Dạy học khái niệm xác suất ở lớp 11 thông qua hoạt động trải nghiệm.pdf (Dạy học khái niệm xác suất) | Tải miễn phí
Dạy học khái niệm xác suất ở lớp 11 thông qua hoạt động trải nghiệm
14
2 MB
0
79
4.8 (
10 lượt)
Bạn đang đọc: Dạy học khái niệm xác suất ở lớp 11 thông qua hoạt động trải nghiệm.pdf (Dạy học khái niệm xác suất) | Tải miễn phí
142 MB
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem khá đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan
Tài liệu tương tự
Nội dung
TẠP CHÍ KHOA HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
Tập 18, Số 2 (2021): 285-298
ISSN:
1859-3100
Vol. 18, No. 2 (2020): 285-298
Website: http://journal.hcmue.edu.vn
Bài báo nghiên cứu *
DẠY HỌC KHÁI NIỆM XÁC SUẤT Ở LỚP 11
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Nguyễn Thị Nga1*, Đào Thuý Vinh2, Nguyễn Xuân Tùng3
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trường THPT Tạ Quang Bửu, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
3
Trường THPT Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu, Việt Nam
*
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Nga – Email: [email protected]
Ngày nhận bài: 10-11-2020; ngày nhận bài sửa: 25-11-2020; ngày duyệt đăng: 22-02-2021
1
2
TÓM TẮT
Hoạt động trải nghiệm là quá trình người học thông qua các hoạt động, hành động cá nhân
với môi trường xung quanh bằng sự nhận thức và cảm xúc của mình để xây dựng kiến thức mới, kĩ
năng mới. Bài báo trình bày quá trình xây dựng và kết quả thực nghiệm một số hoạt động dạy học
trong chủ đề Xác suất theo định hướng hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 11. Các hoạt
động này không những giúp học sinh có thể hình thành các kiến thức liên quan đến khái niệm xác
suất và vận dụng chúng để giải quyết vấn đề thực tiễn, mà còn giúp các em hình thành những kĩ
năng cần thiết như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề… phù hợp với định hướng
đổi mới giáo dục được đề cập trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Từ khóa: hoạt động trải nghiệm; Xác suất
Giới thiệu
Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (Ban hành kèm theo thông tư số
32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
đã nhấn mạnh:
1.
Phương pháp dạy học không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú ý
cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh… Linh hoạt trong
việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo
với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động
dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào
thực tiễn. (Ministry of Education anh Training, 2018, p.136)
Qua tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, chúng tôi thấy rằng
thống kê xác suất là mạch kiến thức đưa vào giảng dạy từ lớp 2 đến lớp 12. Nhưng với bộ
SGK hiện hành khái niệm xác suất chỉ được đưa vào giảng dạy trong chương trình Toán
Cite this article as: Nguyen Thi Nga, Dao Thuy Vinh, & Nguyen Xuan Tung (2021). Teaching of the concept
of probability: Experimental education at high school. Ho Chi Minh City University of Education Journal of
Science, 18(2), 285-298.
285
Tập 18, Số 2 (2021): 285-298
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM
11. Xác suất (XS) là kiến thức toán học rất cần phát triển ở phổ thông, những kiến thức này
giúp ích nhiều cho HS khi các em tiếp tục học lên đại học ở các ngành toán học, kế toán,
tài chính, xây dựng… Đây là kiến thức toán học có ứng dụng nhiều trong thực tế, trong y
học, bảo hiểm, kinh doanh… và còn được nghiên cứu để phát triển, mở rộng.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tình huống dạy học về khái niệm XS với mục đích
tạo điều kiện cho HS có cơ hội trải nghiệm, thực hành để hình thành và hiểu về khái niệm
XS. Cuối cùng, chúng tôi cho học sinh vận dụng kiến thức XS vừa học được để chế tạo ra
những trò chơi dân gian. Điều này giúp các em thấy được toán học được ứng dụng một
cách thiết thực như thế nào trong cuộc sống.
2.
