tổng hợp câu hỏi ôn thi vấn đáp luật doanh nghiêp 2014 có hướng dẫn – Tài liệu text

tổng hợp câu hỏi ôn thi vấn đáp luật doanh nghiêp 2014 có hướng dẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.09 KB, 27 trang )

Bạn đang đọc: tổng hợp câu hỏi ôn thi vấn đáp luật doanh nghiêp 2014 có hướng dẫn – Tài liệu text

Luật DN 2014 – vấn đáp
TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN THI VẤN ĐÁP LUẬT DOANH NGHIỆP
2014
CÓ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Luật doanh nghiệp 2014 quy định như thế nào về quyền của doanh
nghiệp?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có các quyền sau
đây:
– Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành,
nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh
doanh.
– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
– Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả
năng cạnh tranh.
– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
– Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
– Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
– Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
– Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.
Câu 2: Hiện tại tôi và 2 người bạn nữa đang có nhu cầu thành lập Công ty cổ
phần. Tuy nhiên chúng tôi muốn có 2 người cùng là đại diện theo pháp luật của công
ty. Hỏi pháp luật hiện hành có cho phép 2 người làm đại diện theo pháp luật không?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 13 của Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn
và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công
ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện

theo pháp luật của doanh nghiệp.”
Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, trường hợp của bạn hoàn toàn có
thể thành lập công ty cổ phần với 2 người đại diện theo pháp luật. Đồng thời, Điều lệ
công ty sẽ quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản lý, quyền, nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật. Đây cũng là một quy định mới của Luật doanh nghiệp 2014 nhằm
đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
Câu 3: Những tổ chức, cá nhân nào có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp?
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 1

Luật DN 2014 – vấn đáp
Trả lời:
Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần,
mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp,cụ thể:
• Về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:
Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định
của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập
doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên
chức;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại
diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người
được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh
nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực
hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý
hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành
nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh
doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về
phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh
nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
• Về quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ
trường hợp sau đây:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào
doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về
cán bộ, công chức.
……………………………………
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN THI VẤN ĐÁP

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 2

Luật DN 2014 – vấn đáp
1. Phân tích đặc điểm pháp lí của thương nhân theo pháp luật Việt Nam. Phân biệt các
khái niệm: thương nhân và pháp nhân ?
2. Phân biệt các khái niệm thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh.
3. Trình bày hiểu biết của em về các loại thương nhân theo pháp luật Việt Nam.
4. Thế nào là trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp và của người góp

vốn vào doanh nghiệp?
5. Chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn và chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn có gì giống
và khác nhau? Cho ví dụ cụ thể.
6. Trình bày hiểu biết của em về vốn điều lệ, vốn pháp định.
7. Trình bày nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
8. Phân tích đặc điểm pháp lí của DNTN. Phân biệt DNTN với Hộ kinh doanh.
9. Phân biệt DNTN với Công ty TNHH một thành viên.
10. Phân tích các quyền và nghĩa vụ cơ bản của chủ DNTN đối với DNTN.
11. Phân tích đặc điểm pháp lí của hộ kinh doanh. Phân biệt hộ kinh doanh với doanh
nghiệp tư nhân.
12. Thủ tục đăng kí kinh doanh của hộ kinh doanh và điều kiện để hộ kinh doanh được
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
13. Phân tích đặc điểm pháp lí của công ti hợp danh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam.
14. Ưu điểm và hạn chế cơ bản Công ty hợp danh so với Doanh nghiệp tư nhân
……………………………………………………………………………………………
Câu 4: Anh A và anh B (đều là người Việt Nam) cùng góp vốn để thành lập
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Hỏi anh A và anh B cần chuẩn bị hồ sơ như thế
nào để thành lập doanh nghiệp trên?
Trả lời:

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 3

Luật DN 2014 – vấn đáp
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật doanh nghiệp 2014 thì thành phần hồ sơ đăng ký
thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên anh A và anh B cần chuẩn bị gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
Câu 5: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp có những nội dung gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 24 Luật doanh nghiệp 2014 thì Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp có các nội dung sau:
– Tên doanh nghiệp.
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
– Ngành, nghề kinh doanh.
– Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán
của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.
– Thông tin đăng ký thuế.
– Số lượng lao động.
– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng
minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp
tư nhân và thành viên hợp danh.
– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng
minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Câu 6: Điều lệ công ty gồm những nội dung gì? Cần chú ý điều gì khi đăng ký
và khi sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014, Điều lệ công ty bao gồm Điều
lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
Điều lệ có các nội dung như sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu
có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công

ty cổ phần;
d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh
đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 4

Luật DN 2014 – vấn đáp
hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp
của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần,
loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và
Kiểm soát viên;
k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của những người sau:
a) Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công
ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy
quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên;

d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo
ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
Điều lệ khi sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của những người sau:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo
pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên và công ty cổ phần.
Câu 7: Tôi đang là thành viên của Công ty X thuộc loại hình Công ty TNHH
hai thành viên trở lên. Hiện tại tôi có tài sản là quyền sử dụng đất đối với mảnh đất
đang là địa điểm tập kết hàng của Công ty (từ trước đến nay là công ty thuê của tôi).
Giờ tôi muốn góp vốn bằng tài sản này vào cho công ty thì cần làm những gì?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp
vốn như sau: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 5

Luật DN 2014 – vấn đáp
công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau
đây:
+ Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp
vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
+ Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng
việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ

thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng
thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn;
loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá
trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn
hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của
công ty;
+ Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài
sản góp vốn đã chuyển sang công ty. […]”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu muốn góp vốn vào công ty bằng tài sản là quyền
sử dụng đất, bạn cần thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể ở đây là Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài
nguyên và môi trường tại nơi có thửa đất.
Câu 8: Anh X, chị Y, anh Z, anh T cùng góp vốn dự định thành lập Công ty A
là công ty cổ phần. Trong đó, anh X, anh Z, anh T đều góp vốn bằng tiền Việt Nam.
Chị Y góp vốn bằng ngôi nhà và quyền sử dụng đất nơi dự kiến làm trụ sở chính của
doanh nghiệp.Vậy việc định giá ngôi nhà và quyền sử dụng đất là tài sản góp vốn
của chị Y được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:
“1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải
được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định
giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng
lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp
định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp
vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp
vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)

Page 6

Luật DN 2014 – vấn đáp
giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá;
đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao
hơn giá trị thực tế.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ
phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên
nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài
sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp
vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ
phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị
thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách
nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”
Như vậy, với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp là ngôi nhà và quyền sử dụng
đất của chị Y, việc định giá có thể được thực hiện bởi tất cả các cổ đông theo nguyên tắc
nhất trí. Trong trường hợp không thống nhất được thì các cổ đông nhờ/thuê một tổ chức
thẩm định giá chuyên nghiệp định giá (Công ty có chức năng thẩm định giá…). Trong
trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải
được đa số các cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp ngôi nhà và quyền sử dụng đất của chị Y được định giá cao hơn so với giá trị
thực tế tại thời điểm góp vốn thì anh X, chị Y, anh Z, anh T cùng liên đới góp thêm bằng
số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm
kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài
sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Câu 9: Như thế nào là tên trùng và tên gây nhầm lẫn?

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp 2014 thì tên trùng, tên gây nhầm lẫn
được quy định như sau:
• Tên trùng: là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống
với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
• Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh
nghiệp đã đăng ký;
– Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh
nghiệp đã đăng ký;
– Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng
tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 7

Luật DN 2014 – vấn đáp
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng
chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên
riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh
nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”,
“miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g trên đây không áp dụng đối với
trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

Câu 10: Tôi đang là chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên X, vốn điều lệ
1.000.000.000 đồng. Hiện nay tôi muốn huy động thêm số vốn là 500.000.000 đồng từ
em trai tôi để tăng vốn điều lệ thì cần làm thủ tục gì?
Trả lời:
Việc tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH 1 thành viên được quy định tại Điều 87
Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
“[…]
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu
công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định
hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
3. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người
khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây:
a) Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên và công ty phải thông báo thay đổi nội
dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi
vốn điều lệ;
b) Công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 của Luật này”
Như vậy trong trường hợp của bạn, bạn đang muốn tăng vốn điều lệ bằng cách huy
động thêm vốn của em trai bạn. Do số lượng thành viên sau khi thay đổi là 2 nên bạn cần
thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình Công ty TNHH 1 thành viên X sang công ty
TNHH hai thành viên trở lên. Đồng thời, phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh
nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ.
Câu 11:Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần được quy định như
thế nào?
Trả lời:

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 8

Luật DN 2014 – vấn đáp

Quyền của cổ đông phổ thông được quy định cụ thể tại Điều 114 Luật doanh nghiệp
2014, cụ thể như sau:
– Đối với Cổ đông phổ thông:
+ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu
quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp
luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
+ Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
+ Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng
cổ đông trong công ty;
+ Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này;
+ Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu
quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
+ Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội
đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
+ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với
tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;
– Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở
lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều
lệ công ty có các quyền sau đây:
+ Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
+ Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo
tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo
của Ban kiểm soát;
+ Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này;
+ Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành
hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên,
địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ

thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cổ
đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng
số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn
đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
+ Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
– Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu
cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 9

Luật DN 2014 – vấn đáp
+ Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người
quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
+ Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng quản trị mới
chưa được bầu thay thế;
+ Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có
họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số
doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ
chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả
nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu,
chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt
quá thẩm quyền.
– Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện
như sau:

+ Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và
Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi
khai mạc Đại hội đồng cổ đông;
+ Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc
nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số người
theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban
kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn
số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số
ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.
– Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Câu 12: Tôi là cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần K (được thành lập từ tháng
12/2014). Hiện nay tôi muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho chị X (chị X
không phải là cổ đông sáng lập). Vậy tôi có được quyền chuyển nhượng cổ phần của
mình cho chị X không? Tại sao?
Trả lời:
Khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
“[…]3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho
người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 10

Luật DN 2014 – vấn đáp
đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu
quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.[…]”
Như vậy trong trường hợp của bạn,chị X không phải là cổ đông sáng lập của Công ty
cổ phần K, đồng thời công ty mới thành lập năm 2014 nên đang trong thời hạn 3 năm sau

khi thành lập. Do đó, bạn chỉ được chuyển nhượng cho chị X khi được sự đồng ý của Đại
hội đồng cổ đông. Trong trường hợp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, bạn được phép
chuyển nhượng cổ phần của mình cho chị X.
Câu 13: Đề nghị cho biết Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 135 Luật doanh nghiệp 2014, Đại hội đồng cổ đông
gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ
phần. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau:
– Thông qua định hướng phát triển của công ty;
– Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
– Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị
tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không
quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
– Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
– Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
– Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại
cho công ty và cổ đông công ty;
– Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Câu 14: Việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực
hiện theo nguyên tắc nào?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất
kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh
nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
– Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh
nghiệp.

– Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển
ngành.
– Đầu tư vốn nhà nước để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn
then chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 11

Luật DN 2014 – vấn đáp
hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp theo
quy định tại Điều 10 và Điều 16 của Luật này.
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của
người quản lý doanh nghiệp.
– Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở
hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhà nước; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình, đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần
vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm
hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phòng,
chống dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
– Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
– Phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Câu 15: Doanh nghiệp X là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp
phục vụ quốc phòng, an ninh do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ. Hiện nay,
doanh nghiệp X đang gặp khó khăn về vốn do cần thực hiện nhiều nhiệm vụ mới
được nhà nước giao trong phạm vi hoạt động. Vậy, doanh nghiệp X có được đầu tư
bổ sung vốn Điều lệ không?
Trả lời:
Điều 13 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh tại doanh

nghiệp 2014 quy định về phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang
hoạt động như sau:
“1. Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quy
định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp được đầu tư bổ sung vốn điều lệ:
a) Doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực
hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt;
b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng
vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.”
Như vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp X là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1
Điều 10 Luật này. Đồng thời, doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn điều lệ do số vốn
hiện tại không đủ để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bởi vậy, doanh nghiệp X thuộc diện
được đầu tư bổ sung vốn điều lệ.

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 12

Luật DN 2014 – vấn đáp
Câu 16: Việc huy động vốn điều lệ của Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp 2014, việc huy động vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ được quy định như sau:
– Doanh nghiệp được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ
chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh

nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc huy động vốn:
+ Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh
hằng năm của doanh nghiệp;
+ Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ;
+ Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo
đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;
+ Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện thông qua hợp đồng
vay vốn với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; trường hợp vay vốn từ nguồn
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về
tín dụng đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và
quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo
quy định của pháp luật.
– Thẩm quyền huy động vốn:
+ Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án huy động vốn đối với
từng dự án có mức huy động không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài
chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời
điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật
đầu tư công.
Việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm tổng số nợ phải trả bao
gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con quy định tại khoản 4 Điều này không quá ba
lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo
tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
quyết định phương án huy động vốn theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của
doanh nghiệp;

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 13

Luật DN 2014 – vấn đáp
+ Trường hợp huy động vốn trên mức quy định tại điểm a khoản này, huy động vốn của
tổ chức, cá nhân nước ngoài, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan
đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
– Doanh nghiệp được quyền bảo lãnh cho công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng theo
nguyên tắc sau đây:
+ Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một công ty con do doanh nghiệp nắm
giữ 100% vốn điều lệ không quá giá trị vốn chủ sở hữu của công ty con theo báo cáo tài
chính quý hoặc báo cáo tài chính năm gần nhất tại thời điểm bảo lãnh;
+ Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với công ty con do doanh nghiệp nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ không được vượt quá giá trị vốn góp thực tế của doanh nghiệp tại
thời điểm bảo lãnh.
– Trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn huy động không đúng mục đích, huy động vốn
vượt mức quy định nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ
quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lý trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy định
của pháp luật.
Câu 17: Công ty TNHH một thành viên Y là doanh nghiệp nhà nước nắm giữ
100% tổng số vốn Điều lệ. Hiện tại, trong số tài sản cố định của Công ty Y có 01 tòa
nhà 6 tầng chưa có nhu cầu sử dụng đến. Hỏi công ty Y có được cho thuê tài sản này
không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 25 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp 2014, việc quản lý và sử dụng tài sản cố định được quy định như
sau:
“1. Doanh nghiệp xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố

định.
2. Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định theo nguyên tắc
có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư
hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụng
không hiệu quả để thu hồi vốn.”
Như vậy trong trường hợp này, đối với tài sản cổ định là tòa nhà 06 tầng chưa có nhu cầu
sử dụng, công ty Y có quyền cho thuê. Tuy nhiên, việc cho thuê của công ty Y phải theo
nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu việc cho thuê không mang lại
hiệu quả, ảnh hưởng đến số vốn đã đầu tư để xây dựng tài sản này thì không được thực
hiện.
Câu 18: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện việc
quản lý nợ phải thu như thế nào?
Trả lời:
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 14

Luật DN 2014 – vấn đáp
Theo quy định tại Điều 26 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp 2014, việc quản lý nợ phải thu đối với doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% Vốn điều lệ được thực hiện như sau:
– Xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải thu. Quy chế quản lý nợ phải
thu phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi nợ;
– Theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng nợ;
– Thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ.
Doanh nghiệp được quyền bán nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu
không có khả năng thu hồi. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho tổ chức kinh tế có chức
năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán trực tiếp cho đối tượng nợ. Giá bán do các
bên thỏa thuận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trường hợp quản lý nợ dẫn đến thất thoát vốn chủ sở hữu hoặc bán nợ dẫn đến doanh

nghiệp bị thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán, giải thể, phá sản, Hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch công ty, người có liên quan phải bồi thường thiệt hại và tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh
nghiệp.
Câu 19: Doanh nghiệp X là Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước.
Doanh nghiệp X dự định đầu tư góp vốn tại Công ty cổ phần Y. Ông A là người được
Doanh nghiệp X ủy quyền làm Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công
ty cổ phần Y. Hỏi ông A cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn gì?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất
kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, tiêu chuẩn của người đại diện phần vốn của doanh
nghiệp được quy định như sau:
– Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để hoàn
thành nhiệm vụ được giao;
– Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;
– Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu
cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện;
– Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố,
xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật;
– Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh
ruột, chị ruột, em một, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội
đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát
viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán
trưởng của doanh nghiệp;

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 15

Luật DN 2014 – vấn đáp
– Tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của
pháp luật có liên quan. (Đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 18 Luật doanh nghiệp
2014).
Như vậy, trong trường hợp ông A đáp ứng được các điều kiện nêu trên, doanh nghiệp X
có thể ủy quyền cho ông A làm người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp tại công ty
cổ phần Y.
Câu 20: Việc cử người đại diện phần vốn góp của Nhà nước, phần vốn góp
của doanh nghiệp?
Trả lời:
Việc cử người đại diện phần vốn góp của Nhà nước, phần vốn góp của doanh nghiệp
được quy định tại Điều 47 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:
– Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu,
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lựa chọn, cử người đại diện phần
vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp. Việc cử người đại diện phải
thực hiện bằng văn bản, trong đó quy định quyền, trách nhiệm của người đại diện.
– Thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh
nghiệp được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
– Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên
trách tham gia làm người đại diện tại một doanh nghiệp.
– Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia làm người đại
diện phần vốn nhà nước tại không quá ba doanh nghiệp, số lượng người đại diện không
chuyên trách tại một doanh nghiệp không quá 30% số lượng thành viên Hội đồng thành
viên, Hội đồng quản trị.
Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp không chuyên trách có thể tham gia làm
người đại diện tại một hoặc một số doanh nghiệp theo quy định tại điều lệ của doanh
nghiệp.
Câu 21: Công ty TNHH 1 Thành viên X là doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp X cử ông B là người đại diện phần vốn góp

doanh nghiệp trong Công ty TNHH hai thành viên K. Hỏi, với cương vị là người đại
diện phần vốn góp của doanh nghiệp trong công ty K, ông B có quyền và trách
nhiệm như thế nào?
Trả lời:
Quyền và trách nhiệm của người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại Điều 49 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà
nước đầu tư và sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014. Trong trường hợp này, ông B
có quyền và trách nhiệm như sau:

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 16

Luật DN 2014 – vấn đáp
– Báo cáo, xin ý kiến doanh nghiệp đã cử người đại diện trước khi tham gia ý kiến, biểu
quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên về các vấn đề sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế
hoạch sản xuất, kinh doanh;
+ Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội
đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám
đốc;
+ Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp;
+ Tổ chức lại, giải thể, phá sản;
+ Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội
đồng thành viên.
– Báo cáo kịp thời về việc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm
vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.

– Định kỳ hằng quý, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp, người đại diện
phần vốn của doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình
tài chính và kiến nghị giải pháp.
– Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm
được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của người đại diện.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn của doanh
nghiệp.
– Thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, điều
lệ doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 22: Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư vốn nhà
nước vào doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
được thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và
sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:
– Việc ban hành chính sách, pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
– Việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi quy
định tại Luật này.
– Việc xác định vốn đầu tư, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để đầu tư
vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
– Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 17

Luật DN 2014 – vấn đáp
– Việc quyết định chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư vốn nhà nước vào
doanh nghiệp.
– Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong đầu tư vốn

nhà nước vào doanh nghiệp.
Câu 23: Công ty X là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% số vốn điều
lệ. Vậy doanh nghiệp X có được sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của doanh
nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp không?
Trả lời:
Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh tại doanh
nghiệp 2014 quy định về việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp do nhà nước nắm
giữ 100% tổng số vốn điều lệ như sau:
“1. Việc sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài
doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đầu
tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với chiến
lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của
doanh nghiệp.
2. Hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông
qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
b) Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp danh;
c) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
d) Mua công trái, trái phiếu.
3. Các trường hợp không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại
diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành
viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám
đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;
b) Góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư ra ngoài

doanh nghiệp với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính
quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm
quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật
đầu tư công.

