Chiến lược sản phẩm của công ti Honda. – Tài liệu text
Chiến lược sản phẩm của công ti Honda.
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.18 KB, 24 trang )
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây nhu cầu của con người về phương tiện đi lại
ngày một tăng cao. Xe máy không chỉ để đi lại mà còn là vật thể hiện
phong cách của chủ sở hữu. Một chiếc xe máy không những phải có chất
lượng mà mẫu mã, kiểu dáng phải đẹp, bắt mắt, thể hiện phong cách
chính mình. Nắm bắt cơ hội này, Honda đã cải tiến sản phẩm và cho ra
đời với nhiều dòng xe mới. Mỗi loại xe thể hiện một phong cách của
người dùng. Sản phẩm của Honda nổi tiếng về độ bền, tiết kiệm nhiên
liệu. Một trong những mặt làm nên thành công của Honda như ngày hôm
nay là chiến lược marketing. Trong đó chiến lược sản phẩm góp phần rất
lớn tạo nên sự thành công đó. Vì vậy mà em đã nghiên cứu và tìm hiểu về
đề tài:“ Chiến lược sản phẩm của công ty xe máy Honda”. Nội dung tiểu
luận gồm ba chương, đó là:
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược sản phẩm.
Chương II : Phân tích chiến lược sản phẩm của công ty Honda Việt Nam.
Chương III: Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản
phẩm của Honda.
1
NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược sản phẩm.
1. Khái quát chung về sản phẩm và chiến lược sản phẩm:
1.1. Sản phẩm:
a. Khái niệm: Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền
với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự
chú ý, mua sắm hay sử dụng chúng.
b. Các cấp độ cấu thành đơn vị sản phẩm:
– Cốt lõi sản phẩm: Là lợi ích mà khách hàng cần tìm kiếm ở sản phẩm.
– Sản phẩm cụ thể gồm các yếu tố: Nhãn hiệu, kiểu dáng và các mẫu mã
khác nhau, chất lượng sản phẩm với những chỉ tiêu nhất định, bao bì và
một số đặc tính khác nhau.
– Sản phẩm tăng thêm: Để tăng thêm sự nhận thức của khách hàng về sản
phẩm doanh nghiệp thường cung cấp cho khách hàng những dịch vụ và
lợi ích bổ sung như: bảo hành, lắp đặt, thông tin, tư vấn,… để tăng khả
năng cạnh tranh của sản phẩm.
1.2. Chiến lược sản phẩm:
a. Khái niệm: Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan
đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh và mục tiêu
marketing của doanh nghiệp.
b. Vai trò của chiến lược sản phẩm:
Chiến lược sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh
nghiệp, thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược định giá,
phân phối, xúc tiến hỗn hợp mới triển khai và phối hợp hiệu quả, triển
khai chiến lược sản phẩm tốt là một trong những yếu tố giúp doanh
nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu marketing đặt ra trong từng thời kỳ.
2. Nội dung chiến lược sản phẩm:
2.1. Nhãn hiệu sản phẩm:
a. Khái niệm: Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu
tượng hoặc tổng hợp các yếu tố nhằm xác nhận sản phẩm hay dịch vụ của
doanh nghiệp và phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh bao gồm
các thành phần:
– Tên gọi nhãn hiệu: Đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc
được.
– Dấu hiệu của nhãn hiệu: Bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu
chữ đặc thù,… Đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết
được nhưng không thể đọc được.
2
– Nhãn hiệu sản phẩm có thể nói lên: Đặc tính sản phẩm, những lợi ích
mà sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng, sự cam kết và những quan
điểm của doanh nghiệp, nhân cách và cá tính của người sử dụng.
b. Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm:
Khi thực hiện chiến lược sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải
quyết định hàng loạt vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm. Các
vấn đề cơ bản nhất họ thường phải quyết định là:
– Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không? Cùng với sự
phát triển của kinh tế thị trường trong những năm gần đây vấn đề gắn
nhãn hiệu sản phẩm ở nước ta đẫ được phần lớn các doanh nghiệp lưu
ý hơn. Tuy nhiên đôi khi một số loại sản phẩm được bán trên thị
trường cũng không có nhãn hiệu rõ ràng. Việc gắn nhãn cho sản phẩm
có ưu điểm là thể hiện được lòng tin hơn của người mua đối với nhà
sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường
qua nhãn hiệu, làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua, và đặc
biệt ở nước ta hiện nay nó làm cơ sở cho việc quản lý chống hàng giả.
– Ai lả người chủ nhãn hiệu sản phẩm? Thường thì nhà sản xuất nào
cũng muốn chính mình là chủ đích thực về nhãn hiệu sản phẩm do
mình sản xuất ra. Nhưng đôi khi vì những lý do khác nhau nhãn hiệu
sản phẩm lại không phải nhãn hiệu của nhà sản xuất. Có thể có ba
hướng giải quyết vấn đề này:
+ Tung sản phẩm ra thị trường dưới nhãn hiệu của chính nhà sản
xuất;
+ Tung sản phẩm ra thị trường dưới nhãn hiệu của nhà trung
gian;
+ Vừa nhãn hiệu của nhà sản xuất vừa nhãn hiệu của nhà trung
gian;
– Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng sản phẩm có những đặc
trưng gì? Nhãn hiệu sản phẩm là để phản ánh sự hiện diện của nó trên thị
trường, song vị trí và sự bền vững của nhãn hiệu là do mức độ chất lượng
đi liền với nó quyết định.
– Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? Khi quyết định đưa một sản
phẩm hoặc nhóm sản phẩm ra thị trường, gắn nhãn hiệu cho chúng người
sản xuất còn gặp phải vấn đề nên đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm như thế
nào?
Nếu một doanh nghiệp chỉ sản xuất duy nhất một chủng loại sản phẩm
đồng nhất thì vấn đề có thể đơn giản hơn, nhưng quyết định trên trở nên
phức tạp hơn khi doanh nghiệp sản xuất cùng một chủng loại sản phẩm
không đồng chất hoặc nhiều mặt hàng mà trong đó lại bao gồm nhiều
chủng loại không đồng chất. Trong những tình huống trên có thể có bốn
cách đặt tên cho nhãn hiệu:
+ Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng,
nhưng có đặc tính khác nhau ít nhiều.
3
+ Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản
xuất của công ty.
+ Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng
biệt của sản phẩm.
+ Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm( từng chủng
loại hàng) do công ty sản xuất.
Việc đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm theo mỗi cách thức trên có những
ưu điểm nhất định. Việc gắn cho sản phẩm những tên nhãn hiệu riêng
biệt, không gắn liền với tên thương mại của công ty,có ưu việt chính là ở
chỗ không dàng buộc uy tín của công ty với một mặt hàng cụ thể có được
thị trường chấp nhận hay không?
Còn việc gắn tên nhãn hiệu thống nhất cho tất cả các sản phẩm thì lại
giảm được chi phí quảng cáo khi tung ra một sản phẩm mới trên thị
trường. Tuy nhiên, nếu công ty sản xuất những mặt hàng hoàn toàn khác
nhau thì việc có chung tên nhãn hiệu khi chúng có thể gây ra sự nhầm lẫn
cho khách hàng. Trong trường hợp này tên nhãn hiệu tập thể cho từng
nhóm sản phẩm( dòng sản phẩm) có chất lượng khác nhau có thể sẽ thích
hợp hơn.
Cuối cùng việc đặt tên nhãn hiệu cho một sản phẩm bằng cách kết hợp
giữa tên công ty với tên nhãn hiệu riêng của sản phẩm vừa đem lại sức
mạnh hợp pháp cho sản phẩm, vừa cung cấp thông tin riêng về tính khác
biệt của sản phẩm. Nhưng dù lựa chọn cách nào khi đặt tên cho nhãn hiệu
sản phẩm cũng phải đảm bảo 4 yêu cầu: Nó phải hàm ý về lợi ích của sản
phẩm; Nó phải hàm ý về chất lượng của sản phẩm; Nó phải dễ đọc, dễ
nhận biết và dễ nhớ; Nó phải khác biệt hẳn với những tên khác.
– Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không? Mở rộng
giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu là bất kì một mưu toan nào hướng vào
việc sử dụng một tên nhãn hiệu đã thành công gắn cho một mặt hàng cải
tiến hay một sản phẩm mới để đưa chúng ra thị trường.
Việc mở rộng giới hạn sử dụng nhãn hiệu đã thành công có ưu điểm là
tiết kiệm được chi phí để tuyên truyền quảng cáo so với đặt tên nhãn hiệu
khác cho sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến, đồng thời đảm bảo cho sản
phẩm được khách hàng nhận biết nhanh hơn thông qua nhãn hiệu đã quen
thuộc. Nhưng nếu như sản phẩm mới không được ưa thích thì có thể lam
giảm uy tín của bản thân nhãn hiệu đó cho tất cả các sản phẩm.
– Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm hoặc chủng loại
sản phẩm có những đặc tính khác nhau? Nhiều công ty đối với cung một
mặt hàng có các sản phẩm cụ thể của từng đơn vị sản phẩm dựa vào các
thông tin khác nữa. Nhưng cũng có những công ty, trong trường hợp
tương tự, họ gắn cho mỗi sản phẩm cụ thể một nhãn hiệu riêng. Nhiều
nhãn hiệu riêng là quan điểm người bán sử dụng hai hay nhiều nhãn hiệu
cho các mặt hàng hoặc các chủng loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm, mỗi
4
chủng loại co tên nhãn hiệu riêng như vậy gọi là sản phẩm đặc hiệu. Quan
điểm này có những ưu điểm:
+ Tạo cho người sản xuất khả năng nhận thêm mặt bằng ở người
buôn bán để bày bán sản phẩm.
+ Khai thác triệt để các trường hợp khi người tiêu dùng không
phải bao giờ cũng trung thành tuyệt đối với một nhãn hiệu đến mức họ
không thích mua nhãn hiệu mới. Trong trường hợp này tungra nhiều nhãn
hiệu đã tạo điều kiện cho khách hàng một khoảng lựa chon rộng lớn hơn.
+ Về mặt nội bộ của công ty, việc tạo ra những hàng đặc hiệu
mới sẽ kích thích tính sáng tạo và nâng cao hiệu suất công tác của các
nhân viên trong đơn vị.
+ Nhiều nhãn hiệu sẽ cho phép công ty chú ý đến những lợi ích
khác nhau của khách hàng và tạo ra những khả năng hấp dẫn riêng của
từng sản phẩm. Nhờ vậy mỗi nhãn hiệu có thể thu hút được cho mình một
nhóm khách hàng mục tiêu riêng.
2.2. Quyết định về bao gói sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ sản phẩm:
2.2.1. Thiết kế bao bì:
a. Khái niệm:
Thiết kế bao bì là những hoạt động liên quan đến việc thiết kế và sản
xuất những bao gói hay đồ đựng sản phẩm. Bao bì gồm ba lớp: Bao bì
tiếp xúc, bao bì ngoài, bao bì vận chuyển.
b. Các quyết định về bao gói:
Bao gói thường có 4 yếu tố cấu thành điển hình: lớp tiếp xúc trực tiếp
với sản phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và
các thông tin mô tả sản phẩm trên bao gói.
Ngày nay bao gói trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketing,
bởi vì: một là, sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn
ngày càng tăng. Hai la, mức giàu sang và khả năng mua sắm của người
tiêu dùng càng tăng. Ba là, bao bì góp phầm tạo ra hình ảnh về công ty và
nhãn hiệu. Bốn là,tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm.
Để tạo ra bao gói có hiệu quả cho một sản phẩm nhà quản trị marketing
phải thông qua hàng loạt các quyết định kế tiếp nhau như sau:
– Xây dựng quan niệm về bao gói: Bao bì phải tuân thủ theo nguyên tắc
nào? Nó đóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Nó phải
cung cấp những thông tin gì về sản phẩm?…
– Quyết định về các khía cạnh: Kích thước, hình dáng, vật liệu, nàu sắc,
nội dung trình bày và có gắn nhãn hiệu hay không? Khi thông qua các
quyết định này phải gắn với các công cụ khác của marketing.
– Quyết định về thử nghiệm bao gói gồm: Thử nghiệm về kĩ thuật,thử
nghiệm về hình thức, thử nghiệm về kinh doanh, thử nghiệm về khả năng
chấp nhận của người tiêu dùng.
– Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi
ích của bản thân công ty.
5
– Quyết định về thông tin trên bao gói: Tùy vào những điều kiện cụ thể
mà các nhà sản xuất bao gói quyết định đưa thông tin gì lên bao gói và
đưa chúng như thế nào? Thông thường những thông tin được thể hiện qua
bao gói là:
+ Thông tin về sản phẩm,chỉ rõ đó là hàng gì?
+ Thông tin về phẩm chất của sản phẩm.
+ Thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính của sản
phẩm.
+ Thông tin về kĩ thuật an toàn khi sử dụng.
+ Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn
để kích thích tiêu thụ.
+ Các thông tin do luật định…….
2.2.2. Các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm:
Các doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sau:
– Bảo hành, bảo trì và sửa chữa sản phẩm.
– Chuyên chở và lắp đặt sản phẩm.
– Cung ứng chi tiết và dụng cụ thay thế.
– Tư vấn tiêu dùng.
– Sử dụng thử sản phẩm.
2.3. Quyết định về danh mục và chủng loại sản phẩm:
a. Khái niệm:
Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với
nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm
khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay
trong khuôn khổ cùng một dãy giá.
b. Các quyết định liên quan đến kích thước tập hợp sản phẩm:
– Quyết định bề rộng của chủng loại sản phẩm:
Bề rộng của chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặt
hàng thành phần theo một tiêu thức nhất định, ví dụ như theo kích cỡ,
theo công suất,…
Mỗi công ty thường có cách thức lựa chọn bề rộng chủng loại sản
phẩm là khác nhau. Những lựa chọn này tùy thuộc vào mục đích mà công
ty theo đuổi.
Các công ty thiên về theo đuổi mục tiêu cung cấp một chủng loại đầy
đủ hay phấn đấu để chiếm lĩnh phần lớn thị trường hoặc mở rộng thị
trường thường có chủng loại sản phẩm rộng. Trong trường hợp này họ
sản xuất những sản phẩm sinh lời ít. Ngược lại có những công ty quan
tâm trước hết đến sinh lời cao của sản phẩm. Nhưng dù quyết định ban
đầu của công ty như thế nào, thì hiện tại công ty cũng vẫn gặp phải vấn
đề đặt ra là mở rộng và duy trì bề rộng của chủng loại sản phẩm bằng
cách nào? Giải quyết vấn đề này công ty có hai hướng lựa chọn:
6
+ Một là, phát triển chủng loại. Phát triển chủng loại có thể được
thực hiện bằng các cách thức sau: Phát triển hướng xuống dưới, Phát triển
hướng lên trên, Phát triển theo cả hai hướng trên.