Nội dung nghiên cứu
2.1. Lí thuyết học tập trải nghiệm
Lí thuyết Học tập trải nghiệm (HTTN – Experiential learning) do David Kolb đề xuất
là sự kế thừa và phát triển lí thuyết học tập, liên quan đến kinh nghiệm của các nhà tâm lí
học, giáo dục học như: John Dewey (1859-1952), Kurt Lewin (1868-1933), Jean Piaget
(1896-1980), Lev Vygotsky (1896-1987) và nhiều nhà nghiên cứu khoa học khác. Hiện
nay, tư tưởng “học thông qua trải nghiệm” vẫn là một xu hướng giáo dục của nước Mĩ và
nhiều nước trên thế giới.
Các nghiên cứu về mô hình học tập trải nghiệm (HTTN) của các tác giả trên được
Kolb coi như cơ sở khoa học nền tảng để xây dựng nên lí thuyết của mình. Năm 1971, lí
thuyết HTTN của D. Kolb chính thức được công bố. Đây được xem là một lí thuyết tương
đối toàn diện về một phương thức học tập tích lũy, chuyển hóa kinh nghiệm.
2.2. Mô hình học tập trải nghiệm của D. Kolb
Mô hình học tập trải nghiệm của D. Kolb gồm 4 giai đoạn như sau
Giai đoạn 1: Kinh nghiệm cụ thể (Concrete Experience – CE).
Tự người học hoặc nhóm chỉ làm nhiệm vụ. Họ tiến hành làm và có những hành
động thực sự. Trong thời gian đó, họ làm và không phản ánh việc họ đang làm nhưng trong
trong tâm trí vẫn có ý định phản ánh.
Giai đoạn 2: Quan sát có suy tưởng / phản ánh (Reflective Observation – RO)
Người học sẽ quay trở lại điểm bắt đầu của nhiệm vụ và có sự đối chiếu thực tế.
Người học cần phân tích, đánh giá những quan điểm đã có sẵn trước đó. Sự phản ánh được
thể hiện ở đây khi người học tự mình suy tưởng về các kinh nghiệm đó, xem có hợp lí
không, có quan điểm hay thực tế nào đi ngược lại với các kinh nghiệm mình vừa trải qua
hay không…
Giai đoạn 3: Khái niệm hóa trừu tượng (Abstract Conceptualization)
Khái niệm ở đây có thể hiểu là sự giải thích của kết quả đã được rút ra và sự hiểu biết
các mối liên hệ giữa chúng. Lí thuyết này có thể sẽ hữu ích và được xem như là một cơ sở
để định hình và giải thích các kết quả. Trong giai đoạn này, những kinh nghiệm đã có trước
đó sẽ tiếp tục phản ánh, học sinh nỗ lực tìm kiếm câu trả lời cho đến khi khái niệm mới
được hình thành.
286
Nguyễn Thị Nga và tgk
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM
Giai đoạn 4: Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation – AE)
Các hoạt động trong giai đoạn này tạo ra cơ hội để người học làm chủ những tri thức
mới. Đồng thời người học giải quyết được các vấn đề tương tự và người học hình thành
nên năng lực giải quyết những vấn đề mới trong tương lai.
Trong mô hình học tập trải nghiệm của Kolb (1984) có thể bắt đầu từ một giai đoạn
bất kì trong 4 giai đoạn nhưng phải đảm bảo thực hiện liên tiếp theo chiều của chu trình.
Hình 1. Mô hình học tập bằng trải nghiệm của Kolb (Kolb’s Model of Experiential Learing)
(Dao, & Nguyen, 2018).