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 18

Luật DN 2014 – vấn đáp
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
quyết định các dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định tại điều lệ hoặc quy
chế tài chính của doanh nghiệp;
b) Trường hợp dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức quy định tại
điểm a khoản này, dự án góp vốn liên doanh của doanh nghiệp với nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở
hữu xem xét, phê duyệt.”
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp X được phép sử dụng vốn, tài sản, quyền sử
dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đầu tư ra
ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật này và các quy định pháp
luật khác có liên quan, đồng thời không thuộc trường hợp không được đầu tư ra ngoài
doanh nghiệp.
Câu 24: Việcgiám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu
đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy
định như thế nào?
Trả lời:
Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với hoạt động đầu
tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định tại Điều 57 Luật quản
lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, cụ thể

như sau:
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động sau:
+ Đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người
đại diện phần vốn nhà nước;
+ Việc chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp;
+ Đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
+ Thực hiện kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm
toán, cơ quan đại diện chủ sở hữu về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh
nghiệp.
– Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đại
diện chủ sở hữu:
+ Cảnh báo, xử lý kịp thời vấn đề phát hiện trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra;
+ Yêu cầu thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước,
cơ quan thanh tra, kiểm toán về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 19

Luật DN 2014 – vấn đáp
+ Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm
soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm về đầu tư, quản lý, sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Hằng năm tổng hợp, gửi Bộ Tài chính kết quả giám sát về hoạt động đầu tư, quản lý, sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản
lý.
Câu 25: Công ty X là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, hiện công ty

X đang có nhu cầu đầu tư xây dựng tài sản cố định là Tòa nhà 12 tầng làm trụ sở
Công ty. Vậy việc đầu tư xây dựng tài sản cố định được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Điều 24 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh tại doanh
nghiệp 2014 quy định về việc đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định như sau:
“1. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh
nghiệp:
a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh
doanh hằng năm của doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết
định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị không quá 50%
vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của
doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá
mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
quyết định các dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định theo quy định tại điều lệ
hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;
b) Trường hợp dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức
quy định tại điểm a khoản này, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ
quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
2. Trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thực hiện theo quy định
của pháp luật.
3. Người quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định phải chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật nếu quyết định không đúng thẩm quyền hoặc tài sản
cố định được đầu tư, xây dựng, mua, bán không sử dụng được, sử dụng không hiệu quả.”
Như vậy, việc đầu tư xây dựng tài sản cố định của công ty X được thực hiện theo quy
định trên.
Nhóm vấn đề liên quan đến chuyển đổi từ luật doanh nghiệp 2005 sang luật doanh
nghiệp2014
Hỏi: Cho đến ngày 01/7/2015, các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp
trong đó có Nghị định về đăng ký doanh nghiệp (thay Nghị định 43/2010/NĐ-CP) và

Thông tư hướng dẫn (thay Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT) đã được ban hành hay chưa?
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 20

Luật DN 2014 – vấn đáp
Câu 26: trường hợp văn bản được hướng dẫn (Luật Doanh nghiệp 2005 chẳng hạn) hết
hiệu lực thì các Nghị định hướng dẫn thực hiện (như Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng
ký doanh nghiệp), Thông tư (như Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT) … cũng hết hiệu lực?
Trả lời: Sai!
Khoản 1, điều 9, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định rõ: “Văn
bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn
bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị
đình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền”.
Như thế, cho đến nay (01/7/2015), chưa có văn bản nào nêu là bãi bỏ Nghị định
43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về
đăng ký doanh nghiệp nên các văn bản này đương nhiên vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên cũng
rất cần phải hiểu rằng những quy định nào của Nghị định và Thông tư .v.v. mà trái với
Luật mới thì đương nhiên sẽ bị vô hiệu.
Câu 27: Các doanh nghiệp có phải đổi Giấy chứng nhận ĐKDN, ĐKDN … đã cấp theo
Luật cũ để được cấp theo Luật mới?
Trả lời: Không. Các Giấy chứng nhận ĐKDN, ĐKKD (kể cả Giấy chứng nhận đầu tư
kiêm ĐKKD; Giấy phép đầu tư kiêm ĐKKD ….) được cấp theo các Luật cũ sẽ còn
nguyên giá trị. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung ĐKKD hoặc có nhu cầu đổi
sang Giấy chứng nhận theo Luật mới thì sẽ cấp mới Giấy chứng nhận ĐKDN theo Luật
mới.
Câu 28: Việc cấp thành Giấy chứng nhận ĐKDN riêng, Giấy chứng nhận đầu tư riêng
như vậy có làm thay đổi quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp hay không?
Trả lời: Không. Việc tách thành hai Giấy chứng nhận sẽ không làm thay đổi về dự án đầu

tư, hợp đồng thuê đất (nếu có), nghĩa vụ thuế .v.v. nói riêng cũng như mọi quyền lợi,
nghĩa vụ của doanh nghiệp nói chung.
Hỏi: Sẽ sử dụng mã số nào để làm mã số doanh nghiệp, chi nhánh …?
Trả lời: Trong tất cả các trường hợp đều dùng mã số thuế làm mã số doanh nghiệp, chi
nhánh …
Nhóm vấn đề liên quan đến ngành nghề kinh doanh
Hỏi: Có đúng là từ ngày 01/7/2015, khi Luật mới có hiệu lực, doanh nghiệp sẽ không
phải đăng ký ngành nghề kinh doanh mà được tự do kinh doanh tất cả những gì mà pháp
luật không cấm?
Trả lời: Sai! Doanh nghiệp vẫn phải ghi ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp và mỗi khi thay đổi, bổ sung vẫn phải gửi thông báo đến cơ quan ĐKKD.
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 21

Luật DN 2014 – vấn đáp
Chỉ không ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà
thôi.
Hỏi: Thế nghĩa là hồ sơ do doanh nghiệp thành lập vẫn phải ghi ngành nghề kinh doanh
như cũ, cái mới chỉ khác là không ghi trong Giấy chứng nhận ĐKDN do cơ quan ĐKKD
cấp ra mà thôi?
Trả lời: Đúng!
Hỏi: Sao không bỏ việc ghi ngành nghề luôn cả đi (bỏ cả trong hồ sơ đăng ký của doanh
nghiệp và cả trong giấy chứng nhận) mà lại bỏ “một nửa” như vậy?
Trả lời: Đúng là khi Luật chưa thông qua, cũng có một số ý kiến đề nghị bỏ thì bỏ luôn
cả, khi doanh nghiệp hoạt động ngành, nghề nào thì tuân theo pháp luật chuyên ngành
của ngành, nghề đó. Tuy vậy, cuối cùng, Luật quy định là chỉ không ghi trong giấy chứng
nhận mà vẫn phải ghi trong hồ sơ của doanh nghiệp và ngành nghề được ghi nhận trên
cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là phải
thực hiện theo Luật. Tương tự như vậy ở các lĩnh vực khác (các câu hỏi khác), cái gì Luật

đã quy định thì có nghĩa là phải thực hiện, chúng ta không bàn là tại sao Luật lại quy định
như thế này mà không quy định như thế kia (cái này chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đóng góp
ý kiến khi Luật chưa thông qua). Sau này, khi thực hiện, thấy cái gì bất hợp lý, cần kiến
nghị sửa đổi, bổ sung thì lại là việc khác, còn bây giờ, nhiệm vụ trước mắt chúng ta là
phải triển khai thực hiện Luật thật tốt.
Hỏi: Trước kia, muốn biết doanh nghiệp kinh doanh gì chỉ cần xem Giấy CN ĐKDN, vậy
bây giờ không ghi trong Giấy chứng nhận nữa thì xem ở đâu?
Trả lời: Khi đó ta phải tra cứu thông tin về doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký
doanh nghiệp quốc gia: dangkykinhdoanh.gov.vn; cũng có thể xem ở hồ sơ, điều lệ công
ty .v.v.
Hỏi: Dùng thông tin tra cứu trên mạng như thế có đáng tin cậy hay không? Nhỡ người ta
cứ đòi bản xác nhận bằng giấy thì sao?
Trả lời: Đương nhiên là tin cậy. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, những thông tin được
đăng tải trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ
dangkykinhdoanh.gov.vn có giá trị như thông tin của văn bản bằng giấy. Trường hợp có
yêu cầu phải có bản bằng giấy thì cũng có thể in ra từ hệ thống này.
Hỏi: Như thế thì cải cách được cái gì?
Trả lời: Cải cách được khá nhiều. Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 nêu một
trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp là: “Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành,
nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh …”. Trong khi đó Điều 8 (Nghĩa
vụ của doanh nghiệp) của Luật Doanh nghiệp 2014 đã không còn nêu quy định này, rõ
ràng quy định mới thông thoáng hơn nhiều. Quy định này còn mở đường cho hàng loạt
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 22

Luật DN 2014 – vấn đáp
các thay đổi tương ứng của pháp luật dân sự, hình sự .v.v., tuân theo các quy định của
Hiến pháp 2013.
Theo quy định mới, khi doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh (một trong

những nội dung bị thay đổi nhiều nhất) thì chỉ cần gửi thông báo đến cơ quan ĐKKD mà
không phải cấp mới Giấy CNĐKDN (do Giấy CN ĐKDN không ghi ngành nghề). Việc
này sẽ rất thuận lợi, nhanh chóng cho doanh nghiệp. Quan trọng là việc muốn biết doanh
nghiệp kinh doanh ngành nghề gì .v.v. thì phải truy cập trang dangkykinhdoanh.gov.vn
nhất định sẽ tạo thói quen tìm hiểu thông tin, giao dịch với doanh nghiệp (về rất nhiều
mặt hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ là ngành nghề) trên mạng điện tử, từ đó
đương nhiên nâng cao được việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tế.
Hỏi: Việc không ghi ngành nghề trong Giấy chứng nhận ĐKDN có gây khó khăn cho
doanh nghiệp, bạn hàng, các cơ quan nhà nước .v.v. khác không?
Trả lời: Ban đầu, chắc chắn sẽ có không ít khó khăn, vướng mắc do chúng ta có thói
quen, tập quán xem văn bản, có ký tá, đóng dấu … đã được in sâu trong tâm trí từ trước
đến nay, trở thành căn cứ của niềm tin. Trong khi việc sử dụng thông tin, giao dịch trên
mạng điện tử, chữ ký số … thì lại chưa tạo thành thói quen, chưa tạo thành tập quán,
chưa tạo niềm tin cao … Tuy vậy, tin rằng mọi bỡ ngỡ ban đầu sẽ nhanh chóng qua đi.
Để làm được việc này, rất cần đòi hỏi phải làm thật tốt công tác tuyên truyền, cung cấp
thông tin thật đầy đủ, chuẩn xác cho xã hội, cộng đồng doanh nghiệp .v.v. Đã có không ít
báo chí, rồi có người do nghiên cứu không kỹ luật .v.v. nêu là sau ngày 01/7/2015 cứ
ngành nghề không cấm là doanh nghiệp được tự do kinh doanh, không phải đăng ký, tuân
thủ .v.v. cái gì cả??? Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định như vậy nhưng thực tế thì
không ít người đang hiểu theo cách này.
Để hiểu rõ hơn, Quý vị có thể tìm đọc thêm bài Chọn “Chọn – Bỏ”, bỏ “Chọn – Cho”
theo đường dẫn: http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Y-kien-chuyen-gia/12662/ChonChon-Bo-bo-Chon-Cho, cùng nhiều tài liệu khác ….
Hỏi: Xin hỏi câu hỏi đã được nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần rằng: có phải đăng ký ngành
nghề kinh doanh xuất nhập khẩu hay không?
Trả lời: Cũng xin nhắc lại là xuất nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp, không phải là
ngành nghề kinh doanh. Trong hồ sơ ĐKKD, hoạt động xuất nhập khẩu được ghi ở mục
thông tin đăng ký thuế chứ không phải ghi ở mục ngành nghề kinh doanh. Khoản 5, điều
7 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu: Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là quyền của doanh
nghiệp.
Hỏi: Vậy tại sao có một số Nghị định, Thông tư, Văn bản khác …. thuộc các lĩnh vực

chuyên ngành lại ghi là doanh nghiệp phải có ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu
(một ngành nghề cụ thể nào đó)?
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 23

