Xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Từ 1 – 5 tuổi là độ tuổi trẻ phát triển rất nhanh về thể chất lẫn tinh thần, vì vậy quý phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của con nhằm giúp con phát triển toàn diện. Theo đó, nếu hiểu rõ tháp dinh dưỡng cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, cha mẹ sẽ biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp và xây dựng thực đơn đầy đủ chất cho con.
Mục Lục
Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 – 5 tuổi là gì?
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 – 5 tuổi là mô hình “chuẩn” sắp xếp các nhóm thực phẩm khác nhau với số lượng giảm dần từ dưới lên trên theo hình kim tự tháp. Thông thường, các nhóm thực phẩm đó là: thực phẩm có đường và tinh bột, thực phẩm cung cấp đạm, hoa quả và rau xanh, sữa và chế phẩm từ sữa, thực phẩm chứa chất béo, các loại gia vị.
Dựa vào tháp dinh dưỡng, mẹ có thể biết những thực phẩm ở đáy tháp được ưu tiên sử dụng nhiều hơn và những thực phẩm ở đỉnh tháp cần được kiểm soát trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời nếu áp dụng mô hình này thường xuyên còn giúp bé tạo thành thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh.
Tham khảo tháp dinh dưỡng dành cho trẻ em từ 1 – 5 tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 5 có thể chia ra làm 2 giai đoạn khác nhau:
- Từ 1 – 3 tuổi
- Từ 3 – 5 tuổi
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 – 3 tuổi
Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi để các mẹ tham khảo.
Ở lứa tuổi này, bé yêu hào hứng với mọi hoạt động, mẹ sẽ thấy con đi lại, chạy nhảy và chơi đùa nhiều, do đó rất cần được cung cấp năng lượng đầy đủ, khoảng 110 Kcal/kg cân nặng. Ví dụ đối với bé nặng khoảng 9 – 13kg sẽ cần cung cấp khoảng 900 – 1300 Kcal. Có 3 nhóm thực phẩm chính để cung cấp năng lượng cho bé và theo tỷ lệ như sau: 65% đường và tinh bột, 20% chất béo và 15% chất đạm.
- Về tinh bột, đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bé, mẹ có thể lựa chọn các loại bún, phở, bánh mì, mì ống, khoai tây, ngũ cốc… để “góp mặt” trong thực đơn của bé.
- Về rau củ và trái cây, mẹ hãy lựa chọn thực phẩm đa dạng màu sắc để thu hút sự chú ý và kích thích cảm giác thích thú của bé. Theo đó, hãy ưu tiên các loại rau có màu xanh sẫm, cà rốt, su hào, bí ngô, cải bắp… và các loại quả như bơ, chuối, táo, lê, đu đủ, việt quất, kiwi, cam, quýt, dâu tây… để cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho bé.
Đối với những bé từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé ăn những miếng dâu tây nhỏ hoặc làm sinh tố dâu tây để kích thích sự ngon miệng.
- Về thịt và đậu, đây là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, cần thiết cho sự phát triển cơ thể bé, đặc biệt là các tế bào não trong những năm đầu đời. Khuyến khích chế độ ăn của bé ưu tiên đạm động vật từ các loại thịt, cá, trứng, tôm, cua,… không khuyến khích chỉ cho bé ăn nước hầm. Ngoài ra, mẹ cũng nên kết hợp nguồn đạm thực vật từ các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng…) và chế biến thành nhiều món ngon cho bé.
- Về dầu mỡ, mẹ nên cho thêm 1 – 2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu ở mỗi bát cháo/bột, hoặc có thể cho vào xào, rán, kho với thức ăn. Chúng chứa chất béo để cung cấp năng lượng, đồng thời làm tăng cảm giác ngon miệng, giúp bé hấp thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K… rất cần cho bé.
- Về gia vị, mẹ có thể bắt đầu thêm đường và muối vào bữa ăn của con để tăng thêm phần hấp dẫn, tuy nhiên mẹ cần chú ý liều lượng nhất định của gia vị để tránh làm ảnh hưởng sức khỏe của con.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 – 5 tuổi
Khi bé yêu bước vào giai đoạn 3 – 5 tuổi, mẹ sẽ thấy con “trưởng thành” hơn hẳn. Con bắt đầu có cái nhìn về thế giới rộng lớn, thích tự khám phá những điều mới lạ và liên tục đặt câu hỏi tại sao cho người lớn. Đồng thời, con cũng dần hình thành thói quen ăn uống nhất định. Nếu không được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, con sẽ dễ gặp các vấn đề như: biếng ăn, suy dinh dưỡng hoặc ngược lại là thừa cân, béo phì.
Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho trẻ em mầm non từ 3 – 5 tuổi.
Dựa vào tháp dinh dưỡng, mẹ có thể thấy 7 tầng thực phẩm cho trẻ với mức độ ưu tiên sử dụng tăng dần từ trên xuống. Cụ thể như sau:
- Nước: Trẻ mầm non từ 3 – 5 tuổi cần uống khoảng 6 cốc nước mỗi ngày, theo đó mỗi cốc khoảng 220ml nước, tương đương với 1,3 lít nước/ngày. Lượng nước này đã bao gồm nước lọc, sữa và nước trái cây. Mẹ hãy tập cho con thói quen uống nước một cách chủ động (không khát cũng nên uống) và dùng ly thủy tinh để uống nước, hạn chế sử dụng ly nhựa hoặc ly giấy để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.
- Ngũ cốc: Ở độ tuổi này, trẻ cần cần tiêu thụ từ 5 – 6 đơn vị ngũ cốc, với 1 đơn vị gần bằng 1/2 chén cơm (55 gram) hoặc 1 ổ bánh mì (27 gram). Đây là nhóm thực phẩm chủ yếu cung cấp tinh bột cho trẻ và giúp chuyển hóa năng lượng cho trẻ vận động.
- Rau, quả: Đây là nhóm thực phẩm quan trọng thứ 3 trong tháp dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi đến 5 tuổi. Theo đó, trẻ cần tiêu thụ 2 đơn vị rau cùng 2 đơn vị quả (1 đơn vị gần khoảng 80g). Các loại rau lá xanh đậm, xanh lục (như súp lơ, rau ngót, rau muống…), các loại củ quả có màu vàng cam (như cà rốt, bí ngô, cà chua, khoai tây…) và các loại quả chứa nhiều vitamin C (cam, bưởi, quýt, kiwi…) là những thực phẩm rất tốt cho trẻ mầm non tăng cường hấp thu dinh dưỡng và phòng ngừa ốm vặt.
- Chất đạm: Mỗi ngày, trẻ mầm non cần tiêu thụ 3,5 đơn vị đạm, với mỗi đơn vị khoảng 30 – 35 gram thịt cá, thịt lớn và khoảng 40 – 50 gram trứng, thịt gà.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Trẻ cần được cung cấp 4 đơn vị sữa mỗi ngày, với mỗi đơn vị sữa gần bằng 100 ml sữa bột với nước hoặc sữa tươi, 100 gram sữa chua, 15 gram phô mai. Trong nhóm thực phẩm này chứa rất nhiều loại vitamin, chất đạm, chất béo, chất bột đường, canxi và nhiều dưỡng chất khác đảm bảo sự tăng trưởng của trẻ.
- Dầu mỡ: Trẻ ở tuổi mầm non cần cung cấp 5 đơn vị chất béo mỗi ngày, với mỗi đơn vị gần bằng khoảng 5 gram dầu ăn hoặc mỡ, 6 gram bơ. Lưu ý đối với dầu ăn dùng cho trẻ, mẹ nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, có thể lựa chọn sản phẩm dầu ăn dành riêng cho trẻ để đảm bảo hiệu quả.
- Đường, muối: Theo tháp dinh dưỡng, trẻ chỉ cần ít hơn 3 đơn vị đường (<15 gram đường) và dưới 3 gram muối mỗi ngày là được. Chắc hẳn các mẹ cũng có thắc mắc: có nên thêm hạt nêm trong thực đơn của con không? Theo khuyến cáo, bé từ 2 tuổi trở lên có thể dùng hạt nêm với lượng vừa phải, ưu tiên dùng hạt nêm từ rau củ hoặc thịt gà, thịt heo dành riêng cho bé.
Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ từ 1 – 5 tuổi
Sau đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng mẹ cần nắm rõ trong chế độ dinh dưỡng của con:
Đối với trẻ dưới 3 tuổi: Mẹ nên cho con ăn thức ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa của con làm quen dần.
Dùng thực phẩm sạch và an toàn: Mẹ cần chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên các loại rau quả hữu cơ, tránh chế biến các loại thực phẩm ôi thiu hoặc có dấu hiệu khác thường. Ngoài ra, mẹ cũng nên vệ sinh tay và dụng cụ chế biến sạch sẽ, tránh các yếu tố gây hại đến hệ tiêu hóa của con.
