến khích kịp thời những ý tưởng sáng tạo. Nóchứng tỏ người quản lý thạo việc, sâu xa và yêu dấu và thông cảm vớingười dưới quyền. – Trong quy trình tiến hành triển khai quyết định hành động việc tổ chức triển khai sẽ gặpmột loạt những yếu tố cả trở tâm lý cần khắc phục. – Trước hết : đó là sức ý về thói quen, vì thế việc thực thi đó sẽ gặpphải những sự chống đối về tâm lý của bản thân những người thừa hànhmuốn duy trì nếp hoạt động và sinh hoạt cũ. – Thứ hai : sự chậm trễ trong việc chớp lấy tư tưởng mới. Phải có thờigian để tiếp cận làm quen so với người thừa hành13www. hanhchinh.com. vnThứ ba : nghệ thuật và thẩm mỹ truyền quyết định hành động của người chỉ huy là một yếu tốảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai triển khai quyết định hành động. d ) Kiểm tra và đánh gía việc thực hiệnKiểm tra giũ vị trí đặc biệt quan trọng trong số nhiều giải pháp nhằm mục đích bảo vệ thựchiện quyết định hành động, nó là một trong những nhu yếu của người chỉ huy đồngthời cũng là một giải pháp động viên khuyến khích người thừa hành nhiệmvụNhiệm vụ của công tác làm việc kiểm tra là – Khái quát toàn cảnh việc triển khai quyết định hành động, – Kịp thời phát hiện và uốn nắn những rơi lệch của người thừa hành đểhoạt động đi đúng hướng, – Kịp thời phát hiện những khó khăn vất vả và những yếu tố nẩy sinh cản trởquá trình triển khai quyết định hành động. Hoạt động kiểm tra triển khai những công dụng sau đây : – Chức năng liên hệ ngược. – Chức năng định huớng hoạt động giải trí. – Chức năng động viên khuyến khích. Kiểm tra không phải để phát hiện những hiều sót và kèm theo chế tài. Điều quan trọng của kiểm tra là không hướng vào những thiếu sót mà chínhlà phát hiện ra những nguồn lực còn chưa khai thác hết để thuyết phục, độngviên tư tưởng người dưới quyền và phát huy tối đa những nguồn lực đó. Hiệu quả của công tác làm việc kiểm tra chỉ được tốt khi người thực thi nhiệmvụ coi kiểm tra là hình thức giúp sức về nhiệm vụ và nâng đỡ ý thức chohọ, từ đó thiết kế xây dựng mối quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa ngườikiểm tra và người bị kiểm tra. Làm tốt công tác làm việc kiểm tra và nhìn nhận việc thực thi sẽ góp thêm phần làmcho công tác làm việc chỉ huy, quản lý có hiệu lực hiện hành và hiệu suất cao. Câu 4 : Động cơ hoạt đông là gì ? Phương pháp nhìn nhận động cơ hoạtđộng của cán bộ, công chức lúc bấy giờ ? Trong chỉ huy quản lý sai lầm đáng tiếc nào cũng trả giá, nhưng sai lầm đáng tiếc về conngười thì lịch sử vẻ vang đã cho những bài học kinh nghiệm khắc nghiệtVậy cái gì đã thức đẩy con người hành vi. Điều đó nhờ vào vào ýthức và nhận thức trong xu thế giá trị của mình mà bộc lộ bằng hànhvi động cơ thôi thúc có ở mỗi người. 14www.hanhchinh.com. vnCông việc của người quản lý là phải nắm được động cơ thôi thúc côngviệc của người dưới quyền. 