+ Hai là, bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm. Cách làm
này có ý nghĩa là theo bề rộng mà công ty đã lựa chọn, công ty cố gắng
đưa thêm những mặt hàng mới trong khuôn khổ đó. Việc bổ sung sản
phẩm được đặt ra xuất phát từ các mục đích sau: Mong muốn có thêm lợi
nhuận, Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có, Tận dụng năng lực sản
xuất dịch vụ dư thừa, Mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loại
đầy đủ.
– Quyết định về danh mục sản phẩm:
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm và các
đơn vị sản phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua.
Danh mục sản phẩm được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú,
bề sâu và mức độ hài hòa của nó.
+ Bề rộng của danh mục sản phẩm là tổng số các chủng loại sản
phẩm do công ty sản xuất.
+ Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm là tổng số những
mặt hàng thành phần của nó.
+ Bề sâu của danh mục sản phẩm là tổng số các đơn vị sản phẩm
cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng riêng của một chủng loại.
+ Mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm phản anhsmuwcs độ
gần gũi của sản phẩm thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc
độ mục đích sử dụng cuối cùng, hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất,
các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó.
Bốn thông số đặc trưng cho danh mục sản phẩm mở ra cho công ty bốn
chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm.
2.4. Thiết kế và marketing sản phẩm mới:
2.4.1. Khái quát về sản phẩm mới:
Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ tình hình cạnh
tranh, công ty không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào những sản
phẩm hiện có. Vì vậy mỗi công ty đều phải quan tâm đến chương trình
phát triển sản phẩm mới nếu muốn tồn tại và phát triển với uy tín ngày
càng tăng. Để có được sản phẩm mới công ty có thể có hai cách:mua toàn
bộ công ty nào đó,mua bằng sáng chế hay giấy phép sản xuất sản phẩm
của người khác, hoặc tự thành lập bộ phận nghiên cứu marketing và thiết
kế sản phẩm mới.
Theo quan niệm marketing,sản phẩm mới có thể là những sản phẩm
mới về nguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến từ các sản phẩm mới hiện có
hoặc những nhãn hiệu mới do kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của công
ty. Nhưng dấu hiệu quan trọng nhất đánh giá sản phẩm đó là sản phẩm
mới hay không phải là sự thừa nhận của khách hàng.
7
Thiết kế, sản xuất sản phẩm mới có thể là một việc làm cần thiết,
nhưng có thể là mạo hiểm đối với doanh nghiệp. Bởi vì chúng có thể thất
bại do những nguyên nhân khác nhau. Để hạn chế bớt rủi ro các chuyên
gia- những người sáng tạo sản phẩm mới phải tuân thủ nghiêm ngặt các
bước trong quá trình tạo ra sản phẩm mới và đưa nó vào thị trường.
2.4.2. Các giai đoạn thiết kế và marketing sản phẩm mới:
a.Hình thành ý tưởng về sản phẩm qua các nguồn sau:
– Từ phía khách hàng, qua thăm dò ý kiến của họ, trao đổi với họ, thư từ
và đơn khiếu nại họ gửi đến, các thông tin họ phản ánh trên báo chí và
phương tiện thông tin đại chúng;…
– Từ các nhà khoa học;
– Nghiên cứu những sản phẩm thành công thất bại của đối thủ cạnh tranh;
– Nhân viên bán hàng và những người của công ty thường tiếp xúc với
khách hàng;
– Những người có bằng sáng chế phát minh, các trường đại học, các
chuyên gia công nghệ và quản lý, các nhà nghiên cứu marketing,…
Ý tưởng này thường hàm chứa những tư tưởng chiến lược trong hoạt
động kinh doanh và hoạt động marketing của công ty như: tạo ra một ưu
thế nào đó so với sản phẩm đối thủ cạnh tranh, cống hiến một sự hài lòng
hay thỏa mãn nào đó cho khách hàng,..
b. Lựa chọn ý tưởng:
Mục đích của việc lựa chọn là để cố gắng phát hiện sàng lọc và thải
loại những ý tưởng không phù hợp, kém hấp dẫn, nhằm chọn được những
ý tưởng tốt nhất. Để làm được điều này mỗi ý tưởng về sản phẩm mới cần
được trình bày bằng văn bản trong đó có những nội dung cốt yếu là: mô
tả sản phẩm, thị trường mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh, ước tính sơ bộ
quy mô thị trường, các chi phí có liên quan đén việc thiết kế, chi phí sản
xuất sản phẩm, giá cả dự kiến và thời gian để sản xuất, mức độ phù hợp
với công ty về các phương diện công nghệ, tài chính, mục tiêu chiến
lược…Đó cũng chính là tiêu chuẩn để lựa chọn và thẩm định ý tưởng và
phương án sản phẩm mới.
c. Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới:
Sau khi đã có những ý tưởng được lựa chọn, mỗi ý tưởng phải được
xây dựng thành những dự án sản phẩm mới.
Ý tưởng là những tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn dự án là sự thể
hiện tư tưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm với các tham
số về đặc tính hay công dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhau của
chúng.
Sau khi đã có dự án về sản phẩm, cần phải thẩm định từng dự án này.
Thẩm định dự án là thửu nghiệm quan điểm và thái độ của nhóm khách
hàng mục tiêu đối với các phương án sản phẩm đã được mô tả. Qua thẩm
định dựa trên ý kiến của khách hàng tiềm năng kết hợp với các phân tích
khác nữa công ty sẽ lựa chọn được một dự án sản phẩm chính thức.
8
d. Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới:
Sau khi dự án sản phẩm mới tốt nhất được thông qua, công ty cần soạn
thảo chiến lược marketing cho nó. Chiến lược marketing cho sản phẩm
mới bao gồm ba phần:
– Phần thứ nhất mô tả quy mô, cấu trúc thị trường và thái độ của khách
hàng trên thị trường mục tiêu,dự kiến xác lập vị trí sản phẩm,chỉ tiêu về
khối lượng bán, thị phần và lợi nhuận trong những năm trước mắt.
– Phần thứ hai trình bày quan điểm chung về phân phối sản phẩm và dự
đoán chi phí marketing cho năm đầu.
– Phần thứ ba trình bày những mục tiêu trong tương lai về các chỉ tiêu:
tiêu thụ, lợi nhuận, quan điểm chiến lược lâu dài về các yếu tố marketing
– mix.
Trên cơ sở các tư liệu đã có trước khi quyết định cho thiết kế sản
phẩm, ban lãnh đạo công ty tiens hành duyệt lần cuối cùng về mức độ hấp
dẫn của kinh doanh sản phẩm mới, phân tích và cân nhắc kỹ các chit tiêu
dự kiến về: mức bán, chi phí và lợi nhuận.
e. Thiết kế sản phẩm:
– Theo dõi và kiểm tra các thông số kinh tế – kỹ thuật.
– Khả năng thực hiện vai trò của sản phẩm và từng bộ phận.
– Chi tiết cấu thành nó.
– Tạo sản phẩm mẫu,thử nghiệm chức năng của nó trong phòng thí
nghiệm,…
f. Thử nghiệm trên thị trường:
Nếu sản phẩm mới đã qua được việc thử nghiệm chức năng và sự kiểm
tra của người tiêu dùng thì công ty sẽ sản xuất một loạt nhỏ để thử
nghiệm trong điều kiện thị trường. Ở bước này người ta vừa thử nghiệm
các chương trình marketing. Vì vậy đối tượng được thử nghiệm có thể là:
vừa khách hàng, vừa các nhà kinh doanh và các chuyên gia có kinh
nghiệm. Nhưng mục tiêu theo đuổi trọng yếu trong bước này là để thăm
dò khả năng mua và dự báo chung về mức tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu
đó sản phẩm sẽ được bán thử trên thị trường.
g. Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung sản phẩm mới ra thị
trường:
Doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề lớn:
– Khi nào tung sản phẩm mới ra thị trường?
– Sản phẩm mới sẽ được tung ra ở đâu?
– Sản phẩm mới trước hết phải tập trung bán cho đối tượng khách hàng
nào?
– Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào? Với những hoạt động hỗ
trợ nào để xúc tiến việc bán?
2.5. Chu kì sống của sản phẩm:
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của sản
lượng và doanh số trong các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh
9
doanh sản phẩm kể từ lúc sản phẩm được giới thiệu cho đến khi rút lui
khỏi thị trường. Các giai đoạn chu kì sống của sản phẩm:
– Giai đoạn Giới thiệu: Là giai đoạn mở đầu của việc đưa sản phẩm ra bán
chính thức trên thị trường. Bởi vậy nó đòi hỏi phải có thời gian và sự
chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt. Mặc dù vậy mức tiêu thụ trong giai đoạn
này thường tăng chậm chạp vì các lý do sau:
+ Công ty chậm mở rộng năng lực sản xuất;
+ Công ty còn gặp phải những vướng mắc về kỹ thuật;
+ Chậm triển khai một kênh phân phối hiệu quả;
+ Khách hàng chưa từ bỏ thói quen tiêu dùng trước đây;
+ Khả năng mua sắp còn hạn chế;
Trong giai đoạn này Công ty thường chịu lỗ hoặc lãi rất ít, măc dù giá
bán thường được quy định cao. Hướng chiến lược của hoạt động
marketing trong giai đoạn này là:
+ Tập trung nỗ lực bán vào nhóm khách hàng có điều kiện sẵn sàng
mua nhất;
+ Động viên khuyến khích các trung gian Marketing;
+ Tăng cường quảng cáo và xúc tiến bán;
– Giai đoạn Phát triển: Trong giai đoạn này mức tiêu thụ bắt đầu tăng
mạnh,trên thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới, lợi
nhuận trong giai đoạn này tăng. Để khai thác và kéo dài tối đa cơ hội này,
Công ty có thể thực hiện các chiến lược sau:
+ Giữ nguyên mức giá hoặc gỉam chút ít để thu hút khách hàng;
+ Giữ nguyên hoặc tăng chi phí kích thích tiêu thụ;
+ Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng;
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo cho nó tính chất mới, sản xuất
những mẫu mã mới;
+ Xâm nhập vào những phẩn thị trường mới;
+ Sử dụng kênh phân phối mới;
+ Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo để kích thích khách hàng.
– Giai đoạn Chín muồi: Khi nhịp độ tăng mức tiêu thụ bị chững lại,việc
tiêu thụ sản phẩm bước vào giai đoạn chín muồi. Về thời gian, các giai
đoạn này thường dài hơn các giai đoạn trước và đặt ra những nhiệm vụ
phức tạp trong lĩnh vực quản trị Marketing. Để cạnh tranh các đói thủ
dùng nhiều thủ thuật khác nhau như: Bán hạ giá, bán theo giá thấp hơn
bán theo giá niêm yết chính thức, tăng quảng cáo, kích thích các trung
gian thương mại, tăng cường chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu, thiết kế,
thử nghiệm nhằm tạo ra các mẫu hàng mới. Tình hình đí dẫn đén sự giảm
sút của lợi nhuận. Để tiếp tục tồn tại trên thị trường các nhà quản trị
Marketing có thể có các phương án lựa chọn sau:
+ Cải biến thị trường, tức là tìm thị trường mới cho sản phẩm;
+ Cải biến sản phẩm, thay đổi một số yếu tố, đặc tính của sản phẩm;
+ Cải biến các công cụ Marketing- Mix.
10
– Giai đoạn suy thoái: Giai đoạn suy thoái xuất hiện khi mức tiêu thụ các
sản phẩm hoặc nhãn hiệu sản phẩm giảm sút. Việc giảm sút có thể diễn ra
nhanh chóng, chậm chạp, thậm chí đén số không. Cũng có sản phẩm mức
tiêu thụ chúng giảm xuống thấp rồi dừng lại ở đó trong nhiều năm.
Khi mức tiêu thụ giảm sút dẫn đến lợi nhuận giảm sút,một số công ty
có thể rút ra khỏi thị trường, số còn lại có thể thu hẹp chủng loại sản
phẩm chào bán,từ bỏ phần thị trường nhỏ, những kênh thương mại ít hiệu
quả nhất, cắt giảm chi phí khuyến khích và hạ giá nhiều hơn. Nhưng việc
giữ lại sản phẩm đã suy thoái có thể gây nhiều khó khăn cho công ty,
thậm chí làm giảm uy tín cho công ty vì những sản phẩm đó. Vì vậy để
hạn chế bớt những ảnh hưởng xấu của hiện tượng này công ty cần quan
tâm những khía cạnh sau:
+ Luôn theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn suy
thoái;
+ Đối với từng mặt hàng phải nhanh chóng thông qua quyết định tiếp
tục lưu giữu hay thải loại chúng ra khỏi danh mục sản phẩm của công
ty. Việc lưu giữu mặt hàng đôi khi cũng đem lại mối lợi lớn cho công
ty, nếu như các đối thủ cạnh tranh rút lui khỏi việc kinh doanh mặt
hàng đó nhiều.
Chương II: Phân tích thực trạng thực hiện chiến lược sản phẩm của
Honda Việt Nam.
1. Giới thiệu công ty xe máy Honda Việt Nam và những sản phẩm của
công ty trên thị trường:
1.1. Giới thiệu về Honda Việt Nam:
Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh gồm 3 đối tác: Công ty
Honda Motor, Công ty Asian Honda Motor, Tổng công ty Máy động lực
và Máy nông nghiệp Việt Nam. Kể từ khi bước chân vào thị trường Việt
Nam hơn 10 năm trước đây, công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường xe
máy. Các sản phẩm của Honda đều được sản xuất trên dây chuyền công
nghệ cao và thân thiện với môi trường.
Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy thứ nhất tại
Phúc Yên, Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư: 290,427,084 USD. Lao động:
3.560 người. Công suất: 1 triệu xe/năm. Đây là một trong những nhà máy
chế tạo xe máy hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.
11
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng Việt Nam,
Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng
tại thị trường Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, nhà máy thứ hai chuyên sản
xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được
khánh thành tại Việt Nam. Điều đặc biệt của nhà máy này chính là yếu
tố “thân thiện với môi trường và con người”.
