Đánh giá Acer Aspire 7 A715-42G-R4XX: Một trong những laptop đa dụng nhất dưới 17 triệu

SSD 256GB cũng hơi thiếu thốn, anh em có thể khắc phục bằng cách nâng cấp hoặc cài game lên một ổ SSD di động. Mình cài bộ Adobe (Ps, Lr, Ai, Ae, Pr, Me), vài phần mềm nữa thì đã tốn hết cả trăm GB rồi (bao gồm HĐH), thêm vài tựa game nữa là hết 200GB. Nếu anh em lưu nhiều hơn 200GB trong một ổ 240 hoặc 256GB thì nó sẽ chậm dần, hiệu năng sẽ bị ảnh hưởng. Tốc độ SSD sẵn trong máy cũng không quá nhanh, chỉ khoảng 1GB/s tốc độ ghi và 2.5GB/s tốc độ đọc, nếu có điều kiện nâng cấp lên một ổ Samsung 970 EVO Plus 512GB – 1TB (hoặc các loại SSD tương đương) sẽ ngon hơn.

DSCF4925.jpg

Đánh giá hiệu năng và nhiệt độ Acer Aspire 7 A715-42G-R4XX

Cấu hình của Acer Aspire 7 A715-42G-R4XX đáp ứng khá đa dụng nhu cầu của anh em, đặc biệt là những anh em sinh viên cần một chiếc laptop vừa học, vừa chơi, vừa có thể sử dụng để đi làm. Vì vậy mình sẽ đánh giá hiệu năng của máy trong nhiều tình huống sử dụng khác nhau.

Trước tiên mình sẽ sử dụng một số phần mềm benchmark quen thuộc để test hiệu năng của máy.

Hiệu năng CPU

Bài test đầu tiên mình thử nghiệm là Geekbench 5. Bài test này mình thử ở ba trường hợp khác nhau bao gồm cắm nguồn, sử dụng pin với chế độ best battery (chế độ mặc định khi không cắm nguồn) và sử dụng pin với chế độ best performance (anh em cần thay đổi trong phần cài đặt).

Ảnh chụp Màn hình 2022-04-11 lúc 13.39.13.jpg


Trên Windows 11, nếu anh em muốn thay đổi chế độ cần phải vào phần setting chứ không thay đổi được ở thanh Taskbar như Windows 10. Anh em lưu ý phần này, khi không thể cắm nguồn nhưng muốn có hiệu năng tốt thì nên vào đổi từ best battery thành best performance.

Trong thử nghiệm Cinebench R23, mình chỉ test trong hai trường hợp là cắm nguồn và best performance khi dùng pin. Hiệu năng chênh lệch chỉ khoảng hơn 100 điểm, hiệu năng đơn nhân gần như tương đồng. Điều đó cho thấy dù cắm nguồn hay không thì những tác vụ văn phòng, những tác vụ chủ yếu cần đơn nhân như Photoshop vẫn ngon.

cinebench.png

Qua hai bài test trên, dễ thấy hiệu năng đơn nhân của Ryzen 5 5500U khá thấp. Để so sánh thì i5-1135G7 đạt trên dưới 1500 điểm cho cả Geekbench 5 và Cinebench R23. Apple M1 thậm chí còn cao hơn với trên 1700 điểm đơn nhân trong Geekbench 5. Bù lại, hiệu suất đa luồng khá cao nhờ có 6 nhân 12 luồng, nhiều hơn 2 nhân vật lý so với Intel Gen 11 trên laptop mỏng nhẹ.

Screenshot (6).png

Trong quá trình benchmark, nhiệt độ cao nhất của CPU ghi nhận được là 91 độ khi mình chạy Cinebench R23 30 phút liên tục và cắm nguồn. Nhiệt độ trung bình chỉ loanh quanh mức 80 độ, một mức nhiệt độ rất tốt với laptop.