1. Động cơ hoạt động giải trí của con người – Động cơ thôi thúc công việca ) Định nghĩa về động cơNếu ta nói mục tiêu là yên cầu con người họat động nhằm mục đích đạt tới cái gìđó thì động cơ được hiểu như động lực để tham gia hoạt động giải trí ấy “ Động cơ là một trạng thái bên trong thôi thúc năng lực thao tác, làmtăng sự nhiệt tình so với việc làm và nó hướng thái độ của chủ thể vàonhững mục tiêu ” “ Động cơ là sự phản ánh quốc tế khách quan vào trong bộ óc người, thôi thúc con người hoạt động giải trí theo tiềm năng nhất định nhằm mục đích làm thoả mãnnhu cầu tình cảm, của con người ” Như vậy trong động cơ có hai thành tố cơ bản đó là : nhu yếu và tìnhcảm. Đây là hai mặt luôn luôn gắn liền với nhau không hề tách rời trongthực tế được. Động cơ của con người vô cùng khó chớp lấy bởi mấy lẽ sau đây : – Con người thường bao che, che đậy động cơ thực của mình bằngnhiều cách vì nói thật ra bị người đời phê phán, ghét bỏ. – Động cơ luôn biến hóa theo thời cuộc, lúc đầu mục tiêu của nó chưarõ, chưa đơn cử chưa tương thích với mọi người nên thường phải che dấu – Động cơ con người rất nhiều mẫu mã phức tạp xen kẽ cả vào đời sốngtâm hồn của con người. Trong tâm lý học cần phân biệt động cơ bên ngòai và động cơ bêntrong. Động cơ bên ngòai nằm ngòai họat động của con người, từ phía nhữngđiều kiện khách quan chi phối đến con người, thôi thúc con người hànhđộng. Động cơ bên trong là nguyên do nội tại, là niềm tin, tình cảm là khátvọng bên trong thôi thúc con người hành vi để đạt mục tiêu. Người quản lý cần lưu tâm cần qua tâm đến cả hai lọai động cơ nàysong cố gắng nỗ lực phải kiến thiết xây dựng ở mỗi người lao động, thao tác phải có độnglực và động lực phải phát sinh từ khát vọng nội tại. Ví dụ : khi tìm hiểu và khám phá động cơ thao tác nhiệt tình của tập thể15www. hanhchinh.com.vn – Tập thể A. Xuất phát từ động cơ ngoài ( có phái đòan kiểm tra, ngườilãnh đạo đưa ra một quyền lợi vật chất ) – Tập thể B. Xuất phát từ động cơ bên trong ( do thấy ý nghĩa của côngviệc, tình cảm, ham muốn … ) Rõ ràng cả hai tập thể đếu thao tác nhiệt tình ( nếu nhìn vào biểu hiệnbên ngòai ) nhưng tập thể B sẽ làm việc tốt hơn, tiếp tục hơn. 2. Các chiêu thức nhìn nhận động cơ hoạt độngĐộng cơ là một yếu tố rất phức tạp, khi nhìn nhận động cơ phải luônluôn gắn với thực trạng thao tác của người đó. Có hai cách nhìn nhận động cơ : Đánh gía qua sự tham gia vào công việcvà mối chăm sóc tới nghề nghiệp của người được nhìn nhận. a ) Đánh giá sự tham gia của cán bộ vào việc làm. Có hai cách nhìn nhận : + Quan sát hành vi của người cán bộ, ghi nhận sự tham gia trong thực tiễn vàmức độ tham gia của người đó so với tính năng và trách nhiệm của cơ quan. + Phân tích hiệu quả thao tác theo trách nhiệm được giao ( nhân viên, nhân viên chính ) Trên thực tiễn, bất kể một cán bộ nào muốn thực thi một việc làm cóchất lượng phải có năng lượng và động cơ thao tác. Có nhiều triết lý về động cơ hoạt động giải trí, trong số những kim chỉ nan này có cóhai kim chỉ nan thiết yếu cho việc triển khai chuẩn đoán khi một cán bộ khôngcó động cơ hoạt động giải trí. Thuyết kỳ vọng của VROOM.