Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho học sinh các lớp cuối cấp tiểu – Tài liệu text

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho học sinh các lớp cuối cấp tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.75 KB, 56 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động giáo dục (HĐGD) ở trường Tiểu học sau năm 2018 cần quán
triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, nghĩa là cần tổ chức các HĐGD theo hướng tăng
cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi
trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi
nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để
các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm định hướng, tạo điều
kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó
tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên
cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã
học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó
hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.
Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên Thế giới, giáo dục được coi là quốc
sách hàng đầu, là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội. Với sứ mệnh làm
gia tăng giá trị con người, mục tiêu cơ bản của quá trình giáo dục phải đào tạo ra
những con người phát triển toàn diện về mọi mặt, không những có kiến thức mà
còn giàu năng lực trí tuệ. Vậy nên, việc thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo cho học sinh là vô cùng quan trọng.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của chương trình giáo dục
phổ thông sau năm 2018. Bên cạnh các môn học khác, hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới làm cho nội dung giáo dục
không bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con
đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với
hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ
năng sống, niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành những năng lực cần có của
con người trong xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toản diện nhân cách
học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
1

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cấp Tiểu học giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển hài hòa về thể chất, tinh
thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc,
quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài“ Thiết kế
hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh các lớp cuối cấp Tiểu học”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
– Thiết kế một số nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh cuối
cấp ở Tiểu học.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
– Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở
trường tiểu học
– Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động trải nghiện sáng tạo của học sinh cuối cấp
ở Tiểu học
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
– Học sinh khối lớp 4, lớp 5
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
– Nếu thiết kế và tổ chức thành công một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho
học sinh cuối cấp ở trường tiểu học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
giáo dục trường tiểu học, bồi dưỡng khả năng tư duy, sáng tạo, phát triển năng
lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
– Nghiên cứu lí luận về thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học
sinh các lớp cuối cấp Tiểu học.
– Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
ở các lớp cuối cấp Tiểu học.
– Đặc điểm tâm lý của học sinh về việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo ở các lớp cuối cấp Tiểu học.

– Thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh các lớp cuối cấp ở
Tiểu học.
2

– Tiến hành khảo nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của việc thiết kế
hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh các lớp cuối cấp Tiểu học.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tài liệu về tổ chức hoạt động
trải nghiệm sáng tạo.
– Phương pháp phân tích- tổng hợp: Tìm các tài liệu liên quan đến tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông để xây dựng các chủ đề về
hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến, hướng dẫn cách thực hiện đề
tài, kiểm nghiệm đề tài.
– Phương pháp điều tra: Điều tra cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở
trường tiểu học.
-Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm khẳng định tính khả thi của các chủ
đề đã đề xuất.
– Phương pháp quan sát: Quan sát để tìm hiểu tâm lí, thái độ của học sinh tiểu
học.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Được sử dụng trong quá trình thử nghiệm
sư phạm.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
– Một số nghiên cứu về cơ sở lý luận thực tiễn trong việc thiết kế và tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo ở trường Tiểu học.
– Một số chủ đề thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh cuối cấp
Tiểu học

+ Chủ đề 1: Tìm hiểu về An toàn giao thông
+ Chủ đề 2: Học sinh với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế
+ Chủ đề 3: Học sinh khám phá bản thân
+ Chủ đề 4: Nhà trường gắn với cơ sở sản xuất kinh doanh
9.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
3

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo thì nội dung
chính của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thiết kế một số nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường
tiểu học
Chương 3: Khảo nghiệm sư phạm

4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đôi nét về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Hoạt động
Theo từ điển Tiếng Việt: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa
con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về
phía con người (chủ thể)
Trong mối quan hệ đó có 2 quá trình :
– Quá trình đối tượng hóa (xuất tâm)
+ Chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm hoạt động.
+ Tâm lí con người được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản

phẩm.
– Qua trình chủ thể hóa( nhập tâm) :
+ Chủ thể chuyển nội dung khách thể (quy luật, bản chất ) vào bản thân mình tạo
nên tâm lí, ý thức, nhân cách của bản thân
+ Là con người chiếm lĩnh(lĩnh hội) thế giới.
Như vậy, trong quá trình con người tham gia,, thực hiện hoạt động con
người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của mình, nhân
cách được bộc lộ, hình thành trong hoạt động .
Theo chúng tôi nghiên cứu: Hoạt động là quá trình cá nhân thực hiện các
quan hệ giữa họ với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân. Đó là quá
trình chuyển hóa năng lực lao động (cùng với các phẩm chất tâm lí) của bản thân
thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc
tính sự vật, của thực tế quay trở về với các chủ thể, biến thành vốn liếng tinh
thần của chủ thể. Theo đó, tâm lý được nảy sinh bởi hoạt động của chủ thể, đồng
thời tâm lý là một thành tố của hoạt động.
1.1.1.2. Trải nghiệm

5

Theo từ điển Tiếng Việt: Trải nghiệm là tiến trình hay là quá trình hoạt
động năng động để thu thập kinh nghiệm, trên tiến trình đó có thể thu thập được
những kinh nghiệm tốt hoặc xấu, thu thập được những bình luận, nhận định, rút
tỉa tích cực hay tiêu cực, không rõ ràng, còn tùy theo nhiều yếu tố khác như môi
trường sống và tâm địa mỗi người.
Theo chúng tôi nghiên cứu: Nói đến trải nghiệm là nói đến hoạt động của
con người. Con người từng trải, biết đời, hiểu đời học từ sách vở, nhà trường, từ
thực tế cuộc đời, có nhiều kinh nghiệm sống, biết gắn liền tri thức lý luận với
thực tiễn đời sống, học đi đôi với hành.
* Bản chất của trải nghiệm[2]

Trải nghiệm hiểu đơn giản nhất là những gì con người đã từng trải qua
thực tế, từng biết, từng chịu.
Trải nghiệm để phục vụ lại cho cuộc sống. Chúng ta sống trong tực tại,
trao đổi thông tin với thực tại, nhờ đó chúng ta thu được những kiến thức là kinh
nghiệm sống cho riêng bản thân chúng ta. Nhờ đó, con người sẽ tự hoàn thiện
mình, cải tạo được thực tại và sống tốt hơn. Như vậy, sống và trải nghiệm là hai
khía cạnh luôn song hành cùng với nhau, bổ sung và hoàn thiện cho nhau.
Quá trình trải nghiệm sẽ chứa đựng yếu tố “thử”và “sai”. Sự trải nghiệm
sẽ mang đến cho con người những kinh nghệm phong phú. Quá trình trải
nghiệm là quá rình tích lũy kinh nghiệm, giúp con người hình thành vốn kinh
nghiệm, vốn sống, hình thành phẩm chất và năng lực người.
Theo các nhà khoa học giáo dục, trải nghiệm chính là những tồn tại
khách quan tác động vào giác quan con người, tạo ra cảm giác, tri giác, biểu
tượng, con người cảm thấy có tác động đó và cảm nhận nó một cách rõ nét, để
lại ấn tượng sâu đậm, rút ra bài học, vận dụng vào thực tiễn đời sống, hình thành
nên các thái độ giá trị.
1.1.1.2. Sáng tạo
Theo từ điển Tiếng Việt: Sáng tạo là với bất cứ cái gì, ở bất cứ lĩnh vực
nào của thế giới cả vật chất lẫn tinh thần. Là cách bạn tạo ra sự khác biệt với
thứ bạn đã có trước với cái hình thành sau giúp tăng năng suất, tiết kiệm hay
6

thân thiện với môi trường, tính ích lợi có thể mang đến cho gia đình, bản
thân, cộng đồng.
Theo chúng tôi nghiên cứu: sáng tạo là nghiên cứu, tìm tòi tạo ra cái mới
về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò
bó, phụ thuộc vào những cái đã có, để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Sáng tạo là một đặc trưng nổi bật nhất của tâm lý con người. Thời đại
kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kéo theo sự chuyển động, đổi

thay đáng kể tâm lý con người, nhất là năng lực thích nghi và sáng tạo. (Theo
Alvin Tofler,trích trong “Làn sóng thứ ba”, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà
Nội, 1992)
1.1.1.4.Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra được kết luận về khái niệm
hoạt động trải nghiệm sáng tạo : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một khái
niệm mới trong dự thảo về “Đổi mới chươngtrình và sách giáo khoa phổ thông
sau 2015” .Để xác định được khái niệm “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” cần
xuất phát từ các thuật ngữ “hoạt động”, “ trải nghiệm”, “sáng tạo” và mối quan
hệ qua lại với nhau. Có rất nhiều khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo được
đưara từ các tác giả, từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, từ đó có thể đưa ra
nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
Theo nghĩa chung nhất : “ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động
giáo dục, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh
được tham gia trực tiếp và là chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động
xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát
triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những
năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát
huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và
cộng đồng”.
– Nếu quan niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hình thức tổ chức hoạt động
– “CÁCH” thì có thể hiểu: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong số
những hình thức dạy học, giáo dục, để tổ chức các hoạt động giáo dục mà học
7

sinh được tham gia trực tiếp để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo hình thành
và phát triển năng lực của bản thân”.
– Nếu hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một nội dung giáo dục – “CÁI” thì có
thể quan niệm : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là tổng hòa các nội dung giáo

dục bao gồm : đời sống xã hội, văn hóa – nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí,
khoa học kĩ thuật công nghệ, lao đông hướng nghiệp, được nhà giáo dục thiết kế
theo mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
Nếu hiểu hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo nghĩa là bản chất của một hoạt
động thcóthể quan niệm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động có
mục đích, đối tượng,…
– Nếu coi hoạt động trải nghiệm sáng tạo có giá trị tương đương với một môn
học có thể quan niệm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hợp phần quan
trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, với tư cách như là một môn học,
có nội dung chương trình cụ thể, phương pháp, đánh giá, … được các nhà sư
phạm thiết kế, nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đặc biệt
nhấn mạnh tạo điều kiện để người học trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục,
phát huy năng lực sáng tạo.
– Dưới góc độ quản lý, nếu quan niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt
động quản lý của giáo viên và nhà quản lý giáo dục có thể định nghĩa : Hoạt
động trải nghiệm sáng tạo là quá trình chủ thể quản lý (giáo viên) tác động đến
đối tượng quản lý (học sinh) thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục (dạy
học và giáo dục) nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia trực tiếp vào hoạt
động động và giao lưu, chiếm lĩnh tri thức, nhằm hình thành và phát tiển cho
học sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và
những năng lực cần có của những con người trong xã hội hiện đại, đồng thời
phát huy khả năng tạo ra cái mới có giá trị đối với cá nhân và xã hội.
Tóm lại, có thể định nghĩa hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo nhiều
cách khác nhau. Thuật ngữ “ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” được hiểu như
trên, vừa chứa đựng nội dung, đặc điểm, tính chất và phương thức tiến hành
8

hoạt động, nói cách khác hoạt động trải nghiệm sáng tạo vừa là “CÁI” vừa
là “CÁCH”.

