Cẩm nang sử dụng một số đồ điện máy đúng cách và bền bỉ
Mục Lục
Cẩm nang sử dụng một số đồ điện máy đúng cách và bền bỉ
Chắc hẳn đồ điện máy đã chẳng còn gì xa lạ với các gia đình hiện nay. Tuy nhiên trong việc sử dụng đồ điện máy chúng ta cũng cần phải biết đến một số các lưu ý để các thiết bị của gia đình mình được vận hành đúng cách và trở nên bền bỉ hơn.
Dưới đây là một số lời khuyên để sử dụng đồ điện máy đúng cách và kéo dài tuổi thọ của chúng:
- Máy giặt:
- Không nạp quá nhiều quần áo vào máy mỗi lần giặt để tránh làm áp lực quá mức cho động cơ và lồng giặt.
- Sử dụng lượng bột giặt thích hợp để tránh tạo bọt nhiều và cản trở luồng nước.
- Làm sạch lồng giặt và bộ lọc định kỳ để ngăn tắc nghẽn và duy trì hiệu suất tốt.
- Tủ lạnh:
- Không để thực phẩm nóng vào tủ lạnh để tránh làm tăng nhiệt độ bên trong.
- Đảm bảo cửa tủ lạnh đóng chặt sau khi sử dụng để ngăn tác động từ môi trường bên ngoài.
- Thường xuyên làm sạch bên trong và đặt các thức ăn trong hộp kín để tránh tạo mùi khó chịu.
- Máy lạnh:
- Làm sạch bộ lọc không khí thường xuyên để duy trì luồng không khí trong lành và hiệu suất làm lạnh tốt.
- Đặt nhiệt độ thích hợp và không đặt nhiệt độ quá thấp để tránh tốn năng lượng và gây căng thẳng cho máy.
- TV và điều hòa:
- Đảm bảo rằng không gian quanh TV và điều hòa thoáng đãng để tránh tăng nhiệt độ và gây quá tải cho máy.
- Máy pha cà phê:
- Làm vệ sinh máy pha cà phê thường xuyên để ngăn tạo bụi và duy trì hương vị tốt.
- Sử dụng nước lọc hoặc nước đá để tránh cặn vôi và tạp chất gây hỏng hóc máy.
- Bình nóng lạnh:
- Đảm bảo máy nước nóng được cài đặt chính xác bởi người chuyên nghiệp và tuân thủ hướng dẫn sử dụng.
- Kiểm tra và làm sạch các bộ phận thường xuyên để đảm bảo an toàn và hiệu suất.
- Lò vi sóng:
- Sử dụng đồ chứa phù hợp để tránh tạo cảm ứng điện từ trong lò.
- Đặt thời gian nấu chín thích hợp để tránh làm khô thực phẩm hoặc gây nổ.
- Bình đun nước:
- Không đun nước khi bình đun trống để tránh hỏng bình.
- Làm sạch bình đun nước thường xuyên để ngăn tạo cặn khoáng.
- Ủi hơi nước:
- Sử dụng nước cất hoặc nước ủi để tránh làm tắc nghẽn lỗ ủi và tạo cặn khoáng.
- Quạt điện:
- Làm sạch lưới quạt thường xuyên để đảm bảo luồng không khí tốt.
- Đặt quạt ở nơi thoáng mát và không để quạt tiếp xúc với nước.
- Nồi cơm điện và nồi áp suất điện:
- Đặt lượng nước và thức ăn phù hợp để tránh tràn hoặc sôi quá mức.
Nhớ kiểm tra hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất và tuân thủ các biện pháp an toàn cụ thể cho từng sản phẩm để đảm bảo sự an toàn và hiệu suất tốt nhất.
Gợi ý sử dụng máy điều hòa hiệu quả
– Nên chọn mua các loại tốt, không nên chọn mua các loại quá cũ hoặc đã qua sửa chữa.
– Nên lựa chọn các loại máy điều hòa mà có công nghệ inverter giúp tiết kiệm điện năng.
– Nên sử dụng những loại máy mà có công suất sao cho tương thích với diện tích phòng.
– Không nên để thất thoát các luồng gió lạnh: có thể làm kín những khe cửa sổ, cửa ra vào hoặc là hạn chế số lần đóng mở cửa ra vào ( nên lắp bộ lò xo để đóng cửa tự động).
– Không nên để cho các nguồn nhiệt ở trong phòng.
– Nên cài đặt nhiệt độ lạnh sao cho hợp lý: ban ngày nên ở khoảng từ 24 – 25 độ C, ban đêm (với phòng ngủ) thì nên để ở khoảng từ 25 – 27 độ C.
– Tắt máy lạnh ngay khi không sử dụng đến và chỉ nên sử dụng máy lạnh khi mà thật cần thiết.
– Cần làm vệ sinh định kỳ cho máy (từ 3-6 tháng/lần).
– Dàn nóng của máy nên đặt nơi thoáng gió cũng như không bị ánh nắng chiếu trực tiếp.
Gợi ý sử dụng tủ lạnh hiệu quả
– Nên lựa chọn tủ lạnh mà có kích thước vừa phải với số lượng thành viên trong gia đình.
– Nên đặt tủ tại những nơi thoáng mát và cách tường ít nhất là 10cm cũng như tránh ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc để tủ gần các nguồn nhiệt.
– Cần lau sạch bụi bẩn bám phía trên dàn nóng ở phía sau (loại cũ) cũng như ở mặt ngoài phần vỏ.
