Ý nghĩa các biểu tượng cảnh báo trên xe hơi

Bảng điều khiển và tinh chỉnh trên xe hơi chính là cách tiếp xúc tốt nhất giữa chiếc xe và người điều khiển và tinh chỉnh, đó chính là công cụ để người lái hoàn toàn có thể biết được hàng loạt thực trạng hiện tại của chiếc xe, kể cả thực trạng của những thiết bị cơ khí trong mạng lưới hệ thống động cơ. Theo sự tăng trưởng về số lượng của những công nghệ tiên tiến được ứng dụng lên xe hơi, số lượng những hình tượng thông tin cũng ngày càng nhiều hơn, chính những đốm sáng nhỏ bé đang theo dõi những hoạt động giải trí của xe mà bạn gặp hàng ngày trên bảng điều khiển và tinh chỉnh này hoàn toàn có thể bảo vệ bạn, hành khách ngồi xe của bạn cũng như những lái xekhác trên đường. Cũng chính vì lí do đó mà số lượng những hình tượng này trở nên rất lớn và đôi lúc có sự độc lạ đôi chút trên những mẫu xe khác nhau. Tuy nhiên, họ vẫn tuân theo những hình tượng thông tin chuẩn cho hầu hết những loại xe trên quốc tế .

Sau đây là các biểu tương thông báo thường gặp trên các loại xe cũng như thông tin mà nó muốn thể hiện:

Bạn đang đọc: Ý nghĩa các biểu tượng cảnh báo trên xe hơi

1.    Đèn cảnh báo ABS – Nó sẽ sáng lên khi có điều gì đó bất thường với hệ thống phanh Anti-lock Brake (hệ thống chống bó cứng phanh). Cũng phải lưu ý rằng đèn này cũng sáng lên lúc xe vừa khởi động, nhưng sau đó sẽ tắt sau vài giây nếu hệ thống phanh này hoạt động bình thường.

2. Thông báo sắp hết nhiên liệu – biểu tượng này sẽ xuất hiện khi lượng nhiên liệu trong xe đã xuống đến mức rất thấp và bạn cần phải bổ sung ngay.

3. Cảnh báo thắt dây an toàn – biểu tượng này sẽ xuất hiện khi động cơ được khởi động và dây an toàn chưa được cài vào. Tùy vào từng nhà sản xuất mà biểu tượng này còn đi kèm theo âm thanh báo động liên tục cho đến khi dây an toàn được cài vào.

4. Cảnh báo vấn đề về hệ thống điện – biểu tượng này cảnh báo có vấn đề xảy ra với hệ thống điện của xe.

5. Cảnh báo hệ thống phanh – thông báo sẽ được bật khi hệ thống vận hành phát hiện hệ thống phanh có vấn đề.

6. Đèn cảnh báo nguy hiểm – tín hiệu này cho biết có một vấn đề không xác định được đang xảy ra với xe của bạn, bạn nên đi kiểm tra ngay.

7. Biểu thị ghế ngồi dành riêng cho trẻ em – nếu nó sáng lên thông báo có một ghế ngồi dành riêng cho trẻ em đã được gắn vào trong xe.

8. Áp suất lốp xe – cảnh báo xuất hiện khi áp suất lốp xe dưới mức cho phép, điều đó sẽ làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc giảm hoạt động của phanh xe.

9. Bộ lọc không khí – thường được thấy trên hệ thống điều khiển trung tâm của xe, cũng đôi khi sẽ xuất hiện trên bản điều khiển xe trước mặt người điều khiển, nó cho biết có một trục trặc xảy ra tại khoang lọc không khí trong xe.

10. Túi khí phía trước – hiển thị theo dõi hoạt động của túi khí phía trước, khi túi khí được bật ra cũng như khi nó gặp vấn đề hoặc cần phải kiểm tra kỹ thuật một cách chuyên nghiệp.

11. Túi khí hai bên – tương tự như túi khí phía trước.

12. Ghế trẻ em – biểu tượng này biểu thị thông tin giống như biểu tượng ở mục 8, nhưng có hình dáng khác do được sử dụng bởi những nhà sản xuất khác.

13. Đèn sương mù/đèn gầm đã được bật lên.

14. Gạt nước mưa được kích hoạt.

15. Đèn chiếu sáng chính đã được bật.

16. Hệ thống sưởi kính sau đã được bật.

17. Cảnh báo ghế ngồi cho trẻ em lắp không đúng.

18. Sự cố về dầu phanh – rất ít khi xuất hiện, nó thông báo có một sự cố xảy ra về dầu phanh.

19. Cảnh báo ắc quy – nếu cảnh báo này xuất hiện khi xe đang vận hành chứng tỏ có sự cố xảy ra liên quan tới hệ thống ắc quy.

20. Khóa an toàn trẻ em được bật.

21. Thông báo cấp cứu – xuất hiện khi người điều khiển bật đèn cấp cứu (hay còn gọi là đèn ưu tiên).

22. Đèn kiểm soaát hành trình – biểu thị hệ thống kiểm soát hành trình đã được bật, biểu tượng này có thể khác nhau đối với hãng xe khác nhau.

23. Hệ thống sưởi kính chắn gió đã được bật.

24. Sự cố về hệ thống truyền động – nó xuất hiện khi có vấn đề xảy ra với hệ thống truyền động trên xe, xe đang trong tình trạng nguy hiểm, cần phải kiểm tra kỹ thuật ngay khi có thể.

25. Cảnh báo trượt – thường được trang bị trên những chiếc xe cao cấp, nó cảnh báo xe đang mất độ bám đường do điều kiện lái xe khó khăn.


26. Cảnh báo cửa chưa đóng đúng – cảnh báo khi xe đã nổ máy nhưng có một hoặc nhiều của xe chưa được đóng đúng cách.

27. Hệ thống chống trộm – được ứng dụng độc quyền cho các dòng xe của Ford, nó thông báo hệ thống chống trộm công nghệ Securelock đã được bật.

28. Hệ thống kiểm soát bướm ga tự động – khi động cơ xe được khởi động, nếu có sự cố xảy ra với hệ thống tự động kiểm soát bướm ga, đèn cảnh báo này sẽ bật sáng.

29. AWD – (All Wheel Drive) thông báo hệ thống dẫn động 4 bánh xe chủ động đã được bật.

30. Hệ thống cảm biến cân bằng điện tử ESP/BAS – giống như biểu tượng cảnh báo ABS, nhưng đặc biệt là báo cho người điều khiển biết có vấn đề về hệ thống cảm biến ESP/BAS.

31. Chức năng Overdrive đã tắt.

32. Đèn báo rẽ/xi-nhan được bật.

33. Cảnh báo nhiệt độ – cảnh báo cho người điều khiển biết nhiệt độ của máy đã lên đến mức quá cho phép, thường yêu cầu người dùng cho xe dừng lại.

34. Cảnh báo OBD – cảnh báo các lỗi làm việc của động cơ như lỗi liên quan tới sự hình thành hỗn hợp nhiên liệu – không khí và các thiết bị kiểm soát khí thải…

35. Đèn pha được kích hoạt.

36. Cảnh báo áp suất dầu: được báo khi có vấn đề xảy ra với áp suất dầu trong động cơ, thường người dùng được khuyên dừng xe và kiểm tra kỹ thuật ngay khi có thể.

Theo tinhte. Nguồn: Autoevolution

Source: https://dvn.com.vn
Category: Sự Cố

Alternate Text Gọi ngay