Luật DN 2014 – vấn đáp
Trả lời: Trong các trường hợp đó, phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, vì xuất nhập
khẩu là quyền của doanh nghiệp được ghi trong Luật Doanh nghiệp, không phải là ngành
nghề kinh doanh. Các văn bản khác quy định doanh nghiệp phải có ngành nghề kinh
doanh xuất nhập khẩu là trái Luật và đều bị vô hiệu điều khoản đó.
Trường hợp doanh nghiệp chuyên làm dịch vụ xuất nhập khẩu, hay ủy thác xuất nhập
khẩu .v.v. thì mới coi đó là một ngành nghề kinh doanh (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh) và phải đăng ký.
Hỏi: Có đúng là từ ngày 01/7/2015, doanh nghiệp sẽ không phải nộp chứng chỉ hành
nghề, văn bản xác nhận vốn pháp định khi đăng ký doanh nghiệp hay không?
Trả lời: Đúng.
Hỏi: Giấy chứng nhận ĐKDN là giấy phép kinh doanh, đúng hay sai?
Trả lời: Sai. Giấy chứng nhận ĐKDN không phải là giấy phép kinh doanh!
Khoản 12, điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi
lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp”.
Hỏi: Vậy ai sẽ thực hiện quản lý nhà nước đối với chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định,
các điều kiện kinh doanh khác .v.v.?
Trả lời: Khoản 1, điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu nghĩa vụ của doanh nghiệp là:
“Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó
trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh“.
Như vậy, khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp luôn phải
chấp hành đầy đủ các điều kiện kinh doanh. Chứng chỉ hành nghề hay văn bản xác nhận

vốn pháp định cũng là một trong những điều kiện kinh doanh. Thông tư liên tịch
04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV ngày 28/5/2015 nêu nguyên tắc phối hợp quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp là: “Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải
được phân định rõ ràng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng
cơ quan quản lý nhà nước cụ thể. Các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng
ngành, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh đa
ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước; mỗi cơ quan chịu trách nhiệm
quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực tương ứng“.
Để hiểu rõ hơn, Quý vị có thể tìm đọc thêm bài TÌM HIỂU VỀ QUYỀN TỰ DO KINH
DOANH đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ
dangkykinhdoanh.gov.vn (mục tin tức) hoặc đơn giản vào google, gõ nguyên dòng chữ
trên, cùng nhiều tài liệu khác ….
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 24

Luật DN 2014 – vấn đáp
Nhóm vấn đề liên quan đến góp vốn thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hỏi: Có đúng là từ ngày 01/7/2015, tất cả những ai muốn thành lập doanh nghiệp, kể cả
trong nước hay ngoài nước đều phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh để cấp Giấy chứng
nhận ĐKDN hay không?
Trả lời: Đúng.
Tuy vậy cần phân biệt là đối với nhà đầu tư nước ngoài dự định thành lập doanh nghiệp
mà họ chiếm đến 51% vốn điều lệ trở nên thì cần làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư trước rồi sau đó mới làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tại cơ quan
ĐKKD.
Hỏi: Vậy trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần, phần vốn góp của doanh
nghiệp đã thành lập tại Việt Nam thì sao?
Trả lời: Được chia ra hai tình huống. Nếu mua dưới 51% Vốn điều lệ thì làm thủ tục như

đối với nhà đầu tư trong nước. Nếu mua trên 51% Vốn điều lệ thì nhà đầu tư nước ngoài
phải làm hồ sơ xin ý kiến của Sở KH&ĐT, sau khi Sở có văn bản đồng ý thì sẽ làm thủ
tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan ĐKKD.
Chi tiết, đề nghị Quý vị đọc tài liệu (Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam)
được đính kèm bộ hỏi đáp này.
Hỏi: Vậy cơ quan nào sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Trả lời: Sở KH&ĐT sẽ là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nhóm vấn đề liên quan đến con dấu doanh nghiệp
Hỏi: Có đúng là từ ngày 01/7/2015, doanh nghiệp được bỏ con dấu?
Trả lời: Sai.
Từ ngày 01/7/2015, doanh nghiệp được tự quyết định về số lượng, hình thức, nội dung
con dấu. Việc quản lý, sử dụng, lưu giữ con dấu được quy định tại điều lệ công ty. Luật
Doanh nghiệp 2014 trao quyền tự quyết (về con dấu doanh nghiệp) cho doanh nghiệp chứ
Luật Doanh nghiệp 2014 không bảo là bỏ con dấu. Như thế nghĩa là việc sử dụng hay
không sử dụng con dấu là quyền của doanh nghiệp. Đương nhiên việc này cũng không
chỉ một mình doanh nghiệp mà quyết định được, còn liên quan đến đối tác, khách hàng,
các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác .v.v. để xem họ có yêu cầu mình có phải sử dụng con
dấu hay không, sự thay đổi có lẽ cũng phải từ từ.
Hỏi: Vậy “ai” làm con dấu cho doanh nghiệp?
Trả lời: Nếu doanh nghiệp “khéo tay” thì thậm chí có thể tự khắc dấu. Bằng không,
doanh nghiệp có thể tới các doanh nghiệp khắc dấu chuyên nghiệp để thuê họ khắc dấu.
Tài liệu Luật học – Kinh tế (fanpage)
Page 25