Động cơ là mẫu sản phẩm của ba yếu tố. Động cơ = Sự kỳ vọng x Lợi ích x Gía trị. – Sự kỳ vọng ; tương ứng với sự cố gắng ( về sức khỏe thể chất, ý thức, tàichính … ) sẽ mang lại tác dụng tốt. – Lợi ích ; tương ứng với một tác dụng tốt sẽ mang tới một hiệu suất cao tíchcực. – Gía trị ; tương ứng với những hiệu quả đạt được hoặc sự thỏa mãn nhu cầu về tinhthần ( niềm thú vị ) có được khi thấy những hiệu suất cao tích cực trởthành hiện thực. Thuyết của DECI và RYAN. 16www.hanhchinh.com. vnLý thuyết này cho rằng, động cơ hoạt động giải trí của cán bộ trước hết phụ thuộcvào hai yếu tố ; cảm xúc về năng lượng của bản thân với hoạt động giải trí và cảm giácvề sự quyết tâm của bản than với việc thực thi hoạt động giải trí. b ) Đánh giá mối chăm sóc tới nghề nghiệp : Mối chăm sóc nghề nghiệp của một cán bộ vời việc làm tương ứng vớisở thích, những yếu tố mà người đó coi trọng trong việc làm đang làm hoặchoàn cảnh thao tác mà anh ta cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Để nhìn nhận mối chăm sóc nghề nghiệp người ta dùng hai phương phápđể nhìn nhận : – Gặp gỡ cá thể : Để xác lập mối chăm sóc nghề nghiệp – Dùng bảng câu hỏi về mối chăm sóc nghề nghiệp ( tìm hiểu xã hội học ) Động cơ thao tác của lao động trí óc. + Động cơ kinh tế tài chính. + Động cơ quán tính, thói quen. + Động cơ đố kị ( có những người trong một tiến trình nào đó, họ làmviệc chỉ vì cạnh tranh đối đầu để sống sót. Họ sẵn sàng chuẩn bị công phá ngưng trệ ngườikhác ). + Động cơ lương tâm nghĩa vụ và trách nhiệm ( thầy thuốc, thầy giáo ) Động cơ thao tác của lao động chân tay + Động cơ kinh tế tài chính + Động cơ sợ ( Sợ sa thải, chuyển chỗ thao tác … ) + Động cơ biến hóa, vươn lên. + Động cơ quán tính, thói quen. + Động cơ cạnh tranh đối đầu để không bị thua kém người khác. Ngoài ra, động cơ thao tác của người chỉ huy + Động cơ kinh tế tài chính ( đây là động cơ rất quyết định hành động, nhưng không phải làduy nhất trong đời thường ) Nếu một cán bộ thao tác chỉ vì tiền tài thì sớm muộn họ cũng bị hưhỏng ( tham nhũng, phạm tội ) + Người chỉ huy còn thao tác vì một động cơ lớn thứ hai là lương tâm, trách nhiệm17www. hanhchinh.com.vn + Vì động cơ khét tiếng, để chứng minh và khẳng định năng lực, tầm quan trọng, kinhnghiệm quản lý của mình + Động cơ quán tính : đó là động cơ thao tác của những người lãnh đạobình thường, họ thao tác vì chức trách, không có gì rực rỡ + Người chỉ huy thao tác còn vì động cơ nhằm mục đích khẳng định chắc chắn y quyền, vịtrí của mình. Đây là những cán bộ chỉ huy tầm thường, do tất bật, xunịnh, thủ đọan lèo lá mà được đề bạt. Câu 5 : Phân tích những giải pháp nhìn nhận động cơ hoạt động giải trí ? a ) Định nghĩa về động cơNếu ta nói mục tiêu là yên cầu con người họat động nhằm mục đích đạt tới cái gìđó thì động cơ được hiểu như động lực để tham gia hoạt động giải trí ấy “ Động cơ là một trạng thái bên trong thôi thúc năng lực thao tác, làmtăng sự nhiệt tình so với việc làm và nó hướng thái độ của chủ thể vàonhững mục tiêu ” “ Động cơ là sự phản ánh quốc tế khách quan vào trong bộ óc người, thôi thúc con người