Những điều cần biết về thủ thuật hỗ trợ ca sinh khó
Bài viết được viết bởi BS CKI Trương Nghĩa Bình – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Sinh con thường là trải nghiệm không hề dễ dàng gì đối với hầu hết các mẹ bầu. Sinh thường qua âm đạo là cách sinh phổ biến nhất. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu gặp không ít khó khăn trong quaá trình vượt cạn qua ngả âm đạo và cần được hỗ trợ bằng thủ thuật để việc sinh nở dễ dàng hơn.
Mục Lục
1. Sinh con qua âm đạo là gì?
Sinh con qua âm đạo (hay gọi là sinh thường) là cách sinh phổ biến khi thai nhi được đẩy xuống đường sinh dục và sau đó đi ra ngoài qua đường âm đạo. Thủ thuật hỗ trợ sinh thường là biện pháp giúp mẹ bầu lâm bồn dễ dàng hơn, đặc biệt đối với các ca sinh khó, với sự trợ giúp của kẹp sản khoa hoặc giác hút chân không.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về thủ thuật hỗ trợ ca sinh khó
Hiện nay, tần suất những ca sinh khó cần được tương hỗ bằng thủ thuật rơi vào khoảng chừng 3 % những ca sinh thường tại Hoa Kỳ .
2. Dụng cụ hỗ trợ sinh thường
Có hai loại dụng cụ được sử dụng trong quy trình thai phụ có ca sinh khó :
- Kẹp sản khoa: Dụng cụ kẹp sản khoa trông giống như hai chiếc thìa lớn. Chúng được đưa vào âm đạo và đặt quanh đầu em bé. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ này để tác động một lực kéo nhẹ nhàng nhằm giúp định hướng cho phần đầu của em bé ra khỏi đường sinh. Trong khi đó, thai phụ vẫn tiếp tục đẩy bé ra ngoài.
- Giác hút sản khoa: Một thiết bị hút chân không có hình dạng như một chiếc cốc nhỏ có tay cầm đi kèm. Cốc hút được đưa vào trong âm đạo, áp sát vào đỉnh đầu bé và tác động một lực hút nhẹ vừa đủ để giúp đưa phần đầu em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Trong khi đó, các cơ vùng chậu của thai phụ vẫn tiếp tục co thắt để đẩy bé ra ngoài.
Để tương hỗ những trường hợp sinh khó, bác sĩ sẽ lựa chọn một loại dụng cụ tương thích, phụ thuộc vào vào nhiều yếu tố, gồm có kinh nghiệm tay nghề thực hành thực tế của bác sĩ và trường hợp của sản phụ lúc lâm bồn .
3. Tại sao một số thai phụ cần được hỗ trợ khi sinh thường?
Thực tế, không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn thuận lợi trong quá trình sinh con qua âm đạo. Bác sĩ sẽ cân nhắc đối với một số lý do sau đây để quyết định thực hiện hỗ trợ sinh thường bằng thủ thuật, giúp cho mẹ bầu vượt cạn dễ dàng hơn:
- Khi quan ngại xảy ra bất thường nhịp tim ở em bé trong khi mẹ chuyển dạ.
- Thời gian lâm bồn đã quá lâu, đầu em bé đã ngừng di chuyển và mắc kẹt trong đường sinh.
- Mẹ bầu có dấu hiệu kiệt sức.
- Một bệnh lý nào đó làm hạn chế khả năng đẩy của thai phụ (như bệnh tim).
4. Những yếu tố được xem xét trước khi cho mẹ bầu sinh thường bằng thủ thuật
Trước khi quyết định hỗ trợ mẹ bầu sinh thường bằng dụng cụ y khoa, bác sĩ sẽ đánh giá một số yếu tố cần thiết để đảm bảo an toàn cao nhất cho sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé. Những yếu tố này bao gồm: Cân nặng ước tính của bé, vị trí hiện tại của em bé trong đường sinh và liệu kích thước xương chậu của bạn có đủ để sinh thường hay không. Ngoài ra, cổ tử cung phải được giãn ra hoàn toàn, và phần đầu của em bé đã vào vị trí sẵn sàng (nghĩa là phần đầu của bé đã tiến xuống vùng xương chậu của bạn).
5. Lợi ích khi thai phụ sinh thường được hỗ trợ bằng thủ thuật
Một trong những ưu điểm chính đối với thai phụ được hỗ trợ thủ thuật khi sinh thường là giúp tránh nguy cơ sinh mổ đối với các ca khó. Bởi lẽ, sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn và có nhiều rủi ro đối với cả mẹ và em bé, chẳng hạn như xuất huyết nặng và nhiễm trùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh nở.
Nếu bạn mong muốn sinh thêm một đứa con nữa, thì việc tránh sinh mổ có thể giúp ngăn ngừa một số biến chứng có thể xảy ra trong tương lai khi thai phụ phải sinh mổ nhiều lần. Mặt khác, thời gian phục hồi sau sinh thường là ngắn hơn so với phục hồi sau sinh mổ. Hơn nữa, mẹ bầu khi sinh thường có sự trợ giúp của thủ thuật có thể vượt cạn nhanh hơn so với sinh mổ.
