Vài suy nghĩ về “Đồ cũ Nhật” hay “Đồ bãi Nhật”
Bạn cho mình hỏi, bạn có bao nhiêu món đồ điện tử bạn mua mới bị hư trong quá trình sử dụng? Từ khi mình có nhận thức đến giờ, nhìn quanh nhà mình, nhà bạn bè, tivi, tủ lạnh, máy giặt nồi cơm, đều là đồ mua mới, vẫn dùng 7 năm, 10 năm, 15 năm, có món nào hư? Vậy thì lấy gì để cho rằng món đồ cũ không rõ niên hạn bạn mua đó sẽ bền hơn món đồ mới có cùng giá tiền?
Có người nói họ sẽ mua đồ cũ Nhật vì giá nó rẻ hơn đồ mới, có thật không?
Khi xem giá bán món nào đó, người mua sẽ đến nơi người bán xem (thông thường là bạn bè, người quen trên mạng hay gì đó) được “lên tinh thần” xong xuôi, người mua sẽ mua món đồ đó với tâm lý là chắc chắn mình đã mua được món đồ cũ nhưng tốt hơn đồ mới đang bán ở VN nhiều lần, mà quan trọng lại còn rẻ hơn nữa.
Nhưng thực sự nó có rẻ hơn không? Và rẻ hơn là rẻ hơn bao nhiêu? Nếu bạn đã từng hỏi giá các món đồ này, chắc bạn có thể cũng sẽ “giật mình” vì tủ lạnh cũ giá từ 14-20 triệu, máy giặt từ 9 -16 triệu, là đồ cũ đó nhé.
Không biết người mua suy nghĩ thế nào, chứ với mình bỏ ra trên 5tr để mua tủ lạnh, máy giặt cũ đồ cũ thì không bao giờ là rẻ. Nhất là tủ mới, máy giặt mới có giá tương đương!
Nếu bạn đã từng đi xem mấy món hàng cũ này lúc về kho, và sau khi được người bán “mông má” lại, chắc chắc bạn sẽ không còn muốn sử dụng 😃 Mấy món đen đúa, vứt lăn lóc sẽ được dùng hoá chất tẩy trắng, dọn đẹp lại, và người mua thì sẽ luôn được nghe rằng “đồ cũ ở Nhật còn mới lắm, lúc nhập kho là nó mới thế này rồi” hoặc “mình đã lựa những con ngon nhất, đẹp nhất ở bãi về đây”
Sự thật thì những món được quảng cáo là “như mới” “đẹp long lanh” nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ thấy những vệt ố vàng thời gian nằm đâu đó. Nhưng lỡ tới xem hàng rồi, không mua cũng kỳ, thôi lỡ rồi thì mua thôi. Một vài người sẽ nghĩ như vậy. Và mình chắc chắn là tuổi thọ của món đồ sau khi được mông má sẽ giảm xuống kha khá, nhờ vào lượng hoá chất tẩy rửa được sử dụng.
Một công hàng hổ lốn được nhập về, không phải món nào cũng dùng được, sẽ có những món cũ quá, không tái chế nổi, phải vứt đi, và thế là giá của các món còn dùng được sẽ được nâng lên để lấy lại phần nào chi phí, tất nhiên là thế rồi.
Vậy còn các món không dùng được sẽ đi đâu? Sẽ đi ra bãi rác, và nước ta vốn chẳng sạch đẹp gì rồi, lại còn phải gánh thêm lượng
Một công hàng hổ lốn được nhập về, không phải món nào cũng dùng được, sẽ có những món cũ quá, không tái chế nổi, phải vứt đi, và thế là giá của những món còn dùng được sẽ được nâng lên để lấy lại phần nào ngân sách, tất yếu là thế rồi. Vậy còn những món không dùng được sẽ đi đâu ? Sẽ đi ra bãi rác, và nước ta vốn chẳng sạch sẽ và đẹp mắt gì rồi, lại còn phải gánh thêm lượng rác thải khổng lồ, những thứ rất khó phân huỷ. Vì sao mình biết là khổng lồ ? Vì thử tìm kiếm trên mạng, số hàng bị cơ quan chức năng bắt được tuy rất nhiều, nhưng chỉ là số lẻ so với số hàng chui lọt, qua đó là tính ra được số rác thải nước ta phải gánh sẽ lớn đến mức nào ?