hoạt động giải trí theo tiềm năng nhất định nhằm mục đích làm thoả mãnnhu cầu tình cảm, của con người ” Như vậy trong động cơ có hai thành tố cơ bản đó là : nhu yếu và tìnhcảm. Đây là hai mặt luôn luôn gắn liền với nhau không hề tách rời trongthực tế được. Động cơ của con người vô cùng khó chớp lấy bởi mấy lẽ sau đây : – Con người thường bao che, che đậy động cơ thực của mình bằngnhiều cách vì nói thật ra bị người đời phê phán, ghét bỏ. – Động cơ luôn đổi khác theo thời cuộc, lúc đầu mục tiêu của nó chưarõ, chưa đơn cử chưa tương thích với mọi người nên thường phải che dấu – Động cơ con người rất phong phú và đa dạng phức tạp xen kẽ cả vào đời sốngtâm hồn của con người. Trong tâm lý học cần phân biệt động cơ bên ngòai và động cơ bêntrong. Động cơ bên ngòai nằm ngòai họat động của con người, từ phía nhữngđiều kiện khách quan chi phối đến con người, thôi thúc con người hànhđộng. Động cơ bên trong là nguyên do nội tại, là niềm tin, tình cảm là khátvọng bên trong thôi thúc con người hành vi để đạt mục tiêu. 18www.hanhchinh.com. vnNgười quản lý cần lưu tâm cần qua tâm đến cả hai lọai động cơ nàysong nỗ lực phải thiết kế xây dựng ở mỗi người lao động, thao tác phải có độnglực và động lực phải phát sinh từ khát vọng nội tại. Ví dụ : khi khám phá động cơ thao tác nhiệt tình của tập thể – Tập thể A. Xuất phát từ động cơ ngoài ( có phái đòan kiểm tra, ngườilãnh đạo đưa ra một quyền lợi vật chất ) – Tập thể B. Xuất phát từ động cơ bên trong ( do thấy ý nghĩa của côngviệc, tình cảm, ham muốn … ) Rõ ràng cả hai tập thể đếu thao tác nhiệt tình ( nếu nhìn vào biểu hiệnbên ngòai ) nhưng tập thể B sẽ làm việc tốt hơn, liên tục hơn. b ) Trước tiên cần làm rõ động cơ thôi thúc và sự thoã mãn là khác nhau. Động cơ thôi thúc là khuynh hướng, và là sự cố gắng để thoả mãn một mongmuốn hoặc một mục tiêuSự thoả mãn là sự toại nguyện khi điều mong mỏi được phân phối. Nói cách khác động cơ thôi thúc là xu thế đi tới một kết quảCòn sự thoả mãn là hiệu quả đã đạt được trải qua hoạt động giải trí. Như vậy người quản lý cần hiểu được là một người hoàn toàn có thể có sự thoảmãn cao về việc làm nhưng lại có một mức độ thấp về động cơ thúc đẩycông việc, hoặc ngược lại. Điều này xảy ra trong trong thực tiễn là những người có động cơ thúc đẩymạnh nhưng ít thoả mãn về việc làm thì họ có khuynh hướng so sánh và hay tìmnhững vị trí công tác làm việc khác. Những người có động cơ thôi thúc việc làm cao ít cần sự chỉ huy vàkiểm soát hơn, có nghĩa vụ và trách nhiệm hơn trong việc làm. Trong quản lý, cácphương pháp cung ứng nhu yếu con người sẽ có ảnh hưởng tác động tốt tới động cơthúc đẩy cá thể và dẫn tới có điều kiện kèm theo làm tăng hiệu suất cao việc làm. Động cơ thôi thúc việc làm là một mối chăm sóc quan trọng của tổchức, chính do : – Nó là tác nhân quyết định hành động để mọi người tham gia trong một tổ chức triển khai – Người cán bộ quản lý trấn áp được thái độ của cán bộ công chức. Từ cơ cấu tổ chức động cơ thôi thúc tạo nên hai loại hành vi công chức có bảnchất