1.1.2. Đặc điểm, mục tiêu và nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.1.2.1. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo[2]
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một loại hình hoạt động giáo dục như
các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông, được thực hiện một
cách có tổ chức trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố
chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng
thời tham gia các hoạt động quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh; hình
thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá
trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện
đại. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh
được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của
bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt
động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt
động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; các em được trải
nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng
hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá
kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè. Từ đó hình thành
và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Hoạt động
trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh
thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính
riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.
– Về nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của
nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo
dục trí tuệ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật,
thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo
dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống
9

HIV/AIDS và tệ nạn xã hội… Nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm
sáng tạo thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt
động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong
thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
– Về quy mô tổ chức: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo những
quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc
liên trường. Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn
về nhiều mặt như: tổ chức đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, học sinh
tham gia được nhiều hơn và có nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng
lực cho học sinh.
– Về địa điểm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức tại nhiều địa điểm
khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng,
phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo
tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình
công cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất… hoặc ở các địa
điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động.
– Về lực lượng tham gia: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự
tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, Cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách
Đội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội
Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu
chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động
xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương… Mỗi
lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng
hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có
thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (có thể hỗ
trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về
chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, hoạt động
trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi
với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều

10

kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa
dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động.
– Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ
chức rất đa dạng và phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng
hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động
khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể
của từng lớp, từng trường, từng địa phương.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau
như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham
quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động
tình nguyện, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao
động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham
gia…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội… Mỗi một hình thức hoạt động
trên đều tiềm tang trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình
thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một
cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù
hợp với đặc điểm tâm lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Trong
quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt
của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt
động.
1.1.2.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào sống tốt và làm việc hiệu quả
1.1.2.3. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Để xác định nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho các cấp học và

các vùng miền khác nhau cần căn cứ: Đặc điểm tâm- sinh lý lứa tuổi; Đặc điểm
hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh; Mục tiêu giáo dục; Đặc điểm vùng
11

miền và các yếu tố khách quan khác. Có thể phân chia nội dung hoạt động trải
nghiệm sáng tạo thành các nội dung chính như sau:
a) Chính trị- xã hội
Hoạt động thuộc lĩnh vực chính trị- xã hội là những hoạt động giúp học
sinh tiếp cận với các vấn đề về chính trị, xã hội của cộng đồng, dân tộc, đất
nước như:
– Các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội trong nước và quốc tế
hoặc những sự kiện đáng chú ý ở địa phương.
– Tình hình thời sự và các sự kiện chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa nổi bật
đang được quan tâm trong nước và quốc tế.
– Những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của địa phương.
– Nội quy nhà trường, những quy định về pháp luật như: luật giao thông,
trật tự công cộng, những chính sách lớn của nhà nước như dân số, bảo vệ
môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, tiết kiệm năng lượng.
– Các vấn đề xã hội, chính trị trong và ngoài nước như: quyền trẻ em,
những thành tựu kinh tế, văn hóa ở địa phương, vấn đề môi trường và biến
đổi khí hậu, hòa bình, đoàn kết hữu nghị, hợp tác.
– Các hoạt động kết nghĩa, giao lưu với các trường, các lớp, các cơ sở sản
xuất, đơn vị quân đội.
– Các hoạt động lễ hội, hoạt động văn hóa, truyền thống ở địa phương.
– Các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện khác như
thăm hỏi và giúp đỡ các gia đình, các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn đặc
biệt ở địa phương, các bạn trong lớp, trong trường đau yếu, khuyết tật,
nghèo khó. Chia sẻ với các bạn cùng trang lứa trong nước hoặc quốc tế
gặp khó khăn về thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh.

– Phụ trách sao nhi đồng nhà trường và ở địa phương.
– Các hoạt động tình nguyện như giúp đỡ các bạn học kém, người khuyết
tật, ốm yếu, bệnh tật, các bạn học sinh con em gia đình thương binh, liệt
sĩ, gia đình neo đơn, giúp đỡ công việc tại các công trình phúc lợi, công
trình công cộng, bệnh viện, nông thôn, làng trài; giúp đỡ những người
nghèo khó xung quanh, làm các công việc mang tính chất động viên, giúp
đỡ tại các cô nhi viện, viện dưỡng lão, bệnh viện, doanh trại quân đội;
hoạt động bảo vệ môi trường, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tạo môi
12

trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tự nhiên, hoạt động trồng cây gây rừng, tạo
thói quen sinh hoạt ít gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động thuộc lĩnh vực chính trị- xã hội giúp các em học sinh được chia
sẻ những suy nghĩ, tình cảm, sự quan tâm của mình với các vấn đề thời sự, chính
trị của đất nước, vận dụng những kiến thức đã học của các môn học vào cuộc
sống thực tiễn, đồng thời giúp các em quan tâm hơn đến những sự kiện xung
quanh, từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như: tôn trọng, chia sẻ, cảm thông,
yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc, giúp các em sống có ý thức cộng đồng.
b) Khoa học- kỹ thuật
Hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học- kỹ thuật giúp học sinh bước đầu tiếp cận
với các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản
phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức của các môn khoa học vào thực tiễn
cuộc sống.
Thông qua các hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học- kỹ thuật học sinh có thể
tìm hiểu về khoa học theo các chuyên đề như: sinh vật biển, thiên văn, môi
trường tụ nhiên, sáng tạo rô- bốt, thế giới quanh ta; ngoài ra, các em học sinh có
thể tham quan các cơ sở sản xuất- các công trình khoa học kỹ thuật hay thực
hiện các dự án nghiên cứu khoa học phù hợp lứa tuổi.
Lĩnh vực khoa học- kỹ thuật còn giúp học sinh tìm hiểu các danh nhân, nhà

bác học, những tấm gương ham học, say mê phát minh, sáng chế hoặc tìm hiểu
về các ngành nghề trong xã hội hay đưa ra những sáng kiến, ý tưởng hay về
khoa học được áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.
c) Văn hóa- nghệ thuật
Đây là lĩnh vực nội dung khá rộng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
nhà trường phổ thông. Có thể xem những lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật bao gồm
lối sống, học thức, phong tục, những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng
tạo ra như: văn học, thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, hội họa, điêu khắc,
nhiếp ảnh, những phương tiện truyền thông, âm nhạc, kịch, múa, và những môn
nghệ thuật trình diễn khác.
13

Lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật ở trường phổ thông giúp học sinh tìm hiểu và
khám phá về văn hóa, nghệ thuật từ đó bước đầu giúp các em phát hiện ra năng
lực, tố chất và sở thích, khả năng, năng khiếu thực sự của bản thân để có thể
tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, hứng thú.
Các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa -nghệ thuật mà trường phổ thông có thể
tổ chức cho học sinh tham gia như:
– Sinh hoạt văn nghệ thơ ca: thơ ca, múa hát, kịch ngắn, kịch câm, tấu, kể
chuyện, âm nhạc… được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như hình thức
văn nghệ xen kẽ trong một hoạt động của lớp hoặc trường, hình thức thi hoặc
biểu diễn chào mừng ngày kỉ niệm, hình thức hội diễn.
– Đọc sách, báo, xem phim,xem biểu diễn văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật. Thảo
luận, trao đổi ý kiến về những cuốn sách hay, những bộ phim, vở kịch có ý
nghĩa, có giá trị về nhân văn, đạo đức.
– Tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử.
– Thi vẻ đẹp học sinh theo từng lớp, khối lớp hoặc trường.
– Thi khéo tay và trưng bày triển lãm những sản phẩm và thành tích nhân các
ngày hội của trường hoặc trong một hoạt động tập thể theo chủ đề của lớp. Ví dụ

tổ chức cho học sinh thi thêu, đan, cắt hoa, may vá, vẽ, nặn, trưng bày vở sạch
đẹp, những bài văn hay, những dụng cụ học tập, dụng cụ trực quan do học sinh
tự tạo, những tờ báo tường đẹp, những sản phẩm lao động sản xuất khác.
– Sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa tuổi và hứng thú như: câu lạc bộ
khiêu vũ, đàn, hát, thơ ca, nữ công gia chánh.
– Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống, nghề truyền thống, Tết cổ truyền, phong
tục tập quán, tranh dân gian, trò chơi dân gian, âm nhạc dân gian, kiến trúc cổ,
văn hóa phi vật thể.
– Giáo dục di sản và giáo dục truyền thống như truyền thống văn hóa, truyền
thống đaoh đức, truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo, uống
nước nhớ nguồn, yêu nước.
d) Vui chơi- giải trí
Vui chơi- giải trí là một trong các yếu tố để duy trì và phát triển các phong trào
và đoàn thể thanh thiếu niên. Vui chơi- giải trí giúp các em được thư giãn sau
những giờ học mệt mỏi với những bài vở, lý thuyết ở trong nhà trường.
14

Vui chơi- giải trí mang tính chất tự do hơn các lĩnh vực nội dung khác của hoạt
động trải nghiệm sáng tạo, đó là các hoạt động như thưởng thức nghệ thuật, chơi
các trò chơi hay ca hát và ca múa tập thể… Nó đáp ứng nhu cầu về việc nghỉ
ngơi, thư giãn của học sinh đồng thời phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh
phổ thông. Bên cạnh chức năng thư giãn vui chơi- giải trí còn truyền tải những
bài học về đạo đức, nhân bản, lý luận, giá trị… đến với học sinh một cách nhẹ
nhàng, hấp dẫn. Vui chơi- giải trí giúp cho các em tiếp thu bài học một cách hiệu
quả hơn.
Vui chơi- giải trí được tổ chức dưới những hình thức hoạt động như:
– Ca hát, nhảy múa, dân vũ, khiêu vũ.
– Các vở kịch, tiểu phẩm hài, múa hát sân trường.
– Các trò vui chơi giait trí như: Các loại trò chơi vận động, trò chơi thể thao,

trò chơi trí tuệ, trò chơi dân gian… xen kẽ trong các tiết sinh hoạt tập thể của
lớp, hoặc trong giờ ra chơi, trong các ngày hội.
e) Lao động công ích
Lao động công ích là việc cá nhân đóng góp một phần sức lao động của mình
để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình công cộng vì lợi ích chung của cộng
đồng nhằm duy trì, bảo tồn các công trình công cộng cũng như kịp thời phòng,
chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Trong nhà trường, lao động công ích được hiểu là sự đóng góp sức lao động của
học sinh cho các công trình công cộng của nhà trường hoặc địa phương nơi các
em sinh sống. Lao động công ích giúp học sinh hiểu được giá trị của lao động,
từ đó biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình
công cộng. Thông qua lao động công ích học sinh được rèn luyện các kỹ năng
sống như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng phát
hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ
năng lập kế hoạch.
Các hoạt động công ích học sinh có thể tham gia ở nhà trường và địa phương là:
– Vệ sinh môi trường, sân trường, lớp học, môi trường xung quanh nhà trường;
– Vệ sinh đường làng, ngõ xóm;
15

– Trồng cây, làm bồn hoa và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh… làm đẹp

trường lớp;
Tu sửa bàn ghế, trường lớp, trang trí lớp học;
Vệ sinh các công trình công cộng;
Trồng và chăm sóc cây xanh nơi công cộng;
Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn

hóa;
– Tham gia lao động trong các công trình công cộng, của nhà trường, trong các
cơ sở sản xuất của nhà trường như vườn trường, sân chơi, xưởng trường;
– Đóng góp ngày công lao động với các hoạt động của địa phương như trồng
lúa, gặt lúa, trồng rừng, làm các sản phẩm mây tre đan, tham gia vào các làng
nghề ở địa phương theo thời vụ và vừa sức…
f) Thể dục thể thao
Thể dục thể thao là lĩnh vực không thể thiếu trong các lĩnh vực nội dung của
hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông, bởi nó giúp các em học sinh
nâng cao sức miễn dịch cơ thể và giúp ngăn ngừa các loại bệnh tật, đồng thời
nâng cao sức khỏe tinh thần, rèn luyện bản thân và giúp phát triển chiều cao, có
sức khỏe để học tập tốt hơn. Ngoài ra, các môn thể thao đồng đội cũng rèn luyện
cho học sinh tinh thần đoàn kết, kỹ năng hợp tác.Trong bất kỳ môn thể thao
đồng đội nào, yếu tố đoàn kết là quan trọng nhất để dành chiến thắng.
Các hoạt động thể dục thể thao thường được tổ chức ở trường như:
– Thể dục giữa giờ chống mệt mỏi: tổ chức trong giờ ra chơi hằng ngày theo
khối lớp hoặc toàn trường với các nội dung và hình thức khác nhau như thể
dục thư giãn, thể dục nhịp điệu, trò chơi tập thể…
– Tập và chơi thể thao: có thể thành lập các đội hoặc Câu lạc bộ thể thao theo
khối lớp như bóng đá, bóng bàn, điền kinh, cờ vua… có kế hoạch tập luyện,
thi đấu…
– Tổ chức ngày hội vui khỏe, đại hội thể thao toàn trường: biểu diễn hoặc thi
đấu…
g) Định hướng nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp là một nội dung quan trọng của hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, thông qua hoạt động này, học sinh có được những trải nghiệm thực tiễn
16

