Giáo trình Thiết bị điện gia dụng: Phần 1.pdf (Thiết bị điện gia dụng) | Tải miễn phí

Giáo trình Thiết bị điện gia dụng: Phần 1

pdf

Số trang Giáo trình Thiết bị điện gia dụng: Phần 1
120
Cỡ tệp Giáo trình Thiết bị điện gia dụng: Phần 1


5 MB
Lượt tải Giáo trình Thiết bị điện gia dụng: Phần 1
4
Lượt đọc Giáo trình Thiết bị điện gia dụng: Phần 1
139
Đánh giá Giáo trình Thiết bị điện gia dụng: Phần 1

4.9 (
21 lượt)

1205 MB

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 120 trang, để tải xuống xem khá đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN
Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun:
Hiện nay ở nước ta hầu hết các hoạt động của xã hội đều gắn với việc
sử dụng điện năng. Điện không những được sử dụng ở thành phố mà còn
được đưa về nông thôn, miền núi hoặc nhờ các trạm phát điện địa phương.
Cùng với sự phát triển của điện năng, các thiết bị điện dân dụng cũng ngày
càng được phát triển đa dạng và phong phú. Các đồ dùng bằng điện đã trở
thành người bạn gần gũi trong đời sống của người dân và đã có tác dụng tích
cực trong việc nâng cao văn minh vật chất và văn minh tinh thần trong toàn
xã hội.
Môn học Thiết bị điện gia dụng là một môn học cơ bản của học viên
ngành sửa chữa thiết bị điện công nghiệp. Môn học này nhằm trang bị cho
học viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp
sử dụng, bảo quản và sửa chữa các thiết bị điện gia dụng như nồi cơm điện,
bếp điện, máy bơm nước một pha, tủ lạnh, máy điều hòa không khí… Sau khi
học xong môn học này, học viên có đủ kiến thức và kỹ năng sử dụng, sửa
chữa các thiết bị điện gia dụng.
Môn học này được học sau khi học viên đã học xong các Môn học Kỹ
thuật điện, Vẽ điện, Đo lường điện, Vật liệu điện; Khí cụ điện.
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi hoàn tất môn học này, học viên có năng lực:
* Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện gia dụng
như:
– Thiết bị cấp nhiệt: nồi cơm điện, bàn ủi, máy nước nóng, lò nướng…
– Tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ …
– Quạt điện, máy bơm nước, máy hút bụi …
– Máy biến áp gia dụng: survolteur, ổn áp tự động …
– Các loại đèn gia dụng và đèn trang trí.
* Sử dụng thành thạo các thiết bị điện gia dụng nói trên.
* Tháo lắp thành thạo các thiết bị điện gia dụng.
* Xác định nguyên nhân hư hỏng và sửa chữa hư hỏng theo yêu cầu.
Mục tiêu thực hiện của mô đun:
Học xong môn học này, học viên có năng lực:

 Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện gia dụng
như:
– Thiết bị cấp nhiệt: Nồi cơm điện, bàn ủi, ấm điện, máy nước nóng, lò
nướng…
– Tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ…
– Quạt điện, máy bơm nước, máy hút bụi…
– Máy biến áp gia dụng: Survolteur, ổn áp tự động…
– Các loại đèn gia dụng và trang trí.
* Sử dụng thành thạo các thiết bị điện gia dụng đúng qui định kỹ thuật.
* Tháo lắp các thiết bị điện gia dụng theo đúng qui định kỹ thuật.
* Xác định nguyên nhân hư hỏng và sửa chữa hư hỏng các thiết bị điện gia
dụng đạt các thông số kỹ thuật ban đầu.
Nội dung chính của mô đun:
Để thực hiện mục tiêu bài học này, nội dung bao gồm:
 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phương pháp sử dụng, tháo lắp, sửa chữa
hư hỏng thông thường của các thiết bị cấp nhiệt: Nồi cơm điện, bàn ủi,
máy nước nóng, lò nướng…
 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phương pháp sử dụng, tháo lắp, sửa chữa
hư hỏng thông thường của các thiết bị: Động cơ điện gia dụng, Máy biến
áp gia dụng, Thiết bị lạnh, các loại đèn gia dụng và trang trí.
Môn học này bao gồm 6 bài học sau:
Bài1: Thiết bị cấp nhiệt.
Bài 2: Máy biến áp gia dụng.
Bài 3: Động cơ điện gia dụng.
Bài 4: Thiết bị điện lạnh.
Bài 5: Điều hòa nhiệt độ
Bài 6: Các loại đèn gia dụng và trang trí.
Bài 7: Thực hành lắp đặt điện gia dụng.

2

CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN
Hoạt động 1: Học trên lớp về:
– Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phương pháp sử dụng, tháo lắp, sửa
chữa hư hỏng thông thường của các thiết bị cấp nhiệt: Nồi cơm đIện, bàn
ủi, máy nước nóng, lò nướng…
– Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phương pháp sử dụng, tháo lắp, sửa
chữa hư hỏng thông thường của các thiết bị: Động cơ điện gia dụng,
Máy biến áp gia dụng,
– Thiết bị lạnh, các loại đèn gia dụng và trang trí.
Hoạt động 2: Tự học và ôn tập.
Hoạt động 3: Thực hành tại xưởng điện:
– Tháo lắp, sửa chữa hư hỏng thông thường của các thiết bị cấp
nhiệt: Nồi cơm điện, bàn ủi, máy nước nóng, lò nướng…
– Tháo lắp, sửa chữa hư hỏng thông thường của các thiết bị: Động
cơ điện gia dụng, Máy biến áp gia dụng, Thiết bị lạnh, các loại đèn gia
dụng và trang trí.

YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN
Có thể kết hợp giữa bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan và kiểm tra
tự luận.
Các nội dung trọng tâm phải đánh giá là:
– Cấu tạo, nguyên lý các thiết bị gia dụng.
– Phương pháp sử dụng, bảo quản các thiết bị này.
Cụ thể:
* BÀI KIỂM TRA 1: (Lý thuyết): 45 phút: Kiểm tra viết, đánh giá kết
quả tiếp thu về cấu tạo, nguyên lý, cách sử dụng các thiết bị gia dụng.
* BÀI KIỂM TRA 2: (Thực hành): 60 phút: Tiến hành thường xuyên
trong các buổi thực hành. Đánh giá kỹ năng của học sinh về:
– Lắp đặt, sử dụng các thiết bị điện gia dụng.
– Tháo lắp, kiểm tra thông số của các thiết bị điện gia dụng.
– Xác định các hư hỏng, nguyên nhân gây ra hư hỏng.

3

* BÀI KIỂM TRA 3: Kiểm tra kết thúc môn học: (60 – 90) phút: Gồm 2
phần:
– Lý thuyết: Đánh giá kiến thức tổng hợp của toàn môn học với
những thiết bị có tính đặc trưng.
– Thực hành: Ngoài hình thức tương tự như kiểm tra thường xuyên,
giáo viên có thể cho học sinh sửa chữa hư hỏng ngay trên thiết bị
đang hoạt động để rèn luyện tính tự tin, quyết đoán cho học sinh.
Học sinh phải phát hiện được từ hai đến ba sai lỗi và sửa chữa/thay
thế các bộ phận bị hư hỏng của các thiết bị điện gia dụng.

4

Bài 1

THIẾT BỊ CẤP NHIỆT
Giới thiệu bài học:

Những thiết bị cấp nhiệt (gia nhiệt) rất gần gũi với chúng ta trong
đời sống hằng ngày. Chúng biến đổi điện năng thành nhiệt năng giúp
chúng ta có thể nấu nướng, ủi đồ, sưởi ấm. Vì vậy đòi hỏi người thợ điện
phải hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý làm việc, nắm được các hiện tượng,
nguyên nhân hư hỏng và cách sửa chữa chúng. Với nội dung bài học này
sẽ trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng sử dụng và sửa
chữa các thiết bị cấp nhiệt.
Mục tiêu thực hiện:

Học xong bài học này, học viên có năng lực:
 Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhóm thiết bị
cấp nhiệt sử dụng trong gia đình theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà
sản xuất.
 Sử dụng thành thạo nhóm thiết bị cấp nhiệt sử dụng trong gia
đình, đảm bảo an toàn cho người và các thiết bị điện gia dụng.
 Tháo lắp được nhóm thiết bị cấp nhiệt sử dụng trong gia đình một
cách chính xác theo qui trình của giáo viên đưa ra và đảm bảo an
toàn cho người và thiết bị.
 Tìm được chính xác các nguyên nhân gây ra hư hỏng của nhóm
thiết bị cấp nhiệt sử dụng trong gia đình đạt tỉ lệ trên 80%.
 Sửa chữa được các thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung chính:
Để thực hiện mục tiêu bài học, nội dung bao gồm:
1.1. Khái niệm.
1.2. Cấu tạo.
1.3. Nguyên lý hoạt động.
1.4. Sử dụng.
1.5. Hư hỏng thường gặp.
1.6. Sửa chữa.
Các hình thức học tập:
Hình thức nghe giảng trên lớp có thảo luận
Hình thức tự học và ôn tập
Hình thức thực hành tại xưởng trường
5