khác nhau ( Từ đó cũng hình thành nhân cách khác nhau ) 19www.hanhchinh.com.vn – Hành vi của họ được hướng tới những tiềm năng chung của nền hànhchính, vì nhân dân mà ship hàng. – Hành vi của họ một phần hướng tới tiềm năng chung, và phần kháchướng vào tính tư lợi cho bản thân. Vì vậy họ theo đuổi mục tiêu nằm tronglợi ích của chính họ tức là có sư trộn lẫn giữa một phần tư lợi và một phầnvì quyền lợi người khác, vì quyền lợi chung. Trên cơ sở động cơ thúc, người ta chia ra 5 kiểu ( mẫu ) người côngchức : tất bật, bảo thủ, nhiệt tình, ủng hộ và chính khách. Động cơ là một yếu tố rất phức tạp, khi nhìn nhận động cơ phải luôn luôn gắnvới thực trạng thao tác của người đó. c ) Có hai cách nhìn nhận động cơ hoạt động giải trí hầu hết là ; đánh gía qua sựtham gia vào việc làm và mối chăm sóc tới nghề nghiệp của người đượcđánh giá. d ) Đánh giá sự tham gia của cán bộ vào việc làm. Có hai cách nhìn nhận : + Quan sát hành vi của người cán bộ, ghi nhận sự tham gia trong thực tiễn vàmức độ tham gia của người đó so với công dụng và trách nhiệm của cơ quan. + Phân tích hiệu quả thao tác theo trách nhiệm được giao ( nhân viên, nhân viên chính ) Trên thực tiễn, bất kể một cán bộ nào muốn triển khai một việc làm cóchất lượng phải có năng lượng và động cơ thao tác. Có nhiều triết lý về động cơ hoạt động giải trí, trong số những kim chỉ nan này có cóhai triết lý thiết yếu cho việc triển khai chuẩn đoán khi một cán bộ khôngcó động cơ hoạt động giải trí. Thuyết kỳ vọng của VROOM.Động cơ là mẫu sản phẩm của ba yếu tố. Động cơ = Sự kỳ vọng x Lợi ích x Gía trị. – Sự kỳ vọng ; tương ứng với sự cố gắng ( về sức khỏe thể chất, ý thức, tàichính … ) sẽ mang lại hiệu quả tốt. – Lợi ích ; tương ứng với một hiệu quả tốt sẽ mang tới một hiệu suất cao tíchcực. – Gía trị ; tương ứng với những hiệu quả đạt được hoặc sự thỏa mãn nhu cầu về tinhthần ( niềm thú vị ) có được khi thấy những hiệu suất cao tích cực trởthành hiện thực. 20www.hanhchinh.com. vnThuyết của DECI và RYAN.Lý thuyết này cho rằng, động cơ hoạt động giải trí của cán bộ trước hết phụ thuộcvào hai yếu tố ; cảm xúc về năng lượng của bản thân với hoạt động giải trí và cảm giácvề sự quyết tâm của bản than với việc triển khai hoạt động giải trí. e ) Đánh giá mối chăm sóc tới nghề nghiệp : Mối chăm sóc nghề nghiệp của một cán bộ vời việc làm tương ứng vớisở thích, những yếu tố mà người đó coi trọng trong việc làm đang làm hoặchoàn cảnh thao tác mà anh ta cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Để nhìn nhận mối chăm sóc nghề nghiệp người ta dùng hai phương phápđể nhìn nhận : – Gặp gỡ cá thể : Để xác lập mối chăm sóc nghề nghiệp – Dùng bảng câu hỏi về mối chăm sóc nghề nghiệp ( tìm hiểu xã hội học ) Động cơ thao tác của lao động trí óc. + Động cơ kinh tế tài chính. + Động cơ quán tính, thói quen. + Động cơ đố kị ( có những người trong một quá trình nào đó, họ làmviệc chỉ vì cạnh tranh đối đầu để sống sót. Họ sẵn sàng chuẩn bị công phá ngưng trệ ngườikhác ). + Động cơ lương tâm nghĩa vụ và trách