– Gioăng cửa phải luôn được đóng kín, không được để bong ra.
– Cài đặt nhiệt độ ở các ngăn một cách vừa phải, thường không cần dùng ở mức lạnh nhất.
– Không nên cho thức ăn còn nóng ngay vào trong tủ.
– Không nên để lớp tuyết dày bám vào phần dàn lạnh (tủ đông tuyết) nhất là dày quá 5mm.
– Cần hợp lý hoá tất cả thao tác để có thể giảm thiểu được số lần đóng mở cửa tủ
– Nên chọn mua loại tủ mà có nhiều cửa.
– Không nên chọn mua các dòng tủ quá cũ hoặc đã sửa lại.
Gợi ý sử dụng nồi cơm điện đúng cách
– Không nên tiến hành nấu cơm quá sớm mà chỉ nên nấu cơm ở trước mỗi bữa ăn khoảng từ 30 đến 45 phút để có thể hạn chế được thời gian hâm nóng.
– Nên sử dụng nồi cơm điện mà có dung tích/ công suất sao cho phù hợp nhất.
– Nên lau chùi sạch sẽ đáy nồi cơm cũng như mâm nhiệt của chiếc nồi cơm điện để nó có thể tiếp xúc được tốt hơn.
Gợi ý sử dụng máy giặt đúng cách
– Chỉ nên giặt một khối lượng đồ sao cho phù hợp với công suất của máy.
– Không nên lựa chọn chế độ nước nóng khi mà không thực sự cần thiết.
– Nên chọn chế độ “tiết kiệm” nếu như máy giặt của bạn đang dùng có chế độ này.
– Nên lắp đặt máy ở những nơi thông gió và thoáng khí.
– Sau khi đã dùng xong, cần phải lau sạch đi các vết bẩn ở phía trong và ngoài của máy giặt, để tránh vi khuẩn có thể sinh sôi.
– Không nên lắp đặt máy ở trong nhà bếp, vì có thể bị hơi nước, hơi dầu mỡ hay hơi mặn… bám vào máy giặt dễ làm máy bị ẩm, gỉ…
– Nên định kỳ một năm một lần tiến hành tháo bánh sóng để làm vệ sinh sạch sẽ đi các vết bụi bẩn đã bám lâu ngày.
– Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm để có những biện pháp tra dầu mỡ vào trong những chi tiết được quy định như là những ổ trục của bộ phận chuyển động.
– Nếu thấy máy giặt nóng hoặc là phát ra tiếng động lạ thì nên ngưng giặt để tiến hành kiểm tra.
Gợi ý sử dụng máy nước nóng đúng cách
-Sắp xếp thời gian tắm của các thành viên gần nhau để giúp tiết kiệm điện.
– Nên lựa chọn mua những dòng máy nước nóng loại tốt mà có lắp đặt thêm bộ an toàn điện và không nên chọn mua các loại cũ mà đã qua sửa chữa.
– Không nên lựa chọn cài đặt mức nhiệt độ quá nóng.
– Nên dùng những vòi sen có lưu lượng thấp.
– Nên ưu tiên sử dụng những máy nước nóng trực tiếp thay vì những máy nước nóng gián tiếp.
– Nếu có điều kiện thì nên lựa chọn sử dụng những máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời.
Gợi ý sử dụng lò vi sóng đúng cách
– Trước khi bắt đầu sử dụng lò vi sóng thì nên xem kỹ cũng như tuân theo những điều đã được hướng dẫn của mỗi một lò nấu.
– Nên chọn dùng các dụng cụ bằng chất liệu thủy tinh, đồ gốm, sứ và một vài loại plastic hay giấy cứng.
– Luôn luôn cần dùng đồ nấu lớn hơn để món ăn không bị tràn ra ngoài.
– Không nên bật lò vi sóng ở trong phòng mà có điều hoà nhiệt độ cũng không nên đặt gần với các đồ điện khác để có thể không làm ảnh hưởng đến những chức năng hoạt động của lò.
– Đừng đậy các món ăn quá kín vì sẽ gây áp lực vào bên trong lên cao từ đó sẽ làm nổ tung mà nên phủ đồ nấu cùng với miếng khăn giấy áp hoặc là miếng plastic mỏng để có thể giữ hơi ẩm lại cho món ăn.
– Để có thể nấu ăn an toàn, chúng ta cũng không nên nấu khi mà cửa lò không được đóng kín hoặc là bị vênh.
– Luôn luôn cần có nước hoặc là thực phẩm ướt khi sử dụng lò, để cho ống magnetron có thể không bị hư hao. Khi mà món ăn bị quá khô, có thể để thêm vào trong lò một ly nước.
Gợi ý sử dung Ti vi, đầu máy… và những thiết bị điện tử điều khiển từ xa đúng cách
– Nên tắt bằng nút power cũng như rút phích cắm ra khỏi ổ cắm.
– Cũng không nên để màn hình của ti vi ở chế độ quá sáng vì để tiết kiệm điện năng.
– Nên lựa chọn kích cỡ ti vi sao cho phù hợp với diện tích của ngôi nhà bạn vì nếu ti vi càng to thì sẽ càng tốn điện.
Trên đây là một số gợi ý về các cách sử dụng các đồ điện máy giúp cho chúng luôn được vận hành đúng cách, bền bỉ và tiết kiệm điện năng mà bạn có thể tham khảo và bỏ túi những kiến thức thú vị cho mình!
Nguồn: dvn.com.vn