Hiện nay, tổng công suất của 2 nhà máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm,
đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe
máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới.
Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt
Nam. Sau hơn 1 năm, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy
với tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD và công suất 10,000 xe/năm,
xây dựng mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch vụ,
lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên vào
tháng 8/2006. Từ thời điểm đó, Honda Việt Nam không chỉ được biết đến
là nhà sản xuất xe máy với các sản phẩm danh tiếng mà còn là nhà sản
xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam.
1.2. Các loại xe máy của công ty đã có mặt trên thị trường:
– Super Dream: là sản phẩm điển hình của Honda, gắn bó với người tiêu
dùng suốt thời gian qua, được ưa chuộng bởi độ bền cao, tiết kiệm nhiên
liệu mà giá thành lại rẻ.
– Future Neo: Xuất hiện đầu tiên năm 1999, giờ đây dòng xe Future đã
được nâng lên một đẳng cấp mới. Future Neo FI mới được trang bị khả
năng vận hành ưu việt hơn, phong cách sang trọng hơn với công nghệ đột
phá của Honda – công nghệ phun xăng điện tử PGM FI.
– Wave RSX : Cực “bảnh” với dáng vẻ mạnh mẽ, thể thao, lôi cuốn. Cực
“ngầu” với sức mạnh chinh phục mọi nẻo đường sôi động.với thiết kế góc
cạnh và cực cá tính.
– Wave RSV: Mang nhãn hiệu Repsol, biểu tượng độc quyền của đội đua
Honda tại giải đua Moto Grand Prix danh tiếng. Cùng Wave RSV tăng
12
tốc để cảm nhận sức mạnh vượt trội và công nghệ đáng tin cậy của Honda
vốn đã được cả thế giới công nhận.
– Honda Wave S : Mới không chỉ là sự tinh tế mang tính biểu cảm cao
trong đường nét thiết kế mà còn là sự cải tiến về công nghệ với động cơ
đạt chuẩn Euro2. Honda Wave S mới khẳng định sự tinh tế của bạn.
– Wave Anpha : An toàn hơn với thiết kế mới tiện lợi hơn. Hoàn hảo hơn
với sức mạnh thân thiện cùng môi trường. Xứng đáng để bạn tin dùng.
– Click: Thiết kế bắt mắt, nhỏ gọn, một tiêu chuẩn mới của cái đẹp bởi vẻ
thanh lịch và sang trọng. Click hội tụ những ưu điểm về động cơ và các
tính năng ổn định cùng với những sắc màu trẻ trung là sản phẩm rất được
ưa chuộng trong dòng xe hạng trung của Honda.
– Airblade : Thiết kế hiện đại mang tính đột phá trong dòng sản phẩm xe
tay ga dành cho khách hàng Việt Nam với công nghệ hàng đầu, tính năng
an toàn, nhiều tiện ích và thân thiện với môi trường
– Spacy: là dòng xe mới từ Honda Motor Nhật Bản với thiết kế mới mẻ,
đọng cơ 250 cc đang gây sốt trên cộng đồng mạng.
2. Thực trạng thực hiện chiến lược sản phẩm của Honda Việt Nam:
2.1. Kích thước tập hợp sản phẩm:
Đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược hữu hiệu nhằm làm mới
mình, tăng doanh số bán, mở rộng thị phần, và nâng cao sức cạnh tranh.
Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm Honda Việt Nam đã có rất nhiều
sản phẩm xe máy phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính, tình hình kinh tế
của mỗi gia đình,…Tùy thuộc vào nhu cầu của từng đối tượng sẽ lựa chọn
loại xe phù hợp với mình. Mỗi loại xe có nhiều màu sắc, màu sắc thể hiện
tính cách của người đi xe.
Trong dòng sản phẩm xe máy của Honda Việt Nam được chia
thành 2 loại chính: Xe tay ga và xe số.
– Xe tay ga: Air Blade, Click, Spacy 125cc.
– Xe số: Future Neo, Future Neo F1, Super Dream, Wave RS,Wave RSX
Wave RSV, Wave S,Wave Anpha.
2.2. Nhãn hiệu sản phẩm:
Đặt tên nhãn hiệu là một quyết định vô cùng khó khăn và quan trọng.
Nhãn hiệu là một tài sản đã được xây dựng từ lâu đời nên không thể nào
thay đổi một cách tùy tiện nên với mỗi tên nhãn hiệu phải được chứng
minh một cách rõ ràng bằng một chiến lược nhãn hiệu. Các dấu hiệu nhận
biết cơ bản của một nhãn hiệu là tên gọi, logo, màu sắc, đặc điểm nhận
dạng. Cụ thể với nhãn hiệu của Honda việt Nam ta có thể thấy:
– Tên gọi: Honda – vừa mạnh mẽ, vừa độc đáo. Font chữ được thiết kế
chữ in hoa màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ và sáng tạo.
– Đặc tính cơ bản: Xe gắn máy.
– Logo: Logo cánh chim cách điệu quen thuộc đã để lại dấu ấn rất sâu sắc
trong tâm trí người dân Việt.
– Slogan: Một slogan thành công thường mang trong mình thông điệp ấn
13
tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm. Với
Honda thay vì phải nói dài dòng về tiêu chí của công ty muốn hướng đến.
Công ty đã dùng slogan “The Power of Dream” nói lên tiêu chí mà công
ty muốn mang tới cho người tiêu dùng. Honda Việt Nam muốn mang
đến cho mỗi người dân Việt sự an toàn và hạnh phúc hơn trong cuộc
sống. Câu Slogan này như một thông điệp mà Honda Việt Nam muốn gửi
đến mọi khách hàng. “Trở thành một Công ty được xã hội mong đợi”, nỗ
lực hết mình vì sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Ngoài ra, khi ra đời một sản phẩm mới Honda Việt Nam đều đặt tên
rất có ý nghĩa cho từng sản phẩm riêng biệt này.
– Super Dream : “ Ước mơ lớn”. Sản phẩm này Honda Việt Nam nhắm
vào tầng lớp kinh tế trung bình. Mà những người có tầng lớp trung bình
có một chiếc xe là một ước mơ rất lớn .Vì thế tên sản phẩm này rất ý
nghĩa, phù hợp với đối tượng mà công ty nhắm tới.
– Future : “Sản phẩm cho tương lai”. Một sản phẩm với nhiều tính năng
vượt trội hơn các sản phẩm khác.
– Wave:” Một làn sóng”. Trong làn sóng này với nhiều sản phẩm, mỗi sản
phẩm một đặc điểm khác nhau như Wave Anpha, Wave S, Wave RSX,
Wave RSV…
– Click : “Tên gọi nói lên tất cả”. Một chiếc xe nhỏ gọn, mang lại cho
người đi chiếc xe này sự nhẹ nhàng như tên gọi của nó.
– Air Blade : “Chém gió”- Khi nghe tên sản phẩm này người tiêu
dùng cũng nghĩ ngay đến kiểu dáng của nó như thế nào. Kiểu dáng thể
thao và mạnh mẽ.
* Bao gói: tên sản phẩm, mỗi xe co biểu tương Honda, thực hiện trên day
chuyền tiêu chuẩn quốc tế của Honda,…….
2.3. Dịch vụ hỗ trợ của Honda Việt Nam để nâng cao giá trị sản phẩm:
Hiện nay ở TP HCM có rất nhiều cửa hàng bán xe và dịch vụ do
Honda ủy nhiệm (HEAD). Các HEAD luôn nỗ lực mang đến cho khách
hàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ bán hàng chu đáo và đội
ngũ nhân viên nhiệt tình tận tâm, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của Honda
Việt nam cũng như Honda toàn cầu. Mạng lưới các cửa hàng HEAD của
Honda Việt Nam được xây dựng trên khắp đất nước để khách hàng có thể
dễ dàng mua được các sản phẩm chính hiệu của Honda Việt Nam.Với
những nỗ lực trong việc đào tạo lái xe an toàn. Công ty Honda Việt
Nam đã xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên lái xe an toàn tại các cửa hàng
HEAD, sẵn sàng tư vẫn những kiến thức cơ bản về lái xe an toàn và kiến
thức về luật lệ giao thông cho khách hàng. Nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ hậu mãi,với mỗi cửa hàng HEAD khách hàng có quyền lợi sau :
a. Về bảo hành ,bảo trì:
– Công ty Honda Việt Nam áp dụng chế độ bảo hành mới là 2 năm hoặc
20.000km cho cụm động cơ, 1 năm hoặc 12.000km cho các chi tiết khác.
14
Cùng với việc kéo dài thời gian bảo hành, số lần kiểm tra định kỳ cũng
được tăng từ 4 lần lên 6 lần.
– Mỗi cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda ủy nhiệm (HEAD) trên toàn
quốc đều là một trung tâm bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm theo đúng tiêu
chuẩn của Honda với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên
được đào tạo chính quy và giàu kinh nghiệm. Đây cũng là Trung tâm tư
vấn kỹ thuật cho khách hàng, thục hiện tư vấn chỉnh sửa và xử lý những
trường hợp phức tạp cho khách hàng.
– Cung cấp dịch vụ lưu động bằng “ Xe dịch vụ lưu động” đến những địa
phương chưa có cửa hàng HEAD .
– Ngoài ra công ty còn có “Dịch vụ di động” – niềm vui dành cho khách
hàng,….
b. Về phụ tùng thay thế:
Honda Việt Nam đã thiết lập các trạm dịch vụ( Service-Station), sửa
chữa và cung cấp phụ tùng chính hiệu cho sản phẩm xe máy của công ty.
Khi xe có vấn đề người tiêu dùng của Honda Việt Nam ngoài được bảo
hành, bảo trì thì Honda Việt Nam còn có phụ tùng chính hãng để thay thế.
Bao bì tiêu chuẩn có tem nhãn chính hiệu với mã số phụ tùng của Honda
được cung cấp qua hệ thống cửa hàng bán xe và làm dịch vụ do Honda uỷ
nhiệm. Đặc điểm chính của phụ tùng chính hiệu Honda đó là:
– Tính đồng bộ với các linh kiện khác.
– Độ bền cao do được chế tạo từ vật liệu chất lượng cao.
– Độ ổn định và an toàn cao cho người sử dụng.
– Khả năng lắp ráp chính xác cao.
– Đảm bảo các tinh năng kỹ thuật.
– Đảm bảo an toàn với môi trường.
Chính sách kinh doanh phụ tùng Honda Việt Nam đem lại lợi ích và
thuận tiện cho khách hàng:
– Cung cấp phụ tùng đầy đủ, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, với chất lượng
cao nhất và giá cả phải chăng.
– Chất lượng của phụ tùng chính hãng Honda rất bảo đảm: Được chế tạo
từ vật liệu chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến nhất, phụ tùng chính
hiệu Honda dù được nhập khẩu từ Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc hay
cung cấp bởi các nhà sản xuất trong nước đều luôn đảm bảo các yêu cầu
tính năng kỹ thuật, đồng thời thỏa mãn nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng
của Nhật như Jis, Hes, Jama,… và cả các tiêu chuẩn TCVN Việt Nam.
Mọi phụ tùng do Honda Việt Nam cung cấp đều luôn đạt yêu cầu về chất
lượng ngang bằng với chất lượng sản xuất tại Nhật Bản.
– Giá cả hoàn toàn hợp lý: Chính sách kinh doanh phụ tùng của Honda
Việt Nam trong những năm qua luôn nhất quán với phương châm cung
cấp phụ tùng đầy đủ, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, với chất lượng cao nhất
và giá cả phải chăng. Hiểu rõ mong muốn và nhu cầu cầu của người
15
tiêu dùng, Honda Việt Nam luôn khuyến khích việc sử dụng phụ tùng
chính hiệu thông qua sự hợp lý của giá thành. Giá cả của tất cả các loại
phụ tùng xe máy đều được niêm yết công khai và thống nhất tại các cửa
hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm (HEAD) trên toàn quốc và
trên website của công ty Honda Việt Nam.
– An toàn và thân thiện với môi trường: Phụ tùng chính hiệu Honda là lựa
chọn thay thế tuyệt vời để chiếc xe Honda đẳng cấp của bạn luôn đồng bộ
và an toàn trong suốt thời gian sử dụng. Dành riêng cho xe Honda, phụ
tùng chính hiệu Honda có khả năng lắp ráp chính xác, đồng bộ với các
linh kiện khác, đảm bảo chiếc xe của bạn luôn vận hành tốt. Đó chính là
sự đảm bảo an toàn cho bạn và người thân khi sử dụng phụ tuàn chính
hiệu Honda. Bên cạnh đó, một số phụ tùng chính hiệu khi sản xuất bằng
vật liệu thân thiết với môi trường như má phanh không Amiăng tránh cho
người sử dụng và những người khác khỏi ô nhiễm, hạn chế bệnh ung thư
phổi.Dù hàng nhái rẻ hơn không đáng kể, bạn có thể tiết kiệm một khoản
tiền rất nhỏ trước mắt nhưng phụ tùng nhái trôi nổi trên thị trường không
được kiểm soát rất kém chất lượng, không đồng bộ, không đảm bảo lắp
ráp chính xác sẽ làm các bộ phận khác trên chiếc xe của bạn mau hỏng
hơn và phải sửa chữa nhiều lần. Phụ tùng nhái luôn tiềm tàng nguy cơ
trục trặc khi bạn điều khiển xe, dẫn tới nguy cơ xảy ra tai nạn gây thượng
tật thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của bạn và người thân.
– Dễ tìm mua: Với nỗ lục ngày càng thỏa mãn một cách tốt nhất mọi nhu
cầu của khách hàng về dịch vụ sau bán hàng, phụ tùng chính hiệu Honda
có mặt ở khắp 64 tỉnh thành được phân phối qua hơn 300 cửa hàng
HEAD trên toàn quốc đồng thời còn mở rộng cung cấp qua các cửa
hàng sửa chữa cho khách hàng ở xa. Dù ở bất kỳ đâu trên đất nước Việt
Nam, tới bất kỳ cửa hàng nào trong hệ thống Honda ủy nhiệm, bạn cũng
sẽ được phục vụ chu đáo, được thỏa mãn mọi nhu cầu về phụ tùng chính
hiệu Honda.