nhiệm ( thầy thuốc, thầy giáo ) Động cơ thao tác của lao động chân tay + Động cơ kinh tế tài chính + Động cơ sợ ( Sợ sa thải, chuyển chỗ thao tác … ) + Động cơ biến hóa, vươn lên. + Động cơ quán tính, thói quen. + Động cơ cạnh tranh đối đầu để không bị thua kém người khác. Ngoài ra, động cơ thao tác của người chỉ huy + Động cơ kinh tế tài chính ( đây là động cơ rất quyết định hành động, nhưng không phải làduy nhất trong đời thường ) Nếu một cán bộ thao tác chỉ vì tiền tài thì sớm muộn họ cũng bị hưhỏng ( tham nhũng, phạm tội ) + Người chỉ huy còn thao tác vì một động cơ lớn thứ hai là lương tâm, trách nhiệm21www. hanhchinh.com.vn + Vì động cơ nổi tiếng, để chứng minh và khẳng định năng lực, tầm quan trọng, kinhnghiệm quản lý của mình + Động cơ quán tính : đó là động cơ thao tác của những người lãnh đạobình thường, họ thao tác vì chức trách, không có gì rực rỡ + Người chỉ huy thao tác còn vì động cơ nhằm mục đích chứng minh và khẳng định y quyền, vịtrí của mình. Đây là những cán bộ chỉ huy tầm thường, do tất bật, xunịnh, thủ đọan lèo lá mà được đề bạt. Câu 10 : Tập thể là gì ? Tập thể tăng trưởng theo mấy tiến trình ? Mỗi giaiđoạn cần có phong những quản lý gì ? 1. Khái niệm về tập thểĐể hiểu rõ khái niệm tập thể, cần phân biệt rõ khái niệm nhóm là mộtcộng đồng người được thống nhất với nhau trên cơ sở những một số ít dấu hiệuchung có quan hệ đến hoạt động giải trí gián tiếp hay trực tiếp nào đó. Không phải bất kỳ nhóm nào cũng là một tập thể, Khái niệm tập thể đểchỉ một nhóm người ở một trình độ tăng trưởng nhất định, nhóm là một kháiniệm rộng hơn tập thể, tập thể là một khái niệm để chỉ ra một nhóm chínhthức có trình độ tăng trưởng caoTập thể là một nhóm người có tổ chức triển khai, phối hợp với nhau một cách chặtchẽ trong hoạt động giải trí vì một mục tiêu chung, sự sống sót và tăng trưởng của tậpthể dựa trên cơ sở thoả mãn và tích hợp hài hoà giữa quyền lợi của cá thể và lợiích chung ( quyền lợi tập thể và quyền lợi xã hội ). Những đặc thù của cơ bản củatập thể là : Là một nhóm người cùng nhau thực thi hoạt động giải trí chungCó tổ chức triển khai ngặt nghèo, tiềm năng họat động mang ý nghĩa xã hội. Có sự chăm sóc quyền lợi cá thể và quyền lợi và quyền lợi chungTập thể hoàn toàn có thể phân thành ba loại + Tập thể cơ sở : là tập thể nhỏ nhất trong đó không còn sự phân chiachính thức nào khác. Trong tập thể cơ sở mọi người tiếp xúc với nhau mộtcách trực tiếp, liên tục, có nhận thức và tình cảm rõ ràng so với nhau.22www.hanhchinh.com.vn + Tập thể bậc hai : Là bộ phận của cơ quan, nhà máy sản xuất, khoa ở những trườngđại học, những phòng ban trong cơ quan tổ chức triển khai hành chính. + Tập thể chính ( thứ cấp ) : là một phạm trù rộng hơn, trong tập thể nàycác mục tiêu và những quan hệ dựa trên ý nghĩa xã hội sâu xa hơn và xúât pháttừ những trách nhiệm của xã hội. Các cơ quan, tổ chức triển khai lớn, những nhà máy sản xuất, xínghiệp, trường ĐH, viện nghiên cứu và điều tra chính là tập thể thứ cấp. 2. Cấu trúc của tập thểTrong