về nghề nghiệp, giúp các em có cơ sở để nhìn lại khả năng của bản thân, từ đó

điều chỉnh việc lựa chọn nghề cho phù hợp với năng lực, nguyện vọng của bản
thân và phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương và xã hội.
Các nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo về hướng nghiệp bao gồm:
– Làm quen với các ngành nghề truyền thống địa phương và những nghề cơ
bản trong xã hội.
– Tìm hiểu xu hướng phát triển các ngành nghề.
– Các yêu cầu của nghề đối với người lao động.
– Sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ để tìm hiểu các đặc điểm tâm sinh
lý học sinh, đáp ứng yêu cầu của nghề.
– Tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho học sinh…
1.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi tiểu học
* Đặc điểm phát triển tâm lý
Sự phát triển của các quá trình nhận thức: ở lứa tuổi HS tiểu học diễn ra sự phát
triển toàn diện về các quá trình nhận thức. Trong đó đáng kể nhất là sự phát triển
về tri giác, sự tập trung, trí nhớ, tư duy và tưởng tượng:
– Sự phát triển của tri giác: vào đầu cấp học, trẻ chưa biết phân tích có hệ thống
những thuộc tính và phẩm chất của các đối tượng tri giác. Đặc điểm của tri giác
mang tính tổng thể, chưa đạt tới trình độ của tri giác phân biệt. Lên các lớp học
cao hơn ( lớp 4, 5 ), do đòi hỏi của các môn học cụ thể ( Toán, Tiếng Việt, Tự
nhiên và Xã hội,… ) mà dần dần tri giác có sự lựa chọn, phân biệt và ngày càng
phát triển ở trẻ. Tính tổng thể của tri giác dần nhường chỗ cho tri giác chính xác
tinh tế.
– Sự tập trung chú ý: vào lớp 2, lớp 3 HS đã biết tập trung chú ý vào bất cứ sự
vật, hiện tượng nào được GV chỉ dạy. Lên lớp 4, lớp 5 không những chú ý có
chủ định của HS tăng lên trong các nhiệm vụ học tập, mà còn có khả năng mở
rộng khối lượng chú ý và có kĩ năng phân phối chú ý đối với những dạng bài tập
khác nhau: chẳng hạn, trong cùng một lúc trẻ vừa chú ý đọc, vừa theo dõi để tìm
các lỗi sai của các bạn. Đặc biệt, ở lứa tuổi này, chú ý không chủ định phát triển
mạnh mẽ và chiếm ưu thế. Do đó, để sử dụng và phát triển tốt sự chú ý của trẻ,
việc tổ chức và thay đổi các hình thức dạy học, sử dụng phương tiện dạy học

hợp lý, khoa học để tạo hứng thú cho trẻ là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, dù
17

chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, nhưng khả năng phát triển của nó ở các em
trong quá trình tham gia các loại hình học tập là rất cao, nếu được nhà giáo dục
đặt ra mục đích trước trẻ và giúp trẻ hình thành kĩ năng làm việc có mục đích.
– Sự phát triển trí nhớ: hoạt động học tập làm cho sự phát triển trí nhớ của trẻ có
những biến đổi về chất so với tuổi mẫu giáo. Ghi nhớ có chủ định được hình
thành và phát triển dần trong quá trình học tập của trẻ. Tuy nhiên, trí nhớ không
chủ định vẫn song song tồn tại. Do sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống
thần kinh cấp cao ( não bộ ), nên trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí
nhớ từ ngữ – logic. Trẻ ghi nhớ và giữ gìn, nhớ lại tốt hơn những gì được trực
tiếp tác động lên đó hơn là những gì chỉ được giảng giải và vấn đề đặt ra là nhà
giáo dục cần rèn luyện cho HS cách sử dụng cả 2 loại trí nhớ một cách hợp lý và
hiệu quả nhất, đó cũng là điều kiện để phát triển tư duy và tưởng tượng của trẻ.
– Sự phát triển tư duy: Ở bậc học này, sự phát triển tư duy của trẻ có 2 giai đoạn
cơ bản:
+ Giai đoạn 1: HS khối lớp 1, lớp 2. Ở giai đoạn này tư duy trực quan hành động
chiếm ưu thế.Những khái quát về sự vật, hiện tượng của trẻ còn mang tính trực
tiếp cảm tính. Như vậy ở giai đoạn này, các nhà giáo dục cần tổ chức hoạt động
giáo dục cho trẻ theo cách đi từ cái cụ thể, từ phân tích đến khái quát,… có thể
hình thành sớm ở HS những khái niệm khoa học, những yếu tố của lý luận mang
tính khái quát.
+ Giai đoạn 2: Từ lớp 3 trở đi, tư duy của trẻ phát triển lên mức cao hơn, trẻ bắt
đầu nắm được các mối quan hệ của khái niệm, trẻ không chỉ lĩnh hội được các
thao tác thuận mà còn biết loại trừ. Đến lớp 5, HS đã biết khái quát hóa trên
những cơ sở, biểu tượng đã tích lũy được trước đây thông qua sự phân tích, tổng
hợp bằng trí tuệ.Đến đây, vai trò của tư duy trực quan hình tượng dần nhường
chỗ cho kiểu tư duy ngôn ngữ.HS có thể lĩnh hội được các tri thức dựa vào ngôn

ngữ, mô hình mà nhà giáo dục mang lại. Do đó nhiệm vụ của các nhà giáo dục
là tiến hành tổ chức các hoạt động huấn luyện trẻ theo một cách thức đặc biệt, để
dần tạo ra những thao tác trí óc, trên cơ sở đó hoạt động trí tuệ ở trẻ ngày một
phát triển hơn.

18

– Sự phát triển tưởng tượng: Tưởng tượng tái tạo phát triển chủ yếu đối với HS
đầu cấp học, nhưng nó thường nghèo nàn và chưa phù hợp với đối tượng, trẻ
thường chỉ hình dung được trạng thái ban đầu và cuối cùng của sự vật, hiện
tượng. Hình ảnh tưởng tượng của trẻ, lúc đầu, cần phải dựa trên những đối
tượng cụ thể ( truyện, tranh, đồ vật,… ). Từ lớp 3 trở đi, trẻ bắt đầu hình dung
được đối tượng một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn. Trẻ có thể xây dựng được những
hình ảnh mới một cách sáng tạo, bằng cách cải tạo, chế biến những ấn tượng cũ
và kết hợp chúng lại thành những tổ hợp mới mẻ. Vì thế, việc các nhà giáo dục
tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề đòi hỏi trẻ tìm tòi, khám phá sẽ là
điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển trí tưởng tượng sáng tạo ở các giai đoạn
tiếp theo.
Sự phát triển tâm lý xã hội :
– Sự phát triển cảm xúc: Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh tiểu học khá
đa dạng và phong phú, cơ bản mang tính tích cực:
+ Cảm xúc mang tính cụ thể, trực tiếp bởi đối tượng gây cảm xúc cho trẻ thường
là những sự vật, hiện tượng, việc làm, con người cụ thể, sinh động mà trẻ đã
nhìn thấy hoặc tiếp xúc;
+ Dễ biểu hiện cảm xúc, khả năng kiềm chế cảm xúc kém: Trẻ rất dễ bộc lộ tình
cảm một cách hồn nhiên, chân thực. Trẻ to ra vui sướng, hãnh diện khi biết được
điều gì đó mới lạ, vui mừng khi có bạn mới, tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh

diện vì cô giáo khen, buồn khi bị điểm kém hay hay cô giáo phê bình…. Vì thế,
trẻ có thể khóc ngay trước mặt cô hoặc các bạn khi bị điểm kém, bị phê bình.
Điều đó có thể thấy, trẻ hay nhạy cảm với “ thành tích” học tập của mình trong
trường.
+ Sự thay đổi của hoạt động chủ đạo và môi trường học tập làm nảy sinh tình
cảm mới đó là tình bạn. Tình bạn giữa trẻ nảy nở trên cơ sở học chung lớp ngồi
cùng bàn, cùng vui chơi ở trường, làm xuất hiện ở trẻ nhu cầu chia sẻ buồn vui,
kể cả những điều thần kín mới xuất hiện trong tâm hồn. Tình bạn giữa các em
dần dần có chiều sâu và xuất hiện bạn thân ( bạn cùng giới ). Tuy nhiên, trẻ
chưa có những tiêu chuẩn khái quát về tình bạn, ý kiến của bạn bè chưa có ý
nghĩa quyết định trong việc hình thành những phẩm chất mới của nhân cách, dù
19

trẻ quan tâm đến lời khen, chê của bạn. Sự quan tâm này thường ngắn ngủi, bởi
nó dễ bị thay đổi khi có ý kiến đánh giá của người lớn ( giáo viên )
– Sự phát triển nhu cầu : Nhu cầu có tác dụng kích thích, thúc đẩy hành động của
học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh đối tượng của hoạt động.
+ Giai đoạn đầu tiểu học, nhu cầu muốn chiếm lĩnh vị thế người học sinh đã trở
thành động lực trẻ đến trường. Các em không phân vân về giờ học có cần thiết
hay không,mà chuẩn bị một cách nhiệt thành để hoàn thành tất cả các “mệnh
lệnh của giáo viên. Trẻ khao khát được đến trường say mê học tập chủ yếu vì
những lí do đơn giản : thích đến trường, thích được mang cặp sách mới, thích
được biết những điều mới lạ … Trẻ mong muốn nhận được sự quan tâm từ phía
người lớn, mong muốn được cùng hợp tác với người lớn để hình thành những kĩ
năng hành động, mong muốn được thể hiện sự tôn trọng với những người xung
quanh, mong muốn được cùng trải nghiệm với người lớn.
+ Cùng với việc phát triển theo độ tuổi, việc tham gia vào các hoạt động nhiều
hơn, giao tiếp của trẻ bắt đầu chiếm ưu thế hơn so với giao tiếp với người lớn
trẻ có như cầu nhận thức, khám phá nhiều hơn, nhu cầu đánh giá, tự đánh giá và

cùng trải nghiệm trở nên mạnh mẽ hơn, nhu cầu đánh giá, tự đánh giá và cùng
trải nghiệm trở nên mạnh mẽ hơn. Như vậy, sự phát triển nhu cầu và thỏa mãn
nhu cầu ở trẻ phụ thuộc rất lớn vào việc giáo viên sắp xếp tổ chức và tạo điều
kirnk cho trẻ tham gia vào các hoạt động ở trường học.
– Sự phát triển khả năng tự đánh giá : Tự đánh giá là một trong những phẩm chất
cơ bản, một trình độ phát triển cao của nhân cách.
+ Ngay khi gia nhập vào trường học, trẻ đã xác lập mối quan hệ giưa giáo viên
và bạn cùng tuổi ( cùng lớp ). Trẻ bắt đầu xem xét hình vi của các bạn cùng
bàn ,tiếp xúc với các bạn khác lớp mà trẻ có thiện cảm hoặc có sự giống nhau về
hứng thú. Nét đặc trưng của những mối quan hệ qua lại giữa trẻ với nhau là
chúng được học xây dựng với nhau về sở thích, hay cùng sống một địa bàn… Sự
đánh giá của bạn bè đối với trẻ lúc này chưa có ý nghĩa bao nhiêu. Trẻ thường
nhìn nhận mình dựa vào đánh giá và hành vi của người lớn. + Đến cuối bậc tiểu
học, những tấm gương, những lời đánh giá của bạn bè bắt đầu có ý nghĩa lớn
đối với trẻ trong việc nhìn nhận, đánh giá bản thân. Trẻ nhu cầu tự đánh giá,
20

muốn biết mình là người như thế nào .Trẻ tự đánh giá mình một cách độc lập
hơn. Tuy nhiên trẻ thường tự đánh giá bản thân cao hiện thực .Kết quả nghiên
cứu nhiều công trình tâm lý học cho thấy : Khả năng tự đánh giá của trẻ ở mức
bền vững, ổn định chưa cao. Nó có liên hệ chặt chẽ với trình độ học lực khả
năng lĩnh hội tri thức của học sinh. Khả năng tự đánh giá của học sinh cuối tiểu
học phụ thuộc khá rõ vào nội dung và chuẩn đánh giá .
Do cuối bậc tiểu học, trẻ đã có nhu cầu tự đánh giá, tự ý thức khá mạnh.
Đây là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển nhân cách ở học sinh.Nhu
cầu này sẽ trở thành bức xúc ở độ tuổi thiếu niên. Tiểu học là độ tuổi cho phép
hình thành những phẩm chất cơ bản của tự đánh giá như tính phù hợp, tính ổn
định, tính nhất quán để làm nền, làm cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ phẩm
chất, nhân cách này ở các độ tuổi caco hơn. Bởi vậy nhà trường cần tạo điều

kiện thuận lợi cho nhu cầu này phát triển theo hướng sớm tập cho học sinh nhận
xét mạnh dạn, phát biểu ý kiến riêng của mình qua sinh hoạt, học tập hàngngày,
trẻ cần được rèn luyện một cách cụ thể thông qua các hoạt động với cách hướng
dẫn linh hoạt và phù hợp của giáo viên.
1.3. Thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở
trường tiểu học
1.3.1. Thuận lợi
– Học sinh rất hào hứng và tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
do giáo viên tổ chức.
– Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh
được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó
và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng
của học sinh.
– Các em học sinh đã được tham gia vào tất cả các hoạt động trải nghiệm. Em
nào cũng được đóng vai trò chủ động, được phát huy tính sáng tạo của riêng
mình. Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham
gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho mình nên học sinh
không những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản
21

thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có
kế hoạch, có trách nhiệm.
1.3.2. Khó khăn
– Khó khăn về thời gian tổ chức: Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học
hiện nay thường kín về thời lượng; nếu muốn tổ chức một hoạt động trải nghiệm
bổ trợ cho môn học, chương trình học thì rất khó bố trí vào khoảng giữa các tiết
học, buổi học. Không thể tiến hành một hoạt động trải nghiệm trong vòng một
tiết học khi phải lấy quỹ thời gian hợp lý cho hoạt động trải nghiệm cần được
nghiên cứu và phân bố hợp lý.