– Giúp khách hàng an tâm về phụ tùng chính hiệu Honda, chống hàng
gian, hàng giả: Trên mỗi phụ tùng của xe Honda có tem của chính hiệu
Honda hàng triệu sản phẩm của Honda được người tiêu dùng trên toàn
thế giới tín nhiệm sử dụng trong suốt hơn 50 năm qua bởi độ bền, tính
tiện dụng, giá cả phải chăng. Chính sách sản xuất ở nước ngoài của
Honda là “Honda-Chất lượng không biên giới” điều này có nghĩa là xe
máy và phụ tùng xe máy Honda, dù được sản xuất tại bất kỳ quốc gia
nào, cũng đều mang bí quyết công nghệ của Honda Nhật Bản, đều là
những chiếc xe và phụ tùng xe máy có chất lượng toàn cầu. Các phụ tùng
của xe Honda được sản xuất tại những nhà máy có công nghệ tiên tiến
nhất, vượt qua những kiểm định khắt khe nhất của Honda về các tiêu
chuẩn về tính năng, độ bền, tính tiện dụng,….
2.4. Phát triển sản phẩm mới:
16
“Mẫu xe nào càng mới thì chỉ số thỏa mãn khách hàng càng cao” Neal Oddes, giám đốc phân tích và nghiên cứu sản phẩm của J.D. Power
tiết lộ. “Chính vì thế việc các nhà sản xuất tung mẫu xe mới ra thị trường
đúng thời điểm là rất quan trọng”. Tình hình cạnh tranh trên thị trường xe
gắn máy ngày càng gay gắt cộng thêm nhu cầu của khách hàng luôn thay
đổi từng ngày với đòi hỏi và lựa chọn ngày càng gắt gao. Vì vậy, muốn
tồn tại và phát triển, bất kỳ công ty nào cũng phải luôn luôn sáng tạo và
tìm tòi ra những sản phẩm mới.
Hiểu được điều đó, hàng năm, công ty tổ chức vài cuộc nghiên cứu thị
trường, tham khảo thị hiếu của người tiêu dùng, nghiên cứu các sản phẩm
đang được ưa chuộng hay sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, để từ đó
thiết kế ra những mẫu sản phẩm mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị
trường. Các sản phẩm mới của Honda Việt Nam qua từng thời điểm :
-Năm 2005: Ra đời Wave RS, Wave Anpha, Future Neo.
-Năm 2006 : Tiếp tục tung ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu
mới của người tiêu dùng Future Neo GT, Wave RSV, chính thức giới
thiệu mẫu xe tay ga hoàn toàn mới mang tên Click ra thị trường, tiếp
theo là Air Blade.
-Năm 2007: Ra mắt Wave S và Future Neo Mới với những tính năng
vượt trội được cập nhật thêm, đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu và kỳ vọng
của người tiêu dùng.
Honda Việt Nam luôn kịp thời cho ra đời những sản phẩm mới phù
hợp với thị hiếu, nhu cầu người thiêu dùng. Điều đó cũng góp phần rất
lớn trong thành công của Honda như ngày nay.
2.5. Chu kỳ sống sản phẩm:
Sản phẩm mới khi giới thiệu ra thị trường thành công vẫn chưa bảo
đảm khả năng kinh doanh lâu dài của chúng. Do vậy, Honda Việt Nam đã
có những điều chỉnh trong chiến lược Marketing do tình hình thị trường
thay đổi (cạnh tranh, nhu cầu thị trường, khả năng thích ứng của sản
phẩm đối với nhu cầu). Chính vì thế, Honda Việt Nam nắm rõ mỗi sản
phẩm của công ty mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống sản phẩm.
Với chiếc Wave RSX đang ở giai đoạn giới thiệu thì Honda Việt Nam
đã đưa ra các chiến lược marketing như sau:
– Về sản phẩm : Sản phẩm cơ bản.
– Về định giá : Giá bán lẻ đề xuất của Wave RSX phiên bản bánh mâm là
17,900,000 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT), bánh căm là 15,900,000
(đã bao gồm thuế GTGT).
– Về phân phối: Phân phối thông qua hệ thống các cửa hàng Bán xe và
Dịch vụ do Honda ủy nhiệm trên toàn quốc (HEAD).
– Về xúc tiến hỗn hợp:
+ Wave RSX quảng cáo rầm rộ trên tivi, mức độ rất thường xuyên
17
để mọi người tiêu dùng đều biết đến Wave RSX. Ngoài ra tại các cửa
hàng HEAD treo các Poster, Bảng quảng cáo cho sản phẩm này rất
nhiều. Một điểm nổi trội khác là Wave RSX sẽ được áp dụng chế độ bảo
hành mới là 2 năm hoặc 20.000km cho cụm động cơ, 1 năm hoặc
12.000km cho các chi tiết khác. Cùng với việc kéo dài thời gian bảo
hành, số lần kiểm tra định kỳ cũng được tăng từ 4 lần lên 6 lần.
+ Ngoài ra có sản phẩm lại mang một hình thức khác,có chu kì sống
nhưng giai đoạn thoái trào lại không đồng nghĩa với “sự tắt thở” của sản
phẩm. Đó chính là sản phẩm Super Dream. Những sản phẩm mới ra đời
với nhiều tính năng nổi bật hơn nữa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Vì
vậy, Super Dream không còn phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nữa.
Chính vì điều đó, Honda Việt Nam đã nghiên cứu và tung sản phẩm mới
ra thị trường trong khi vẫn kinh doanh Super Dream.
3. Đánh giá chiến lược sản phẩm:
3.1. Ưu điểm:
– Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: Hiện nay thì Honda đang dẫn đầu
trong thị phần xe máy. Các sản phẩm đa dạng là một yếu tố rất lớn dẫn
đến sự thành công của Honda trong thị trường này.
– Chiến lược về nhãn hiệu: Honda cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm
khác nhau nhưng vẫn mang chung một thương hiệu Honda. Điều này cho
thấy Honda muốn khẳng định vị trí của mình trong thị trường xe gắn
máy. Bên cạnh đó cũng thấy được Honda muốn giữ hình ảnh thương hiệu
của mình trong lòng người tiêu dùng,và muốn gửi gấm một thông điệp
đến với người tiêu dùng rằng khi nghĩ đến xe gắn máy hãy nghĩ ngay đến
Honda.Và đây cũng chính là một bước đi thành công của Honda khi
mang thương hiệu của mình đến gần với người tiêu dùng hơn.
– Chiến lược sản phẩm mới: Honda liên tục cho ra đời các sản phẩm mới
đáp ứng thị trường. Điều này thật sư là một hướng đi tích cực của Honda.
– Dịch vụ hậu mãi: Việc chăm sóc khách hàng của Honda rất hiệu quả tạo
dấu ấn riêng và màu sắc riêng.
3.2. Nhược điểm:
– Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: Sự đa dạng lại trở thành một điểm
yếu của mình, đó chính là sự gần giống nhau ở một số sản phẩm. Chính
điều này đôi khi làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn trong việc chọn
lựa sản phẩm cho mình. Ví dụ điển hình đó là xe Wave RS, Anpha,
S,…làm người tiêu dùng khó phân biệt những loại xe Wave này với nhau.
– Dịch vụ hậu mãi: Những chương trình của Honda cũng gần giống như
các thương hiệu khác. Điều này làm hạn chế việc phân phối cho các
khách hàng là tổ chức hoặc các doanh nghiệp tư nhân.
18
Chương III: Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược
sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh:
– Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: Mỗi chiếc xe của Honda Việt Nam
cần có một điểm khác biệt so với những chiếc trong cùng một dòng xe.
Ví dụ mỗi chiếc Wave cần có điểm khác nhau, Wave Anpha kiểu dáng
đơn giản, thì khi cho ra đời Wave S kiểu dáng phải mạnh mẽ, có điểm nổi
bật hơn như tiết kiệm xăng hơn,…
– Dịch vụ hậu mãi: Dịch vụ hậu mãi chưa thực sự thu hút, Công ty nên
thành lập một câu lạc bộ thành viên Honda, song song đó là việc tổ chức,
xây dựng các chương trình để các thành viên cảm thấy kích thích trong
việc mua hàng của mình. Ngoài ra công ty nên thường xuyên tổ chức các
buổi tiệc để tri ân các khách hàng thân thiết của mình và các khách hàng
lớn của công ty. Điều này sẽ tạo một mối quan hệ mật thiết giữa người
tiêu dùng và nhà sản xuất.
19
KẾT LUẬN
Trên đây là những phân tích của em về chiến lược sản phẩm của công
ty xe máy Honda Việt Nam. Nhờ những chiến lược này mà các sản phẩm
của công ty đã đạt được nhiều thành công và tạo được hình ảnh đối với
người tiêu dùng Việt Nam.
Đây cũng là một đề tài em khá tâm huyết và đã cố gắng rất nhiều. Tuy
nhiên trong một thời gian tương đối ngắn nên đề tài sẽ còn nhiều phần
chưa hợp lý và còn nhiều sơ xuất. Đề tài kết thúc trong sự nỗ lực của em
suốt thời gian qua, tuy nhiên nếu có thời gian nhiều hơn hy vọng đề tài sẽ
được hoàn hảo hơn trong cách viết bài cũng như cách trình bày. Với bước
đầu như thế này, em nghĩ đây sẽ là một nền tảng cho em trong các đề tài
tiếp theo.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn
Thị Thu Hường đã hướng dẫn tận tình đã giúp em rất nhiều trong việc
hoàn thành đề tài.
20
Xem thêm: Chiến lược khác biệt hóa – Tài liệu text
Mục lục
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận về chiến lược sản phẩm.
1. Khái niệm về sản phẩm và chiến lược sản phẩm.
2. Nội dung của chiến lược sản phẩm.
2
Chương II: Phân tích chiến lược sản phẩm của Honda Việt Nam.
11
1. Giới thiệu Công ty xe máy Honda Việt Nam và những sản phẩm
của Công ty trên thị trường.
2. Thực trạng thực hiện chiến lược sản phẩm của Honda Việt Nam.13
3. Đánh giá chiến lược sản phẩm.
18
Chương III: Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản
phẩm và tăng khả năng cạnh tranh.
19
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Marketing căn bản- Biên soạn GS.TS Trần Minh Đạo.
2. Phòng tư vấn khách hàng Công ty Honda Việt Nam.
3. www.google.com.vn.
4. www.honda.com.vn.
5. www.thegioitieudung.com.vn
6. Báo Tiêu dùng, Báo Thương mại,..
PHỤ LỤC
Danh mục hình vẽ ( Hình1.1 ;1.2 ;1.3 ;1.4 – Trang 12,
Hình 1.5 ;1.6 ;1.7 ;1.8 ;1.9 – Trang 13,
Hình 2.1 – Trang 13 )
21
Hình 1.1. Hình ảnh xe Super Dream
Hình 1.3. Hình ảnh xe Wave RSX
Hình 1.5. Hình ảnh xe Wave S
Hình 1.2. Hình ảnh xe Future Neo
Hình 1.4. Hình ảnh xe Wave RSV
Hình 1.6. Hình ảnh xe Weve Anpha
22
Hình 1.7. Hình ảnh xe Airblade
Hình 1.8. Hình ảnh xe Click
Hình1.9. Hình ảnh xe Spacy
Hình 2.1. Hình ảnh về logo của công ty Honda Việt Nam.