6. Những rủi ro khi thực hiện các thủ thuật hỗ trợ ca sinh khó
Cả hai giải pháp tương hỗ bằng kẹp sản khoa và bằng giác hút chân không đều có năng lực xảy ra chấn thương nhẹ so với những mô ở vùng âm đạo, đáy chậu và hậu môn. Một số trường hợp phụ nữ sau sinh mắc phải thực trạng tiêu tiểu không tự chủ do hậu quả gây ra bởi những chấn thương vừa kể. Tình trạng tiêu tiểu không tự chủ hoàn toàn có thể tự khỏi sau một thời hạn, hoặc điều trị nếu thiết yếu .
Các thủ thuật hỗ trợ ca sinh khó cũng gây ra những biến chứng nhất định cho con của bạn, mặc dù tỷ lệ thương tật nói chung là khá thấp. Các biến chứng có thể kể đến như: Vết thương ở phần đầu, da đầu và mắt của bé, xuất huyết bên trong hộp sọ, và các vấn đề xảy ra với dây thần kinh nằm ở mặt và cánh tay. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc dùng các dụng cụ y khoa để hỗ trợ các ca sinh khó gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự phát triển của trẻ.
Sau khi sinh, sản phụ có khả năng bị đau và bầm tím ở vùng đáy chậu. Việc đi lại và đứng ngồi có thể gặp một số trở ngại trong thời gian đầu. Nếu bạn bị rách tầng sinh môn, bác sĩ sẽ phải khâu lại vết rách. Nếu chỗ rách nhỏ, khả năng sẽ tự lành mà không cần khâu. Việc hồi phục có thể phải mất đến vài tuần.
7. Thai phụ nên làm gì để giảm đau và sưng sau khi được hỗ trợ sinh con bằng thủ thuật?
Để giúp giảm đau và sưng sau khi sinh với sự tác động ảnh hưởng từ những dụng cụ y khoa, thai phụ hoàn toàn có thể vận dụng những cách sau đây :
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, như Ibuprofen là một lựa chọn tốt nếu bạn đang cho con bú. Acetaminophen cũng là một thuốc thích hợp.
- Chườm túi nước đá lạnh, hoặc miếng gel lạnh vào khu vực bị đau.
- Ngồi trong bể nước mát, mực nước đủ cao để che mông và hông của bạn (được gọi là tắm ngồi).
- Thử đặt một ít chiết xuất cây phỉ lên băng vệ sinh. Chiết xuất tinh chất từ cây phỉ có tác dụng làm mát, thích hợp cho phụ nữ hồi phục sau sinh nở.
- Trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc hoặc kem gây tê để giảm đau. Một số loại thuốc xịt có thể mua mà không cần toa thuốc bác sĩ.
- Nếu cảm thấy ngồi không thoải mái, hãy lót thêm gối. Có những chiếc đệm đặc biệt có thể giúp cho vùng đáy chậu của bạn thoải mái hơn.
8. Khả năng phải hỗ trợ trong lần sinh thường tiếp theo
Nếu bạn đã từng một lần sinh thường và cần đến sự hỗ trợ từ các thủ thuật, thì nhiều khả năng bạn phải trải qua điều đó một lần nữa trong lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, rất có thể bác sĩ sẽ chủ động can thiệp sớm để thai phụ vượt cạn nhanh hơn và dễ dàng hơn lần đầu. Một số yếu tố làm tăng khả năng phải hỗ trợ thai phụ trong lần sinh thường tiếp theo, bao gồm khoảng thời gian quá dài giữa các lần mang thai (hơn 3 năm) hoặc thai nhi được dự đoán có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
Sinh con được xem là trải nghiệm khó quên nhất đối với tất cả mẹ bầu bởi vì mẹ phải gắng hết sức và chịu rất nhiều đau đớn để con yêu có thể chào đời. Việc hỗ trợ bằng thủ thuật cho mẹ bầu sinh khó giúp quá trình sinh phần nào diễn ra nhẹ nhàng và suôn sẻ hơn.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, sản phụ được trải nghiệm “đẻ không đau” nhờ kỹ thuật gây tê sau lưng (hay còn gọi là gây tê ngoài màng cứng) để giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Đây là kỹ thuật được tiến hành khi cơn co tử cung trở nên mạnh hơn và người mẹ không có những bất thường trong kết quả xét nghiệm. Phương pháp này giúp cuộc chuyển dạ diễn ra trong điều kiện lý tưởng nhất. Sau khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ mất cảm giác đau từ bụng đến hai chân nhưng vẫn tỉnh táo để nhận biết khi có cơn co tử cung và nhất là vẫn rặn đẻ được. Nhờ có gây tê ngoài màng cứng, quá trình chuyển dạ bước sang trang mới: Mẹ có thể sinh em bé mà không đau chút nào! Những trường hợp bị kéo dài thời gian chuyển dạ thường rất ít và nguy cơ của gây tê ngoài màng cứng đối với mẹ và bé không đáng kể.
Vai trò của bác sĩ gây mê giảm đau rất quan trọng, cần trình độ trình độ cao. Tại Vinmec có đội ngũ bác sĩ gây mê giảm đau chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm tay nghề sẽ giúp những sản phụ trải qua một cuộc đẻ không đau bảo đảm an toàn nhất .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Source: https://dvn.com.vn
Category: Thủ Thuật