– Yếu tố không gian, địa lý: Thông thường các địa điểm như khu di tích, bảo
tàng, các địa danh hay các khu công nghiệp, nông trại thường khá xa trường học.
Không phải trường học nào cũng có sự thuận lợi về khoảng cách khi tổ chức các
hoạt động trải nghiệm, có nơi cách xa địa điểm trải nghiệm tới hàng trăm cây
số.Vì vậy, sẽ rất khó khăn khi tổ chức cho học sinh đến học tập, thực tế khi
khoảng cách không thuận lợi.
– Kinh phí thực hiện: Việc tổ chức học tập trải nghiệm dù ở đâu cũng cần có
khoản kinh phí nhất định để phục vụ cho hoạt động nhu tiền thuê xe, ăn uống…
Tuy nhiên, kinh phí dành cho hoạt động học tập trải nghiệm ở các trường phổ
thông hiện nay khá eo hẹp, nhất là các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Kết luận chương 1
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong
chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có
nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào lý luận và
thực tiễn từ đó hình thành năng lực cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo bản
thân. Cụ thể:
Trong chương 1 đề tài đã đưa ra một số khái niệm về hoạt động, trải nghiệm,
sáng tạo và hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đặc điểm, mục tiêu, nội dung của
hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong phần nội dung của hoạt động trải nghiệm
sáng tạo được chia ra thành các nội dung chính: chính trị – xã hội, khoa học – kỹ
thuật, văn hóa – nghệ thuật, vui chơi – giải trí, lao động công ích, thể dục thể
22

thao, định hướng nghề nghiệp. Từ đó định hướng những kiến thức cơ bản liên
quan đến việc thiết kế một số nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường
Tiểu học.

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

2.1. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Bước 1: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói
lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động.
Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm
lý đầy hứng khởi và tích cực của học sinh.Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để
đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.
Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
– Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động.
– Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh
Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch HĐTNST, nhưng có thể tùy
thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho
hoạt động.
23

Giáo viên cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài hoạt động đã được gợi
ý trong kế hoạch của nhà trường, nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và
phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa
rời mục tiêu.
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng
nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó.
Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động.
Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản
ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ
và định hướng giá trị.
Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là:
– Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt

động
– Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động
– Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò
Tùy theo chủ đề của HĐTNST ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng
của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.
Khi xác định được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:
– Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào?
(Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)
– Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó
đạt được sau khi tham gia hoạt động?
– Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau
hoạt động?
Bước 3: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của
hoạt động
Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp
lý những nội dung và hình thức của hoạt động.
24

Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện
hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định
các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đẩy đủ các nội dung hoạt
động phải thực hiện.
Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương
tiện cần có để tiến hành hoạt động.Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương
ứng.
Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan
xen hoặc trong dó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ
trợ.
Ví dụ: “Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”.

Hình thức thảo luận là chủ đạo, có thể xen kẽ hình thức văn nghệ, trò chơi hoặc
đố vui.
Trong “Diễn đàn tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”,
nên chọn hình thức báo cáo, trình bày, thuyết trình về vấn đề gìn giữ và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc làm chính, kết hợp với thi đàn, hát dân ca, trò chơi dân
gian hoặc gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu… để tăng
tính đa dạng, tính hấp dẫn cho diễn đàn.
Bước 4: : Lập kế hoạch và tiến trình hoạt động
Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẫn chỉ là những ước muốn
và hy vọng, mặc dù có tính toàn, nghiên cứu kỹ lưỡng.Muốn biến các mục tiêu
thành hiện thực thì phải lập kế hoạch.
Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực
– vật lực – tài liệu) và thời gian, không gian… cần cho việc hoàn thành các mục
tiêu.
Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi
phí ít nhất cho việc thực hiên mỗi một mục tiêu. Vì đạt được mục tiêu với chi
phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cai nhất trong công việc. Đó là điều mà bất kỳ
người quản lý nào cũng mong muốn và cố gắng đạt được.
25