Một điểm khiến mình khá bất ngờ đó là xung all core mà con Ryzen 5 5500U đạt được trên Acer Aspire 7 A715-42G-R4XX đạt tới 3.9GHz và có thể duy trì ổn định trong thời gian dài. Trong khi đó xung tối đa giới hạn cho Ryzen 5 5500U chỉ 4GHz.

Screenshot (63).png

Hiệu năng GPU

Để test hiệu năng GPU, mình sử dụng Geekbench 5 (test CUDA), 3DMark và Blender.

Trong thử nghiệm Geekbench 5 (CUDA), GTX 1650 trên Acer Aspire 7 A715-42G-R4XX đạt gần 40,000 điểm khi cắm nguồn. Đây là số điểm gần như tốt nhất mà một con GTX 1650 mobile có thể đạt được.
Khi không cấp nguồn, sử dụng pin ở best performance thì hiệu năng chỉ giảm khoảng 10%, cực kỳ ấn tượng.

cuda.png

Với các thử nghiệm 3DMark và Blender, hiệu năng của GTX 1650 có thể phát huy ở mức gần như tối đa:

3Dmark.png

Với Blender mình chỉ test khi cắm nguồn:

Screenshot (39).png

Nhiệt độ của GPU trong quá trình test chỉ giao động từ 60 – 70 độ và hiếm khi cao hơn.

Screenshot (19).png

Hiệu năng chơi game

Mình ít chơi game nên không thể test chuyên sâu cho anh em phần này. Tuy nhiên mình có thử một vài tựa game như PUBG, Shadow of the Tomb Raider.

Với Shadow of the Tomb Raider, mình sử dụng công cụ benchmark sẵn của game với thiết lập đồ họa mặc định như anh em thấy bên dưới. Khi cắm nguồn, fps trung bình đạt được khoảng 47:

shadowoftom_camnguon.png

Khi chỉ sử dụng pin ở best performance, rất bất ngờ khi fps trung bình chỉ giảm rất ít xuống 43:

shadowoftom_dungpin.jpg

Trong quá trình thử nghiệm, nếu cắm nguồn thì GPU ăn max được 50W và khá ổn định, còn khi dùng pin thì max là 30W nhưng khá bất ngờ khi fps không giảm nhiều.

Trong suốt quá trình benchmark, chỉ có một lần duy nhất CPU load lên 80%, phần lớn thời gian ổn định ở 20 – 50%, một vài lần lên 60% và GPU luôn ở mức 99 – 100%. Điều đó cho thấy CPU Ryzen 5 5500U gánh tốt GTX 1650.

Với PUBG, thiết lập mặc định hầu hết các setting đều đặt ở mức low hoặc very low, trải nghiệm hình ảnh không được đã mắt nhưng đổi lại fps lại khá ổn định duy trì mức trên 70fps và máy khá mát. Anh em có thể xem chi tiết hơn trong video phía trên.

Screenshot (54).png

Nếu chơi lâu, phần phía trên của bàn phím vẫn sẽ nóng lên một chút nhưng điều này thực sự khó tránh khỏi, ngay cả với những chiếc laptop gaming đắt tiền. Điều quan trọng là CPU và GPU không bị quá nhiệt, bàn phím và chiếu nghỉ tay không nóng.

Hiệu năng làm việc thực tế

Một lần nữa mình muốn nhắc lại con Acer Aspire 7 A715-42G-R4XX mình sử dụng chưa được nâng cấp RAM, chỉ có 1 thanh 8GB. Nếu được nâng cấp thêm một thanh 8GB nữa thì hiệu năng chắc chắn được cải thiện trong rất nhiều tác vụ, đặc biệt là trong các tác vụ đồ họa, dựng phim.

Làm việc với Photoshop, mình edit ảnh RAW chụp từ con Fuji XE3 dung lượng khoảng 50MB mỗi tấm thì hoàn toàn mượt mà. Các tác vụ từ Camera RAW, kéo màu, chấm mụn, Liquify đều ngon lành.