23
PHỤ LỤC
24
khác nhau, chất lượng sản phẩm với những chỉ tiêu nhất định, vỏ hộp vàmột số đặc tính khác nhau. – Sản phẩm tăng thêm : Để tăng thêm sự nhận thức của người mua về sảnphẩm doanh nghiệp thường cung ứng cho người mua những dịch vụ vàlợi ích bổ trợ như : bh, lắp ráp, thông tin, tư vấn, … để tăng khảnăng cạnh tranh đối đầu của sản phẩm. 1.2. Chiến lược sản phẩm : a. Khái niệm : Chiến lược sản phẩm là khuynh hướng và quyết định hành động liên quanđến sản xuất và kinh doanh thương mại sản phẩm trên cơ sở bảo vệ thỏa mãn nhu cầu nhucầu của người mua trong từng thời kỳ hoạt động giải trí kinh doanh thương mại và mục tiêumarketing của doanh nghiệp. b. Vai trò của chiến lược sản phẩm : Chiến lược sản phẩm là công cụ cạnh tranh đối đầu bền vững và kiên cố của doanhnghiệp, thực thi tốt chiến lược sản phẩm thì những chiến lược định giá, phân phối, triển khai hỗn hợp mới tiến hành và phối hợp hiệu suất cao, triểnkhai chiến lược sản phẩm tốt là một trong những yếu tố giúp doanhnghiệp triển khai tốt những tiềm năng marketing đặt ra trong từng thời kỳ. 2. Nội dung chiến lược sản phẩm : 2.1. Nhãn hiệu sản phẩm : a. Khái niệm : Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, tín hiệu, biểutượng hoặc tổng hợp những yếu tố nhằm mục đích xác nhận sản phẩm hay dịch vụ củadoanh nghiệp và phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu bao gồmcác thành phần : – Tên gọi thương hiệu : Đó là một bộ phận của thương hiệu mà ta hoàn toàn có thể đọcđược. – Dấu hiệu của thương hiệu : Bao gồm hình tượng, hình vẽ, sắc tố hay kiểuchữ đặc trưng, … Đó là một bộ phận của thương hiệu mà ta hoàn toàn có thể nhận biếtđược nhưng không hề đọc được. – Nhãn hiệu sản phẩm hoàn toàn có thể nói lên : Đặc tính sản phẩm, những lợi íchmà sản phẩm hoàn toàn có thể mang lại cho người mua, sự cam kết và những quanđiểm của doanh nghiệp, nhân cách và đậm chất ngầu của người sử dụng. b. Các quyết định hành động tương quan đến thương hiệu sản phẩm : Khi thực thi chiến lược sản phẩm của mình những doanh nghiệp phảiquyết định hàng loạt yếu tố có tương quan đến thương hiệu sản phẩm. Cácvấn đề cơ bản nhất họ thường phải quyết định hành động là : – Có gắn thương hiệu cho sản phẩm của mình hay không ? Cùng với sựphát triển của kinh tế thị trường trong những năm gần đây yếu tố gắnnhãn hiệu sản phẩm ở nước ta đẫ được hầu hết những doanh nghiệp lưuý hơn. Tuy nhiên nhiều lúc 1 số ít loại sản phẩm được bán trên thịtrường cũng không có thương hiệu rõ ràng. Việc gắn nhãn cho sản phẩmcó ưu điểm là bộc lộ được lòng tin hơn của người mua so với nhàsản xuất khi họ dám chứng minh và khẳng định sự hiện hữu của mình trên thị trườngqua thương hiệu, làm địa thế căn cứ cho việc lựa chọn của người mua, và đặcbiệt ở nước ta lúc bấy giờ nó làm cơ sở cho việc quản trị chống hàng giả. – Ai lả người chủ thương hiệu sản phẩm ? Thường thì đơn vị sản xuất nàocũng muốn chính mình là chủ đích thực về thương hiệu sản phẩm domình sản xuất ra. Nhưng nhiều lúc vì những nguyên do khác nhau nhãn hiệusản phẩm lại không phải thương hiệu của nhà phân phối. Có thể có bahướng xử lý yếu tố này : + Tung sản phẩm ra thị trường dưới thương hiệu của chính nhà sảnxuất ; + Tung sản phẩm ra thị trường dưới thương hiệu của nhà trunggian ; + Vừa thương hiệu của đơn vị sản xuất vừa thương hiệu của nhà trunggian ; – Tương ứng với thương hiệu đã chọn chất lượng sản phẩm có những đặctrưng gì ? Nhãn hiệu sản phẩm là để phản ánh sự hiện hữu của nó trên thịtrường, tuy nhiên vị trí và sự vững chắc của thương hiệu là do mức độ chất lượngđi liền với nó quyết định hành động. – Đặt tên cho thương hiệu như thế nào ? Khi quyết định hành động đưa một sảnphẩm hoặc nhóm sản phẩm ra thị trường, gắn thương hiệu cho chúng ngườisản xuất còn gặp phải yếu tố nên đặt tên cho thương hiệu sản phẩm như thếnào ? Nếu một doanh nghiệp chỉ sản xuất duy nhất một chủng loại sản phẩmđồng nhất thì yếu tố hoàn toàn có thể đơn thuần hơn, nhưng quyết định hành động trên trở nênphức tạp hơn khi doanh nghiệp sản xuất cùng một chủng loại sản phẩmkhông đồng chất hoặc nhiều mẫu sản phẩm mà trong đó lại gồm có nhiềuchủng loại không đồng chất. Trong những trường hợp trên hoàn toàn có thể có bốncách đặt tên cho thương hiệu : + Tên thương hiệu riêng không liên quan gì đến nhau được sử dụng cho cùng mẫu sản phẩm, nhưng có đặc tính khác nhau không ít. + Tên thương hiệu giống hệt cho toàn bộ những sản phẩm được sảnxuất của công ty. + Tên thương mại của công ty phối hợp với tên thương hiệu riêngbiệt của sản phẩm. + Tên thương hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm ( từng chủngloại hàng ) do công ty sản xuất. Việc đặt tên cho thương hiệu sản phẩm theo mỗi phương pháp trên có nhữngưu điểm nhất định. Việc gắn cho sản phẩm những tên thương hiệu riêngbiệt, không gắn liền với tên thương mại của công ty, có ưu việt chính là ởchỗ không dàng buộc uy tín của công ty với một loại sản phẩm đơn cử có đượcthị trường đồng ý hay không ? Còn việc gắn tên thương hiệu thống nhất cho tổng thể những sản phẩm thì lạigiảm được ngân sách quảng cáo khi tung ra một sản phẩm mới trên thịtrường. Tuy nhiên, nếu công ty sản xuất những loại sản phẩm trọn vẹn khácnhau thì việc có chung tên thương hiệu khi chúng hoàn toàn có thể gây ra sự nhầm lẫncho người mua. Trong trường hợp này tên thương hiệu tập thể cho từngnhóm sản phẩm ( dòng sản phẩm ) có chất lượng khác nhau hoàn toàn có thể sẽ thíchhợp hơn. Cuối cùng việc đặt tên thương hiệu cho một sản phẩm bằng cách kết hợpgiữa tên công ty với tên thương hiệu riêng của sản phẩm vừa đem lại sứcmạnh hợp pháp cho sản phẩm, vừa phân phối thông tin riêng về tính khácbiệt của sản phẩm. Nhưng dù lựa chọn cách nào khi đặt tên cho nhãn hiệusản phẩm cũng phải bảo vệ 4 nhu yếu : Nó phải hàm ý về quyền lợi của sảnphẩm ; Nó phải hàm ý về chất lượng của sản phẩm ; Nó phải dễ đọc, dễnhận biết và dễ nhớ ; Nó phải độc lạ hẳn với những tên khác. – Có nên lan rộng ra số lượng giới hạn sử dụng tên thương hiệu hay không ? Mở rộnggiới hạn sử dụng tên thương hiệu là bất kể một mưu toan nào hướng vàoviệc sử dụng một tên thương hiệu đã thành công xuất sắc gắn cho một loại sản phẩm cảitiến hay một sản phẩm mới để đưa chúng ra thị trường. Việc lan rộng ra số lượng giới hạn sử dụng thương hiệu đã thành công xuất sắc có ưu điểm làtiết kiệm được ngân sách để tuyên truyền quảng cáo so với đặt tên nhãn hiệukhác cho sản phẩm mới và sản phẩm nâng cấp cải tiến, đồng thời bảo vệ cho sảnphẩm được người mua phân biệt nhanh hơn trải qua thương hiệu đã quenthuộc. Nhưng nếu như sản phẩm mới không được ưa thích thì hoàn toàn có thể lamgiảm uy tín của bản thân thương hiệu đó cho toàn bộ những sản phẩm. – Sử dụng một hay nhiều thương hiệu cho những sản phẩm hoặc chủng loạisản phẩm có những đặc tính khác nhau ? Nhiều công ty so với cung mộtmặt hàng có những sản phẩm đơn cử của từng đơn vị chức năng sản phẩm dựa vào cácthông tin khác nữa. Nhưng cũng có những công ty, trong trường hợptương tự, họ gắn cho mỗi sản phẩm đơn cử một thương hiệu riêng. Nhiềunhãn hiệu riêng là quan điểm người bán sử dụng hai hay nhiều nhãn hiệucho những loại sản phẩm hoặc những chủng loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm, mỗichủng loại co tên thương hiệu riêng như vậy gọi là sản phẩm đặc hiệu. Quanđiểm này có những ưu điểm : + Tạo cho người sản xuất năng lực nhận thêm mặt phẳng ở ngườibuôn bán để bày bán sản phẩm. + Khai thác triệt để những trường hợp khi người tiêu dùng khôngphải khi nào cũng trung thành với chủ tuyệt đối với một thương hiệu đến mức họkhông thích mua thương hiệu mới. Trong trường hợp này tungra nhiều nhãnhiệu đã tạo điều kiện kèm theo cho người mua một khoảng chừng lựa chon to lớn hơn. + Về mặt nội bộ của công ty, việc tạo ra những hàng đặc hiệumới sẽ kích thích tính phát minh sáng tạo và nâng cao hiệu suất công tác làm việc của cácnhân viên trong đơn vị chức năng. + Nhiều thương hiệu sẽ cho phép công ty chú ý quan tâm đến những lợi íchkhác nhau của người mua và tạo ra những năng lực mê hoặc riêng củatừng sản phẩm. Nhờ vậy mỗi thương hiệu hoàn toàn có thể lôi cuốn được cho mình mộtnhóm người mua tiềm năng riêng. 2.2. Quyết định về bao gói sản phẩm và dịch vụ tương hỗ sản phẩm : 2.2.1. Thiết kế vỏ hộp : a. Khái niệm : Thiết kế vỏ hộp là những hoạt động giải trí tương quan đến việc phong cách thiết kế và sảnxuất những bao gói hay đồ đựng sản phẩm. Bao bì gồm ba lớp : Bao bìtiếp xúc, vỏ hộp ngoài, vỏ hộp luân chuyển. b. Các quyết định hành động về bao gói : Bao gói thường có 4 yếu tố cấu thành nổi bật : lớp tiếp xúc trực tiếpvới sản phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, vỏ hộp luân chuyển, thương hiệu vàcác thông tin miêu tả sản phẩm trên bao gói. Ngày nay bao gói trở thành công cụ đắc lực của hoạt động giải trí marketing, chính do : một là, sự tăng trưởng của mạng lưới hệ thống shop tự ship hàng, tự chọnngày càng tăng. Hai la, mức giàu sang và năng lực shopping của ngườitiêu dùng càng tăng. Ba là, vỏ hộp góp phầm tạo ra hình ảnh về công ty vànhãn hiệu. Bốn là, tạo ra năng lực và ý niệm về sự nâng cấp cải tiến sản phẩm. Để tạo ra bao gói có hiệu suất cao cho một sản phẩm nhà quản trị marketingphải trải qua hàng loạt những quyết định hành động tiếp nối nhau như sau : – Xây dựng ý niệm về bao gói : Bao bì phải tuân thủ theo nguyên tắcnào ? Nó đóng vai trò như thế nào so với một mẫu sản phẩm đơn cử ? Nó phảicung cấp những thông tin gì về sản phẩm ? … – Quyết định về những góc nhìn : Kích thước, hình dáng, vật tư, nàu sắc, nội dung trình diễn và có gắn thương hiệu hay không ? Khi trải qua cácquyết định này phải gắn với những công cụ khác của marketing. – Quyết định về thử nghiệm bao gói gồm : Thử nghiệm về kĩ thuật, thửnghiệm về hình thức, thử nghiệm về kinh doanh thương mại, thử nghiệm về khả năngchấp nhận của người tiêu dùng. – Cân nhắc những góc nhìn quyền lợi xã hội, quyền lợi của người tiêu dùng và lợiích của bản thân công ty. – Quyết định về thông tin trên bao gói : Tùy vào những điều kiện kèm theo cụ thểmà những nhà phân phối bao gói quyết định hành động đưa thông tin gì lên bao gói vàđưa chúng như thế nào ? Thông thường những thông tin được bộc lộ quabao gói là : + tin tức về sản phẩm, chỉ rõ đó là hàng gì ? + tin tức về phẩm chất của sản phẩm. + tin tức về ngày, người, nơi sản xuất và những đặc tính của sảnphẩm. + tin tức về kĩ thuật bảo đảm an toàn khi sử dụng. + tin tức về thương hiệu thương mại và những hình thức hấp dẫnđể kích thích tiêu thụ. + Các thông tin do luật định ……. 