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cấp Tiểu học giúp học viên hình thànhnhững cơ sở khởi đầu cho sự hình thành và tăng trưởng hòa giải về sức khỏe thể chất, tinhthần, phẩm chất và năng lượng ; xu thế chính vào giá trị mái ấm gia đình, dòng tộc, quê nhà, những thói quen thiết yếu trong học tập và hoạt động và sinh hoạt. Xuất phát từ những nguyên do trên, chúng tôi chọn điều tra và nghiên cứu đề tài “ Thiết kếhoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học viên các lớp cuối cấp Tiểu học ” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU – Thiết kế một số ít nội dung hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo cho học viên cuốicấp ở Tiểu học. 3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – Khách thể nghiên cứu và điều tra : Quá trình tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo ởtrường tiểu học – Đối tượng điều tra và nghiên cứu : Hoạt động trải nghiện sáng tạo của học viên cuối cấpở Tiểu học4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU – Học sinh khối lớp 4, lớp 55. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC – Nếu phong cách thiết kế và tổ chức triển khai thành công xuất sắc một số ít hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo chohọc sinh cuối cấp ở trường tiểu học sẽ góp thêm phần nâng cao hiệu suất cao hoạt độnggiáo dục trường tiểu học, tu dưỡng năng lực tư duy, sáng tạo, tăng trưởng nănglực, phẩm chất cho học viên Tiểu học. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU – Nghiên cứu lí luận về phong cách thiết kế tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo cho họcsinh các lớp cuối cấp Tiểu học. – Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về phong cách thiết kế tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoở các lớp cuối cấp Tiểu học. – Đặc điểm tâm ý của học viên về việc tham gia vào các hoạt động giải trí trải nghiệmsáng tạo ở các lớp cuối cấp Tiểu học. – Thiết kế các hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo cho học viên các lớp cuối cấp ởTiểu học. – Tiến hành khảo nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của việc thiết kếhoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học viên các lớp cuối cấp Tiểu học. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU7. 1. Phương pháp nghiên cứu và điều tra lý luận – Phương pháp nghiên cứu và điều tra lý luận : nghiên cứu và điều tra các tài liệu về tổ chức triển khai hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo. – Phương pháp nghiên cứu và phân tích – tổng hợp : Tìm các tài liệu tương quan đến tổ chức triển khai hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo trong trường đại trà phổ thông để kiến thiết xây dựng các chủ đề vềhoạt động trải nghiệm sáng tạo. 7.2. Phương pháp điều tra và nghiên cứu thực tiễn – Phương pháp hỏi quan điểm chuyên viên : Xin quan điểm, hướng dẫn cách thực thi đềtài, kiểm nghiệm đề tài. – Phương pháp tìm hiểu : Điều tra cách tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo ởtrường tiểu học. – Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Nhằm khẳng định tính khả thi của các chủđề đã yêu cầu. – Phương pháp quan sát : Quan sát để khám phá tâm lí, thái độ của học viên tiểuhọc. 7.3. Phương pháp thống kê toán học : Được sử dụng trong quy trình thử nghiệmsư phạm. 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI – Một số điều tra và nghiên cứu về cơ sở lý luận thực tiễn trong việc phong cách thiết kế và tổ chức triển khai hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo ở trường Tiểu học. – Một số chủ đề phong cách thiết kế hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo cho học viên cuối cấpTiểu học + Chủ đề 1 : Tìm hiểu về An toàn giao thông vận tải + Chủ đề 2 : Học sinh với giữ gìn truyền thống văn hóa truyền thống dân tộc bản địa và hội nhập quốc tế + Chủ đề 3 : Học sinh tò mò bản thân + Chủ đề 4 : Nhà trường gắn với cơ sở sản xuất kinh doanh9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀINgoài phần Mở đầu, Kết luận và hạng mục Tài liệu tìm hiểu thêm thì nội dungchính của đề tài được chia thành 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễnChương 2 : Thiết kế 1 số ít nội dung hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo ở trườngtiểu họcChương 3 : Khảo nghiệm sư phạmNỘI DUNGCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1. 1. Đôi nét về hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo1. 1.1. Một số khái niệm1. 1.1.1. Hoạt độngTheo từ điển Tiếng Việt : Hoạt động là mối quan hệ tác động ảnh hưởng qua lại giữacon người và quốc tế ( khách thể ) để tạo ra mẫu sản phẩm cả về phía quốc tế cả vềphía con người ( chủ thể ) Trong mối quan hệ đó có 2 quy trình : – Quá trình đối tượng người dùng hóa ( xuất tâm ) + Chủ thể chuyển năng lượng của mình thành mẫu sản phẩm hoạt động giải trí. + Tâm lí con người được thể hiện, được khách quan hóa trong quy trình làm ra sảnphẩm. – Qua trình chủ thể hóa ( nhập tâm ) : + Chủ thể chuyển nội dung khách thể ( quy luật, thực chất ) vào bản thân mình tạonên tâm lí, ý thức, nhân cách của bản thân + Là con người sở hữu ( lĩnh hội ) quốc tế. Như vậy, trong quy trình con người tham gia, , triển khai hoạt động giải trí conngười vừa tạo ra mẫu sản phẩm về phía quốc tế, vừa tạo ra tâm lí của mình, nhâncách được thể hiện, hình thành trong hoạt động giải trí. Theo chúng tôi nghiên cứu và điều tra : Hoạt động là quy trình cá thể triển khai cácquan hệ giữa họ với quốc tế tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân. Đó là quátrình chuyển hóa năng lượng lao động ( cùng với các phẩm chất tâm lí ) của bản thânthành sự vật, thành thực tế và quy trình ngược lại là quy trình tách những thuộctính sự vật, của thực tiễn quay quay trở lại với các chủ thể, biến thành vốn liếng tinhthần của chủ thể. Theo đó, tâm ý được phát sinh bởi hoạt động giải trí của chủ thể, đồngthời tâm ý là một thành tố của hoạt động giải trí. 1.1.1. 2. Trải nghiệmTheo từ điển Tiếng Việt : Trải nghiệm là tiến trình hay là quy trình hoạtđộng năng động để tích lũy kinh nghiệm tay nghề, trên tiến trình đó hoàn toàn có thể tích lũy đượcnhững kinh nghiệm tay nghề tốt hoặc xấu, tích lũy được những phản hồi, nhận định và đánh giá, rúttỉa tích cực hay xấu đi, không rõ ràng, còn tùy theo nhiều yếu tố khác như môitrường sống và tâm địa mỗi người. Theo chúng tôi điều tra và nghiên cứu : Nói đến trải nghiệm là nói đến hoạt động giải trí củacon người. Con người từng trải, biết đời, hiểu đời học từ sách vở, nhà trường, từthực tế cuộc sống, có nhiều kinh nghiệm tay nghề sống, biết gắn liền tri thức lý luận vớithực tiễn đời sống, học song song với hành. * Bản chất của trải nghiệm [ 2 ] Trải nghiệm hiểu đơn thuần nhất là những gì con người đã từng trải quathực tế, từng biết, từng chịu. Trải nghiệm để ship hàng lại cho đời sống. Chúng ta sống trong tực tại, trao đổi thông tin với thực tại, nhờ đó tất cả chúng ta thu được những kiến thức và kỹ năng là kinhnghiệm sống cho riêng bản thân tất cả chúng ta. Nhờ đó, con người sẽ tự hoàn thiệnmình, tái tạo được thực tại và sống tốt hơn. Như vậy, sống và trải nghiệm là haikhía cạnh luôn song hành cùng với nhau, bổ trợ và hoàn thành xong cho nhau. Quá trình trải nghiệm sẽ tiềm ẩn yếu tố “ thử ” và “ sai ”. Sự trải nghiệmsẽ mang đến cho con người những kinh nghệm đa dạng và phong phú. Quá trình trảinghiệm là quá rình tích góp kinh nghiệm tay nghề, giúp con người hình thành vốn kinhnghiệm, vốn sống, hình thành phẩm chất và năng lượng người. Theo các nhà khoa học giáo dục, trải nghiệm chính là những tồn tạikhách quan tác động ảnh hưởng vào giác quan con người, tạo ra cảm xúc, tri giác, biểutượng, con người cảm thấy có tác động ảnh hưởng đó và cảm nhận nó một cách rõ nét, đểlại ấn tượng sâu đậm, rút ra bài học kinh nghiệm, vận dụng vào thực tiễn đời sống, hình thànhnên các thái độ giá trị. 1.1.1. 2. Sáng tạoTheo từ điển Tiếng Việt : Sáng tạo là với bất kể cái gì, ở bất kể lĩnh vựcnào của quốc tế cả vật chất lẫn niềm tin. Là cách bạn tạo ra sự độc lạ vớithứ bạn đã có trước với cái hình thành sau giúp tăng hiệu suất, tiết kiệm chi phí haythân thiện với môi trường tự nhiên, tính ích lợi hoàn toàn có thể mang đến cho mái ấm gia đình, bảnthân, hội đồng. Theo chúng tôi điều tra và nghiên cứu : sáng tạo là nghiên cứu và điều tra, tìm tòi tạo ra cái mớivề vật chất và ý thức hoặc tìm ra cái mới, cách xử lý mới mà không bị gòbó, phụ thuộc vào vào những cái đã có, để đạt được hiệu suất cao tốt hơn. Sáng tạo là một đặc trưng điển hình nổi bật nhất của tâm ý con người. Thời đạikinh tế tri thức, toàn thế giới hóa, hội nhập quốc tế, kéo theo sự hoạt động, đổithay đáng kể tâm ý con người, nhất là năng lượng thích nghi và sáng tạo. ( TheoAlvin Tofler, trích trong “ Làn sóng thứ ba ”, nhà xuất bản Văn hóa tin tức, HàNội, 1992 ) 1.1.1. 4. Hoạt động trải nghiệm sáng tạoQua quy trình nghiên cứu và điều tra, chúng tôi rút ra được Tóm lại về khái niệmhoạt động trải nghiệm sáng tạo : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một kháiniệm mới trong dự thảo về “ Đổi mới chươngtrình và sách giáo khoa phổ thôngsau năm ngoái ”. Để xác lập được khái niệm “ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ” cầnxuất phát từ các thuật ngữ “ hoạt động giải trí ”, “ trải nghiệm ”, “ sáng tạo ” và mối quanhệ qua lại với nhau. Có rất nhiều khái niệm hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo đượcđưara từ các tác giả, từ các góc nhìn điều tra và nghiên cứu khác nhau, từ đó hoàn toàn có thể đưa ranhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo như sau : Theo nghĩa chung nhất : “ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt độnggiáo dục, trong đó nội dung và phương pháp tổ chức triển khai tạo điều kiện kèm theo cho từng học sinhđược tham gia trực tiếp và là chủ thể của hoạt động giải trí, tự lên kế hoạch, chủ độngxây dựng kế hoạch hành vi cho bản thân và cho nhóm để hình thành và pháttriển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kiến thức và kỹ năng sống và nhữngnăng lực cần có của công dân trong xã hội tân tiến, qua hoạt động giải trí học viên pháthuy năng lực sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá thể vàcộng đồng ”. – Nếu ý niệm hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo là hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí – “ CÁCH ” thì hoàn toàn có thể hiểu : “ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong sốnhững hình thức dạy học, giáo dục, để tổ chức triển khai các hoạt động giải trí giáo dục mà họcsinh được tham gia trực tiếp để sở hữu tri thức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo hình thànhvà tăng trưởng năng lượng của bản thân ”. – Nếu hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo là một nội dung giáo dục – “ CÁI ” thì cóthể ý niệm : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là tổng hòa các nội dung giáodục gồm có : đời sống xã hội, văn hóa truyền thống – thẩm mỹ và nghệ thuật, thể thao, đi dạo vui chơi, khoa học kĩ thuật công nghệ tiên tiến, lao đông hướng nghiệp, được nhà giáo dục thiết kếtheo tiềm năng tăng trưởng tổng lực nhân cách học viên. Nếu hiểu hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo theo nghĩa là thực chất của một hoạtđộng thcóthể ý niệm : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động giải trí cómục đích, đối tượng người dùng, … – Nếu coi hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo có giá trị tương tự với một mônhọc hoàn toàn có thể ý niệm : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hợp phần quantrọng trong chương trình giáo dục phổ thông, với tư cách như thể một môn học, có nội dung chương trình đơn cử, giải pháp, nhìn nhận, … được các nhà sưphạm phong cách thiết kế, nhằm mục đích tiềm năng tăng trưởng tổng lực nhân cách học viên, đặc biệtnhấn mạnh tạo điều kiện kèm theo để người học trực tiếp tham gia các hoạt động giải trí giáo dục, phát huy năng lượng sáng tạo. – Dưới góc nhìn quản trị, nếu ý niệm hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo là hoạtđộng quản trị của giáo viên và nhà quản trị giáo dục hoàn toàn có thể định nghĩa : Hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo là quy trình chủ thể quản trị ( giáo viên ) tác động ảnh hưởng đếnđối tượng quản trị ( học viên ) trải qua việc tổ chức triển khai các hoạt động giải trí giáo dục ( dạyhọc và giáo dục ) nhằm mục đích tạo điều kiện kèm theo cho học viên tham gia trực tiếp vào hoạtđộng động và giao lưu, sở hữu tri thức, nhằm mục đích hình thành và phát tiển chohọc sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng và kiến thức sống vànhững năng lượng cần có của những con người trong xã hội tân tiến, đồng thờiphát huy năng lực tạo ra cái mới có giá trị so với cá thể và xã hội. Tóm lại, hoàn toàn có thể định nghĩa hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo theo nhiềucách khác nhau. Thuật ngữ “ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ” được hiểu nhưtrên, vừa tiềm ẩn nội dung, đặc thù, đặc thù và phương pháp tiến hànhhoạt động, nói cách khác hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo vừa là “ CÁI ” vừalà “ CÁCH ”. 