2.3. Vận dụng lí thuyết HTTN vào thiết kế, tổ chức HĐTN trong dạy học môn Toán ở
trường phổ thông
Căn cứ vào nội dung lí thuyết HTTN, chúng tôi cụ thể hóa các bước tổ chức một tình
huống dạy học Toán gắn với HĐTN như sau:
Bước 1. Tổ chức cho HS tham gia các trải nghiệm cụ thể
Cần tổ chức cho HS tham gia vào tình huống cụ thể nhằm khai thác những kinh
nghiệm đã có của HS, kết nối với tình huống mới. Tình huống trong HĐTN được lựa chọn
và thiết kế sao cho người học phải sử dụng và kết nối được kinh nghiệm cũ trong bối cảnh
mới. Tình huống phải khơi dậy được sự hứng thú của người học để người học phải chủ
động hành động tích cực và sáng tạo.
Bước 2. Tổ chức phân tích/ xử lí trải nghiệm
Người học tìm hiểu bản chất của hoạt động trong tình huống họ vừa tham gia. Quan
sát, suy ngẫm, chiêm nghiệm và người học đưa ra cái gì đang diễn ra và cái gì sẽ diễn ra
trong tình huống tương tự. Thử nghiệm cách thức tiến hành hoạt động và họ tìm ra nguyên
lí hoạt động.
Bước 3. Tổng quát/ khái quát hóa
Yêu cầu HS miêu tả những gì đã trải nghiệm, phân tích những ý nghĩa của các trải
nghiệm đó để đúc kết thành kiến thức của riêng mình. Điều này sẽ giúp HS hình thành
những kinh nghiệm mới dưới dạng kiến thức mới, kĩ năng mới dưới các hình thức: chia sẻ
bằng lời, bài thu hoạch…
287
Tập 18, Số 2 (2021): 285-298
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM
Bước 4. Ứng dụng/ thử nghiệm tích cực
Bước này yêu cầu HS nêu cách thức áp dụng những điều vừa mới học vào thực hiện
các nhiệm vụ học tập, những bài toán ứng dụng trong thực tiễn. HS biết vận dụng kiến
thức, kĩ năng vào một tình huống học tập mới. GV gợi mở để HS áp dụng hoặc bàn luận
những điều đã học chia sẻ với các bạn khác.
Các bước trên là những gợi ý có tính chất định hướng, GV cần linh hoạt, sáng tạo để
tình huống tạo ra phù hợp với nội dung học tập, phù hợp với HS, điều kiện của nhà trường.
Quan trọng nhất là phải đảm bảo được sự kết nối giữa kinh nghiệm cũ và kinh nghiệm mới.
Qua hoạt động, HS phải được quan sát, suy ngẫm, phân tích, liên hệ, suy luận và chiêm
nghiệm. HS khái quát hóa thành kiến thức mới của bản thân và HS biết vận dụng trong bối
cảnh mới.
3.
Nghiên cứu thực nghiệm và kết quả đạt được
Bài dạy “Phép thử và biến cố. Xác suất của biến cố”
Chúng tôi tiến hành xây dựng tình huống dạy học về khái niệm XS với mục đích tạo
điều kiện cho HS có cơ hội trải nghiệm, thực hành để hình thành và hiểu về XS thực
nghiệm. Sau đó, HS phản ánh, quan sát để dần hình thành XS lí thuyết. Cuối cùng, HS biết
vận dụng kiến thức về XS để chế tạo ra những trò chơi dân gian vui nhộn và thu hút người
chơi. Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 11, đã học: Quy tắc đếm, Hoán vị – Chỉnh
hợp – Tổ hợp.
Tình huống dạy học trên được thực hiện vào tiết 1, 2 (chiều) ngày 23 tháng 9 năm
2020, sản phẩm trò chơi các nhóm nộp vào ngày 30 tháng 9 năm 2020.
Địa điểm: Lớp 11B9, Trường THPT Tạ Quang Bửu, phường 5, Quận 8, Thành phố
Hồ Chí Minh (thực nghiệm trên 20 HS).
3.1. Tổ chức cho HS tham gia các trải nghiệm cụ thể
GV phát cho mỗi em 1 cái thẻ hình tròn có 2 mặt như hình bên dưới, mỗi em sẽ tung
cái thẻ tròn đó lên đợi thẻ nằm yên trên bàn, quan sát kết quả và ghi vào phiếu học tập 1.