HOẠT ĐỘNG I: NGHE GIẢNG TRÊN LỚP CÓ THẢO LUẬN

THIẾT BỊ CẤP NHIỆT
1.1. Khái niệm.
Các thiết bị cấp nhiệt được chế tạo dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt
của dòng điện (định luật Joule-Lenx). Khi dòng điện chạy qua dây dẫn
làm cho nó nóng lên. Lượng nhiệt sinh ra tỉ lệ với bình phương dòng
điện, với điện trở và thời gian duy trì dòng điện.
(1.1)

Q = I2 R.t

Trong đó:

I:

Dòng điện [A];

R: Điện trở của vật dẫn [];
t:

Thời gian [s];

Q: Nhiệt lượng [J];
1J = 0,24cal;
Dựa vào định luật này người ta tính toán thiết kế các đồ dùng điện
với nhiều công dụng khác nhau như: Bàn ủi, bếp điện, nồi cơm điện, ấm
điện, mỏ hàn điện … Điểm chung của các thiết bị này là dây đốt nóng
được làm bằng những vật liệu có điện trở suất lớn như Vonfram,
constantan, maiso, nicrom … Các vật liệu sẽ tạo ra một điện trở lớn làm
lượng nhiệt sinh ra được nhiều hơn. Ngoài ra các vật liệu này còn có khả
năng chịu được nhiệt độ rất cao.
1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bàn ủi điện (Bàn ủi điện):
1.2.1. Cấu tạo:
a. Bàn ủi điện không có điều chỉnh nhiệt độ:
Bàn ủi điện không có điều chỉnh nhiệt độ, công suất thường nhỏ
khoảng 320  400W. Khối lượng lớn (từ 2,1 đến 3 kg) để tích được nhiều
nhiệt trong quá trình làm việc. Thời gian gia nhiệt đến 2000C tương đối
chậm, khoảng 15 phút. Cấu tạo đơn giản, gồm có đế và tấm nặng (Hình
1.1). Trên đế có rãnh đặt dây điện trở gia nhiệt và được cách điện với đế,
với tấm nặng nhờ chuỗi sứ hạt cườm hoặc mi ca lồng ngoài dây điện trở.
Mặt đế được mạ crôm hoặc niken để chống rỉ hoặc là tấm nhôm nhẵn có
6

tác dụng làm phẳng vật cần ủi. Tấm nặng thường được đúc bằng gang
xám để tích nhiệt cho bàn ủi và giữ nhiệt lâu dài khi ủi.

a) Hình dạng bên
b ) Cấu tạo bên trong
ngoài
Hình 1.1: BÀN ỦI KHÔNG CÓ ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ
1. Đế (có rãnh đặt dây điện trở gia nhiệt)
2. Tấm nặng.
3. Dây điện trở gia nhiệt.
4. Tay nắm (bằng sứ hoặc nhựa)
5. Hạt cườm bằng sứ.
6. Vít nối dây điện trở với dây cấp điện (dây nguồn).
7. Dây nguồn và ổ cắm.

Đầu ra dây điện trở gia nhiệt thường được bọc bằng ống sứ và nối
với dây tiết diện lớn (thường là dây mềm nhiều sợi) có phích cắm với
nguồn điện.
Loại bàn ủi này có cấu tạo đơn giản, rẻ tiền. Song do không khống
chế được nhiệt độ mong muốn nên dễ gây cháy vật ủi, do cắm liên tục sẽ
tiêu tốn năng lượng.
b. Bàn ủi điện có điều chỉnh nhiệt độ:
Bàn ủi điện có điều chỉnh nhiệt độ là loại thiết bị gia nhiệt có bộ
phận khống chế nhiệt độ (khống chế nhiệt độ bằng rơle nhiệt).
Cấu tạo như hình 1.2

7

7
6
8

5

3

4

2

9

2

1

b) Sơ đồ mạch điện bàn ủi
có đền tín hiệu

a) Cấu tạo bàn ủi

Hình 1.2: BÀN ỦI CÓ ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ
1. Bộ điều chỉnh nhiệt
4. Tấm nặng.
2. Dây điện trở gia nhiệt. 5. Vỏ.
3. Đế.
6. Tay nắm.