Với Lightroom, mình có thử chỉnh màu và xuất hàng loạt 300 tấm hình RAW (tổng dung lượng gốc 15GB) sang ảnh JPEG giữ nguyên độ phân giải. Tổng thời gian xuất hình hết 15 phút, và cần nói thêm là RAM luôn trong tình trạng full load, nếu có 16GB RAM thì có thể tốc độ đã nhanh hơn. Để so sánh thì mình có thử xuất file tương tự, với cùng bản Lightroom 2021 trên iMac 2020 (Core i5-10500, 40GB RAM) thì mất 9 phút. Chiếc iMac cũng sử dụng một con chip 6 nhân nhưng là chip Desktop xung tới 4.5GHz và lợi thế tuyệt đối về RAM, nên mình đánh giá hiệu năng của Acer Aspire 7 A715-42G-R4XX là rất ổn.

Screenshot (63).png

Ngoài ra mình còn sử dụng chiếc máy này để edit video với Premiere Pro 2021 (bản đã tối ưu cho GPU). Với một source FullHD 24fps H.264, 100Mbps và sử các hiệu ứng chuyển cảnh cơ bản được hỗ trợ tăng tốc bằng GPU, chỉnh màu bằng Lumetri Color thì vẫn có thể preview 1:1. Video sau khi biên tập có độ dài 15 phút mình chỉ tốn 3 phút để render xong. Tất nhiên nếu anh em sử dụng nhiều các hiệu ứng không hỗ trợ tăng tốc bằng GPU ví dụ như Denoiser III trong Red Giant Magic Bullet thì thời gian sẽ lâu hơn rất rất nhiều. Nhưng mình nghĩ không nhiều anh em mua con Acer Aspire 7 này dùng nhiều hiệu ứng, tính năng phức tạp như vậy.

DSCF4930.jpg

Với các tác vụ nhẹ nhàng khác như làm việc văn phòng, duyệt web thì tất nhiên là mượt mà, ổn định và rất mát rồi.

Thiết kế, bàn phím và touchpad

Acer Aspire 7 A715 vẫn có bộ vỏ bằng nhựa, nhưng cảm giác sử dụng không ọp ẹp mà đổi lại khá chắc chắn. Phần bàn phím không bị flex quá nhiều. Bản lề máy khác chắc chắn và có thể mở rộng ra 180 độ.
Tổng thể, Acer Aspire 7 A715 không hầm hố mà thiên hướng thanh lịch, phù hợp anh em vừa mang đi học, đi làm, ra quán cà phê. Mua con này anh em yên tâm không bị gia đình, thầy cô nghĩ rằng anh em mua nó để chơi game 😁 Mình tin rằng rất nhiều anh em đã chọn Acer Aspire 7 A715 vì lý do này.

DSCF4940.jpg

Tuy nhiên công bằng mà nói thì tổng thể của Acer Aspire 7 A715 chưa thực sự hiện đại, viền màn hình vẫn khá dày. Thiết kế này đã được Acer áp dụng rất nhiều năm, dù mỗi năm đều có những thay đổi nhất định nhưng nó không đáng kể. Tất nhiên ở tầm giá cũng khó đòi hỏi hơn, nếu muốn một chiếc laptop đẹp anh em buộc phải chấp nhận nó không có GPU rời.

DSCF4979.jpg

Trọng lượng của máy ở mức trung bình, khoảng 2.1kg, không quá nặng cũng không thực sự nhẹ nhưng anh em vẫn có thể mang theo hàng ngày đi học, đi làm, đi cà phê…

DSCF4932.jpg

Về khả năng kết nối thì Acer trang bị cho Aspire 7 A715 khá đầy đủ, từ USB 3.2, USB 2.0, USB-C, HDMI, RJ45… Điểm trừ là máy không có đầu đọc thẻ SD, nhưng điều này cũng khá hợp lý bởi Aspire 7 A715 không hướng đến anh em làm multimedia, lý do chính là bởi chất lượng màu sắc màn hình không đáp ứng tốt điều đó.