theo pháp lý của doanh nghiệp. ” Như vậy, theo lao lý của Luật doanh nghiệp 2014, trường hợp của bạn trọn vẹn cóthể xây dựng công ty CP với 2 người đại diện thay mặt theo pháp lý. Đồng thời, Điều lệcông ty sẽ pháp luật đơn cử về số lượng, chức vụ quản trị, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đạidiện theo pháp lý. Đây cũng là một lao lý mới của Luật doanh nghiệp 2014 nhằmđảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Câu 3 : Những tổ chức triển khai, cá thể nào có quyền xây dựng, góp vốn, mua cổphần, mua phần vốn góp và quản trị doanh nghiệp ? Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 1L uật DN 2014 – vấn đápTrả lời : Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 lao lý về quyền xây dựng, góp vốn, mua CP, mua phần vốn góp và quản trị doanh nghiệp, đơn cử : • Về quyền xây dựng và quản trị doanh nghiệp : Tổ chức, cá thể tại Nước Ta có quyền xây dựng và quản trị doanh nghiệp theo quy địnhcủa Luật này, trừ những trường hợp sau đây : – Cơ quan nhà nước, đơn vị chức năng vũ trang nhân dân sử dụng gia tài nhà nước để thành lậpdoanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị chức năng mình ; – Cán bộ, công chức, viên chức theo pháp luật của pháp lý về cán bộ, công chức, viênchức ; – Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Quân đội nhân dân ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trongcác cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Công an nhân dân Nước Ta, trừ những người được cử làm đạidiện theo chuyển nhượng ủy quyền để quản trị phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp ; – Cán bộ chỉ huy, quản trị nhiệm vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những ngườiđược cử làm đại diện thay mặt theo chuyển nhượng ủy quyền để quản trị phần vốn góp của Nhà nước tại doanhnghiệp khác ; – Người chưa thành niên ; người bị hạn chế năng lượng hành vi dân sự hoặc bị mất năng lựchành vi dân sự ; tổ chức triển khai không có tư cách pháp nhân ; – Người đang bị truy cứu nghĩa vụ và trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định hành động xử lýhành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hànhnghề kinh doanh thương mại, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm việc làm nhất định, tương quan đến kinhdoanh theo quyết định hành động của Tòa án ; những trường hợp khác theo pháp luật của pháp lý vềphá sản, phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan ĐK kinh doanh thương mại có nhu yếu, người ĐK xây dựng doanhnghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan ĐK kinh doanh thương mại. • Về quyền góp vốn, mua CP, mua phần vốn gópTổ chức, cá thể có quyền góp vốn, mua CP, mua phần vốn góp vào công ty cổphần, công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo pháp luật của Luật này, trừtrường hợp sau đây : – Cơ quan nhà nước, đơn vị chức năng vũ trang nhân dân sử dụng gia tài nhà nước góp vốn vàodoanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị chức năng mình ; – Các đối tượng người tiêu dùng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo pháp luật của pháp lý vềcán bộ, công chức. … … … … … … … … … … … … … … CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN THI VẤN ĐÁPTài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 2L uật DN 2014 – vấn đáp1. Phân tích đặc thù pháp lí của thương nhân theo pháp lý Nước Ta. Phân biệt cáckhái niệm : thương nhân và pháp nhân ? 2. Phân biệt những khái niệm thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh thương mại. 3. Trình bày hiểu biết của em về những loại thương nhân theo pháp lý Nước Ta. 4. Thế nào là nghĩa vụ và trách nhiệm gia tài trong kinh doanh thương mại của doanh nghiệp và của người gópvốn vào doanh nghiệp ? 5. Chế độ nghĩa vụ và trách nhiệm gia tài hữu hạn và chính sách nghĩa vụ và trách nhiệm gia tài vô hạn có gì giốngvà khác nhau ? Cho ví dụ đơn cử. 6. Trình bày hiểu biết của em về vốn điều lệ, vốn pháp định. 7. Trình bày nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. 8. Phân tích đặc thù pháp lí của DNTN. Phân biệt DNTN với Hộ kinh doanh thương mại. 9. Phân biệt DNTN với Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên. 10. Phân tích những quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản của chủ DNTN so với DNTN. 11. Phân tích đặc thù pháp lí của hộ kinh doanh thương mại. Phân biệt hộ kinh doanh thương mại với doanhnghiệp tư nhân. 12. Thủ tục đăng kí kinh doanh thương mại của hộ kinh doanh thương mại và điều kiện kèm theo để hộ kinh doanh thương mại đượccấp giấy ghi nhận ĐK kinh doanh thương mại. 13. Phân tích đặc thù pháp lí của công ti hợp danh theo Luật doanh nghiệp Nước Ta. 14. Ưu điểm và hạn chế cơ bản Công ty hợp danh so với Doanh nghiệp tư nhân … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Câu 4 : Anh A và anh B ( đều là người Nước Ta ) cùng góp vốn để thành lậpCông ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 2 thành viên trở lên. Hỏi anh A và anh B cần chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ như thếnào để xây dựng doanh nghiệp trên ? Trả lời : Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 3L uật DN 2014 – vấn đápCăn cứ theo lao lý tại Điều 22 Luật doanh nghiệp 2014 thì thành phần hồ sơ đăng kýthành lập công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 2 thành viên trở lên anh A và anh B cần chuẩn bị sẵn sàng gồm : – Giấy đề xuất ĐK doanh nghiệp. – Điều lệ công ty. – Danh sách thành viên. – Bản sao những sách vở sau đây : Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộchiếu hoặc xác nhận cá thể hợp pháp khác của những thành viên là cá thể ; Câu 5 : Giấy ý kiến đề nghị ĐK doanh nghiệp có những nội dung gì ? Trả lời : Theo lao lý tại Điều 24 Luật doanh nghiệp 2014 thì Giấy ý kiến đề nghị ĐK doanhnghiệp có những nội dung sau : – Tên doanh nghiệp. – Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp ; số điện thoại thông minh, số fax, thư điện tử ( nếu có ). – Ngành, nghề kinh doanh thương mại. – Vốn điều lệ ; vốn góp vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân. – Các loại CP, mệnh giá mỗi loại CP và tổng số CP được quyền chào báncủa từng loại CP so với công ty CP. – tin tức ĐK thuế. – Số lượng lao động. – Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứngminh nhân dân, Hộ chiếu hoặc xác nhận cá thể hợp pháp khác của chủ doanh nghiệptư nhân và thành viên hợp danh. – Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứngminh nhân dân, Hộ chiếu hoặc xác nhận cá thể hợp pháp khác của người đại diệntheo pháp lý của doanh nghiệp so với công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn và công ty CP. Câu 6 : Điều lệ công ty gồm những nội dung gì ? Cần chú ý quan tâm điều gì khi đăng kývà khi sửa đổi, bổ trợ Điều lệ doanh nghiệp ? Trả lời : Căn cứ theo pháp luật tại Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014, Điều lệ công ty gồm có Điềulệ khi ĐK doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ trợ trong quy trình hoạt động giải trí. Điều lệ có những nội dung như sau : a ) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty ; tên, địa chỉ Trụ sở và văn phòng đại diện thay mặt ( nếucó ) ; b ) Ngành, nghề kinh doanh thương mại ; c ) Vốn điều lệ ; tổng số CP, loại CP và mệnh giá từng loại CP so với côngty CP ; d ) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và những đặc thù cơ bản khác của những thành viên hợp danhđối với công ty hợp danh ; của chủ sở hữu công ty, thành viên so với công ty trách nhiệmTài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 4L uật DN 2014 – vấn đáphữu hạn ; của cổ đông sáng lập so với công ty CP ; phần vốn góp và giá trị vốn gópcủa mỗi thành viên so với công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh ; số CP, loại CP, mệnh giá CP từng loại của cổ đông sáng lập ; đ ) Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên so với công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn, công ty hợpdanh ; của cổ đông so với công ty CP ; e ) Cơ cấu tổ chức triển khai quản trị ; g ) Người đại diện thay mặt theo pháp lý so với công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn, công ty CP ; h ) Thể thức trải qua quyết định hành động của công ty ; nguyên tắc xử lý tranh chấp nội bộ ; i ) Căn cứ và chiêu thức xác lập thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản trị vàKiểm soát viên ; k ) Những trường hợp thành viên có quyền nhu yếu công ty mua lại phần vốn góp đối vớicông ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn hoặc CP so với công ty CP ; l ) Nguyên tắc phân loại doanh thu sau thuế và giải quyết và xử lý lỗ trong kinh doanh thương mại ; m ) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty ; n ) Thể thức sửa đổi, bổ trợ Điều lệ công ty. Điều lệ khi ĐK doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của những người sau : a ) Các thành viên hợp danh so với công ty hợp danh ; b ) Chủ sở hữu công ty là cá thể hoặc người đại diện thay mặt theo pháp lý của chủ sở hữu côngty là tổ chức triển khai so với công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn một thành viên ; c ) Thành viên là cá thể và người đại diện thay mặt theo pháp lý hoặc người đại diện thay mặt theo ủyquyền của thành viên là tổ chức triển khai so với công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trởlên ; d ) Cổ đông sáng lập là cá thể và người đại diện thay mặt theo pháp lý hoặc người đại diện thay mặt theoủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức triển khai so với công ty CP. Điều lệ khi sửa đổi, bổ trợ phải có họ, tên và chữ ký của những người sau : a ) quản trị Hội đồng thành viên so với công ty hợp danh ; b ) Chủ sở hữu, người đại diện thay mặt theo pháp lý của chủ sở hữu hoặc người đại diện thay mặt theopháp luật so với công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn một thành viên ; c ) Người đại diện thay mặt theo pháp lý so với công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trởlên và công ty CP. Câu 7 : Tôi đang là thành viên của Công ty X thuộc mô hình Công ty TNHHhai thành viên trở lên. Hiện tại tôi có gia tài là quyền sử dụng đất so với mảnh đấtđang là khu vực tập trung hàng của Công ty ( từ trước đến nay là công ty thuê của tôi ). Giờ tôi muốn góp vốn bằng gia tài này vào cho công ty thì cần làm những gì ? Trả lời : Khoản 1 Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014 pháp luật về chuyển quyền sở hữu tài sản gópvốn như sau : Thành viên công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đôngTài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 5L uật DN 2014 – vấn đápcông ty CP phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo pháp luật sauđây : + Đối với gia tài có ĐK quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người gópvốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công tytại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền chiếm hữu so với gia tài góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ ; + Đối với gia tài không ĐK quyền sở hữu, việc góp vốn phải được triển khai bằngviệc giao nhận gia tài góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty ; họ, tên, địa chỉthường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứngthực cá thể hợp pháp khác, số quyết định hành động xây dựng hoặc ĐK của người góp vốn ; loại gia tài và số đơn vị chức năng gia tài góp vốn ; tổng giá trị gia tài góp vốn và tỷ suất của tổng giátrị gia tài đó trong vốn điều lệ của công ty ; ngày giao nhận ; chữ ký của người góp vốnhoặc đại diện thay mặt theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện thay mặt theo pháp lý củacông ty ; + Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng gia tài không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự dochuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán giao dịch xong khi quyền sở hữu hợp pháp so với tàisản góp vốn đã chuyển sang công ty. [ … ] ” Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu muốn góp vốn vào công ty bằng gia tài là quyềnsử dụng đất, bạn cần triển khai thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quannhà nước có thẩm quyền. Cụ thể ở đây là Văn phòng ĐK đất đai thuộc Phòng Tàinguyên và thiên nhiên và môi trường tại nơi có thửa đất. Câu 8 : Anh X, chị Y, anh Z, anh T cùng góp vốn dự tính xây dựng Công ty Alà công ty CP. Trong đó, anh X, anh Z, anh T đều góp vốn bằng tiền Nước Ta. Chị Y góp vốn bằng ngôi nhà và quyền sử dụng đất nơi dự kiến làm trụ sở chính củadoanh nghiệp. Vậy việc định giá ngôi nhà và quyền sử dụng đất là gia tài góp vốncủa chị Y được triển khai như thế nào ? Trả lời : Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 pháp luật về định giá gia tài góp vốn như sau : “ 1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do quy đổi, vàng phảiđược những thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức triển khai thẩm định giá chuyên nghiệp địnhgiá và được bộc lộ thành Đồng Nước Ta. 2. Tài sản góp vốn khi xây dựng doanh nghiệp phải được những thành viên, cổ đông sánglập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức triển khai thẩm định giá chuyên nghiệpđịnh giá. Trường hợp tổ chức triển khai thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị gia tài gópvốn phải được hầu hết những thành viên, cổ đông sáng lập đồng ý chấp thuận. Trường hợp gia tài góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tiễn tại thời gian gópvốn thì những thành viên, cổ đông sáng lập cùng trực tiếp góp thêm bằng số chênh lệch giữaTài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 6L uật DN 2014 – vấn đápgiá trị được định giá và giá trị trong thực tiễn của gia tài góp vốn tại thời gian kết thúc định giá ; đồng thời trực tiếp chịu nghĩa vụ và trách nhiệm so với thiệt hại do cố ý định giá gia tài góp vốn caohơn giá trị thực tiễn. 3. Tài sản góp vốn trong quy trình hoạt động giải trí do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối vớicông ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị so với công ty cổphần và người góp vốn thỏa thuận hợp tác định giá hoặc do một tổ chức triển khai thẩm định giá chuyênnghiệp định giá. Trường hợp tổ chức triển khai thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tàisản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận đồng ý. Trường hợp nếu gia tài góp vốn được định giá cao hơn giá trị trong thực tiễn tại thời gian gópvốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên so với công ty tráchnhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị so với công ty cổphần cùng trực tiếp góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trịthực tế của gia tài góp vốn tại thời gian kết thúc định giá ; đồng thời, trực tiếp chịu tráchnhiệm so với thiệt hại do việc cố ý định giá gia tài góp vốn cao hơn giá trị thực tiễn. ” Như vậy, với gia tài góp vốn khi xây dựng doanh nghiệp là ngôi nhà và quyền sử dụngđất của chị Y, việc định giá hoàn toàn có thể được triển khai bởi tổng thể những cổ đông theo nguyên tắcnhất trí. Trong trường hợp không thống nhất được thì những cổ đông nhờ / thuê một tổ chứcthẩm định giá chuyên nghiệp định giá ( Công ty có tính năng thẩm định giá … ). Trongtrường hợp tổ chức triển khai thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị gia tài góp vốn phảiđược hầu hết những cổ đông sáng lập chấp thuận đồng ý. Trường hợp ngôi nhà và quyền sử dụng đất của chị Y được định giá cao hơn so với giá trịthực tế tại thời gian góp vốn thì anh X, chị Y, anh Z, anh T cùng trực tiếp góp thêm bằngsố chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị trong thực tiễn của gia tài góp vốn tại thời điểmkết thúc định giá ; đồng thời trực tiếp chịu nghĩa vụ và trách nhiệm so với thiệt hại do cố ý định giá tàisản góp vốn cao hơn giá trị thực tiễn. Câu 9 : Như thế nào là tên trùng và tên gây nhầm lẫn ? Trả lời : Theo pháp luật tại Điều 42 Luật doanh nghiệp 2014 thì tên trùng, tên gây nhầm lẫnđược pháp luật như sau : • Tên trùng : là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề xuất ĐK được viết trọn vẹn giốngvới tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã ĐK. • Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã ĐK : – Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề xuất ĐK được đọc giống như tên doanhnghiệp đã ĐK ; – Tên viết tắt của doanh nghiệp ý kiến đề nghị ĐK trùng với tên viết tắt của doanhnghiệp đã ĐK ; – Tên bằng tiếng quốc tế của doanh nghiệp ý kiến đề nghị ĐK trùng với tên bằngtiếng quốc tế của doanh nghiệp đã ĐK ; Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 7L uật DN 2014 – phỏng vấn – Tên riêng của doanh nghiệp đề xuất ĐK chỉ khác với tên riêng của doanhnghiệp cùng loại đã ĐK bởi một số ít tự nhiên, số thứ tự hoặc những vần âm trong bảngchữ cái tiếng Việt và những vần âm F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó ; – Tên riêng của doanh nghiệp đề xuất ĐK chỉ khác với tên riêng của doanhnghiệp cùng loại đã ĐK bởi ký hiệu “ và ”, “. ”, “ + ”, “ – ”, “ _ ” ; – Tên riêng của doanh nghiệp đề xuất ĐK chỉ khác với tên riêng của doanhnghiệp cùng loại đã ĐK bởi từ “ tân ” ngay trước hoặc “ mới ” ngay sau hoặc trước tênriêng của doanh nghiệp đã ĐK ; – Tên riêng của doanh nghiệp đề xuất ĐK chỉ khác với tên riêng của doanhnghiệp cùng loại đã ĐK bởi từ “ miền Bắc ”, “ miền Nam ”, “ miền Trung ”, “ miền Tây ”, “ miền Đông ” hoặc từ có ý nghĩa tựa như. Các trường hợp pháp luật tại những điểm d, đ, e và g trên đây không vận dụng đối vớitrường hợp công ty con của công ty đã ĐK. Câu 10 : Tôi đang là chủ sở hữu của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 thành viên X, vốn điều lệ1. 000.000.000 đồng. Hiện nay tôi muốn kêu gọi thêm số vốn là 500.000.000 đồng từem trai tôi để tăng vốn điều lệ thì cần làm thủ tục gì ? Trả lời : Việc tăng vốn điều lệ của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 thành viên được pháp luật tại Điều 87L uật doanh nghiệp 2014 như sau : “ [ … ] 2. Công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữucông ty góp vốn đầu tư thêm hoặc kêu gọi thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết địnhhình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. 3. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc kêu gọi thêm phần vốn góp của ngườikhác, công ty phải tổ chức triển khai quản trị theo một trong hai mô hình sau đây : a ) Công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hai thành viên trở lên và công ty phải thông tin đổi khác nộidung ĐK doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày triển khai xong việc thay đổivốn điều lệ ; b ) Công ty CP theo pháp luật tại Điều 196 của Luật này ” Như vậy trong trường hợp của bạn, bạn đang muốn tăng vốn điều lệ bằng cách huyđộng thêm vốn của em trai bạn. Do số lượng thành viên sau khi biến hóa là 2 nên bạn cầnthực hiện thủ tục quy đổi mô hình Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 thành viên X sang công tyTNHH hai thành viên trở lên. Đồng thời, phải thông tin biến hóa nội dung ĐK doanhnghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành xong việc biến hóa vốn điều lệ. Câu 11 : Quyền của cổ đông đại trà phổ thông trong công ty CP được pháp luật nhưthế nào ? Trả lời : Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 8L uật DN 2014 – vấn đápQuyền của cổ đông đại trà phổ thông được lao lý đơn cử tại Điều 114 Luật doanh nghiệp2014, đơn cử như sau : – Đối với Cổ đông đại trà phổ thông : + Tham dự và phát biểu trong những Đại hội đồng cổ đông và triển khai quyền biểuquyết trực tiếp hoặc trải qua đại diện thay mặt theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do phápluật, Điều lệ công ty pháp luật. Mỗi CP đại trà phổ thông có một phiếu biểu quyết ; + Nhận cổ tức với mức theo quyết định hành động của Đại hội đồng cổ đông ; + Ưu tiên mua CP mới chào bán tương ứng với tỷ suất CP đại trà phổ thông của từngcổ đông trong công ty ; + Tự do chuyển nhượng ủy quyền CP của mình cho người khác, trừ trường hợp quy địnhtại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này ; + Xem xét, tra cứu và trích lục những thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểuquyết và nhu yếu sửa đổi những thông tin không đúng mực ; + Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hộiđồng cổ đông và những nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông ; + Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần gia tài còn lại tương ứng vớitỷ lệ chiếm hữu CP tại công ty ; – Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông chiếm hữu từ 10 % tổng số CP đại trà phổ thông trởlên trong thời hạn liên tục tối thiểu 06 tháng hoặc một tỷ suất khác nhỏ hơn lao lý tại Điềulệ công ty có những quyền sau đây : + Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban trấn áp ; + Xem xét và trích lục sổ biên bản và những nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáotài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của mạng lưới hệ thống kế toán Nước Ta và những báo cáocủa Ban trấn áp ; + Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp pháp luật tại khoản 3 Điều này ; + Yêu cầu Ban trấn áp kiểm tra từng yếu tố đơn cử tương quan đến quản trị, điều hànhhoạt động của công ty khi xét thấy thiết yếu. Yêu cầu phải bằng văn bản ; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộchiếu hoặc xác nhận cá thể hợp pháp khác so với cổ đông là cá thể ; tên, địa chỉthường trú, quốc tịch, số quyết định hành động xây dựng hoặc số ĐK doanh nghiệp so với cổđông là tổ chức triển khai ; số lượng CP và thời gian ĐK CP của từng cổ đông, tổngsố CP của cả nhóm cổ đông và tỷ suất chiếm hữu trong tổng số CP của công ty ; vấnđề cần kiểm tra, mục tiêu kiểm tra ; + Các quyền khác theo lao lý của Luật này và Điều lệ công ty. – Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông lao lý tại khoản 2 Điều này có quyền yêucầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong những trường hợp sau đây : Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 9L uật DN 2014 – phỏng vấn + Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngườiquản lý hoặc ra quyết định hành động vượt quá thẩm quyền được giao ; + Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng quản trị mớichưa được bầu sửa chữa thay thế ; + Trường hợp khác theo pháp luật của Điều lệ công ty. Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải cóhọ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộchiếu hoặc xác nhận cá thể hợp pháp khác so với cổ đông là cá thể ; tên, mã sốdoanh nghiệp hoặc số quyết định hành động xây dựng, địa chỉ trụ sở chính so với cổ đông là tổchức ; số CP và thời gian ĐK CP của từng cổ đông, tổng số CP của cảnhóm cổ đông và tỷ suất chiếm hữu trong tổng số CP của công ty, địa thế căn cứ và nguyên do yêu cầutriệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo nhu yếu triệu tập họp phải có những tài liệu, chứng cứ về những vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định hành động vượtquá thẩm quyền. – Trường hợp Điều lệ công ty không có pháp luật khác thì việc đề cử người vào Hộiđồng quản trị và Ban trấn áp lao lý tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiệnnhư sau : + Các cổ đông đại trà phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị vàBan trấn áp phải thông tin về việc họp nhóm cho những cổ đông dự họp biết trước khikhai mạc Đại hội đồng cổ đông ; + Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban trấn áp, cổ đông hoặcnhóm cổ đông pháp luật tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số ít ngườitheo quyết định hành động của Đại hội đồng cổ đông làm ứng viên Hội đồng quản trị và Bankiểm soát. Trường hợp số ứng viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơnsố ứng viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định hành động của Đại hội đồng cổ đông thì sốứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban trấn áp và những cổ đông khác đề cử. – Các quyền khác theo lao lý của Luật này và Điều lệ công ty. Câu 12 : Tôi là cổ đông sáng lập của Công ty CP K ( được xây dựng từ tháng12 / 2014 ). Hiện nay tôi muốn chuyển nhượng ủy quyền CP của mình cho chị X ( chị Xkhông phải là cổ đông sáng lập ). Vậy tôi có được quyền chuyển nhượng ủy quyền CP củamình cho chị X không ? Tại sao ? Trả lời : Khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 pháp luật như sau : “ [ … ] 3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăngký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng ủy quyền CP của mình chocổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng ủy quyền CP đại trà phổ thông của mình chongười không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự đồng ý chấp thuận của Đại hội đồng cổTài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 10L uật DN 2014 – vấn đápđông. Trường hợp này, cổ đông dự tính chuyển nhượng ủy quyền CP không có quyền biểuquyết về việc chuyển nhượng ủy quyền những CP đó. [ … ] ” Như vậy trong trường hợp của bạn, chị X không phải là cổ đông sáng lập của Công tycổ phần K, đồng thời công ty mới xây dựng năm 2014 nên đang trong thời hạn 3 năm saukhi xây dựng. Do đó, bạn chỉ được chuyển nhượng ủy quyền cho chị X khi được sự chấp thuận đồng ý của Đạihội đồng cổ đông. Trong trường hợp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận đồng ý, bạn được phépchuyển nhượng CP của mình cho chị X.Câu 13 : Đề nghị cho biết Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của Đại hội đồng cổ đông ? Trả lời : Căn cứ theo lao lý tại Điều 135 Luật doanh nghiệp 2014, Đại hội đồng cổ đônggồm toàn bộ cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định hành động cao nhất của công ty cổphần. Đại hội đồng cổ đông có những quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm sau : – Thông qua khuynh hướng tăng trưởng của công ty ; – Quyết định loại CP và tổng số CP của từng loại được quyền chào bán ; quyết định hành động mức cổ tức hằng năm của từng loại CP ; – Bầu, không bổ nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên ; – Quyết định góp vốn đầu tư hoặc bán số gia tài có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35 % tổng giá trịtài sản được ghi trong báo cáo giải trình kinh tế tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty khôngquy định một tỷ suất hoặc một giá trị khác ; – Quyết định sửa đổi, bổ trợ Điều lệ công ty ; – Thông qua báo cáo giải trình kinh tế tài chính hằng năm ; – Quyết định mua lại trên 10 % tổng số CP đã bán của mỗi loại ; – Xem xét và giải quyết và xử lý những vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban trấn áp gây thiệt hạicho công ty và cổ đông công ty ; – Quyết định tổ chức triển khai lại, giải thể công ty ; – Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo pháp luật của Luật này và Điều lệ công ty. Câu 14 : Việc góp vốn đầu tư, quản trị, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thựchiện theo nguyên tắc nào ? Trả lời : Căn cứ theo pháp luật tại Điều 5 Luật quản trị, sử dụng vốn nhà nước góp vốn đầu tư và sản xuấtkinh doanh tại doanh nghiệp 2014, việc góp vốn đầu tư, quản trị, sử dụng vốn nhà nước tại doanhnghiệp được thực thi theo những nguyên tắc sau : – Tuân thủ pháp luật của pháp lý về góp vốn đầu tư, quản trị, sử dụng vốn nhà nước tại doanhnghiệp. – Phù hợp với kế hoạch, kế hoạch tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội, quy hoạch phát triểnngành. – Đầu tư vốn nhà nước để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạnthen chốt trong 1 số ít ngành, nghành nghề dịch vụ mà những thành phần kinh tế tài chính khác không tham giaTài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 11L uật DN 2014 – vấn đáphoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ, duy trì tỷ suất CP, vốn góp theoquy định tại Điều 10 và Điều 16 của Luật này. – Cơ quan đại diện thay mặt chủ sở hữu, cơ quan quản trị nhà nước không can thiệp trực tiếp vàohoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại của doanh nghiệp, hoạt động giải trí quản trị, quản lý củangười quản trị doanh nghiệp. – Quản lý vốn nhà nước góp vốn đầu tư tại doanh nghiệp phải trải qua người đại diện thay mặt chủ sởhữu trực tiếp hoặc người đại diện thay mặt phần vốn nhà nước ; bảo vệ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại theo cơ chế thị trường, bình, đẳng, hợp tác và cạnh tranh đối đầu theo pháp lý. – Cơ quan đại diện thay mặt chủ sở hữu, người đại diện thay mặt chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện thay mặt phầnvốn nhà nước chịu nghĩa vụ và trách nhiệm quản trị, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảmhiệu quả, bảo toàn và ngày càng tăng giá trị vốn nhà nước góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp ; phòng, chống giàn trải, tiêu tốn lãng phí, thất thoát vốn, gia tài của Nhà nước và doanh nghiệp. – Công khai, minh bạch trong góp vốn đầu tư, quản trị, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. – Phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Câu 15 : Doanh nghiệp X là doanh nghiệp hoạt động giải trí trong nghành nghề dịch vụ trực tiếpphục vụ quốc phòng, bảo mật an ninh do Nhà nước nắm giữ 100 % vốn Điều lệ. Hiện nay, doanh nghiệp X đang gặp khó khăn vất vả về vốn do cần triển khai nhiều trách nhiệm mớiđược nhà nước giao trong khoanh vùng phạm vi hoạt động giải trí. Vậy, doanh nghiệp X có được đầu tưbổ sung vốn Điều lệ không ? Trả lời : Điều 13 Luật quản trị, sử dụng vốn nhà nước góp vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh thương mại tại doanhnghiệp 2014 lao lý về khoanh vùng phạm vi góp vốn đầu tư bổ trợ vốn điều lệ so với doanh nghiệp đanghoạt động như sau : “ 1. Việc góp vốn đầu tư bổ trợ vốn điều lệ chỉ vận dụng so với doanh nghiệp thuộc khoanh vùng phạm vi quyđịnh tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và thuộc một trong những trường hợp lao lý tạikhoản 2 Điều này. 2. Trường hợp được góp vốn đầu tư bổ trợ vốn điều lệ : a ) Doanh nghiệp đang hoạt động giải trí có hiệu suất cao nhưng vốn điều lệ không bảo vệ thựchiện ngành, nghề kinh doanh thương mại chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt ; b ) Doanh nghiệp hoạt động giải trí trong nghành nghề dịch vụ trực tiếp ship hàng quốc phòng, bảo mật an ninh nhưngvốn điều lệ không bảo vệ thực thi trách nhiệm Nhà nước giao. ” Như vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp X là doanh nghiệp hoạt động giải trí trong lĩnh vựctrực tiếp ship hàng quốc phòng, bảo mật an ninh, thuộc trường hợp pháp luật tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật này. Đồng thời, doanh nghiệp đang gặp khó khăn vất vả về vốn điều lệ do số vốnhiện tại không đủ để thực thi trách nhiệm được giao. Bởi vậy, doanh nghiệp X thuộc diệnđược góp vốn đầu tư bổ trợ vốn điều lệ. Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 12L uật DN 2014 – vấn đápCâu 16 : Việc kêu gọi vốn điều lệ của Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ100 % vốn điều lệ được pháp luật như thế nào ? Trả lời : Theo pháp luật tại Điều 23 Luật quản trị, sử dụng vốn nhà nước góp vốn đầu tư và sản xuất kinhdoanh tại doanh nghiệp 2014, việc kêu gọi vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ100 % vốn điều lệ được lao lý như sau : – Doanh nghiệp được quyền vay vốn của tổ chức triển khai tín dụng thanh toán, tổ chức triển khai kinh tế tài chính ; vay của tổchức, cá thể ngoài doanh nghiệp, của người lao động ; phát hành trái phiếu doanhnghiệp và những hình thức kêu gọi vốn khác theo pháp luật của pháp lý. – Nguyên tắc kêu gọi vốn : + Căn cứ kế hoạch, kế hoạch góp vốn đầu tư tăng trưởng 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanhhằng năm của doanh nghiệp ; + Phương án kêu gọi vốn phải bảo vệ năng lực giao dịch thanh toán nợ ; + Người phê duyệt giải pháp kêu gọi vốn phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảođảm vốn kêu gọi được sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu suất cao ; + Việc kêu gọi vốn của tổ chức triển khai, cá thể trong nước phải thực thi trải qua hợp đồngvay vốn với tổ chức triển khai, cá thể theo pháp luật của pháp lý ; trường hợp vay vốn từ nguồnvốn tín dụng thanh toán góp vốn đầu tư tăng trưởng của Nhà nước thì thực thi theo lao lý của pháp lý vềtín dụng góp vốn đầu tư tăng trưởng và lao lý khác của pháp lý có tương quan ; + Việc kêu gọi vốn của tổ chức triển khai, cá thể quốc tế, vay hoặc phát hành trái phiếuđược nhà nước bảo lãnh triển khai theo lao lý của pháp lý về quản trị nợ công vàquy định khác của pháp lý có tương quan ; + Việc kêu gọi vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp triển khai theoquy định của pháp lý. – Thẩm quyền kêu gọi vốn : + Hội đồng thành viên hoặc quản trị công ty quyết định hành động giải pháp kêu gọi vốn đối vớitừng dự án Bất Động Sản có mức kêu gọi không quá 50 % vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo giải trình tàichính quý hoặc báo cáo giải trình kinh tế tài chính năm của doanh nghiệp tại thời gian gần nhất với thờiđiểm kêu gọi vốn nhưng không quá mức vốn của dự án Bất Động Sản nhóm B theo pháp luật của Luậtđầu tư công. Việc kêu gọi vốn Giao hàng sản xuất, kinh doanh thương mại phải bảo vệ tổng số nợ phải trả baogồm những khoản bảo lãnh so với công ty con pháp luật tại khoản 4 Điều này không quá balần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được ghi trên báo cáo giải trình kinh tế tài chính quý hoặc báo cáotài chính năm của doanh nghiệp tại thời gian gần nhất với thời gian kêu gọi vốn. Hội đồng thành viên hoặc quản trị công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốcquyết định giải pháp kêu gọi vốn theo lao lý tại điều lệ hoặc quy định kinh tế tài chính củadoanh