Mỗi HS thực hiện 25 lần.
Phiếu học tập 1.
Hình 2. Hai mặt của thẻ tròn
288
Nguyễn Thị Nga và tgk
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM
Ghi nhận bằng kí hiệu kiểm đếm
Số lần xuất hiện
Mặt…….
Mặt…….
Hình 3. Mỗi HS tung thẻ 25 lần và ghi nhận lại kết quả
Sau đó, các em làm việc theo nhóm (20 HS được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 5 HS).
GV yêu cầu HS ghép kết quả của tất cả thành viên trong nhóm để được kết quả của 125 lần
tung cái thẻ tròn. HS thảo luận theo nhóm và điền vào phiếu học tập 2.
3.2. Tổ chức phân tích/ xử lí trải nghiệm
Phiếu học tập 2.
Bài tập
a. Lập bảng thống kê các kết quả xảy ra khi tung thẻ 125 lần.
b. Tính tần suất xuất hiện của từng kết quả xảy ra trong các phiếu
học tập 1 của các thành viên và trong bảng thống kê ở câu a. Các giá
trị tần suất này có giống nhau không?
ni
được gọi là tần suất của giá trị xi .Trong đó N : tần số xuất
N
hiện, ni : tần số của số liệu xi .)
(Chú ý: Tỉ số f i =
c. Về mặt lí thuyết, bạn có mong đợi chúng giống nhau không? Giải thích.
d. Thống kê lại kết quả tung thẻ của tất cả nhóm khác. Tính lại tần suất xuất hiện của
từng kết quả xảy ra khi tung thẻ. Em có nhận xét gì về các giá trị tần suất này?
Kết quả thực nghiệm
– Các nhóm ghép kết quả của các thành viên. Cách đặt tên cho hai mặt phân biệt của
thẻ có khác nhau: nhóm 1 và nhóm 3: mặt đỏ, mặt xám; nhóm 2: hình tia chớp, hình mã
vạch, nhóm 4: mặt hình, mặt chữ
– Khi lập bảng thống kê các em sẽ nhận thấy số lần xuất hiện của từng mặt có sự khác
nhau giữa 5 thành viên trong nhóm. Ở nhóm 4, tần suất có sự chênh lệch nhiều, 24% và
76%. Nhưng có một điều thú vị là cả 4 nhóm đều tính tần suất xuất hiện 2 mặt của 125 lần
tung trong nhóm mình đều gần bằng 50%. Điều này sẽ thuận lợi cho các em dự đoán tần
suất mong đợi ở câu c. Tuy nhiên, điều này có thể làm cho các em nhầm tưởng tung 125
lần là đủ nhiều cho một thử nghiệm dự đoán tần suất.
289
Tập 18, Số 2 (2021): 285-298
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM
Hình 43. Bài làm của nhóm 1 câu b – Phiếu học tập 2
Hình 5. Bài làm của nhóm 4 câu b – Phiếu học tập 2
Chính vì thuận lợi trong câu b nên cả 4 nhóm đều mong đợi tần suất xuất hiện từng
mặt là giống nhau. Và trong giải thích của các em thì nhóm 1 có dùng từ “cơ hội” và nhóm
3 có dùng từ “khả năng”. Các em đã hình thành kiến thức tần suất chính là “khả năng” xuất
hiện từng mặt.
Hình 64. Bài làm của nhóm 1 câu c – Phiếu học tập 2
Hình 75. Bài làm của nhóm 3 câu c – Phiếu học tập 2
290
Nguyễn Thị Nga và tgk
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM
Ở câu d, với yêu cầu HS tính lại tần suất xuất hiện từng mặt của 500 lần tung. Các
nhóm càng được thuyết phục về tính ổn định của tần suất gần bằng 50% khi tung thẻ với số
lần tung lớn.
Hình 86. Bài làm của nhóm 1 câu d- phiếu học tập 2
Sau đó, HS làm việc tập thể.
GV đặt câu hỏi: Điều gì có thể xảy ra với giá trị tần suất của bạn nếu bạn tung thẻ
1000 lần, 10.000 lần?