bất kể một tập thể nào cũng sống sót hai loại cấu trúc : Cấu trúcchính thức và cấu không chính thứca ) Cấu trúc chính thức : Là mạng lưới hệ thống tổ chức triển khai của cỗ máy cơ quan, đơn vị chức năng … được xây dựng docấp trên pháp luật bằng văn bản có đặc thù pháp quy. Cấu trúc chính thức của tập thể những cơ quan hành chính nhà nước đượchình thành trên cơ sở những trách nhiệm, tính năng của nó, để cung ứng đượcmục tiêu của cơ quan tổ chức triển khai trong cơ cấu tổ chức chính thức của nó được quy địnhrõ về tổ chức triển khai hành chính, biên chế, mối quan hệ ngang trong nội bộ tổ chức triển khai, cơ quan đó với những tổ chức triển khai cơ quan khácCấu trúc chính thức là điều kiện kèm theo quan trọng nhất trong tổ chức triển khai hoạtđộng của cơ quan, được coi là cơ sở tâm lý để tăng cường ý chí, trí tuệ, vàcảm xúc, góp thêm phần nâng cao hiệu qủa lao động của từng cá thể trong tổchức. b ) Cấu trúc không chính thứcLà những nhóm sống sót trong tập thể không bằng con đường chính thức. Nói cách khác, sự hình thành chúng không dựa trên cơ sở pháp luật của cấptrên. Cấu trúc không chính thức được hình thành trải qua quan hệ giao tiếptrực tiếp giữa cá thể trong tập thể trong quy trình thao tác, do sự gần gũivới nhau về ý niệm sống, về sở trường thích nghi cá thể lý tưởng nghề nghiệp, tínhcách … Như vậy, cấu trúc không chính thức được tạo nên trên cơ sở quan hệtình cảm giữa những cá thể trong qua trình hoạt động giải trí. Trong quy trình hoạt động giải trí của những cơ quan, tổ chức triển khai, bên cạnh cơ cấuchính thức, những nhà chỉ huy quản lý cần dành sự chăm sóc tới cơ cấu tổ chức khôngchính thức. Ngừơi ta phân biệt hai loại cơ cấu tổ chức không chính thức. 23www.hanhchinh.com.vn – Cơ cấu không chính thức để mở : Đây là nhóm có tiềm năng hoạt độngtích cực trong cơ quan, tổ chức triển khai, hoạt đông của những nhóm này giúp tập thểthêm phong phú, phong phú và đa dạng có ảnh hưởng tác động tới hoạt động giải trí chung của tập thể. – Cơ cấu không chính thức khép kín : Là những nhóm có tiềm năng hoạtđộng ngược lại với mục tiêiu của tổ chức triển khai, mang đặc thù mờ ám, chống đốilãnh đạo, ngăn ngừa những nhóm không chính thức này là trách nhiệm cần thiếtvà không thuận tiện của những nhà quản lý3. Các quy trình tiến độ tăng trưởng của tập thể những tổ chức triển khai cơ quan Nhà nướcCác tổ chức triển khai cơ quan nhà nước cũng như bất kể một tập thể lao độngnào, đều được hình thành theo một quy luật nhất định, trải qua những giai đoạnsau đây : Giai đoạn thứ nhất : Tập thể mới được hình thành, mọi người vừa mới tập trung chuyên sâu lại, chưa aibiết ai, chưa có mối quan hệ qua lại. Sau đó mối quan hệ qua lại giữa cácthành viên trong tập thể khởi đầu phát sinh trên cơ sở việc làm. Mỗi người đầucố gắng khẳng định chắc chắn vai trò và năng lực của mình trong tập thể. Kỷ luật tậpthể bắt đấu được hình thành. Trong quy trình tiến độ này rất dễ nẩy sinh xung độttrong tập thể. Trong tổ chức triển khai, cơ quan hoàn toàn có thể có những thành