2.2.2. Các dịch vụ tương hỗ sản phẩm : Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng những dịch vụ tương hỗ sau : – Bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa thay thế sản phẩm. – Chuyên chở và lắp ráp sản phẩm. – Cung ứng chi tiết cụ thể và dụng cụ sửa chữa thay thế. – Tư vấn tiêu dùng. – Sử dụng thử sản phẩm. 2.3. Quyết định về hạng mục và chủng loại sản phẩm : a. Khái niệm : Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có tương quan ngặt nghèo vớinhau do giống nhau về tính năng hay do bán chung cho cùng một nhómkhách hàng, hay trải qua cùng những kiểu tổ chức triển khai thương mại, haytrong khuôn khổ cùng một dãy giá. b. Các quyết định hành động tương quan đến kích cỡ tập hợp sản phẩm : – Quyết định bề rộng của chủng loại sản phẩm : Bề rộng của chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng những mặthàng thành phần theo một tiêu thức nhất định, ví dụ như theo kích cỡ, theo hiệu suất, … Mỗi công ty thường có phương pháp lựa chọn bề rộng chủng loại sảnphẩm là khác nhau. Những lựa chọn này tùy thuộc vào mục tiêu mà côngty theo đuổi. Các công ty thiên về theo đuổi tiềm năng phân phối một chủng loại đầyđủ hay phấn đấu để sở hữu phần đông thị trường hoặc lan rộng ra thịtrường thường có chủng loại sản phẩm rộng. Trong trường hợp này họsản xuất những sản phẩm sinh lời ít. Ngược lại có những công ty quantâm trước hết đến sinh lời cao của sản phẩm. Nhưng dù quyết định hành động banđầu của công ty như thế nào, thì hiện tại công ty cũng vẫn gặp phải vấnđề đặt ra là lan rộng ra và duy trì bề rộng của chủng loại sản phẩm bằngcách nào ? Giải quyết yếu tố này công ty có hai hướng lựa chọn : + Một là, tăng trưởng chủng loại. Phát triển chủng loại hoàn toàn có thể đượcthực hiện bằng những phương pháp sau : Phát triển hướng xuống dưới, Phát triểnhướng lên trên, Phát triển theo cả hai hướng trên. + Hai là, bổ trợ mẫu sản phẩm cho chủng loại sản phẩm. Cách làmnày có ý nghĩa là theo bề rộng mà công ty đã lựa chọn, công ty cố gắngđưa thêm những mẫu sản phẩm mới trong khuôn khổ đó. Việc bổ trợ sảnphẩm được đặt ra xuất phát từ những mục tiêu sau : Mong muốn có thêm lợinhuận, Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có, Tận dụng năng lượng sảnxuất dịch vụ dư thừa, Mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loạiđầy đủ. – Quyết định về hạng mục sản phẩm : Danh mục sản phẩm là tập hợp toàn bộ những chủng loại sản phẩm và cácđơn vị sản phẩm do một người bán đơn cử đem chào bán cho người mua. Danh mục sản phẩm được phản ánh qua bề rộng, mức độ nhiều mẫu mã, bề sâu và mức độ hòa giải của nó. + Bề rộng của hạng mục sản phẩm là tổng số những chủng loại sảnphẩm do công ty sản xuất. + Mức độ phong phú và đa dạng của hạng mục sản phẩm là tổng số nhữngmặt hàng thành phần của nó. + Bề sâu của hạng mục sản phẩm là tổng số những đơn vị chức năng sản phẩmcụ thể được chào bán trong từng mẫu sản phẩm riêng của một chủng loại. + Mức độ hòa giải của hạng mục sản phẩm phản anhsmuwcs độgần gũi của sản phẩm thuộc những nhóm chủng loại khác nhau xét theo gócđộ mục tiêu sử dụng ở đầu cuối, hoặc những nhu yếu về tổ chức triển khai sản xuất, những kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó. Bốn thông số kỹ thuật đặc trưng cho hạng mục sản phẩm mở ra cho công ty bốnchiến lược lan rộng ra hạng mục sản phẩm. 2.4. Thiết kế và marketing sản phẩm mới : 2.4.1. Khái quát về sản phẩm mới : Do những biến hóa nhanh gọn về thị hiếu, công nghệ tiên tiến tình hình cạnhtranh, công ty không hề sống sót và tăng trưởng nếu chỉ dựa vào những sảnphẩm hiện có. Vì vậy mỗi công ty đều phải chăm sóc đến chương trìnhphát triển sản phẩm mới nếu muốn sống sót và tăng trưởng với uy tín ngàycàng tăng. Để có được sản phẩm mới công ty hoàn toàn có thể có hai cách : mua toànbộ công ty nào đó, mua văn bằng bản quyền trí tuệ hay giấy phép sản xuất sản phẩmcủa người khác, hoặc tự xây dựng bộ phận nghiên cứu và điều tra marketing và thiếtkế sản phẩm mới. Theo ý niệm marketing, sản phẩm mới hoàn toàn có thể là những sản phẩmmới về nguyên tắc, sản phẩm mới nâng cấp cải tiến từ những sản phẩm mới hiện cóhoặc những thương hiệu mới do hiệu quả nghiên cứu và điều tra, thử nghiệm của côngty. Nhưng tín hiệu quan trọng nhất nhìn nhận sản phẩm đó là sản phẩmmới hay không phải là sự thừa nhận của người mua. Thiết kế, sản xuất sản phẩm mới hoàn toàn có thể là một việc làm thiết yếu, nhưng hoàn toàn có thể là mạo hiểm so với doanh nghiệp. Bởi vì chúng hoàn toàn có thể thấtbại do những nguyên do khác nhau. Để hạn chế bớt rủi ro đáng tiếc những chuyêngia – những người phát minh sáng tạo sản phẩm mới phải tuân thủ khắt khe cácbước trong quy trình tạo ra sản phẩm mới và đưa nó vào thị trường. 2.4.2. Các tiến trình phong cách thiết kế và marketing sản phẩm mới : a. Hình thành ý tưởng sáng tạo về sản phẩm qua những nguồn sau : – Từ phía người mua, qua thăm dò ý kiến của họ, trao đổi với họ, thư từvà đơn khiếu nại họ gửi đến, những thông tin họ phản ánh trên báo chí truyền thông vàphương tiện thông tin đại chúng ; … – Từ những nhà khoa học ; – Nghiên cứu những sản phẩm thành công xuất sắc thất bại của đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu ; – Nhân viên bán hàng và những người của công ty thường tiếp xúc vớikhách hàng ; – Những người có văn bằng bản quyền trí tuệ ý tưởng, những trường ĐH, cácchuyên gia công nghệ và quản trị, những nhà nghiên cứu marketing, … Ý tưởng này thường hàm chứa những tư tưởng chiến lược trong hoạtđộng kinh doanh thương mại và hoạt động giải trí marketing của công ty như : tạo ra một ưuthế nào đó so với sản phẩm đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu, góp sức một sự hài lònghay thỏa mãn nhu cầu nào đó cho người mua, .. b. Lựa chọn sáng tạo độc đáo : Mục đích của việc lựa chọn là để nỗ lực phát hiện sàng lọc và thảiloại những sáng tạo độc đáo không tương thích, kém mê hoặc, nhằm mục đích chọn được nhữngý tưởng tốt nhất. Để làm được điều này mỗi ý tưởng sáng tạo về sản phẩm mới cầnđược trình diễn bằng văn bản trong đó có những nội dung cốt yếu là : môtả sản phẩm, thị trường tiềm năng, những đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu, ước tính sơ bộquy mô thị trường, những ngân sách có tương quan đén việc phong cách thiết kế, ngân sách sảnxuất sản phẩm, giá thành dự kiến và thời hạn để sản xuất, mức độ phù hợpvới công ty về những phương diện công nghệ tiên tiến, kinh tế tài chính, tiềm năng chiếnlược … Đó cũng chính là tiêu chuẩn để lựa chọn và thẩm định và đánh giá ý tưởng sáng tạo vàphương án sản phẩm mới. c. Soạn thảo và thẩm định và đánh giá dự án Bất Động Sản sản phẩm mới : Sau khi đã có những sáng tạo độc đáo được lựa chọn, mỗi ý tưởng sáng tạo phải đượcxây dựng thành những dự án Bất Động Sản sản phẩm mới. Ý tưởng là những tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn dự án Bất Động Sản là sự thểhiện tư tưởng khái quát đó thành những giải pháp sản phẩm với những thamsố về đặc tính hay tác dụng hoặc đối tượng người dùng sử dụng khác nhau củachúng. Sau khi đã có dự án Bất Động Sản về sản phẩm, cần phải thẩm định và đánh giá từng dự án Bất Động Sản này. Thẩm định dự án Bất Động Sản là thửu nghiệm quan điểm và thái độ của nhóm kháchhàng tiềm năng so với những giải pháp sản phẩm đã được miêu tả. Qua thẩmđịnh dựa trên quan điểm của người mua tiềm năng phối hợp với những phân tíchkhác nữa công ty sẽ lựa chọn được một dự án Bất Động Sản sản phẩm chính thức. d. Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới : Sau khi dự án Bất Động Sản sản phẩm mới tốt nhất được trải qua, công ty cần soạnthảo chiến lược marketing cho nó. Chiến lược marketing cho sản phẩmmới gồm có ba phần : – Phần thứ nhất diễn đạt quy mô, cấu trúc thị trường và thái độ của kháchhàng trên thị trường tiềm năng, dự kiến xác lập vị trí sản phẩm, chỉ tiêu vềkhối lượng bán, thị trường và doanh thu trong những năm trước mắt. – Phần thứ hai trình diễn quan điểm chung về phân phối sản phẩm và dựđoán ngân sách marketing cho năm đầu. – Phần thứ ba trình diễn những tiềm năng trong tương lai về những chỉ tiêu : tiêu thụ, doanh thu, quan điểm chiến lược vĩnh viễn về những yếu tố marketing – mix. Trên cơ sở những tư liệu đã có trước khi quyết định hành động cho phong cách thiết kế sảnphẩm, ban chỉ huy công ty tiens hành duyệt lần ở đầu cuối về mức độ hấpdẫn của kinh doanh thương mại sản phẩm mới, nghiên cứu và phân tích và xem xét kỹ những chit tiêudự kiến về : mức bán, ngân sách và doanh thu. e. Thiết kế sản phẩm : – Theo dõi và kiểm tra những thông số kỹ thuật kinh tế tài chính – kỹ thuật. – Khả năng triển khai vai trò của sản phẩm và từng bộ phận. – Chi tiết cấu thành nó. – Tạo sản phẩm mẫu, thử nghiệm công dụng của nó trong phòng thínghiệm, … f. Thử nghiệm trên thị trường : Nếu sản phẩm mới đã qua được việc thử nghiệm tính năng và sự kiểmtra của người tiêu dùng thì công ty sẽ sản xuất một loạt nhỏ để thửnghiệm trong điều kiện kèm theo thị trường. Ở bước này người ta vừa thử nghiệmcác chương trình marketing. Vì vậy đối tượng người tiêu dùng được thử nghiệm hoàn toàn có thể là : vừa người mua, vừa những nhà kinh doanh và những chuyên viên có kinhnghiệm. Nhưng tiềm năng theo đuổi trọng điểm trong bước này là để thămdò năng lực mua và dự báo chung về mức tiêu thụ. Để đạt được mục tiêuđó sản phẩm sẽ được bán thử trên thị trường. g. Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định hành động tung sản phẩm mới ra thịtrường : Doanh nghiệp cần xem xét những yếu tố lớn : – Khi nào tung sản phẩm mới ra thị trường ? – Sản phẩm mới sẽ được tung ra ở đâu ? – Sản phẩm mới trước hết phải tập trung chuyên sâu bán cho đối tượng người dùng khách hàngnào ? – Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào ? Với những hoạt động giải trí hỗtrợ nào để triển khai việc bán ? 2.5. Chu kì sống của sản phẩm : Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ miêu tả sự biến hóa của sảnlượng và doanh thu trong những quá trình khác nhau của quy trình kinhdoanh sản phẩm kể từ lúc sản phẩm được trình làng cho đến khi rút luikhỏi thị trường. Các tiến trình chu kì sống của sản phẩm : – Giai đoạn Giới thiệu : Là tiến trình mở màn của việc đưa sản phẩm ra bánchính thức trên thị trường. Bởi vậy nó yên cầu phải có thời hạn và sựchuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt. Mặc dù vậy mức tiêu thụ trong giai đoạnnày thường tăng lờ đờ vì những nguyên do sau : + Công ty chậm lan rộng ra năng lượng sản xuất ; + Công ty còn gặp phải những vướng mắc về kỹ thuật ; + Chậm tiến hành một kênh phân phối hiệu suất cao ; + Khách hàng chưa từ bỏ thói quen tiêu dùng trước đây ; + Khả năng mua sắp còn hạn chế ; Trong quá trình này Công ty thường chịu lỗ hoặc lãi rất ít, măc dù giábán thường được lao lý cao. Hướng chiến lược của hoạt độngmarketing trong tiến trình này là : + Tập trung nỗ lực bán vào nhóm người mua có điều kiện kèm theo sẵn sàngmua nhất ; + Động viên khuyến khích những trung gian Marketing ; + Tăng cường quảng cáo và triển khai bán ; – Giai đoạn Phát triển : Trong tiến trình này mức tiêu thụ mở màn tăngmạnh, trên thị trường khởi đầu Open nhiều đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu mới, lợinhuận trong quá trình này tăng. Để khai thác và lê dài tối đa thời cơ này, Công ty hoàn toàn có thể triển khai những chiến lược sau : + Giữ nguyên mức giá hoặc gỉam chút ít để lôi cuốn người mua ; + Giữ nguyên hoặc tăng ngân sách kích thích tiêu thụ ; + Tiếp tục thông tin can đảm và mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng ; + Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo cho nó đặc thù mới, sản xuấtnhững mẫu mã mới ; + Xâm nhập vào những phẩn thị trường mới ; + Sử dụng kênh phân phối mới ; + Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo để kích thích người mua. – Giai đoạn Chín muồi : Khi nhịp độ tăng mức tiêu thụ bị chững lại, việctiêu thụ sản phẩm bước vào quy trình tiến độ chín muồi. Về thời hạn, những giaiđoạn này thường dài hơn những quy trình tiến độ trước và đặt ra những nhiệm vụphức tạp trong nghành quản trị Marketing. Để cạnh tranh đối đầu những đói thủdùng nhiều thủ pháp khác nhau như : Bán hạ giá, bán theo giá thấp hơnbán theo giá niêm yết chính thức, tăng quảng cáo, kích thích những trunggian thương mại, tăng cường ngân sách góp vốn đầu tư cho việc nghiên cứu và điều tra, phong cách thiết kế, thử nghiệm nhằm mục đích tạo ra những mẫu hàng mới. Tình hình đí dẫn đén sự giảmsút của doanh thu. Để liên tục sống sót trên thị trường những nhà quản trịMarketing hoàn toàn có thể có những giải pháp lựa chọn sau : + Cải biến thị trường, tức là tìm thị trường mới cho sản phẩm ; + Cải biến sản phẩm, biến hóa một số ít yếu tố, đặc tính của sản phẩm ; + Cải biến những công cụ Marketing – Mix. 10 – Giai đoạn suy thoái và khủng hoảng : Giai đoạn suy thoái và khủng hoảng Open khi mức tiêu thụ cácsản phẩm hoặc thương hiệu sản phẩm giảm sút. Việc giảm sút hoàn toàn có thể diễn ranhanh chóng, chậm rãi, thậm chí còn đén số không. Cũng có sản phẩm mứctiêu thụ chúng giảm xuống thấp rồi dừng lại ở đó trong nhiều năm. Khi mức tiêu thụ giảm sút dẫn đến doanh thu giảm sút, 1 số ít công tycó thể rút ra khỏi thị trường, số còn lại hoàn toàn có thể thu hẹp chủng loại sảnphẩm chào bán, từ bỏ phần thị trường nhỏ, những kênh thương mại ít hiệuquả nhất, cắt giảm ngân sách khuyến khích và hạ giá nhiều hơn. Nhưng việcgiữ lại sản phẩm đã suy thoái và khủng hoảng hoàn toàn có thể gây nhiều khó khăn vất vả cho công ty, thậm chí còn làm giảm uy tín cho công ty vì những sản phẩm đó. Vì vậy đểhạn chế bớt những ảnh hưởng tác động xấu của hiện tượng kỳ lạ này công ty cần quantâm những góc nhìn sau : + Luôn theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào quy trình tiến độ suythoái ; + Đối với từng mẫu sản phẩm phải nhanh gọn trải qua quyết định hành động tiếptục lưu giữu hay thải loại chúng ra khỏi hạng mục sản phẩm của côngty. Việc lưu giữu mẫu sản phẩm đôi lúc cũng đem lại mối lợi lớn cho côngty, nếu như những đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu rút lui khỏi việc kinh doanh thương mại mặthàng đó nhiều. Chương II : Phân tích tình hình triển khai chiến lược sản phẩm củaHonda Nước Ta. 1. Giới thiệu công ty xe máy Honda Nước Ta và những sản phẩm củacông ty trên thị trường : 1.1. Giới thiệu về Honda Nước Ta : Công ty Honda Nước Ta là công ty liên kết kinh doanh gồm 3 đối tác chiến lược : Công tyHonda Motor, Công ty Asian Honda Motor, Tổng công ty Máy động lựcvà Máy nông nghiệp Nước Ta. Kể từ khi bước chân vào thị trường ViệtNam hơn 10 năm trước đây, công ty đã liên tục góp vốn đầu tư kiến thiết xây dựng cơ sở hạtầng sản xuất nhằm mục đích cung ứng nhu yếu ngày càng tăng cao của thị trường xemáy. Các sản phẩm của Honda đều được sản xuất trên dây chuyền sản xuất côngnghệ cao và thân thiện với thiên nhiên và môi trường. Tháng 3 năm 1998, Honda Nước Ta khánh thành nhà máy sản xuất thứ nhất tạiPhúc Yên, Vĩnh Phúc với tổng vốn góp vốn đầu tư : 290,427,084 USD. Lao động : 3.560 người. Công suất : 1 triệu xe / năm. Đây là một trong những nhà máychế tạo xe máy tân tiến nhất khu vực Khu vực Đông Nam Á. 11N hằm cung ứng nhu yếu ngày càng tăng của người mua Nước Ta, Honda Nước Ta quyết định hành động góp vốn đầu tư lan rộng ra sản xuất, nâng cao sản lượngtại thị trường Nước Ta. Tháng 8 năm 2008, nhà máy sản xuất thứ hai chuyên sảnxuất xe tay ga và xe số hạng sang với hiệu suất 500,000 xe / năm đã đượckhánh thành tại Nước Ta. Điều đặc biệt quan trọng của nhà máy sản xuất này chính là yếutố “ thân thiện với thiên nhiên và môi trường và con người ”. Hiện nay, tổng hiệu suất của 2 xí nghiệp sản xuất xe máy là 1,5 triệu xe / năm, đưa Honda Nước Ta trở thành một trong những xí nghiệp sản xuất sản xuất xemáy lớn nhất tại khu vực và trên toàn quốc tế. Tháng 3 năm 2005, Honda Nước Ta chính thức nhận được giấy phépcủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư được cho phép sản xuất lắp ráp xe hơi tại ViệtNam. Sau hơn 1 năm, Honda Nước Ta đã thiết kế xây dựng thành công xuất sắc nhà máyvới tổng vốn góp vốn đầu tư khoảng chừng 60 triệu USD và hiệu suất 10,000 xe / năm, kiến thiết xây dựng mạng lưới đại lý, những chương trình huấn luyện và đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe bảo đảm an toàn cho nhân viên cấp dưới những đại lý và ra đời mẫu xe tiên phong vàotháng 8/2006. Từ thời gian đó, Honda Nước Ta không chỉ được biết đếnlà nhà phân phối xe máy với những sản phẩm khét tiếng mà còn là nhà sảnxuất xe hơi uy tín tại thị trường Nước Ta. 1.2. Các loại xe máy của công ty đã xuất hiện trên thị trường : – Super Dream : là sản phẩm nổi bật của Honda, gắn bó với người tiêudùng suốt thời hạn qua, được ưu thích bởi độ bền cao, tiết kiệm chi phí nhiênliệu mà giá tiền lại rẻ. – Future Neo : Xuất hiện tiên phong năm 1999, giờ đây dòng xe Future đãđược nâng lên một quý phái mới. Future Neo FI mới được trang bị khảnăng quản lý và vận hành ưu việt hơn, phong thái sang trọng và quý phái hơn với công nghệ tiên tiến độtphá của Honda – công nghệ tiên tiến phun xăng điện tử PGM FI. – Wave RSX : Cực ” bảnh ” với hình dáng can đảm và mạnh mẽ, thể thao, hấp dẫn. Cực ” ngầu ” với sức mạnh chinh phục mọi nẻo đường sôi động. với phong cách thiết kế góccạnh và cực đậm chất ngầu. – Wave RSV : Mang thương hiệu Repsol, hình tượng độc quyền của đội đuaHonda tại giải đua Moto Grand Prix khét tiếng. Cùng Wave RSV tăng12tốc để cảm nhận sức mạnh tiêu biểu vượt trội và công nghệ tiên tiến đáng đáng tin cậy của Hondavốn đã được cả quốc tế công nhận. – Honda Wave S : Mới không chỉ là sự tinh xảo mang tính biểu cảm caotrong đường nét phong cách thiết kế mà còn là sự nâng cấp cải tiến về công nghệ tiên tiến với động cơđạt chuẩn Euro2. Honda Wave S mới khẳng định chắc chắn sự tinh xảo của bạn. – Wave Anpha : An toàn hơn với phong cách thiết kế mới tiện nghi hơn. Hoàn hảo hơnvới sức mạnh thân thiện cùng thiên nhiên và môi trường. Xứng đáng để bạn tin dùng. – Click : Thiết kế bắt mắt, nhỏ gọn, một tiêu chuẩn mới của cái đẹp bởi vẻthanh lịch và sang chảnh. Click quy tụ những ưu điểm về động cơ và cáctính năng không thay đổi cùng với những sắc màu tươi tắn là sản phẩm rất đượcưa chuộng trong dòng xe hạng trung của Honda. – Airblade : Thiết kế văn minh mang tính cải tiến vượt bậc trong dòng sản phẩm xetay ga dành cho người mua Nước Ta với công nghệ tiên tiến số 1, tính năngan toàn, nhiều tiện ích và thân thiện với môi trường tự nhiên – Spacy : là dòng xe mới từ Honda Motor Nhật Bản với phong cách thiết kế mới lạ, đọng cơ 250 cc đang gây sốt trên hội đồng mạng. 2. Thực trạng thực thi chiến lược sản phẩm của Honda Nước Ta : 2.1. Kích thước tập hợp sản phẩm : Đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược hữu hiệu nhằm mục đích làm mớimình, tăng doanh thu bán, lan rộng ra thị trường, và nâng cao sức cạnh tranh đối đầu. Với khuynh hướng đa dạng hóa sản phẩm Honda Việt Nam đã có rất nhiềusản phẩm xe máy tương thích với từng lứa tuổi, giới tính, tình hình kinh tếcủa mỗi mái ấm gia đình, … Tùy thuộc vào nhu yếu của từng đối tượng người dùng sẽ lựa chọnloại xe tương thích với mình. Mỗi loại xe có nhiều sắc tố, màu sắc thể hiệntính cách của người đi xe. Trong dòng sản phẩm xe máy của Honda Nước Ta được chiathành 2 loại chính : Xe tay ga và xe số. – Xe tay ga : Air Blade, Click, Spacy 125 cc. – Xe số : Future Neo, Future Neo F1, Super Dream, Wave RS, Wave RSXWave RSV, Wave S, Wave Anpha. 2.2. Nhãn hiệu sản phẩm : Đặt tên thương hiệu là một quyết định hành động vô cùng khó khăn vất vả và quan trọng. Nhãn hiệu là một gia tài đã được thiết kế xây dựng từ truyền kiếp nên không hề nàothay đổi một cách tùy tiện nên với mỗi tên thương hiệu phải được chứngminh một cách rõ ràng bằng một chiến lược thương hiệu. Các tín hiệu nhậnbiết cơ bản của một thương hiệu là tên gọi, logo, sắc tố, đặc thù nhậndạng. Cụ thể với thương hiệu của Honda việt Nam ta hoàn toàn có thể thấy : – Tên gọi : Honda – vừa can đảm và mạnh mẽ, vừa độc lạ. Font chữ được thiết kếchữ in hoa màu đỏ biểu lộ sự can đảm và mạnh mẽ và phát minh sáng tạo. – Đặc tính cơ bản : Xe gắn máy. – Logo : Logo cánh chim cách điệu quen thuộc đã để lại dấu ấn rất sâu sắctrong tâm lý người dân Việt. – Slogan : Một slogan thành công xuất sắc thường mang trong mình thông điệp ấn13tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của người mua về sản phẩm. VớiHonda thay vì phải nói dài dòng về tiêu chuẩn của công ty muốn hướng đến. Công ty đã dùng slogan “ The Power of Dream ” nói lên tiêu chuẩn mà côngty muốn mang tới cho người tiêu dùng. Honda Nước Ta muốn mangđến cho mỗi người dân Việt sự bảo đảm an toàn và niềm hạnh phúc hơn trong cuộcsống. Câu Slogan này như một thông điệp mà Honda Nước Ta muốn gửiđến mọi người mua. “ Trở thành một Công ty được xã hội mong đợi ”, nỗlực hết mình vì sự tăng trưởng của quốc gia và con người Nước Ta. Ngoài ra, khi sinh ra một sản phẩm mới Honda Nước Ta đều đặt tênrất có ý nghĩa cho từng sản phẩm riêng không liên quan gì đến nhau này. – Super Dream : “ Ước mơ lớn ”. Sản phẩm này Honda Nước Ta nhắmvào những tầng lớp kinh tế tài chính trung bình. Mà những người có những tầng lớp trung bìnhcó một chiếc xe là một tham vọng rất lớn. Vì thế tên sản phẩm này rất ýnghĩa, tương thích với đối tượng người tiêu dùng mà công ty nhắm tới. – Future : “ Sản phẩm cho tương lai ”. Một sản phẩm với nhiều tính năngvượt trội hơn những sản phẩm khác. – Wave : ” Một làn sóng ”. Trong làn sóng này với nhiều sản phẩm, mỗi sảnphẩm một đặc thù khác nhau như Wave Anpha, Wave S, Wave RSX, Wave RSV. .. – Click : “ Tên gọi nói lên toàn bộ ”. Một chiếc xe nhỏ gọn, mang lại chongười đi chiếc xe này sự nhẹ nhàng như tên gọi của nó. – Air Blade : “ Chém gió ” – Khi nghe tên sản phẩm này người tiêudùng cũng nghĩ ngay đến mẫu mã của nó như thế nào. Kiểu dáng thểthao và can đảm và mạnh mẽ. * Bao gói : tên sản phẩm, mỗi xe co biểu tương Honda, triển khai trên daychuyền tiêu chuẩn quốc tế của Honda, … …. 2.3. Dịch Vụ Thương Mại tương hỗ của Honda Nước Ta để nâng cao giá trị sản phẩm : Hiện nay ở TP Hồ Chí Minh có rất nhiều shop bán xe và dịch vụ doHonda ủy nhiệm ( HEAD ). Các HEAD luôn nỗ lực mang đến cho kháchhàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ bán hàng chu đáo và độingũ nhân viên cấp dưới nhiệt tình tận tâm, cung ứng rất đầy đủ tiêu chuẩn của HondaViệt nam cũng như Honda toàn thế giới. Mạng lưới những shop HEAD củaHonda Nước Ta được kiến thiết xây dựng trên khắp quốc gia để người mua có thểdễ dàng mua được những sản phẩm đúng thương hiệu của Honda Nước Ta. Vớinhững nỗ lực trong việc giảng dạy lái xe bảo đảm an toàn. Công ty Honda ViệtNam đã kiến thiết xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lái xe bảo đảm an toàn tại những cửa hàngHEAD, sẵn sàng chuẩn bị tư vẫn những kiến thức và kỹ năng cơ bản về lái xe bảo đảm an toàn và kiếnthức về luật lệ giao thông vận tải cho người mua. Nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ hậu mãi, với mỗi shop HEAD người mua có quyền hạn sau : a. Về Bảo hành, bảo dưỡng : – Công ty Honda Nước Ta vận dụng chính sách bh mới là 2 năm hoặc20. 000 km cho cụm động cơ, 1 năm hoặc 12.000 km cho những cụ thể khác. 14C ùng với việc lê dài thời hạn Bảo hành, số lần kiểm tra định kỳ cũngđược tăng từ 4 lần lên 6 lần. – Mỗi shop Bán xe và Dịch Vụ Thương Mại do Honda ủy nhiệm ( HEAD ) trên toànquốc đều là một TT Bảo hành, bảo trì sản phẩm theo đúng tiêuchuẩn của Honda với trang thiết bị tân tiến và đội ngũ kỹ thuật viênđược đào tạo và giảng dạy chính quy và giàu kinh nghiệm tay nghề. Đây cũng là Trung tâm tưvấn kỹ thuật cho người mua, thục hiện tư vấn chỉnh sửa và giải quyết và xử lý nhữngtrường hợp phức tạp cho người mua. – Cung cấp dịch vụ lưu động bằng “ Xe dịch vụ lưu động ” đến những địaphương chưa có shop HEAD. – Ngoài ra công ty còn có “ Dịch Vụ Thương Mại di động ” – niềm vui dành cho kháchhàng, …. b. Về phụ tùng thay thế sửa chữa : Honda Nước Ta đã thiết lập những trạm dịch vụ ( Service-Station ), sửachữa và phân phối phụ tùng đúng thương hiệu cho sản phẩm xe máy của công ty. Khi xe có yếu tố người tiêu dùng của Honda Nước Ta ngoài được bảohành, bảo dưỡng thì Honda Nước Ta còn có phụ tùng chính hãng để thay thế sửa chữa. Bao bì tiêu chuẩn có tem nhãn đúng thương hiệu với mã số phụ tùng của Hondađược cung ứng qua mạng lưới hệ thống shop bán xe và làm dịch vụ do Honda uỷnhiệm. Đặc điểm chính của phụ tùng đúng thương hiệu Honda đó là : – Tính đồng điệu với những linh phụ kiện khác. – Độ bền cao do được sản xuất từ vật tư chất lượng cao. – Độ không thay đổi và bảo đảm an toàn cao cho người sử dụng. – Khả năng lắp ráp đúng mực cao. – Đảm bảo những tinh năng kỹ thuật. – Đảm bảo bảo đảm an toàn với thiên nhiên và môi trường. Chính sách kinh doanh thương mại phụ tùng Honda Việt Nam đem lại quyền lợi vàthuận tiện cho người mua : – Cung cấp phụ tùng rất đầy đủ, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, với chất lượngcao nhất và Ngân sách chi tiêu phải chăng. – Chất lượng của phụ tùng chính hãng Honda rất bảo vệ : Được chế tạotừ vật tư chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển nhất, phụ tùng chínhhiệu Honda dù được nhập khẩu từ Nhật Bản, Vương Quốc của nụ cười, Trung Quốc haycung cấp bởi những đơn vị sản xuất trong nước đều luôn bảo vệ những yêu cầutính năng kỹ thuật, đồng thời thỏa mãn nhu cầu khắt khe tiêu chuẩn chất lượngcủa Nhật như Jis, Hes, Jama, … và cả những tiêu chuẩn TCVN Nước Ta. Mọi phụ tùng do Honda Nước Ta cung ứng đều luôn đạt nhu yếu về chấtlượng ngang bằng với chất lượng sản xuất tại Nhật Bản. – Giá