Chuyên gia Singapore giải thích vì sao trẻ em dễ dính Omicron
Đường hô hấp trên và đường mũi ở trẻ em nhỏ hơn người lớn, do vậy nguy cơ mắc các triệu chứng bệnh lớn hơn. Điều này khiến trẻ dễ bị hen suyễn hoặc viêm phổi do viêm và tắc nghẽn niêm mạc sau khi mắc COVID-19.
Cũng theo ông Fisher, biến thể Omicron có khả năng chống lại phản ứng miễn dịch bẩm sinh của trẻ tốt hơn, vốn là thứ đã bảo vệ chúng trong những đợt bùng dịch trước đây. Cộng thêm khả năng dễ lây lan, việc số bệnh nhân là trẻ em tăng là điều khó tránh.
Trong khi một số quốc gia – bao gồm Mỹ – đang chứng kiến số trẻ em nhập viện nhiều hơn, có một sự đồng thuận chung giữa các chuyên gia là trẻ mắc COVID-19 thường không tiến triển nặng.
Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy rằng trẻ em dưới 5 tuổi mắc Omicron có xu hướng ăn uống tốt hơn những trẻ bị nhiễm biến thể Delta. Trẻ nhiễm Omicron cũng có nguy cơ nhập viện thấp hơn 67% và nguy cơ vào phòng chăm sóc đặc biệt thấp hơn 68%.
Nghiên cứu đã qua quá trình bình duyệt và được công bố hồi tháng 1 vừa qua, theo báo Straits Times.
Nhóm tác giả nghiên cứu lưu ý không nên chủ quan, vì khả năng dễ lây nhiễm của Omicron vẫn có thể dẫn đến số trẻ cần được chăm sóc tại bệnh viện nói chung cao hơn so với đợt bùng dịch do Delta.
Xem thêm: ‘vậy hả’ là gì?, Từ điển Tiếng Việt
Tại Singapore, theo Straits Times, trẻ em dưới 12 tuổi có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi ở đây, rơi vào khoảng 67/100.000 dân. Tiếp theo là những người từ 12 đến 19 tuổi, với tỉ lệ nhiễm khoảng 55/100.000 dân.
Theo Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung, việc trẻ nhỏ mắc COVID-19 đến bệnh viện thường mang đặc thù đề phòng, với thời hạn lưu trú ngắn chỉ từ 2 đến 3 ngày.
Source: https://dvn.com.vn
Category: Hỏi Đáp