DSCF4934.jpg

DSCF4938.jpg

Bàn phím của Acer Aspire 7 A715 theo mình đánh giá thì ở mức khá tốt trong tầm giá, độ nảy và cảm giác gõ ổn, ít sai chính tả và ít tốn thời gian để làm quen. Bàn phím cũng có đèn nền màu trắng để sử dụng vào buổi tối. Tuy nhiên touchpad thì chưa tốt, dù diện tích đủ lớn nhưng bề mặt hơi rít, tracking chưa thực sự chính xác. Nó đủ cho anh em mang đi học, sử dụng chữa cháy khi quên chuột. Còn khi chơi game và làm việc thì anh em nên có thêm con chuột rời để đảm bảo trải nghiệm.

DSCF4964.jpg

DSCF4919.jpg

DSCF4918.jpg

DSCF4931.jpg

DSCF4944.jpg

Màn hình chất lượng trung bình

Phiên bản mình sử dụng chỉ có 60Hz chứ không phải 144Hz. Dù là IPS nhưng khả năng tái tạo màu sắc, độ sáng cũng chỉ ở mức trung bình. Độ phủ màu màn hình chỉ khoảng 45% NTSC và độ lệch màu theo mình đánh giá là khá cao. Độ sáng tối đa đạt khoảng 280 nits, hơi thấp nhưng bù lại đây là màn hình chống chói nên vẫn sử dụng được ở quán cà phê, trên giảng đường hay văn phòng, những nơi có ánh sáng vừa phải.

DSCF4972.jpg

Với chất lượng hiển thị như vậy, Acer Aspire 7 A715 chưa đáp ứng được nhu cầu chỉnh màu, thiết kế. Tuy nhiên nó vẫn có thể phù hợp cho những anh em vẽ kỹ thuật hoặc cơ bản là chỉ đang học công cụ, không quá quan trọng về màu sắc. Ở tầm giá dưới 17 triệu, anh em muốn mua một chiếc laptop mới để học kỹ thuật, edit video, thiết kế thì thực sự không có nhiều lựa chọn. Mình nghĩ anh em vẫn có thể chọn con này, sau này tích góp sắm thêm cái màn hình rời nếu có nhu cầu cao hơn về màu sắc. Thực tế thì mình vẫn cầm máy ra cà phê ngồi làm mấy công việc văn phòng, biên tập video, về gắn vô màn rời chỉnh màu ngon lành.

Loa bé, chưa đáp ứng được nhu cầu

Mình hiếm khi dùng loa máy tính, ở nhà mình cắm loa còn ra ngoài mình dùng tai nghe nên chút nữa mình bỏ qua luôn yếu tố này. Loa của con Acer Aspire 7 A715 và chất lượng âm thanh ở mức trung bình. Anh em xem những bộ phim kịch tính, cháy nổ hay chơi game bắn súng có lẽ sẽ hơi thất vọng với chất lượng loa của máy. Nhưng một lần nữa, anh em không thể đòi hỏi quá nhiều vào một chiếc laptop 17 triệu. Với mình thì loa là thứ mình sẵn sàng đánh đổi nhất vì mình thích dùng tai nghe hoặc loa ngoài hơn.

DSCF4954.jpg

Thời lượng pin khá ổn

Dù có dung lượng pin khiêm tốn chỉ 48Wh, tuy nhiên nếu anh em không chơi game, không sử dụng các tác vụ đồ họa dùng đến card rời thì thực tế Acer Aspire 7 A715 không khác một chiếc laptop văn phòng là bao. Khi đó CPU chỉ ăn khoảng 10 – 15W điện, máy có thể sử dụng 3 – 5 giờ cho các tác vụ văn phòng, xem video, duyệt web. Nhiêu đây cũng đủ cho một buổi học của anh em.