cả trọn vẹn hài hòa và hợp lý : Chính sách kinh doanh thương mại phụ tùng của HondaViệt Nam trong những năm qua luôn đồng điệu với mục tiêu cungcấp phụ tùng rất đầy đủ, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, với chất lượng cao nhấtvà Chi tiêu phải chăng. Hiểu rõ mong ước và nhu yếu cầu của người15tiêu dùng, Honda Nước Ta luôn khuyến khích việc sử dụng phụ tùngchính hiệu trải qua sự hài hòa và hợp lý của giá tiền. Giá cả của toàn bộ những loạiphụ tùng xe máy đều được niêm yết công khai minh bạch và thống nhất tại những cửahàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm ( HEAD ) trên toàn nước vàtrên website của công ty Honda Nước Ta. – An toàn và thân thiện với môi trường tự nhiên : Phụ tùng đúng thương hiệu Honda là lựachọn sửa chữa thay thế tuyệt vời để chiếc xe Honda đẳng cấp và sang trọng của bạn luôn đồng bộvà bảo đảm an toàn trong suốt thời hạn sử dụng. Dành riêng cho xe Honda, phụtùng đúng thương hiệu Honda có năng lực lắp ráp đúng chuẩn, đồng nhất với cáclinh kiện khác, bảo vệ chiếc xe của bạn luôn quản lý và vận hành tốt. Đó chính làsự bảo vệ bảo đảm an toàn cho bạn và người thân trong gia đình khi sử dụng phụ tuàn chínhhiệu Honda. Bên cạnh đó, 1 số ít phụ tùng đúng thương hiệu khi sản xuất bằngvật liệu thân thương với thiên nhiên và môi trường như má phanh không Amiăng tránh chongười sử dụng và những người khác khỏi ô nhiễm, hạn chế bệnh ung thưphổi. Dù hàng nhái rẻ hơn không đáng kể, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí một khoảntiền rất nhỏ trước mắt nhưng phụ tùng nhái trôi nổi trên thị trường khôngđược trấn áp rất kém chất lượng, không đồng điệu, không bảo vệ lắpráp đúng mực sẽ làm những bộ phận khác trên chiếc xe của bạn mau hỏnghơn và phải thay thế sửa chữa nhiều lần. Phụ tùng nhái luôn tiềm tàng nguy cơtrục trặc khi bạn tinh chỉnh và điều khiển xe, dẫn tới rủi ro tiềm ẩn xảy ra tai nạn đáng tiếc gây thượngtật thậm chí còn nguy hại tới tính mạng con người của bạn và người thân trong gia đình. – Dễ tìm mua : Với nỗ lục ngày càng thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất mọi nhucầu của người mua về dịch vụ sau bán hàng, phụ tùng đúng thương hiệu Hondacó mặt ở khắp 64 tỉnh thành được phân phối qua hơn 300 cửa hàngHEAD trên toàn nước đồng thời còn lan rộng ra phân phối qua những cửahàng thay thế sửa chữa cho người mua ở xa. Dù ở bất kể đâu trên quốc gia ViệtNam, tới bất kể shop nào trong mạng lưới hệ thống Honda ủy nhiệm, bạn cũngsẽ được Giao hàng chu đáo, được thỏa mãn nhu cầu mọi nhu yếu về phụ tùng chínhhiệu Honda. – Giúp người mua yên tâm về phụ tùng đúng thương hiệu Honda, chống hànggian, hàng giả : Trên mỗi phụ tùng của xe Honda có tem của chính hiệuHonda hàng triệu sản phẩm của Honda được người tiêu dùng trên toànthế giới tin tưởng sử dụng trong suốt hơn 50 năm qua bởi độ bền, tínhtiện dụng, Chi tiêu phải chăng. Chính sách sản xuất ở quốc tế củaHonda là “ Honda-Chất lượng không biên giới ” điều này có nghĩa là xemáy và phụ tùng xe máy Honda, dù được sản xuất tại bất kể quốc gianào, cũng đều mang tuyệt kỹ công nghệ tiên tiến của Honda Nhật Bản, đều lànhững chiếc xe và phụ tùng xe máy có chất lượng toàn thế giới. Các phụ tùngcủa xe Honda được sản xuất tại những xí nghiệp sản xuất có công nghệ tiên tiến tiên tiếnnhất, vượt qua những kiểm định khắc nghiệt nhất của Honda về những tiêuchuẩn về tính năng, độ bền, tính tiện lợi, …. 2.4. Phát triển sản phẩm mới : 16 “ Mẫu xe nào càng mới thì chỉ số thỏa mãn nhu cầu người mua càng cao ” Neal Oddes, giám đốc nghiên cứu và phân tích và nghiên cứu và điều tra sản phẩm của J.D. Powertiết lộ. “ Chính cho nên vì thế việc những nhà phân phối tung mẫu xe mới ra thị trườngđúng thời gian là rất quan trọng ”. Tình hình cạnh tranh đối đầu trên thị trường xegắn máy ngày càng nóng bức cộng thêm nhu yếu của người mua luôn thayđổi từng ngày với yên cầu và lựa chọn ngày càng gắt gao. Vì vậy, muốntồn tại và tăng trưởng, bất kỳ công ty nào cũng phải luôn luôn phát minh sáng tạo vàtìm tòi ra những sản phẩm mới. Hiểu được điều đó, hàng năm, công ty tổ chức triển khai vài cuộc điều tra và nghiên cứu thịtrường, tìm hiểu thêm thị hiếu của người tiêu dùng, điều tra và nghiên cứu những sản phẩmđang được yêu thích hay sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu, để từ đóthiết kế ra những mẫu sản phẩm mới, phân phối kịp thời nhu yếu của thịtrường. Các sản phẩm mới của Honda Nước Ta qua từng thời gian : – Năm 2005 : Ra đời Wave RS, Wave Anpha, Future Neo. – Năm 2006 : Tiếp tục tung ra những sản phẩm mới tương thích với nhu cầumới của người tiêu dùng Future Neo GT, Wave RSV, chính thức giớithiệu mẫu xe tay ga trọn vẹn mới mang tên Click ra thị trường, tiếptheo là Air Blade. – Năm 2007 : Ra mắt Wave S và Future Neo Mới với những tính năngvượt trội được update thêm, cung ứng nhiều hơn nữa nhu yếu và kỳ vọngcủa người tiêu dùng. Honda Nước Ta luôn kịp thời cho sinh ra những sản phẩm mới phùhợp với thị hiếu, nhu yếu người thiêu dùng. Điều đó cũng góp thêm phần rấtlớn trong thành công xuất sắc của Honda như ngày này. 2.5. Chu kỳ sống sản phẩm : Sản phẩm mới khi trình làng ra thị trường thành công xuất sắc vẫn chưa bảođảm năng lực kinh doanh thương mại lâu dài hơn của chúng. Do vậy, Honda Nước Ta đãcó những kiểm soát và điều chỉnh trong chiến lược Marketing do tình hình thị trườngthay đổi ( cạnh tranh đối đầu, nhu yếu thị trường, năng lực thích ứng của sảnphẩm so với nhu yếu ). Chính vì vậy, Honda Nước Ta nắm rõ mỗi sảnphẩm của công ty mình đang ở quá trình nào của chu kỳ luân hồi sống sản phẩm. Với chiếc Wave RSX đang ở quá trình trình làng thì Honda Việt Namđã đưa ra những chiến lược marketing như sau : – Về sản phẩm : Sản phẩm cơ bản. – Về định giá : Giá bán lẻ đề xuất kiến nghị của Wave RSX phiên bản bánh mâm là17, 900,000 triệu đồng ( đã gồm có thuế GTGT ), bánh căm là 15,900,000 ( đã gồm có thuế GTGT ). – Về phân phối : Phân phối trải qua mạng lưới hệ thống những shop Bán xe vàDịch vụ do Honda ủy nhiệm trên toàn nước ( HEAD ). – Về thực thi hỗn hợp : + Wave RSX quảng cáo rầm rộ trên tivi, mức độ rất thường xuyên17để mọi người tiêu dùng đều biết đến Wave RSX. Ngoài ra tại những cửahàng HEAD treo những Poster, Bảng quảng cáo cho sản phẩm này rấtnhiều. Một điểm nổi trội khác là Wave RSX sẽ được vận dụng chính sách bảohành mới là 2 năm hoặc 20.000 km cho cụm động cơ, 1 năm hoặc12. 000 km cho những chi tiết cụ thể khác. Cùng với việc lê dài thời hạn bảohành, số lần kiểm tra định kỳ cũng được tăng từ 4 lần lên 6 lần. + Ngoài ra có sản phẩm lại mang một hình thức khác, có chu kì sốngnhưng tiến trình thoái trào lại không đồng nghĩa tương quan với “ sự tắt thở ” của sảnphẩm. Đó chính là sản phẩm Super Dream. Những sản phẩm mới ra đờivới nhiều tính năng điển hình nổi bật hơn nữa cung ứng thị hiếu người tiêu dùng. Vìvậy, Super Dream không còn tương thích với nhu yếu người tiêu dùng nữa. Chính vì điều đó, Honda Nước Ta đã điều tra và nghiên cứu và tung sản phẩm mớira thị trường trong khi vẫn kinh doanh thương mại Super Dream. 3. Đánh giá chiến lược sản phẩm : 3.1. Ưu điểm : – Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm : Hiện nay thì Honda đang dẫn đầutrong thị trường xe máy. Các sản phẩm phong phú là một yếu tố rất lớn dẫnđến sự thành công xuất sắc của Honda trong thị trường này. – Chiến lược về thương hiệu : Honda cho sinh ra rất nhiều dòng sản phẩmkhác nhau nhưng vẫn mang chung một tên thương hiệu Honda. Điều này chothấy Honda muốn khẳng định chắc chắn vị trí của mình trong thị trường xe gắnmáy. Bên cạnh đó cũng thấy được Honda muốn giữ hình ảnh thương hiệucủa mình trong lòng người tiêu dùng, và muốn gửi gấm một thông điệpđến với người tiêu dùng rằng khi nghĩ đến xe gắn máy hãy nghĩ ngay đếnHonda. Và đây cũng chính là một bước đi thành công xuất sắc của Honda khimang tên thương hiệu của mình đến gần với người tiêu dùng hơn. – Chiến lược sản phẩm mới : Honda liên tục cho sinh ra những sản phẩm mớiđáp ứng thị trường. Điều này thật sư là một hướng đi tích cực của Honda. – Thương Mại Dịch Vụ hậu mãi : Việc chăm nom người mua của Honda rất hiệu suất cao tạodấu ấn riêng và sắc tố riêng. 3.2. Nhược điểm : – Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm : Sự phong phú lại trở thành một điểmyếu của mình, đó chính là sự gần giống nhau ở một số ít sản phẩm. Chínhđiều này đôi lúc làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn trong việc chọnlựa sản phẩm cho mình. Ví dụ nổi bật đó là xe Wave RS, Anpha, S, … làm người tiêu dùng khó phân biệt những loại xe Wave này với nhau. – Dịch Vụ Thương Mại hậu mãi : Những chương trình của Honda cũng gần giống nhưcác tên thương hiệu khác. Điều này làm hạn chế việc phân phối cho cáckhách hàng là tổ chức triển khai hoặc những doanh nghiệp tư nhân. 18C hương III : Đề xuất 1 số ít giải pháp nhằm mục đích hoàn thiện chiến lượcsản phẩm và tăng năng lực cạnh tranh đối đầu : – Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm : Mỗi chiếc xe của Honda Việt Namcần có một điểm độc lạ so với những chiếc trong cùng một dòng xe. Ví dụ mỗi chiếc Wave cần có điểm khác nhau, Wave Anpha kiểu dángđơn giản, thì khi cho sinh ra Wave S mẫu mã phải can đảm và mạnh mẽ, có điểm nổibật hơn như tiết kiệm chi phí xăng hơn, … – Thương Mại Dịch Vụ hậu mãi : Dịch Vụ Thương Mại hậu mãi chưa thực sự lôi cuốn, Công ty nênthành lập một câu lạc bộ thành viên Honda, song song đó là việc tổ chức triển khai, kiến thiết xây dựng những chương trình để những thành viên cảm thấy kích thích trongviệc mua hàng của mình. Ngoài ra công ty nên tiếp tục tổ chức triển khai cácbuổi tiệc để tri ân những người mua thân thiện của mình và những khách hànglớn của công ty. Điều này sẽ tạo một mối quan hệ mật thiết giữa ngườitiêu dùng và đơn vị sản xuất. 19K ẾT LUẬNTrên đây là những nghiên cứu và phân tích của em về chiến lược sản phẩm của côngty xe máy Honda Nước Ta. Nhờ những chiến lược này mà những sản phẩmcủa công ty đã đạt được nhiều thành công xuất sắc và tạo được hình ảnh đối vớingười tiêu dùng Nước Ta. Đây cũng là một đề tài em khá tận tâm và đã cố gắng nỗ lực rất nhiều. Tuynhiên trong một thời hạn tương đối ngắn nên đề tài sẽ còn nhiều phầnchưa hài hòa và hợp lý và còn nhiều sơ xuất. Đề tài kết thúc trong sự nỗ lực của emsuốt thời hạn qua, tuy nhiên nếu có thời hạn nhiều hơn kỳ vọng đề tài sẽđược tuyệt vời và hoàn hảo nhất hơn trong cách viết bài cũng như cách trình diễn. Với bướcđầu như thế này, em nghĩ đây sẽ là một nền tảng cho em trong những đề tàitiếp theo. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp sức của cô giáo NguyễnThị Thu Hường đã hướng dẫn tận tình đã giúp em rất nhiều trong việchoàn thành đề tài. 20M ục lụcTrangLỜI NÓI ĐẦUNỘI DUNGChương I : Cơ sở lí luận về chiến lược sản phẩm. 1. Khái niệm về sản phẩm và chiến lược sản phẩm. 2. Nội dung của chiến lược sản phẩm. Chương II : Phân tích chiến lược sản phẩm của Honda Nước Ta. 111. Giới thiệu Công ty xe máy Honda Nước Ta và những sản phẩmcủa Công ty trên thị trường. 2. Thực trạng triển khai chiến lược sản phẩm của Honda Nước Ta. 133. Đánh giá chiến lược sản phẩm. 18C hương III : Đề xuất 1 số ít giải pháp nhằm mục đích hoàn thành xong chiến lược sảnphẩm và tăng năng lực cạnh tranh đối đầu. 19K ẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giáo trình Marketing cơ bản – Biên soạn GS.TS Trần Minh Đạo. 2. Phòng tư vấn người mua Công ty Honda Nước Ta. 3. www.google.com.vn. 4. www.honda.com.vn. 5. www.thegioitieudung.com. vn6. Báo Tiêu dùng, Báo Thương mại, .. PHỤ LỤCDanh mục hình vẽ ( Hình1. 1 ; 1.2 ; 1.3 ; 1.4 – Trang 12, Hình 1.5 ; 1.6 ; 1.7 ; 1.8 ; 1.9 – Trang 13, Hình 2.1 – Trang 13 ) 21H ình 1.1. Hình ảnh xe Super DreamHình 1.3. Hình ảnh xe Wave RSXHình 1.5. Hình ảnh xe Wave SHình 1.2. Hình ảnh xe Future NeoHình 1.4. Hình ảnh xe Wave RSVHình 1.6. Hình ảnh xe Weve Anpha22Hình 1.7. Hình ảnh xe AirbladeHình 1.8. Hình ảnh xe ClickHình1. 9. Hình ảnh xe SpacyHình 2.1. Hình ảnh về logo của công ty Honda Nước Ta. 23PH Ụ LỤC24
Source: https://dvn.com.vn
Category: Sản Phẩm