1.1.2. Đặc điểm, tiềm năng và nội dung của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo1. 1.2.1. Đặc điểm của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo [ 2 ] Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một mô hình hoạt động giải trí giáo dục nhưcác môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông, được triển khai mộtcách có tổ chức triển khai trong hoặc ngoài nhà trường nhằm mục đích tăng trưởng, nâng cao các tốchất và tiềm năng của bản thân học viên, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồngthời tham gia các hoạt động giải trí chăm sóc, san sẻ tới những người xung quanh ; hìnhthành và tăng trưởng cho học viên những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giátrị, kĩ năng sống và những năng lượng chung cần có ở con người trong xã hội hiệnđại. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo, học sinhđược phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, dữ thế chủ động, tự giác và sáng tạo củabản thân. Các em được dữ thế chủ động tham gia vào toàn bộ các khâu của quy trình hoạtđộng : từ phong cách thiết kế hoạt động giải trí đến chuẩn bị sẵn sàng, thực thi và nhìn nhận hiệu quả hoạtđộng tương thích với đặc thù lứa tuổi và năng lực của bản thân ; các em được trảinghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo ; được nhìn nhận và lựa chọn ý tưởnghoạt động, được biểu lộ, tự khẳng định chắc chắn bản thân, được tự nhìn nhận và đánh giákết quả hoạt động giải trí của bản thân, của nhóm mình và của bè bạn. Từ đó hình thànhvà tăng trưởng cho các em những giá trị sống và các năng lượng thiết yếu. Hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang đặc thù của hoạt động giải trí tập thể trên tinhthần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm mục đích tăng trưởng năng lực sáng tạo và cá tínhriêng của mỗi cá thể trong tập thể. – Về nội dung hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo : Hoạt động trải nghiệm sáng tạocó nội dung rất phong phú và mang tính tích hợp, tổng hợp kỹ năng và kiến thức, kỹ năng và kiến thức củanhiều môn học, nhiều nghành nghề dịch vụ học tập và giáo dục như : giáo dục đạo đức, giáodục trí tuệ, giáo dục kỹ năng và kiến thức sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mỹ và nghệ thuật, thẩm mỹ và nghệ thuật, giáo dục sức khỏe thể chất, giáo dục lao động, giáo dục bảo đảm an toàn giao thông vận tải, giáodục thiên nhiên và môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chốngHIV / AIDS và tệ nạn xã hội … Nội dung giáo dục của hoạt động giải trí trải nghiệmsáng tạo thiết thực và thân mật với đời sống trong thực tiễn, phân phối được nhu yếu hoạtđộng của học viên, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trongthực tiễn đời sống một cách thuận tiện, thuận tiện. – Về quy mô tổ chức triển khai : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hoàn toàn có thể tổ chức triển khai theo nhữngquy mô khác nhau như : theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặcliên trường. Tuy nhiên, tổ chức triển khai theo quy mô nhóm và quy mô lớp có lợi thế hơnvề nhiều mặt như : tổ chức triển khai đơn thuần, không tốn kém, mất ít thời hạn, học sinhtham gia được nhiều hơn và có nhiều năng lực hình thành, tăng trưởng các nănglực cho học viên. – Về khu vực : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hoàn toàn có thể tổ chức triển khai tại nhiều địa điểmkhác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như : lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống lịch sử, sân trường, vườn trường, khu vui chơi giải trí công viên, vườn hoa, viện bảotàng, các di tích lịch sử lịch sử dân tộc và văn hóa truyền thống, các danh lam thắng cảnh, các công trìnhcông cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất … hoặc ở các địađiểm khác ngoài nhà trường có tương quan đến chủ đề hoạt động giải trí. – Về lực lượng tham gia : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có năng lực lôi cuốn sựtham gia, phối hợp, link nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trườngnhư : Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, Cán bộ Đoàn, Tổng phụ tráchĐội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học viên, chính quyền sở tại địa phương, HộiKhuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựuchiến binh, các cơ quan, tổ chức triển khai, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt độngxã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu vượt trội ở địa phương … Mỗilực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, đặc thù từnghoạt động mà sự tham gia của các lực lượng hoàn toàn có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp ; cóthể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp ; hoàn toàn có thể về những mặt khác nhau ( hoàn toàn có thể hỗtrợ về kinh phí đầu tư, phương tiện đi lại, khu vực tổ chức triển khai hoạt động giải trí hoặc góp phần vềchuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về ý thức ). Do vậy, hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện kèm theo cho học viên được học tập, tiếp xúc rộng rãivới nhiều lực lượng giáo dục ; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều10kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đadạng, mê hoặc và chất lượng, hiệu suất cao của hoạt động giải trí. – Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường đại trà phổ thông có hình thức tổchức rất phong phú và đa dạng chủng loại. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưnghoạt động trải nghiệm sáng tạo hoàn toàn có thể tổ chức triển khai theo nhiều hình thức hoạt độngkhác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu yếu của học viên, tùy theo điều kiện kèm theo cụ thểcủa từng lớp, từng trường, từng địa phương. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức triển khai dưới nhiều hình thức khác nhaunhư hoạt động giải trí câu lạc bộ, tổ chức triển khai game show, forum, sân khấu tương tác, thamquan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giải trí giao lưu, hoạt động giải trí nhân đạo, hoạt độngtình nguyện, hoạt động giải trí tình nguyện, hoạt động giải trí hội đồng, hoạt động và sinh hoạt tập thể, laođộng công ích, sân khấu hóa ( kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch thamgia … ), thể dục thể thao, tổ chức triển khai các ngày hội … Mỗi một hình thức hoạt độngtrên đều tiềm tang trong nó những năng lực giáo dục nhất định. Nhờ các hìnhthức tổ chức triển khai phong phú, đa dạng chủng loại mà việc giáo dục học viên được thực thi mộtcách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, mê hoặc, không gò bó và khô cứng, phùhợp với đặc thù tâm ý cũng như nhu yếu, nguyện vọng của học viên. Trongquá trình phong cách thiết kế, tổ chức triển khai thực thi và nhìn nhận hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học viên đều có thời cơ biểu lộ sự sáng tạo, dữ thế chủ động, linh hoạtcủa mình, làm tăng thêm tính mê hoặc, độc lạ của các hình thức tổ chức triển khai hoạtđộng. 1.1.2. 2. Mục tiêu của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoGiáo dục con người Nước Ta tăng trưởng tổng lực và phát huy tốt nhấttiềm năng năng lực sáng tạo của mỗi cá thể, yêu mái ấm gia đình, yêu Tổ quốc, yêuđồng bào sống tốt và thao tác hiệu quả1. 1.2.3. Nội dung của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoĐể xác lập nội dung hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo cho các cấp học vàcác vùng miền khác nhau cần địa thế căn cứ : Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi ; Đặc điểmhoạt động chủ yếu của lứa tuổi học viên ; Mục tiêu giáo dục ; Đặc điểm vùng11miền và các yếu tố khách quan khác. Có thể phân loại nội dung hoạt động giải trí trảinghiệm sáng tạo thành các nội dung chính như sau : a ) Chính trị – xã hộiHoạt động thuộc nghành chính trị – xã hội là những hoạt động giải trí giúp họcsinh tiếp cận với các yếu tố về chính trị, xã hội của hội đồng, dân tộc bản địa, đấtnước như : – Các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội trong nước và quốc tếhoặc những sự kiện đáng chú ý quan tâm ở địa phương. – Tình hình thời sự và các sự kiện chính trị, xã hội, kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống nổi bậtđang được chăm sóc trong nước và quốc tế. – Những truyền thống lịch sử tốt đẹp của nhà trường, của địa phương. – Nội quy nhà trường, những lao lý về pháp lý như : luật giao thông vận tải, trật tự công cộng, những chủ trương lớn của nhà nước như dân số, bảo vệmôi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, tiết kiệm ngân sách và chi phí nguồn năng lượng. – Các yếu tố xã hội, chính trị trong và ngoài nước như : quyền trẻ nhỏ, những thành tựu kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống ở địa phương, yếu tố môi trường tự nhiên và biếnđổi khí hậu, độc lập, đoàn kết hữu nghị, hợp tác. – Các hoạt động giải trí kết nghĩa, giao lưu với các trường, các lớp, các cơ sở sảnxuất, đơn vị chức năng quân đội. – Các hoạt động giải trí tiệc tùng, hoạt động giải trí văn hóa truyền thống, truyền thống lịch sử ở địa phương. – Các hoạt động giải trí nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động giải trí từ thiện khác nhưthăm hỏi và giúp sức các mái ấm gia đình, các cá thể có thực trạng khó khăn vất vả đặcbiệt ở địa phương, các bạn trong lớp, trong trường đau yếu, khuyết tật, nghèo khó. Chia sẻ với các bạn cùng trang lứa trong nước hoặc quốc tếgặp khó khăn vất vả về thiên tai, cuộc chiến tranh, dịch bệnh. – Phụ trách sao nhi đồng nhà trường và ở địa phương. – Các hoạt động giải trí tình nguyện như giúp sức các bạn học kém, người khuyếttật, ốm yếu, bệnh tật, các bạn học viên con trẻ mái ấm gia đình thương bệnh binh, liệtsĩ, mái ấm gia đình neo đơn, trợ giúp việc làm tại các khu công trình phúc lợi, côngtrình công cộng, bệnh viện, nông thôn, làng trài ; giúp sức những ngườinghèo khó xung quanh, làm các việc làm mang đặc thù động viên, giúpđỡ tại các cô nhi viện, viện dưỡng lão, bệnh viện, doanh trại quân đội ; hoạt động giải trí bảo vệ môi trường tự nhiên, tuyên truyền, thông dụng pháp lý, tạo môi12trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tự nhiên, hoạt động giải trí trồng cây gây rừng, tạothói quen hoạt động và sinh hoạt ít gây ô nhiễm môi trường tự nhiên. Hoạt động thuộc nghành nghề dịch vụ chính trị – xã hội giúp các em học viên được chiasẻ những tâm lý, tình cảm, sự chăm sóc của mình với các yếu tố thời sự, chínhtrị của quốc gia, vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học của các môn học vào cuộcsống thực tiễn, đồng thời giúp các em chăm sóc hơn đến những sự kiện xungquanh, từ đó giáo dục các giá trị cho học viên như : tôn trọng, san sẻ, cảm thông, yêu thương, nghĩa vụ và trách nhiệm, niềm hạnh phúc, giúp các em sống có ý thức hội đồng. b ) Khoa học – kỹ thuậtHoạt động thuộc nghành nghề dịch vụ khoa học – kỹ thuật giúp học viên trong bước đầu tiếp cậnvới các ngành khoa học tương quan tới việc tăng trưởng kỹ thuật và phong cách thiết kế các sảnphẩm trong đó có ứng dụng các kỹ năng và kiến thức của các môn khoa học vào thực tiễncuộc sống. Thông qua các hoạt động giải trí thuộc nghành khoa học – kỹ thuật học viên có thểtìm hiểu về khoa học theo các chuyên đề như : sinh vật biển, thiên văn, môitrường tụ nhiên, sáng tạo rô – bốt, quốc tế quanh ta ; ngoài những, các em học viên cóthể du lịch thăm quan các cơ sở sản xuất – các khu công trình khoa học kỹ thuật hay thựchiện các dự án Bất Động Sản nghiên cứu và điều tra khoa học tương thích lứa tuổi. Lĩnh vực khoa học – kỹ thuật còn giúp học viên tìm hiểu và khám phá các danh nhân, nhàbác học, những tấm gương ham học, mê hồn ý tưởng, sáng tạo hoặc tìm hiểuvề các ngành nghề trong xã hội hay đưa ra những ý tưởng sáng tạo, sáng tạo độc đáo hay vềkhoa học được vận dụng trong thực tiễn đời sống. c ) Văn hóa – nghệ thuậtĐây là nghành nghề dịch vụ nội dung khá rộng của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo trongnhà trường đại trà phổ thông. Có thể xem những nghành nghề dịch vụ văn hóa truyền thống – nghệ thuật và thẩm mỹ bao gồmlối sống, tri thức, phong tục, những giá trị vật chất, niềm tin do con người sángtạo ra như : văn học, thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, những phương tiện đi lại tiếp thị quảng cáo, âm nhạc, kịch, múa, và những mônnghệ thuật trình diễn khác. 13L ĩnh vực văn hóa truyền thống – thẩm mỹ và nghệ thuật ở trường đại trà phổ thông giúp học viên khám phá vàkhám phá về văn hóa truyền thống, thẩm mỹ và nghệ thuật từ đó trong bước đầu giúp các em phát hiện ra nănglực, năng lực và sở trường thích nghi, năng lực, năng khiếu sở trường thực sự của bản thân để có thểtham gia vào các hoạt động giải trí một cách tích cực, hứng thú. Các hoạt động giải trí thuộc nghành nghề dịch vụ văn hóa truyền thống – nghệ thuật và thẩm mỹ mà trường đại trà phổ thông có thểtổ chức cho học viên tham gia như : – Sinh hoạt văn nghệ thơ ca : thơ ca, múa hát, kịch ngắn, kịch câm, tấu, kểchuyện, âm nhạc … được biểu lộ dưới các hình thức khác nhau như hình thứcvăn nghệ xen kẽ trong một hoạt động giải trí của lớp hoặc trường, hình thức thi hoặcbiểu diễn chào mừng ngày kỉ niệm, hình thức hội diễn. – Đọc sách, báo, xem phim, xem màn biểu diễn văn nghệ, màn biểu diễn nghệ thuật và thẩm mỹ. Thảoluận, trao đổi quan điểm về những cuốn sách hay, những bộ phim, vở kịch có ýnghĩa, có giá trị về nhân văn, đạo đức. – Tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử lịch sử vẻ vang. – Thi vẻ đẹp học viên theo từng lớp, khối lớp hoặc trường. – Thi khéo tay và tọa lạc triển lãm những mẫu sản phẩm và thành tích nhân cácngày hội của trường hoặc trong một hoạt động giải trí tập thể theo chủ đề của lớp. Ví dụtổ chức cho học viên thi thêu, đan, cắt hoa, may vá, vẽ, nặn, tọa lạc vở sạchđẹp, những bài văn hay, những dụng cụ học tập, dụng cụ trực quan do học sinhtự tạo, những tờ báo tường đẹp, những mẫu sản phẩm lao động sản xuất khác. – Sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề tương thích với lứa tuổi và hứng thú như : câu lạc bộkhiêu vũ, đàn, hát, thơ ca, nữ công gia chánh. – Tìm hiểu về thẩm mỹ và nghệ thuật truyền thống lịch sử, nghề truyền thống lịch sử, Tết truyền thống, phongtục tập quán, tranh dân gian, game show dân gian, âm nhạc dân gian, kiến trúc cổ, văn hóa truyền thống phi vật thể. – Giáo dục đào tạo di sản và giáo dục truyền thống lịch sử như truyền thống cuội nguồn văn hóa truyền thống, truyềnthống đaoh đức, truyền thống cuội nguồn hiếu học, truyền thống cuội nguồn tôn sư trọng đạo, uốngnước nhớ nguồn, yêu nước. d ) Vui chơi – giải tríVui chơi – vui chơi là một trong các yếu tố để duy trì và tăng trưởng các phong tràovà đoàn thể thanh thiếu niên. Vui chơi – vui chơi giúp các em được thư giãn giải trí saunhững giờ học stress với những bài vở, kim chỉ nan ở trong nhà trường. 14V ui chơi – vui chơi mang đặc thù tự do hơn các nghành nội dung khác của hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo, đó là các hoạt động giải trí như chiêm ngưỡng và thưởng thức nghệ thuật và thẩm mỹ, chơicác game show hay ca hát và ca múa tập thể … Nó cung ứng nhu yếu về việc nghỉngơi, thư giãn giải trí của học viên đồng thời tương thích với tâm sinh lý lứa tuổi học sinhphổ thông. Bên cạnh tính năng thư giãn giải trí đi dạo – vui chơi còn truyền tải nhữngbài học về đạo đức, nhân bản, lý luận, giá trị … đến với học viên một cách nhẹnhàng, mê hoặc. Vui chơi – vui chơi giúp cho các em tiếp thu bài học kinh nghiệm một cách hiệuquả hơn. Vui chơi – vui chơi được tổ chức triển khai dưới những hình thức hoạt động giải trí như : – Ca hát, nhảy múa, dân vũ, khiêu vũ. – Các vở kịch, tiểu phẩm hài, múa hát sân trường. – Các trò đi dạo giait trí như : Các loại game show hoạt động, game show thể thao, game show trí tuệ, game show dân gian … xen kẽ trong các tiết hoạt động và sinh hoạt tập thể củalớp, hoặc trong giờ ra chơi, trong các ngày hội. e ) Lao động công íchLao động công ích là việc cá thể góp phần một phần sức lao động của mìnhđể tham gia kiến thiết xây dựng, trùng tu các khu công trình công cộng vì quyền lợi chung của cộngđồng nhằm mục đích duy trì, bảo tồn các khu công trình công cộng cũng như kịp thời phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh. Trong nhà trường, lao động công ích được hiểu là sự góp phần sức lao động củahọc sinh cho các khu công trình công cộng của nhà trường hoặc địa phương nơi cácem sinh sống. Lao động công ích giúp học viên hiểu được giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trìnhcông cộng. Thông qua lao động công ích học viên được rèn luyện các kỹ năngsống như : kiến thức và kỹ năng hợp tác, kỹ năng và kiến thức tìm kiếm và giải quyết và xử lý thông tin, kỹ năng và kiến thức pháthiện và xử lý yếu tố, kiến thức và kỹ năng xác lập giá trị, kỹ năng và kiến thức đặt tiềm năng, kỹnăng lập kế hoạch. Các hoạt động giải trí công ích học viên hoàn toàn có thể tham gia ở nhà trường và địa phương là : – Vệ sinh thiên nhiên và môi trường, sân trường, lớp học, môi trường tự nhiên xung quanh nhà trường ; – Vệ sinh đường làng, ngõ xóm ; 15 – Trồng cây, làm bồn hoa và chăm nom vườn hoa, hoa lá cây cảnh, cây xanh … làm đẹptrường lớp ; Tu sửa bàn và ghế, trường học, trang trí lớp học ; Vệ sinh các khu công trình công cộng ; Trồng và chăm nom cây xanh nơi công cộng ; Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử lịch sử dân tộc, các khu công trình công cộng, di sản vănhóa ; – Tham gia lao động trong các khu công trình công cộng, của nhà trường, trong cáccơ sở sản xuất của nhà trường như vườn trường, sân chơi, xưởng trường ; – Đóng góp ngày công lao động với các hoạt động giải trí của địa phương như trồnglúa, gặt lúa, trồng rừng, làm các loại sản phẩm mây tre đan, tham gia vào các làngnghề ở địa phương theo thời vụ và vừa sức … f ) Thể dục thể thaoThể dục thể thao là nghành không hề thiếu trong các nghành nghề dịch vụ nội dung củahoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường đại trà phổ thông, bởi nó giúp các em học sinhnâng cao sức miễn dịch khung hình và giúp ngăn ngừa các loại bệnh tật, đồng thờinâng cao sức khỏe thể chất ý thức, rèn luyện bản thân và giúp tăng trưởng độ cao, cósức khỏe để học tập tốt hơn. Ngoài ra, các môn thể thao đồng đội cũng rèn luyệncho học viên niềm tin đoàn kết, kỹ năng và kiến thức hợp tác. Trong bất kể môn thể thaođồng đội nào, yếu tố đoàn kết là quan trọng nhất để dành thắng lợi. Các hoạt động giải trí thể dục thể thao thường được tổ chức triển khai ở trường như : – Thể dục giữa giờ chống căng thẳng mệt mỏi : tổ chức triển khai trong giờ ra chơi hằng ngày theokhối lớp hoặc toàn trường với các nội dung và hình thức khác nhau như thểdục thư giãn giải trí, thể dục nhịp điệu, game show tập thể … – Tập và chơi thể thao : hoàn toàn có thể xây dựng các đội hoặc Câu lạc bộ thể thao theokhối lớp như bóng đá, bóng bàn, điền kinh, cờ vua … có kế hoạch tập luyện, tranh tài … – Tổ chức ngày hội vui khỏe, đại hội thể thao toàn trường : màn biểu diễn hoặc thiđấu … g ) Định hướng nghề nghiệpĐịnh hướng nghề nghiệp là một nội dung quan trọng của hoạt động giải trí trải nghiệmsáng tạo, trải qua hoạt động giải trí này, học viên có được những trải nghiệm thực tiễn16về nghề nghiệp, giúp các em có cơ sở để nhìn lại năng lực của bản thân, từ đóđiều chỉnh việc lựa chọn nghề cho tương thích với năng lượng, nguyện vọng của bảnthân và tương thích với nhu yếu lao động của địa phương và xã hội. Các nội dung hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo về hướng nghiệp gồm có : – Làm quen với các ngành nghề truyền thống cuội nguồn địa phương và những nghề cơbản trong xã hội. – Tìm hiểu khuynh hướng tăng trưởng các ngành nghề. – Các nhu yếu của nghề so với người lao động. – Sử dụng các công cụ, phương tiện đi lại tương hỗ để khám phá các đặc điểm tâm sinhlý học viên, cung ứng nhu yếu của nghề. – Tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho học viên … 1.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi tiểu học * Đặc điểm tăng trưởng tâm lýSự tăng trưởng của các quy trình nhận thức : ở lứa tuổi HS tiểu học diễn ra sự pháttriển tổng lực về các quy trình nhận thức. Trong đó đáng kể nhất là sự phát triểnvề tri giác, sự tập trung chuyên sâu, trí nhớ, tư duy và tưởng tượng : – Sự tăng trưởng của tri giác : vào đầu cấp học, trẻ chưa biết nghiên cứu và phân tích có hệ thốngnhững thuộc tính và phẩm chất của các đối tượng người tiêu dùng tri giác. Đặc điểm của tri giácmang tính tổng thể và toàn diện, chưa đạt tới trình độ của tri giác phân biệt. Lên các lớp họccao hơn ( lớp 4, 5 ), do yên cầu của các môn học cụ thể ( Toán, Tiếng Việt, Tựnhiên và Xã hội, … ) mà từ từ tri giác có sự lựa chọn, phân biệt và ngày càngphát triển ở trẻ. Tính tổng thể và toàn diện của tri giác dần nhường chỗ cho tri giác chính xáctinh tế. – Sự tập trung chuyên sâu chú ý quan tâm : vào lớp 2, lớp 3 HS đã biết tập trung chuyên sâu chú ý quan tâm vào bất kể sựvật, hiện tượng kỳ lạ nào được GV chỉ dạy. Lên lớp 4, lớp 5 không những chú ý quan tâm cóchủ định của HS tăng lên trong các trách nhiệm học tập, mà còn có năng lực mởrộng khối lượng chú ý quan tâm và có kĩ năng phân phối chú ý quan tâm so với những dạng bài tậpkhác nhau : ví dụ điển hình, trong cùng một lúc trẻ vừa chú ý quan tâm đọc, vừa theo dõi để tìmcác lỗi sai của các bạn. Đặc biệt, ở lứa tuổi này, quan tâm không chủ định phát triểnmạnh mẽ và chiếm lợi thế. Do đó, để sử dụng và tăng trưởng tốt sự chú ý quan tâm của trẻ, việc tổ chức triển khai và biến hóa các hình thức dạy học, sử dụng phương tiện đi lại dạy họchợp lý, khoa học để tạo hứng thú cho trẻ là rất là thiết yếu. Bên cạnh đó, dù17chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, nhưng năng lực tăng trưởng của nó ở các emtrong quy trình tham gia các loại hình học tập là rất cao, nếu được nhà giáo dụcđặt ra mục tiêu trước trẻ và giúp trẻ hình thành kĩ năng thao tác có mục tiêu. – Sự tăng trưởng trí nhớ : hoạt động giải trí học tập làm cho sự tăng trưởng trí nhớ của trẻ cónhững biến hóa về chất so với tuổi mẫu giáo. Ghi nhớ có chủ định được hìnhthành và tăng trưởng dần trong quy trình học tập của trẻ. Tuy nhiên, trí nhớ khôngchủ định vẫn song song sống sót. Do sự tăng trưởng chưa triển khai xong của hệ thốngthần kinh cấp cao ( não bộ ), nên trí nhớ trực quan hình tượng tăng trưởng hơn trínhớ từ ngữ – logic. Trẻ ghi nhớ và giữ gìn, nhớ lại tốt hơn những gì được trựctiếp tác động ảnh hưởng lên đó hơn là những gì chỉ được giảng giải và yếu tố đặt ra là nhàgiáo dục cần rèn luyện cho HS cách sử dụng cả 2 loại trí nhớ một cách hài hòa và hợp lý vàhiệu quả nhất, đó cũng là điều kiện kèm theo để tăng trưởng tư duy và tưởng tượng của trẻ. – Sự tăng trưởng tư duy : Ở bậc học này, sự tăng trưởng tư duy của trẻ có 2 giai đoạncơ bản : + Giai đoạn 1 : HS khối lớp 1, lớp 2. Ở tiến trình này tư duy trực quan hành độngchiếm lợi thế. Những khái quát về sự vật, hiện tượng kỳ lạ của trẻ còn mang tính trựctiếp cảm tính. Như vậy ở quá trình này, các nhà giáo dục cần tổ chức triển khai hoạt độnggiáo dục cho trẻ theo cách đi từ cái đơn cử, từ nghiên cứu và phân tích đến khái quát, … có thểhình thành sớm ở HS những khái niệm khoa học, những yếu tố của lý luận mangtính khái quát. + Giai đoạn 2 : Từ lớp 3 trở đi, tư duy của trẻ tăng trưởng lên mức cao hơn, trẻ bắtđầu nắm được các mối quan hệ của khái niệm, trẻ không riêng gì lĩnh hội được cácthao tác thuận mà còn biết loại trừ. Đến lớp 5, HS đã biết khái quát hóa trênnhững cơ sở, hình tượng đã tích góp được trước kia trải qua sự nghiên cứu và phân tích, tổnghợp bằng trí tuệ. Đến đây, vai trò của tư duy trực quan hình tượng dần nhườngchỗ cho kiểu tư duy ngôn từ. HS hoàn toàn có thể lĩnh hội được các tri thức dựa vào ngônngữ, quy mô mà nhà giáo dục mang lại. Do đó trách nhiệm của các nhà giáo dụclà triển khai tổ chức triển khai các hoạt động giải trí đào tạo và giảng dạy trẻ theo một phương pháp đặc biệt quan trọng, đểdần tạo ra những thao tác trí óc, trên cơ sở đó hoạt động giải trí trí tuệ ở trẻ ngày mộtphát triển hơn. 18 – Sự tăng trưởng tưởng tượng : Tưởng tượng tái tạo tăng trưởng hầu hết so với HSđầu cấp học, nhưng nó thường nghèo nàn và chưa tương thích với đối tượng người dùng, trẻthường chỉ tưởng tượng được trạng thái khởi đầu và sau cuối của sự vật, hiệntượng. Hình ảnh tưởng tượng của trẻ, lúc đầu, cần phải dựa trên những đốitượng đơn cử ( truyện, tranh, vật phẩm, … ). Từ lớp 3 trở đi, trẻ mở màn hình dungđược đối tượng người tiêu dùng một cách toàn vẹn, không thiếu hơn. Trẻ hoàn toàn có thể kiến thiết xây dựng được nhữnghình ảnh mới một cách sáng tạo, bằng cách tái tạo, chế biến những ấn tượng cũvà tích hợp chúng lại thành những tổng hợp mới mẻ và lạ mắt. Vì thế, việc các nhà giáo dụctổ chức các hoạt động giải trí giáo dục theo chủ đề yên cầu trẻ tìm tòi, mày mò sẽ làđiều kiện thuận tiện cho trẻ tăng trưởng trí tưởng tượng sáng tạo ở các giai đoạntiếp theo. Sự tăng trưởng tâm ý xã hội : – Sự tăng trưởng xúc cảm : Đời sống xúc cảm, tình cảm của học viên tiểu học kháđa dạng và đa dạng và phong phú, cơ bản mang tính tích cực : + Cảm xúc mang tính đơn cử, trực tiếp bởi đối tượng người dùng gây cảm hứng cho trẻ thườnglà những sự vật, hiện tượng kỳ lạ, việc làm, con người đơn cử, sinh động mà trẻ đãnhìn thấy hoặc tiếp xúc ; + Dễ bộc lộ xúc cảm, năng lực kiềm chế xúc cảm kém : Trẻ rất dễ thể hiện tìnhcảm một cách hồn nhiên, chân thực. Trẻ to ra vui sướng, hãnh diện khi biết đượcđiều gì đó mới lạ, vui mừng khi có bạn mới, tự hào vì được gia nhập Đội, hãnhdiện vì cô giáo khen, buồn khi bị điểm kém hay hay cô giáo phê bình …. Vì thế, trẻ hoàn toàn có thể khóc ngay trước mặt cô hoặc các bạn khi bị điểm kém, bị phê bình. Điều đó hoàn toàn có thể thấy, trẻ hay nhạy cảm với “ thành tích ” học tập của mình trongtrường. + Sự đổi khác