Trang trí bữa ăn bắt mắt: Để khuyến khích và tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn, mẹ cần trang trí món ăn thật đẹp mắt, có thể tạo hình các con vật, cây cối hoặc nhân vật hoạt hình dễ thương với nhiều màu sắc.
>> Xem thêm: Thực đơn cho bé theo từng độ tuổi, đầy đủ chất dinh dưỡng
Hãy trang trí bữa ăn độc đáo, bắt mắt sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn!
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt: Trẻ ở độ tuổi này thường rất thích ăn đồ ngọt do sự phát triển của các gai nhận vị rải rác khắp mặt lưỡi, do đó mà cảm giác vị ở trẻ mạnh hơn ở người lớn. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn kem, bánh quy, bánh ngọt hoặc uống các loại nước có gas, nước ép trái cây đóng hộp quá nhiều sẽ nhanh làm dịu cơn đói, trẻ sẽ không muốn nạp thêm các món ăn khác, về lâu dài sẽ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng. Chưa kể, đồ ăn – thức uống chứa nhiều đường còn dễ gây sâu răng, do đó mẹ cần tránh lựa chọn trong chế độ dinh dưỡng của con nhé!
Chọn loại sữa dịu nhẹ cho hệ tiêu hóa: Thông thường, các mẹ thường chọn sữa bò cho con uống. Thế nhưng, một số trẻ lại gặp tình trạng mẫn cảm sữa bò, dẫn đến các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, phân sống, đau bụng. Nguyên nhân là do trong sữa bò chứa các thành phần chất đạm và chất béo khó tiêu hóa. Vì vậy để chăm chút cho hệ tiêu hóa còn non nớt của con, các bà mẹ hiện đại đã cho con chuyển sang uống sữa dê – một nguồn sữa thơm ngon, mát lành, dịu nhẹ cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa dê Kabrita – Sự lựa chọn hàng đầu cho con tiêu hóa tốt, phát triển vượt bậc
Vì hiểu rằng hệ tiêu hóa là nền tảng để trẻ hấp thu tốt dưỡng chất, nên các chuyên gia dinh dưỡng xuất sắc của Hà Lan đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm dinh dưỡng hàng đầu cho trẻ – sữa dê Kabrita.
Khác với sữa bò, sữa dê Kabrita hoàn toàn không chứa đạm A1 βcasein (chất gây rối loạn tiêu hóa) mà chỉ chứa đạm quý A2 βcasein và chứa rất ít đạm αs1 casein giúp tạo ra các mảng sữa đông mềm, nhờ vậy trẻ dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn gây ấn tượng với bảng thành phần chứa phong phú hàm lượng HMOs, Beta-palmitate, chất xơ GOS… giúp đường ruột của bé yêu càng thêm khỏe mạnh. Một khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì bé sẽ tăng hấp thu, mẹ sẽ thấy con tăng cân đều đặn.
Ngoài ra, mẹ sẽ còn bất ngờ hơn khi con ngày càng ít ốm vặt và thông minh hơn kể từ khi dùng sữa Kabrita. Bí quyết là vì con được dung nạp 22 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, chất béo DHA/ARA quý giá trong từng ly sữa.
Sữa dê Kabrita cho con yêu tiêu hóa khỏe và phát triển toàn diện, đúng như cha mẹ mong muốn.
Với trẻ từ 1 – 5 tuổi chắc chắn sẽ rất thích mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh tự nhiên của sữa dê Kabrita. Sản phẩm cam kết đạt chuẩn châu u, nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam với chất lượng chính hãng. Tuy nhiên ở từng độ tuổi của trẻ, mẹ nên chọn sản phẩm phù hợp. Xem thêm TẠI ĐÂY nhé! Nếu đặt hàng tại website hoặc gọi Tổng đài 1900 3454, hàng sẽ được giao nhanh chóng ngay sau khi các mẹ thanh toán online. Hoặc nếu các mẹ muốn trực tiếp tham khảo sản phẩm, hãy đến ngay các cửa hàng ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm gần nhất.
Tóm lại với những thông tin trên, các mẹ có thể hiểu rõ tháp dinh dưỡng cho trẻ em và biết lựa chọn những thực phẩm lành mạnh cho con trong giai đoạn từ 1 – 5 tuổi. Đồng thời, trong quá trình lớn lên của con, nếu gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hoặc có liên quan đến dinh dưỡng, hãy đưa trẻ đến gặp chuyên gia ngay nhé! Đừng quen theo dõi https://www.kabrita.vn/ để cập nhật thêm nhiều kiến thức nuôi con hữu ích.
> Xem thêm: