Đánh giá ưu / nhược điểm của 3 loại tản nhiệt máy tính phổ biến hiện tại
Tản nhiệt cho máy tính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống của các bạn. 1 phần lý do bởi cả AMD lẫn Intel đều đang trong công cuộc chạy đua vũ trang số nhân / số luồng trong khi công nghệ bóng bán dẫn chưa thực sự được cải thiện ( trừ AMD Ryzen 3000 sử dụng 7nm, nhưng chỉ là 7nm ở nhân xử lý còn khu vực xung quanh thì không ). Việc dồn nhiều nhân vào trong CPU cùng với sự tiết kiệm thái quá ở chất lượng IHS / kem tản / thiếc hàn dẫn nhiệt bên trong vô tình đẩy mức toả nhiệt của các CPU đời mới lên quá cao dẫn đến hoạt động thiếu ổn định. Không chỉ ở dòng cao cấp như Core i9 hay Ryzen 9, mà các dòng sản phẩm tầm trung như Core i5 hay Core i3 cũng đang gặp vấn đề ở hạng mục tản nhiệt cho CPU bởi một phần do tản nhiệt đi kèm quá mỏng manh, hay vỏ case hiện tại sử dụng kính quá nhiều làm cản trở lưu thông gió.
Trên thị trường hiện tại về phân khúc tản nhiệt CPU khá đa dạng mức giá từ 200.000đ cho tới 20-30 triệu đồng đều có. Chúng ta có thể phân chia chúng ra 3 nhóm tản nhiệt chính phụ thuộc vào cách thức hấp thụ và giải nhiệt, đó là: Tản nhiệt khí, Tản nhiệt nước ALl in one, Tản nhiệt nước Custom.
Mục Lục
1. Tản nhiệt khí
Tản nhiệt khí là loại tản nhiệt phổ thông nhất và giá thành cũng thuộc dạng “mềm” nhất với các sản phẩm “dùng được” có giá thành từ khoảng 200.000đ. Nguyên lý hoạt động của loại tản này khá đơn giản khi toàn bộ khí nóng từ bề mặt CPU và hấp thụ qua ống đồng, dẫn nhiệt lên và tản nhiệt qua các lá nhôm được gắn trực tiếp vào ống. Quạt thổi gió ở đây mục đích giúp gió lưu thông tới các lá nhôm giúp làm mát nhanh và hiệu quả. Quạt của tản nhiệt khí thường có kích cỡ 9cm với loại phổ thông, 12cm trung cấp và 14cm ở các sản phẩm cao cấp.
Ưu điểm của tản nhiệt khí đó là giá thành rẻ ( tuy nhiên cũng có các sản phẩm cao cấp ví dụ NOCTUA NH-D15 Chromax Black có giá thành tới 2.959.000đ ), lắp đặt dễ dàng và hay nhất là có thể tản nhiệt cả khu vực cấp điện của bo mạch chủ – điều mà tản nhiẹt all in one không làm được. Hiệu năng của tản nhiệt khí cũng rất cao khi có thể bằng hoặc vượt hơn cả tản nhiệt nước all in one trong cùng tầm giá cũng như tuổi thọ có thể gọi là trường tồn với thời gian. Tuy nhiên cũng có vài điểm mà các bạn cần lưu ý khi mua tản nhiệt khí, đó là
- Chiều cao của tản nhiệt ( cần kiểm tra chiều cao của tản có tương ứng với vỏ case hỗ trợ không – đa số case hiện tại hỗ trợ tản nhiệt cao tối đa 160mm )
- Có cấn RAM hay không ( điểm này cần lưu ý nhất khi mua các sản phẩm của Noctua )
Một vài mẫu sản phẩm tản nhiệt khí điển hình nổi bật đang được bán rất chạy tại HANOICOMPUTER
- Jonsbo CR-1200 – 269.000 đ
- Jonsbo CR-1400 – 399.000 đ
- ID Cooling SE-224 RGB – 689.000 đ
- Cooler Master Hyper 212X – 899.000 đ
- Cooler Master MasterAir 610P – 1.349.000 đ
- NOCTUA NH-D15 Chromax Black – 2.959.000 đ
2. Tản nhiệt nước all in one
Do giới hạn về không gian bề mặt tản nhiệt nên các loại tản nhiệt khí không thể nhồi nhét quá nhiều quạt hay làm dày các lá nhôm dẫn nhiệt được – chỉ có giới hạn nhất định về mặt lý. Đó cũng chính là lý do sinh ra tản nhiệt nước All in one. Về nguyên lý thì tản nhiệt nước All in one sẽ hấp thụ nhiệt qua đế đồng áp sát vào CPU và truyền vào nước bên trong. Bơm sẽ giúp hệ thống nước tuần hoàn đi tới két làm mát có diện tích lớn và quạt sẽ làm mát lượng nước đó, đưa nước mát về để làm mát cho CPU. Kích cỡ của tản nhiệt nước phụ thuộc vào số lượng quạt và phổ biến là 120mm/240mm/360mm hoặc 140mm/280mm.
Ưu điểm của tản nhiệt nước all in one đó là diện tích tản nhiệt lớn hơn tản khí khá nhiều, vì vậy quạt sẽ hoạt động êm ái hơn mà vẫn đảm bảo khả năng tản nhiệt, hoặc nếu quạt hoạt động hết công suất thì nhiệt độ sẽ mát mẻ hơn so với các mẫu tản khí tầm trung hoặc cận cao cấp. Tuy nhiên việc lắp đặt tản nhiệt nước All in one là khó khăn hơn một chút so với tản khí, chủ yếu do các hãng tích hợp rất nhiều cổng kết nối để giám sát lượng nước / tốc độ quạt của sản phẩm. Ngoài ra do hệ thống đóng kín hoàn toàn nên các bạn sẽ chỉ có lựa chọn vứt đi khi hỏng và hết bảo hành mà thôi, cũng như sự cố rò nước là CÓ THỂ xảy ra ( tuy nhiên với công nghệ hiện tại thì trường hợp rò nước mình thấy gần như đã không còn xuất hiện nữa )
Một vài mẫu sản phẩm tản nhiệt nước all in one điển hình nổi bật đang được bán rất chạy tại HANOICOMPUTER
- ID-Cooling ZOOMFLOW 240X ARGB – 1.549.000đ
- Cooler Master MasterLiquid ML240R RGB – 2.599.000đ
- Xigmatek Aurora 360 – 2.999.000đ
- Corsair H100i RGB PRO XT ( CW-9060043-WW ) – 3.199.000đ
- NZXT Kraken X63 – 2.999.000đ
- Gigabyte Aorus Liquid Cooler 360 – 7.690.000đ
3. Tản nhiệt nước Custom
Nếu các bạn cần tìm các hệ thống tản nhiệt tối thượng phục vụ cho các CPU cao cấp nhất như Core i9, Ryzen 9 hay AMD Thread Ripper thì tản nhiệt nước Custom là lựa chọn hoàn toàn chính xác. Do bạn có thể lựa chọn thoải mái các linh kiện tạo nên hệ thống tản nhiệt, đặc biệt là két làm mát nên khả năng tản nhiệt của loại tản nhiệt này là “vô đối” ( Tản nhiệt bằng ni tơ lỏng chỉ sử dụng cho các CPU ép xung và trong thời gian ngắn, hoàn toàn KHÔNG thể sử dụng hằng ngày ). Ngoài ra do có thể tuỳ ý lựa chọn, nên các bạn hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống tản nhiệt này cho Card màn hình hay cả phần mạch cấp điện của mainboard mà không gặp trở ngại gì. Các hệ thống tản nhiệt nước Custom hiện tại dao động từ 2 triệu – 4 triệu cho các sản phẩm Freezemod phổ thông, và từ 8 triệu – 40 triệu cho các bộ sản phẩm của thương hiệu EKWB nổi tiếng thế giới.
Ngoài ra, hệ thống đường ống dẫn nước luôn là điểm nổi bật của các hệ thống máy tính, giúp tạo vẻ đẹp độc nhất vô nhị mà không loại tản nào có thể so bì được. Các đường ống nước này hoàn toàn có thể tuỳ biến theo ý bạn để tạo nên dàn máy ưng ý nhât. Tuy nhiên đây cũng là điểm bất lợi của tản nhiệt nước Custom khi việc thi công lắp đặt là khá khó nếu các bạn thích tự làm ( HANOICOMPUTER Miễn phí lắp đặt tại các showroom nên các bạn hoàn toàn có thể chọn đường nước để thi công nhé! ).
Tham khảo giá các hệ thống tản nhiệt nước Custom được HANOICOMPUTER lắp đặt tại đây
Xem thêm:
Top 5 mẫu tản nhiệt nước All in one có phong cách thiết kế cực chất
TẢN NHIỆT CHO MÁY TÍNH? CÓ CẦN THIẾT HAY KHÔNG?
Xem thêm: Phụ kiện máy đo huyết áp
Keo tản nhiệt là gì, tra keo tản nhiệt thế nào, bao lâu thì phải thay keo tản nhiệt ?
ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT MẪU TẢN NHIỆT NƯỚC ALL IN ONE ĐẾN TỪ NZXT : KRAKEN X53
Tản nhiệt cho SSD NVME có lợi và hại như thế nào ?
Source: https://dvn.com.vn
Category: Phụ Kiện