* HS: Em nghĩ là giá trị tần suất xuất hiện từng mặt sẽ gần sát 50%.
3.3. Tổng quát/ khái quát hóa
GV dùng chương trình Excel hàm RAND (số ngẫu nhiên), vẽ đồ thị tần suất xuất
hiện mặt 1 để HS quan sát.
Hình 97. Đồ thị tần suất xuất hiện mặt 1
GV chốt kiến thức: Khi tung thẻ rất nhiều lần thì tần suất của các kết quả gần bằng
nhau và dao động gần giá trị 50%.
GV tiếp tục đặt câu hỏi:
291
Tập 18, Số 2 (2021): 285-298
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM
1) Em có biết trước kết quả nào sẽ xảy ra khi chưa thực hiện tung thẻ không?
* HS: Sẽ xuất hiện 1 trong 2 mặt nhưng không biết sẽ ra mặt nào?
2) Em có thể liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra không?
* HS: Dạ được. Mặt đỏ hoặc mặt xám.
3) Thí nghiệm có thể lặp lại nhiều lần được không?
* HS: Dạ được.
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Khi tung thẻ, mặt đỏ hay xám được coi là kết quả
của việc tung thẻ. Ta nhận thấy rằng, rất khó đoán trước được kết quả của mỗi lần tung.
Tuy nhiên, ta có thể liệt kê tất cả các kết quả xảy ra, đó là tập hợp {đỏ, 𝑥𝑥á𝑚𝑚}. Ta gọi việc
tung thẻ là một phép thử ngẫu nhiên.
Như vậy theo em phép thử ngẫu nhiên là gì?
* HS: Phép thử ngẫu nhiên là một hành động không biết trước được kết quả xảy ra,
có thể thực hiện nhiều lần.
GV: Hãy nói thêm về tập hợp các kết quả xảy ra.
* HS: Tập hợp các kết quả xảy ra ta có thể xác định được ạ.
GV: Em hãy nói rõ thêm.
* HS: Ví dụ như tung thẻ, mình không biết mặt nào xuất hiện nhưng mình biết hoặc
là màu xám hoặc màu đỏ sẽ xuất hiện ạ.
GV: Cho cô 1 ví dụ khác đi, gieo súc sắc thì sao? Tập hợp kết quả xảy ra là gì?
*HS: Dạ là số 1,2,3,4,5,6 ạ.
GV chốt lại kiến thức về phép thử ngẫu nhiên và giới thiệu về không gian mẫu.
GV: Em hãy mô tả không gian mẫu của việc tung thẻ.
* HS: Ω = {𝑚𝑚ặ𝑡𝑡 đỏ, 𝑚𝑚ặ𝑡𝑡 𝑥𝑥á𝑚𝑚}
GV: Liên quan đến phép thử T “tung thẻ” ở trên, việc xuất hiện mặt đỏ được gọi là 1
biến cố kí hiệu A. Mỗi kết quả của phép thử T làm cho A xảy ra, được gọi là một kết quả
thuận lợi cho A. Hãy mô tả tập hợp kết quả thuận lợi cho A.
* HS suy nghĩ rất lâu. Có một bạn xung phong Ω𝐴𝐴 = {𝑚𝑚ặ𝑡𝑡 đỏ}
GV: Mọi người từ lâu đã nghĩ về khả năng của các sự kiện. Ví dụ: Khi quay vòng
quay may mắn khả năng trúng thưởng là bao nhiêu? Khi tung thẻ thì khả năng xuất hiện
mặt màu đỏ là bao nhiêu?
Chúng ta có thể nói rằng một sự kiện có nhiều khả năng xảy ra hơn một sự kiện khác
(ví dụ như quay vòng quay may mắn khả năng không trúng thưởng nhiều hơn là khả năng
trúng thưởng) hoặc hai sự kiện có cơ hội xảy ra như nhau. Toán học đã định lượng hóa các
khả năng này bằng cách gán cho mỗi biến cố một số không âm, nhỏ hơn hay bằng 1 gọi là
xác suất của biến cố.