phần xấu đi, họmang vào tập thể những thói hư tập xấu, vô ý thức tổ chức triển khai, kỷ luật. Nhiệm vụ người chỉ huy, quản lý trong quy trình tiến độ này là không thay đổi tổchức tôn vinh kỷ luật lao động. Phong cách chỉ huy thích hợp trong giai đoạnnày là phong thái chuyên chế, sử dụng giải pháp mệnh lệnh để điều hànhcông việc. Giai đoạn thứ hai : Mối quan hệ liên cá thể đã trở nên ngặt nghèo hơn. Kỷ luật lao động đãđược củng củng cố vững chãi hơn. Trong quy trình tiến độ này đã Open nhữnghạt nhân tích cực, trở thành chỗ dựa của người quản lý. Người quản lý cầnchuyển từng phần tính năng thích hợp cho cho những nguời này, phát huyvai trò của họ trong hoạt động giải trí của tổ chức triển khai. Giai đoạn này có sự phân hoá nhóm. Tập thể phân hoá thành nhữngnhóm khác nhau do nhu yếu của người chỉ huy. + Nhóm tích cực : + Nhóm thụ động lành mạnh24www. hanhchinh.com.vn + Nhóm thụ động xấu đi + Nhóm iêu cực chống đối. Trong quy trình tiến độ này, thái độ so với trách nhiệm tập thể là chỉ số xác địnhcác phân nhóm. Nhóm cốt cán đóng vai trò ngày càng lớn trong việc hìnhthành những dư luận xã hội của tập thể, trong việc ủng hộ những hoạt độngcủa ngườ chỉ huy, thôi thúc tập thể tăng trưởng. Người chỉ huy phải biết cáchdựa vào đội ngũ cán bộ, ủng hộ những nhu yếu của họ và tạo điều kiệnthuậnlợi cho nhóm thụ động lành mạnh chuyển hoá thành nhóm tích cực. Vớinhóm xấu đi thì phải đấu tranh can đảm và mạnh mẽ họ phải chuyểnhoá từ tâm trạngđối lập sang trang thái hoà đồng. Tóm lại ở tiến trình này người chỉ huy phải có cách xử sự khác nhautuỳ theo mỗi thành viên thuộc ở phân nhóm nào, Trên cơ sở đó sẽ giúp chotập thể chuyển hoá sang quá trình tăng trưởng mớiPhong cách quản lý tổ chức triển khai thích hợp trong tiến trình này là sự kết hợpgiữa hai phong thái chỉ huy : phong thái chuyên chế và phong thái dânchủ. Giai đoạn thứ ba : Tổ chức cơ quan đã có trình độ tăng trưởng cao. Ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm trong từngthành viên đã được nâng cao. Mỗi thành viên trong tập thể đều nhận thức rõnhiệm vụ của tổ chức triển khai. Kỷ luật tập thể ngày càng được củng cố. Mối quan hệgiữa những thành viên trong tâp thể trở nên vững chắc hơn. Trong quá trình nàyngười chỉ huy chuyển sang phong thái chỉ huy dân chủ. Câu 11 : Xung đột tâm lý là gì ? Có những loại xung đột nào xảy ra trongtổ chức cơ quan nhà nước ? Nguyên nhân ? 1. Xung đột tâm lýXung đột là yếu tố tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động giải trí của tập thề những tổchức, cơ quan. Đó là hiện tượng kỳ lạ tâm lý vốn có giữa con người với con ngườitrong tập thể. Xung đột tập thể là những xích míc mang đặc thù đối kháng nảy sinhgiữa con người với con người trong quy trình hoạt động giải trí cùng nhau trong tậpthể. Đây là một yếu tố tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động giải trí của tập thể tổchức, đó là hiện tượng kỳ lạ tâm lý vốn có của con người. Các loại xung đột25

Source: https://dvn.com.vn
Category: Đào Tạo

Alternate Text Gọi ngay