Screenshot (68).png

Tuy nhiên khi chơi game hay edit video thì máy chỉ có thể trụ được trên dưới 1 giờ thôi, anh em nên tìm ổ cắm điện để trải nghiệm không bị gián đoạn.

Kết luận

Nếu cần một chiếc laptop vừa học, làm việc, vừa chơi game, có thể đáp ứng được các nhu cầu edit video, một số tác vụ tận dụng được sức mạnh GPU thì Acer Aspire 7 A715-42G-R4XX thực sự là một lựa chọn đáng cân nhắc ở mức giá 17 triệu. Hiệu năng ổn, tản nhiệt tốt là những ưu điểm thực sự tuyệt vời của sản phẩm trong tầm giá này. Anh em còn có thể nâng cấp RAM, nâng cấp SSD khá dễ dàng để phục vụ nhu cầu cao hơn.

DSCF4946.jpg

Đổi lại, anh em sẽ phải chấp nhận đánh đổi về chất lượng màn hình, một thiết kế không quá bắt mắt. Ngoài ra, trong quá trình mình trải nghiệm đôi chút còn gặp vấn đề với Wi-Fi, cụ thể máy hay bị mất kết nối nếu anh em để một chỗ không sử dụng. Có thể đây là cơ chế tiết kiệm pin của máy, nhưng vấn đề là đôi khi máy lại không tự kết nối lại khi anh em duyệt web, anh em lại phải kết nối thủ công lại. Vấn đề không quá nghiêm trọng nhưng ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm chung.

Ngoài lề thêm một chút, Acer Aspire 7 A715 và mấy con laptop gaming của Acer có vụ bảo hành 3S1 khá hay:

  • 3 là cam kết bảo hành cho anh em trong 3 ngày
  • S là Saturday và Sunday: Tức là bao gồm cả thứ 7 và chủ nhật
  • 1 tức là nếu sau 3 ngày kể từ khi anh em đến trung tâm bảo hành (kể cả t7, CN), vấn đề của anh em chưa được khắc phục thì anh em được đổi luôn máy mới.

Mình thì chưa đi bảo hành bao giờ, anh em nào đi bảo hành hoặc được đổi máy mới rồi thì chia sẻ trải nghiệm của anh cho mình và những anh em khác tham khảo với nha.

Trên đây là tất cả những trải nghiệm của mình với chiếc Acer Aspire 7 A715-42G-R4XX. Hy vọng bài đánh giá của mình hữu ích với anh em. Nếu mình may mắn trúng được con Acer Nitro 5 Tiger mình hứa sẽ làm một bài đánh giá siêu siêu chi tiết gửi đến anh em

😀

#reviewlaptopSSD 256GB cũng hơi thiếu thốn, đồng đội hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách tăng cấp hoặc cài game lên một ổ SSD di động. Mình cài bộ Adobe ( Ps, Lr, Ai, Ae, Pr, Me ), vài ứng dụng nữa thì đã tốn hết cả trăm GB rồi ( gồm có HĐH ), thêm vài tựa game nữa là hết 200GB. Nếu đồng đội lưu nhiều hơn 200GB trong một ổ 240 hoặc 256GB thì nó sẽ chậm dần, hiệu năng sẽ bị tác động ảnh hưởng. Tốc độ SSD sẵn trong máy cũng không quá nhanh, chỉ khoảng chừng 1GB / s vận tốc ghi và 2.5 GB / s vận tốc đọc, nếu có điều kiện kèm theo tăng cấp lên một ổ Samsung 970 EVO Plus 512GB – 1TB ( hoặc những loại SSD tương tự ) sẽ ngon hơn .

Source: https://dvn.com.vn
Category custom BY HOANGLM with new data process: Acer

Liên kết:XSTD
Alternate Text Gọi ngay