của hoạt động giải trí chủ yếu và môi trường học tập làm phát sinh tìnhcảm mới đó là tình bạn. Tình bạn giữa trẻ nảy nở trên cơ sở học chung lớp ngồicùng bàn, cùng đi dạo ở trường, làm Open ở trẻ nhu yếu san sẻ buồn vui, kể cả những điều thần kín mới Open trong tâm hồn. Tình bạn giữa các emdần dần có chiều sâu và Open bạn thân ( bạn cùng giới ). Tuy nhiên, trẻchưa có những tiêu chuẩn khái quát về tình bạn, quan điểm của bè bạn chưa có ýnghĩa quyết định hành động trong việc hình thành những phẩm chất mới của nhân cách, dù19trẻ chăm sóc đến lời khen, chê của bạn. Sự chăm sóc này thường ngắn ngủi, bởinó dễ bị đổi khác khi có quan điểm nhìn nhận của người lớn ( giáo viên ) – Sự tăng trưởng nhu yếu : Nhu cầu có công dụng kích thích, thôi thúc hành vi củahọc sinh trong quy trình sở hữu tri thức, sở hữu đối tượng người tiêu dùng của hoạt động giải trí. + Giai đoạn đầu tiểu học, nhu yếu muốn sở hữu vị thế người học viên đã trởthành động lực trẻ đến trường. Các em không phân vân về giờ học có cần thiếthay không, mà sẵn sàng chuẩn bị một cách nhiệt thành để hoàn thành xong tổng thể các “ mệnhlệnh của giáo viên. Trẻ khao khát được đến trường mê hồn học tập hầu hết vìnhững lí do đơn thuần : thích đến trường, thích được mang cặp sách mới, thíchđược biết những điều mới lạ … Trẻ mong ước nhận được sự chăm sóc từ phíangười lớn, mong ước được cùng hợp tác với người lớn để hình thành những kĩnăng hành vi, mong ước được biểu lộ sự tôn trọng với những người xungquanh, mong ước được cùng trải nghiệm với người lớn. + Cùng với việc tăng trưởng theo độ tuổi, việc tham gia vào các hoạt động giải trí nhiềuhơn, tiếp xúc của trẻ mở màn chiếm lợi thế hơn so với tiếp xúc với người lớntrẻ có như cầu nhận thức, tò mò nhiều hơn, nhu yếu nhìn nhận, tự nhìn nhận vàcùng trải nghiệm trở nên can đảm và mạnh mẽ hơn, nhu yếu nhìn nhận, tự nhìn nhận và cùngtrải nghiệm trở nên can đảm và mạnh mẽ hơn. Như vậy, sự tăng trưởng nhu yếu và thỏa mãnnhu cầu ở trẻ phụ thuộc vào rất lớn vào việc giáo viên sắp xếp tổ chức triển khai và tạo điềukirnk cho trẻ tham gia vào các hoạt động giải trí ở trường học. – Sự tăng trưởng năng lực tự nhìn nhận : Tự nhìn nhận là một trong những phẩm chấtcơ bản, một trình độ tăng trưởng cao của nhân cách. + Ngay khi gia nhập vào trường học, trẻ đã xác lập mối quan hệ giưa giáo viênvà bạn cùng tuổi ( cùng lớp ). Trẻ mở màn xem xét hình vi của các bạn cùngbàn, tiếp xúc với các bạn khác lớp mà trẻ có thiện cảm hoặc có sự giống nhau vềhứng thú. Nét đặc trưng của những mối quan hệ qua lại giữa trẻ với nhau làchúng được học kiến thiết xây dựng với nhau về sở trường thích nghi, hay cùng sống một địa phận … Sựđánh giá của bè bạn so với trẻ lúc này chưa có ý nghĩa bao nhiêu. Trẻ thườngnhìn nhận mình dựa vào nhìn nhận và hành vi của người lớn. + Đến cuối bậc tiểuhọc, những tấm gương, những lời nhìn nhận của bè bạn khởi đầu có ý nghĩa lớnđối với trẻ trong việc nhìn nhận, nhìn nhận bản thân. Trẻ nhu yếu tự nhìn nhận, 20 muốn biết mình là người như thế nào. Trẻ tự nhìn nhận mình một cách độc lậphơn. Tuy nhiên trẻ thường tự nhìn nhận bản thân cao hiện thực. Kết quả nghiêncứu nhiều khu công trình tâm lý học cho thấy : Khả năng tự nhìn nhận của trẻ ở mứcbền vững, không thay đổi chưa cao. Nó có liên hệ ngặt nghèo với trình độ học lực khảnăng lĩnh hội tri thức của học viên. Khả năng tự nhìn nhận của học viên cuối tiểuhọc phụ thuộc vào khá rõ vào nội dung và chuẩn nhìn nhận. Do cuối bậc tiểu học, trẻ đã có nhu yếu tự nhìn nhận, tự ý thức khá mạnh. Đây là một yên cầu tất yếu trong quy trình tăng trưởng nhân cách ở học viên. Nhucầu này sẽ trở thành bức xúc ở độ tuổi thiếu niên. Tiểu học là độ tuổi cho phéphình thành những phẩm chất cơ bản của tự nhìn nhận như tính tương thích, tính ổnđịnh, tính đồng nhất để làm nền, làm cơ sở cho sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ phẩmchất, nhân cách này ở các độ tuổi caco hơn. Bởi vậy nhà trường cần tạo điềukiện thuận tiện cho nhu yếu này tăng trưởng theo hướng sớm tập cho học viên nhậnxét mạnh dạn, phát biểu quan điểm riêng của mình qua hoạt động và sinh hoạt, học tập hàngngày, trẻ cần được rèn luyện một cách đơn cử trải qua các hoạt động giải trí với cách hướngdẫn linh động và tương thích của giáo viên. 1.3. Thuận lợi và khó khăn vất vả khi tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo ởtrường tiểu học1. 3.1. Thuận lợi – Học sinh rất hào hứng và tích cực tham gia các hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạodo giáo viên tổ chức triển khai. – Nhờ các hình thức tổ chức triển khai phong phú, phong phú và đa dạng mà việc giáo dục học sinhđược thực thi một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, mê hoặc, không gò bóvà khô cứng, tương thích với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu yếu, nguyện vọngcủa học viên. – Các em học viên đã được tham gia vào toàn bộ các hoạt động giải trí trải nghiệm. Emnào cũng được đóng vai trò dữ thế chủ động, được phát huy tính sáng tạo của riêngmình. Bằng hoạt động giải trí trải nghiệm của bản thân, mỗi học viên vừa là người thamgia, vừa là người thiết kế và tổ chức triển khai các hoạt động giải trí cho mình nên học sinhkhông những biết cách tích cực hóa bản thân, tò mò bản thân, kiểm soát và điều chỉnh bản21thân mà còn biết cách tổ chức triển khai hoạt động giải trí, tổ chức triển khai đời sống và biết thao tác cókế hoạch, có nghĩa vụ và trách nhiệm. 1.3.2. Khó khăn – Khó khăn về thời hạn tổ chức triển khai : Việc kiến thiết xây dựng kế hoạch, chương trình dạy họchiện nay thường kín về thời lượng ; nếu muốn tổ chức triển khai một hoạt động giải trí trải nghiệmbổ trợ cho môn học, chương trình học thì rất khó sắp xếp vào khoảng chừng giữa các tiếthọc, buổi học. Không thể thực thi một hoạt động giải trí trải nghiệm trong vòng mộttiết học khi phải lấy quỹ thời hạn hài hòa và hợp lý cho hoạt động giải trí trải nghiệm cần đượcnghiên cứu và phân bổ hài hòa và hợp lý. – Yếu tố khoảng trống, địa lý : Thông thường các khu vực như khu di tích lịch sử, bảotàng, các địa điểm hay các khu công nghiệp, nông trại thường khá xa trường học. Không phải trường học nào cũng có sự thuận tiện về khoảng cách khi tổ chức triển khai cáchoạt động trải nghiệm, có nơi cách xa khu vực trải nghiệm tới hàng trăm câysố. Vì vậy, sẽ rất khó khăn vất vả khi tổ chức triển khai cho học viên đến học tập, thực tiễn khikhoảng cách không thuận tiện. – Kinh phí thực thi : Việc tổ chức triển khai học tập trải nghiệm dù ở đâu cũng cần cókhoản kinh phí đầu tư nhất định để ship hàng cho hoạt động giải trí nhu tiền thuê xe, nhà hàng … Tuy nhiên, kinh phí đầu tư dành cho hoạt động giải trí học tập trải nghiệm ở các trường phổthông lúc bấy giờ khá eo hẹp, nhất là các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa. Kết luận chương 1H oạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giải trí giữ vai trò rất quan trọng trongchương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học viên cónhiều thời cơ trải nghiệm để vận dụng những kỹ năng và kiến thức học được vào lý luận vàthực tiễn từ đó hình thành năng lượng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo bảnthân. Cụ thể : Trong chương 1 đề tài đã đưa ra một số ít khái niệm về hoạt động giải trí, trải nghiệm, sáng tạo và hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo, đặc thù, tiềm năng, nội dung củahoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong phần nội dung của hoạt động giải trí trải nghiệmsáng tạo được chia ra thành các nội dung chính : chính trị – xã hội, khoa học – kỹthuật, văn hóa truyền thống – nghệ thuật và thẩm mỹ, đi dạo – vui chơi, lao động công ích, thể dục thể22thao, xu thế nghề nghiệp. Từ đó khuynh hướng những kiến thức và kỹ năng cơ bản liênquan đến việc phong cách thiết kế 1 số ít nội dung hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo ở trườngTiểu học. CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TRẢINGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC2. 1. Quy trình tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoBước 1 : Đặt tên cho hoạt độngĐặt tên cho hoạt động giải trí là một việc làm thiết yếu vì tên của hoạt động giải trí tự nó đã nóilên được chủ đề, tiềm năng, nội dung, hình thức của hoạt động giải trí. Tên hoạt động giải trí cũng tạo ra được sự mê hoặc, hấp dẫn, tạo ra được trạng thái tâmlý đầy hứng khởi và tích cực của học viên. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, tâm lý đểđặt tên hoạt động giải trí sao cho tương thích và mê hoặc. Việc đặt tên cho hoạt động giải trí cần phải bảo vệ các nhu yếu sau : – Rõ ràng, đúng mực, ngắn gọn. – Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động giải trí. – Tạo được ấn tượng bắt đầu cho học sinhTên hoạt động giải trí đã được gợi ý trong bản kế hoạch HĐTNST, nhưng hoàn toàn có thể tùythuộc vào năng lực và điều kiện kèm theo đơn cử của từng lớp để lựa chọn tên khác chohoạt động. 23G iáo viên cũng hoàn toàn có thể lựa chọn các hoạt động giải trí khác ngoài hoạt động giải trí đã được gợiý trong kế hoạch của nhà trường, nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động giải trí vàphục vụ tốt cho việc triển khai các tiềm năng giáo dục của một chủ đề, tránh xarời tiềm năng. Bước 2 : Xác định tiềm năng của hoạt độngMỗi hoạt động giải trí đều triển khai mục tiêu chung của mỗi chủ đề theo từng thángnhưng cũng có những tiềm năng đơn cử của hoạt động giải trí đó. Mục tiêu của hoạt động giải trí là dự kiến trước hiệu quả của hoạt động giải trí. Các tiềm năng hoạt động giải trí cần phải được xác lập rõ ràng, đơn cử và tương thích ; phảnánh được các mức độ cao thấp của nhu yếu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độvà xu thế giá trị. Nếu xác lập đúng tiềm năng sẽ có các công dụng là : – Định hướng cho hoạt động giải trí, là cơ sở để lựa chọn nội dung và kiểm soát và điều chỉnh hoạtđộng – Căn cứ để nhìn nhận hiệu quả hoạt động giải trí – Kích thích tính tích cực hoạt động giải trí của thầy và tròTùy theo chủ đề của HĐTNST ở mỗi tháng, đặc thù HS và thực trạng riêngcủa mỗi lớp mà mạng lưới hệ thống tiềm năng sẽ được cụ thể hóa và mang sắc tố riêng. Khi xác lập được tiềm năng cần phải vấn đáp các câu hỏi sau : – Hoạt động này hoàn toàn có thể hình thành cho học viên những kiến thức và kỹ năng ở mức độ nào ? ( Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức và kỹ năng ? ) – Những kỹ năng và kiến thức nào hoàn toàn có thể được hình thành ở học viên và các mức độ của nóđạt được sau khi tham gia hoạt động giải trí ? – Những thái độ, giá trị nào hoàn toàn có thể được hình thành hay biến hóa ở học viên sauhoạt động ? Bước 3 : Xác định nội dung và giải pháp, phương tiện đi lại, hình thức củahoạt độngMục tiêu hoàn toàn có thể đạt được hay không nhờ vào vào việc xác lập vừa đủ và hợplý những nội dung và hình thức của hoạt động giải trí. 24T rước hết, cần địa thế căn cứ vào từng chủ đề, các tiềm năng đã xác lập, các điều kiệnhoàn cảnh đơn cử của lớp, của nhà trường và năng lực của học viên để xác địnhcác nội dung tương thích cho các hoạt động giải trí. Cần liệt kê đẩy đủ các nội dung hoạtđộng phải thực thi. Từ nội dung, xác lập đơn cử chiêu thức thực thi, xác lập những phươngtiện cần có để triển khai hoạt động giải trí. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động giải trí tươngứng. Có thể một hoạt động giải trí nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực thi đanxen hoặc trong dó có một hình thức nào đó là chủ yếu, còn hình thức khác là phụtrợ. Ví dụ : “ Thảo luận về việc phát huy truyền thống lịch sử hiếu học và tôn sư trọng đạo ”. Hình thức luận bàn là chủ yếu, hoàn toàn có thể xen kẽ hình thức văn nghệ, game show hoặcđố vui. Trong “ Diễn đàn tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa truyền thống dân tộc bản địa ”, nên chọn hình thức báo cáo giải trình, trình diễn, thuyết trình về yếu tố gìn giữ và phát huybản sắc văn hóa truyền thống dân tộc bản địa làm chính, tích hợp với thi đàn, hát dân ca, game show dângian hoặc gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu … để tăngtính phong phú, tính mê hoặc cho forum. Bước 4 : : Lập kế hoạch và tiến trình hoạt độngNếu chỉ công bố về các tiềm năng đã lựa chọn thì nó vẫn chỉ là những ước muốnvà kỳ vọng, mặc dầu có tính toàn, điều tra và nghiên cứu kỹ lưỡng. Muốn biến các mục tiêuthành hiện thực thì phải lập kế hoạch. Lập kế hoạch để triển khai mạng lưới hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực ( nhân lực – vật lực – tài liệu ) và thời hạn, khoảng trống … cần cho việc hoàn thành xong các mụctiêu. Ngân sách chi tiêu về tổng thể các mặt phải được xác lập. Hơn nữa phải tìm ra giải pháp chiphí tối thiểu cho việc thực hiên mỗi một tiềm năng. Vì đạt được tiềm năng với chiphí tối thiểu là để đạt được hiệu suất cao cai nhất trong việc làm. Đó là điều mà bất kỳngười quản trị nào cũng mong ước và cố gắng nỗ lực đạt được. 25

Source: https://dvn.com.vn
Category: Công Nghệ

Liên kết:XSTD
Alternate Text Gọi ngay