Mình muốn khuyên các bạn có ý định mua đồ điện tử cũ, đồ bãi Nhật là:
Bạn đang đọc: Vài suy nghĩ về “Đồ cũ Nhật” hay “Đồ bãi Nhật”
- Tham khảo kỹ xem đồ mới giá như thế nào? Có thực là quá đắt không? Vì sao sẵn sàng mua điện thoại 15-20tr và dùng 1 năm, nhưng không thể mua cái tủ lạnh mới 15-20tr và dùng được 10 năm – 20 năm, mà phải đi mua đồ cũ giá cao? Đừng nói là vì không có tiền, không có điều kiện nhé!
- Đừng tin hoàn toàn lời người rao bán, mục tiêu cuối cùng của họ là khiến bạn mua hàng, họ nói là rẻ chưa chắc là rẻ thật, họ nói là tốt chưa chắc tốt thật.
- Nếu giá trị món hàng lớn (ví dụ 10tr trở lên) mình khuyên bạn nên cân nhắc đồ mới, cho dù có ít chức năng hơn, nó vẫn là đồ mới, và đồ mới luôn luôn tốt hơn đồ cũ.
- Có những món thậm chí bạn mua mới ở VN vẫn rẻ hơn đồ cũ Nhật, tin mình đi!
Mình biết bài viết này sẽ chẳng thay đổi được quan điểm của bạn, nếu bạn là người có sở thích dùng những món đồ cũ này. Nhưng mình cũng muốn nói ra quan điểm của mình về những món hàng “tưởng là tốt” nhưng chất lượng đến đâu thì hạ hồi mới biết.
Tóm lại, theo mình là nếu thực sự khó khăn về kinh tế thì không nói làm gì, còn nếu vẫn có tiền đi uống bia với bạn bè, mà không để dành tiền mua đồ mới cho gia đình xài thì cần nghiêm túc suy nghĩ lại.
Bài viết phản ảnh quan điểm cá nhân của mod, xin mời các bạn thoải mái tranh luận, phản biện.
Chúc các bạn có lựa chọn sáng suốt.
Cập nhật:
Nhiều bạn hay kể là đồ những năm 1960-1970 nó tốt, các bạn quên là thời đó đồ sản xuất ra với tiêu chí “ăn chắc mặc bền” đồ những năm đó thì của Nga, Mỹ đến giờ nhà mình vẫn còn vài món xài tốt, chạy tốt, đồ Nhật cũng còn cái đài Denon.
Nhưng đã qua cái thời ăn chắc mặc bền rồi, ở đâu thì cũng phải theo thì xu hướng sản xuất chạy theo model, đồ dùng có tuổi thọ ngắn để phát triển kinh tế, khuyến khích tiêu dùng, giờ họ sản xuất 1 món để xài bền 20-30 năm thì bán đồ mới cho ai?
(Hình ảnh minh hoạ sử dụng trong bài: Google từ khoá “container hàng Nhật bị bắt”)
Vì sao mình nói niềm tin ” đồ trong nước Nhật tốt nhất, bền nhất ” là mù quáng ? Bạn cho mình hỏi, bạn có bao nhiêu món đồ điện tử bạn mua mới bị hư trong quy trình sử dụng ? Từ khi mình có nhận thức đến giờ, nhìn quanh nhà mình, nhà bạn hữu, tivi, tủ lạnh, máy giặt nồi cơm, đều là đồ mua mới, vẫn dùng 7 năm, 10 năm, 15 năm, có món nào hư ? Vậy thì lấy gì để cho rằng món đồ cũ không rõ niên hạn bạn mua đó sẽ bền hơn món đồ mới có cùng giá tiền ?
Source: https://dvn.com.vn
Category: Dụng Cụ