Bài 11 – Tiết 3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (Địa lý 11)

I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN
– Năm 1967, tại Băng Cốc năm nước: Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia, Philippin và Singapo thành lập ASEAN “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” là sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử khu vực.
– Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng: Năm 1984 kết nạp Brunây; (1995) Việt Nam; (1997) Myanma và Lào; (1999) Campuchia. Đến hiện nay là 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Timo)

1. Các mục tiêu chính của ASEAN
– Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình,ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.

hinh-trang-107-sgk-11

 

2. Cơ chế hợp tác của ASEAN
– Thông qua các diễn đàn.
– Thông qua các hiệp ước.
– Thông qua tổ chức các hội nghị.
– Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
– Xây dựng” khu vực thương mại tự do ASEAN”.
– Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao của khu vực. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.

hinh-trang-108-sgk-11

II. Thành tựu của ASEAN
– Sau 40 năm tồn tại và phát triển, đã có 10 nước thành viên.
+ Năm 2004 GDP (799,9 tỉ USD), giá trị xuất khẩu (552,5 tỉ USD) giá trị nhập khẩu (492 tỉ USD), cán cân xuất – nhập khẩu đạt giá trị dương.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng còn chưa đều và chưa thật vững chắc.
– Đời sống của nhân dân được cải thiện:
+ Bộ mặt của các quốc gia thay đổi nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
+ Nhiều đô thị của các nước: Xingapo, Gia-cac-ta, Băng-cốc, Cua-la-lam-bơ, TP. Hồ Chí Minh đã dần dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.
– Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định vững chắc cho cơ sở phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực.

III. Thách thức đối với ASEAN
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch
GDP bình quân đầu người 2004 của Xingpo rất cao (25.207 USD) trong khi ở nhiều nước lại rất thấp: Mianma (166 USD), Campuchia (358 USD), Lào (423 USD), Việt Nam (553 USD).
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo
Mức độ đói nghèo ở mỗi quốc gia có khác nhau.
3. Các vấn đề xã hội khác
– Đô thị hóa diễn ra nhanh à nhiều vấn đề phức tạp của xã hội.
– Các vấn đề khác như tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
– Thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài. Các nước ASEAN cần cùng nỗ lực giải quyết ở cấp quốc gia, khu vực.

IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN
– Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực từ hợp tác về kinh tế tới hợp tác về văn hoá, giáo dục, khoa học – công nghệ, trật tự – an toàn xã hội.
– Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng caovị trí của ASEAN trên trường quốc tế và qua đó vị thế của nước ta cũng được nâng cao.
– Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Inđônêxia, Philippin, Malaixia…
– Tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực.
– Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử, hàng tiêu dùng.
– Năm 2005, buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tỉ lệ 30% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta. Nước ta có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng có nhiều thách thức cần phải vượt qua như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt về thể chế chính trị …

 

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 107 SGK Địa lý 11) Hãy cho biết, trong khu vực Đông Nam Á còn nước nào chưa gia nhập ASEAN
Đông Timo

? (trang 107 SGK Địa lý 11) Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
– Mỗi nước trong khu vực có điều kiện và hoàn cảnh xây dựng phát triển kinh tế khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định do: các vấn đề sắc tộc- tôn giáo và các thế lực bên ngoài… nên cần thống nhất cao và ổn định để phát triển
– Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển
– Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực…

? (trang 108 SGK Địa lý 11) Bằng hiểu biết của mình, hãy lấy ví dụ cụ thể minh họa cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN?
Cơ chế hợp tác của ASEAN thông qua:
– Các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, thể thao
– Kí kết các hiệp ước 2 bên, nhiều bên, hoặc các hiệp ước chung
– Thực hiện các dự án, chương trình phát triển
xây dựng khu vực mậu dịch tự do…
=> Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ đảm bảo cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính & mục đích cuối cùng là: Hòa bình, ổn định, & cùng phát triển
– Ví dụ:
+ Đại hội Thể thao SeaGames
+ Dự án hợp tác sông Mê Kông
+ Hội nghị ASEAN Hà Nội
+ Dự án đường xuyên ASEAN 22…

? (trang 110 SGK Địa lý 11) Trình bày mục tiêu của ASEAN.
– Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình,ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.

? (trang 110 SGK Địa lý 11) Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN, cần phải khắc phục điều đó bằng những biện pháp nào?
– Việc phá rừng để lấy đất làm nương rẫy, chặt phá cây để làm gỗ sẽ gây xói mòn đất, gây ra những trận lũ quét, làm thiệt hại nhiều tài nguyên nhà cửa, đường xá…
– Ngoài ra còn phá rừng để xây dựng các khu công nghiệp nên gây ô nhiễm môi trường –> ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Cây rừng bị chặt cũng làm mất nguồn nước ngầm, gây cạn kiệt nguồn nước. Như Việt Nam – vốn không phải là quốc gia giàu về tài nguyên nước, đang đứng trước nguy cơ thiếu nước.
– Tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt cá có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép…làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt.
– Biện pháp:
+ Khai thác một cách hợp lí dưới sự cho phép cho phép của chính quyền
+ Phạt nặng những hành vi huỷ hoại môi trường và khai thác không hợp lí
+ Thông qua các diễn đàn, các dự án để cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Đưa ra những nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác tài nguyên chưa hợp lí từ đó hạn chế việc khai thác và sử dụng…

Xem thêm về Thương Hội những vương quốc Khu vực Đông Nam Á ( ASEAN ) tại đây !

Source: https://dvn.com.vn
Category: Kinh Doanh

Alternate Text Gọi ngay