7. Núm điều chỉnh nhiệt.
8. Điện trở sun.
9. Đèn báo hiệu.

Cấu tạo bộ điều chỉnh bàn ủi như sau: (hình 1.3)

Hình 1.3: CẤU TẠO BỘ ĐIỀU CHỈNH CỦA BÀN ỦI
1. Cam;
7. Tấm tiếp điểm trên;
2. Con lăn bằng sứ;
8. Tấm tiếp điểm dưới;
3. tiếp điểm trên và dưới;
9. Tấm cách;
4. Vít;
10. Điện trở gia nhiệt;
5. ốc;
11. Mặt đế;
6. Vòng đệm sứ;
12. Cặp kim loại kép

8

Bộ phận điều chỉnh của bàn ủi thực chất là một rơle nhiệt. Bộ phận
điều chỉnh của rơle này là một cặp kim loại kép (12), đặt sát với đế làm
việc (11) của bàn ủi. Cặp kim loại gồm hai tấm kim loại có hệ số giãn nở
nhiệt khác nhau được hàn chặt với nhau. Khi bị đốt nóng cặp kim loại sẽ
cong về phía tấm kim loại ít giãn nở hơn. Nhiệt độ càng cao, cặp kim
loại cong càng nhiều, đến mức nào đó, nó sẽ đẩy tấm tiếp điểm trên (7)
lên, mở tiếp điểm (30, ngắt dòng điện cấp nhiệt đi qua dây điện trở (10).
Khi bị ngắt điện, bàn ủi nguội dần, cặp kim loại thẳng dẫn trở lại cho đến
khi đóng tiếp điểm 3, bàn ủi lại có điện.
Khi xoay cam (1), mặt cam tì vào con lăn (2) sẽ thay đổi vị trí của
lá tiếp điểm dưới (8), do đó sẽ thay đổi được thời gian mở tiếp điểm (3),
tức là thay đổi được nhiệt độ duy trì của của bàn ủi. Trục cam (1) được
nối tới núm điều chỉnh nhiệt độ của bàn ủi (núm 7, hình 1.2a).
Như vậy, bàn ủi có điều chỉnh nhiệt độ ngoài các bộ phận như bàn
ủi thường còn có thêm bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, để điều chỉnh nhiệt
độ ủi và duy trì nhiệt độ đó trong một thời gian nhất định. Giới hạn này
có thể lựa chọn được tùy thuộc vào loại vải cần ủi như sau:

Nhiệt độ (0C)

Loại vải
Sợi hóa học

85  115

Tơ lụa

115  140

Len

140  165

Băng, vải sợi

165  190

Lanh, vải bạt

190  230

9

1.2.2. Nguyên lý:
6
2

1

3

4

5
HìNH 1.4: NGUYÊN LÝ BÀN ỦI ĐIỆN

1. Điện trở chính (dây đốt nóng).
2. Bảng lưỡng kim.
3. Tiếp điểm.
4. Điện trở phụ.
5. Đèn báo.
6. Vít điều chỉnh.

– Phần chính của bàn ủi là dây điện trở có nhiệm vụ tạo ra nhiệt
năng.
– Điều chỉnh vít 6 làm tiếp điểm 3 đóng lại cấp nguồn cho mạch,
có dòng điện chạy qua, bàn ủi nóng dần lên. Khi nhiệt độ tăng quá mức
điều chỉnh bảng lưỡng kim 2 biến dạng cong lên làm tiếp điểm 3 bị hở,
mạch bị cắt, nhiệt độ giữ ổn định.
– Điện trở phụ 4 có vai trò tạo sụt áp để cấp cho đèn báo (khoảng
vài vôn).
1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện:
Công dụng chính của nồi cơm điện là dùng để nấu cơm. Nấu cơm
bằng nồi cơm điện, cơm sẽ tơi, giữ được mùi thơm của các loại gạo, giữ
được giá trị dinh dưỡng phong phú của cơm. Mặt khác có thể dùng nồi
cơm điện để hấp các loại bánh, sấy các loại bánh cần ăn giòn, nóng. Nấu
cơm bằng nồi cơm điện không cần người trông, các quá trình nấu và ủ
chín cơm đều hoàn toàn tự động, vì thế rất tiện lợi trong sinh hoạt, đặc
biệt là những người bận nhiều công việc, ít có thời gian nấu nướng.
Dung tích của nồi có các loại: 1,2lít; 1,8lít; 3,2lít
10

Source: https://dvn.com.vn
Category: Gia Dụng

Alternate Text Gọi ngay