GV: Vậy XS của biến cố xuất hiện mặt đỏ trong phép thử tung thẻ là bao nhiêu?
* HS: Em nghĩ là gần bằng 50%.
GV: Sao em nghĩ vậy?
292
Nguyễn Thị Nga và tgk
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM
* HS: Em nghĩ khả năng xuất hiện mặt đỏ là XS. Vậy cũng chính là tần suất xuất
hiện mặt đỏ mà nhóm em đã tính đó ạ.
GV: Đây là XS lí thuyết của biến cố xuất hiện mặt đỏ trong phép thử tung thẻ, được
tính theo công thức P ( A) =
n( A)
, trong đó 𝑛𝑛(𝐴𝐴) là số phần tử trong ΩA, 𝑛𝑛(Ω) là số phần
n (Ω)
tử trong không gian mẫu.
Khi số lần thử N càng lớn thì tần suất của A càng gần với XS của biến cố A. Như
vậy, tần suất được xem như giá trị gần đúng của xác suất. Trong khoa học thực nghiệm,
người ta thường lấy tần suất làm xác suất. Vì vậy tần suất còn được gọi là xác suất thực
nghiệm.
3.4. Ứng dụng/ thử nghiệm tích cực
Cách tổ chức: Làm việc theo nhóm và tập thể.
GV phát cho mỗi nhóm 1 vòng quay, yêu cầu các nhóm làm trong Phiếu học tập 3 (bài
tập 1).
Hình 10. Vòng quay
Phiếu học tập 3.
Bài tập 1.
Chiếc kim của vòng quay có thể dừng lại ở một trong 3 vị trí
được đánh số 1,2,3. Tính xác suất để chiếc kim của vòng quay dừng
lại ở vị trí số 2.
* Nhóm 1 làm rất nhanh và xung phong lên trình bày trước lớp
1
là XS xuất hiện số 2 là 3
* Các nhóm khác phản biện: Mình nghĩ không đúng vì số 2 chiếm diện tích ít hơn 2
số còn lại.
GV: Trước khi dùng công thức XS lí thuyết ta nên để ý đến các kết quả có đồng khả
năng không? GV nhắc lại trường hợp nào dùng được XS lí thuyết.
293
Tập 18, Số 2 (2021): 285-298
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM
Hình 11. Nhóm 2 thực hiện tính XS xuất hiện số 2 bằng XS thực nghiệm
Hình 12. Bài làm của nhóm 2 bài tập 1– Phiếu học tập 3
Nhóm 2 làm bài tập 1 – Phiếu học tập 3 đúng nhất. Các em thực nghiệm nhiều lần, sau
khi thấy được sự ổn định của tần suất xuất hiện số 2 ổn định thì các em lấy trung bình các
giá trị tần suất này và báo cáo kết quả là ≈ 16,5%. Các nhóm khác thì dừng lại sau khi
quay 125 lần, 150 lần và 200 lần. Sau khi các nhóm báo cáo, GV nhấn mạnh lại cách tính
XS thực nghiệm.
Bài tập 2.
Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất để súc sắc
xuất hiện mặt chẵn chấm.
* Sau khi bị sai ở bài tập 1, các nhóm đã cẩn trọng hơn. Dù đề bài
đã ghi “Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất” nhưng vì GV phát
cho mỗi nhóm 1 con súc sắc nên các em cũng cầm lên nhìn thật kĩ, bàn
luận xem các kết quả có đồng khả năng xuất hiện không?
* Và cả bốn nhóm đều nhanh chóng làm ra kết quả đúng là 50%.
* GV gọi 4 đại diện mỗi nhóm lên ghi bài giải lên bảng. GV nhận xét và nhấn mạnh
việc sử dụng công thức xác suất cổ điển khi các kết quả hữu hạn và đồng khả năng
xuất hiện.
294
Source: https://dvn.com.vn
Category: Công Nghệ