nghiệp ; Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 13L uật DN 2014 – phỏng vấn + Trường hợp kêu gọi vốn trên mức pháp luật tại điểm a khoản này, kêu gọi vốn củatổ chức, cá thể quốc tế, Hội đồng thành viên hoặc quản trị công ty báo cáo giải trình cơ quanđại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt. – Doanh nghiệp được quyền bảo lãnh cho công ty con vay vốn tại tổ chức triển khai tín dụng thanh toán theonguyên tắc sau đây : + Tổng giá trị những khoản bảo lãnh vay vốn so với một công ty con do doanh nghiệp nắmgiữ 100 % vốn điều lệ không quá giá trị vốn chủ sở hữu của công ty con theo báo cáo giải trình tàichính quý hoặc báo cáo giải trình kinh tế tài chính năm gần nhất tại thời gian bảo lãnh ; + Tổng giá trị những khoản bảo lãnh vay vốn so với công ty con do doanh nghiệp nắm giữtrên 50 % vốn điều lệ không được vượt quá giá trị vốn góp trong thực tiễn của doanh nghiệp tạithời điểm bảo lãnh. – Trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn kêu gọi không đúng mục tiêu, kêu gọi vốnvượt mức lao lý nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơquan đại diện thay mặt chủ sở hữu xem xét, quyết định hành động hoặc báo cáo giải trình cơ quan nhà nước có thẩmquyền giải quyết và xử lý nghĩa vụ và trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc quản trị công ty theo quy địnhcủa pháp lý. Câu 17 : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên Y là doanh nghiệp nhà nước nắm giữ100 % tổng số vốn Điều lệ. Hiện tại, trong số gia tài cố định và thắt chặt của Công ty Y có 01 tòanhà 6 tầng chưa có nhu yếu sử dụng đến. Hỏi công ty Y có được cho thuê gia tài nàykhông ? Trả lời : Theo pháp luật tại Điều 25 Luật quản trị, sử dụng vốn nhà nước góp vốn đầu tư và sản xuất kinhdoanh tại doanh nghiệp 2014, việc quản trị và sử dụng gia tài cố định và thắt chặt được lao lý nhưsau : “ 1. Doanh nghiệp thiết kế xây dựng, phát hành, thực thi quy định quản trị, sử dụng gia tài cốđịnh. 2. Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thế chấp ngân hàng, cầm đồ gia tài cố định và thắt chặt theo nguyên tắccó hiệu suất cao, bảo toàn và tăng trưởng vốn ; nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và thắt chặt đã hưhỏng, lỗi thời kỹ thuật, không có nhu yếu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụngkhông hiệu suất cao để tịch thu vốn. ” Như vậy trong trường hợp này, so với gia tài cổ định là tòa nhà 06 tầng chưa có nhu cầusử dụng, công ty Y có quyền cho thuê. Tuy nhiên, việc cho thuê của công ty Y phải theonguyên tắc có hiệu suất cao, bảo toàn và tăng trưởng vốn. Nếu việc cho thuê không mang lạihiệu quả, tác động ảnh hưởng đến số vốn đã góp vốn đầu tư để thiết kế xây dựng gia tài này thì không được thựchiện. Câu 18 : Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ thực thi việcquản lý nợ phải thu như thế nào ? Trả lời : Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 14L uật DN 2014 – vấn đápTheo pháp luật tại Điều 26 Luật quản trị, sử dụng vốn nhà nước góp vốn đầu tư và sản xuất kinhdoanh tại doanh nghiệp 2014, việc quản trị nợ phải thu so với doanh nghiệp do Nhà nướcnắm giữ 100 % Vốn điều lệ được triển khai như sau : – Xây dựng, phát hành, triển khai quy định quản trị nợ phải thu. Quy chế quản trị nợ phảithu phải lao lý nghĩa vụ và trách nhiệm của tập thể, cá thể trong việc theo dõi, tịch thu nợ ; – Theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng người dùng nợ ; – Thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc tịch thu nợ. Doanh nghiệp được quyền bán nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thukhông có năng lực tịch thu. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho tổ chức triển khai kinh tế tài chính có chứcnăng kinh doanh thương mại mua và bán nợ, không được bán trực tiếp cho đối tượng người dùng nợ. Giá bán do cácbên thỏa thuận hợp tác và chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về quyết định hành động của mình. Trường hợp quản trị nợ dẫn đến thất thoát vốn chủ sở hữu hoặc bán nợ dẫn đến doanhnghiệp bị thua lỗ, mất vốn, mất năng lực thanh toán giao dịch, giải thể, phá sản, Hội đồng thànhviên hoặc quản trị công ty, người có tương quan phải bồi thường thiệt hại và tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị giải quyết và xử lý theo lao lý của pháp lý và điều lệ của doanhnghiệp. Câu 19 : Doanh nghiệp X là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 thành viên 100 % vốn nhà nước. Doanh nghiệp X dự tính góp vốn đầu tư góp vốn tại Công ty CP Y. Ông A là người đượcDoanh nghiệp X ủy quyền làm Người đại diện thay mặt phần vốn của doanh nghiệp tại côngty CP Y. Hỏi ông A cần cung ứng những điều kiện kèm theo, tiêu chuẩn gì ? Trả lời : Căn cứ theo lao lý tại Điều 46 Luật quản trị, sử dụng vốn nhà nước góp vốn đầu tư và sản xuấtkinh doanh tại doanh nghiệp 2014, tiêu chuẩn của người đại diện thay mặt phần vốn của doanhnghiệp được pháp luật như sau : – Công dân Nước Ta, thường trú tại Nước Ta ; – Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lượng hành vi dân sự, đủ sức khỏe thể chất để hoànthành trách nhiệm được giao ; – Hiểu biết pháp lý, có ý thức chấp hành pháp lý ; – Có năng lượng, trình độ trình độ nhiệm vụ, kinh nghiệm tay nghề công tác làm việc tương thích với yêucầu của vị trí, chức vụ được cử làm người đại diện thay mặt ; – Không trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét giải quyết và xử lý kỷ luật, tìm hiểu, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định hành động kỷ luật ; – Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anhruột, chị ruột, em một, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của quản trị và thành viên Hộiđồng thành viên, quản trị và thành viên Hội đồng quản trị, quản trị công ty, Kiểm soátviên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toántrưởng của doanh nghiệp ; Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 15L uật DN 2014 – phỏng vấn – Tiêu chuẩn khác theo pháp luật của pháp lý về doanh nghiệp và pháp luật khác củapháp luật có tương quan. ( Đáp ứng điều kiện kèm theo theo lao lý tại Điều 18 Luật doanh nghiệp2014 ). Như vậy, trong trường hợp ông A cung ứng được những điều kiện kèm theo nêu trên, doanh nghiệp Xcó thể ủy quyền cho ông A làm người đại diện thay mặt phần vốn góp của doanh nghiệp tại công tycổ phần Y.Câu 20 : Việc cử người đại diện thay mặt phần vốn góp của Nhà nước, phần vốn gópcủa doanh nghiệp ? Trả lời : Việc cử người đại diện thay mặt phần vốn góp của Nhà nước, phần vốn góp của doanh nghiệpđược pháp luật tại Điều 47 Luật quản trị, sử dụng vốn nhà nước góp vốn đầu tư và sản xuất kinhdoanh tại doanh nghiệp 2014, đơn cử như sau : – Căn cứ tiêu chuẩn lao lý tại Điều 46 của Luật này, cơ quan đại diện thay mặt chủ sở hữu, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ lựa chọn, cử người đại diện thay mặt phầnvốn nhà nước, người đại diện thay mặt phần vốn của doanh nghiệp. Việc cử người đại diện thay mặt phảithực hiện bằng văn bản, trong đó pháp luật quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đại diện thay mặt. – Thời hạn cử người đại diện thay mặt phần vốn nhà nước, người đại diện thay mặt phần vốn của doanhnghiệp được xác lập không quá nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị. – Người đại diện thay mặt phần vốn nhà nước, người đại diện thay mặt phần vốn của doanh nghiệp chuyêntrách tham gia làm người đại diện thay mặt tại một doanh nghiệp. – Người đại diện thay mặt phần vốn nhà nước không chuyên trách hoàn toàn có thể tham gia làm người đạidiện phần vốn nhà nước tại không quá ba doanh nghiệp, số lượng người đại diện thay mặt khôngchuyên trách tại một doanh nghiệp không quá 30 % số lượng thành viên Hội đồng thànhviên, Hội đồng quản trị. Người đại diện thay mặt phần vốn của doanh nghiệp không chuyên trách hoàn toàn có thể tham gia làmngười đại diện thay mặt tại một hoặc 1 số ít doanh nghiệp theo pháp luật tại điều lệ của doanhnghiệp. Câu 21 : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 Thành viên X là doanh nghiệp do Nhà nước nắmgiữ 100 % vốn điều lệ. Doanh nghiệp X cử ông B là người đại diện thay mặt phần vốn gópdoanh nghiệp trong Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn hai thành viên K. Hỏi, với cương vị là người đạidiện phần vốn góp của doanh nghiệp trong công ty K, ông B có quyền và tráchnhiệm như thế nào ? Trả lời : Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của người đại diện thay mặt phần vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nướcnắm giữ 100 % vốn điều lệ được lao lý tại Điều 49 Luật quản trị, sử dụng vốn nhànước góp vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh thương mại tại doanh nghiệp 2014. Trong trường hợp này, ông Bcó quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm như sau : Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 16L uật DN 2014 – phỏng vấn – Báo cáo, xin quan điểm doanh nghiệp đã cử người đại diện thay mặt trước khi tham gia quan điểm, biểuquyết và quyết định hành động tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồngthành viên về những yếu tố sau đây : + Ngành, nghề kinh doanh thương mại, tiềm năng, trách nhiệm, kế hoạch, kế hoạch góp vốn đầu tư tăng trưởng, kếhoạch sản xuất, kinh doanh thương mại ; + Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ trợ điều lệ ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ ; bầu, miễnnhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, giải quyết và xử lý vi phạm so với thành viên Hội đồng quản trị, Hộiđồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giámđốc ; + Phân phối doanh thu, trích lập những quỹ hằng năm của doanh nghiệp ; + Tổ chức lại, giải thể, phá sản ; + Các yếu tố khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hộiđồng thành viên. – Báo cáo kịp thời về việc công ty CP, công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn hai thành viêntrở lên hoạt động giải trí thua lỗ, không bảo vệ năng lực thanh toán giao dịch, không triển khai xong nhiệmvụ được giao và những trường hợp sai phạm khác. – Định kỳ hằng quý, hằng năm và đột xuất theo nhu yếu của doanh nghiệp, người đại diệnphần vốn của doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo giải trình tình hình sản xuất, kinh doanh thương mại, tình hìnhtài chính và đề xuất kiến nghị giải pháp. – Không được liên tục làm người đại diện thay mặt khi thực thi không đúng quyền, trách nhiệmđược giao hoặc không còn phân phối tiêu chuẩn của người đại diện thay mặt. – Chịu nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp lý về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn của doanhnghiệp. – Thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo lao lý của pháp lý về doanh nghiệp, điềulệ doanh nghiệp và pháp luật khác của pháp lý có tương quan. Câu 22 : Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động giải trí góp vốn đầu tư vốn nhànước vào doanh nghiệp được thực thi như thế nào ? Trả lời : Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động giải trí góp vốn đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệpđược thực thi theo pháp luật tại Điều 51 Luật quản trị, sử dụng vốn nhà nước góp vốn đầu tư vàsản xuất kinh doanh thương mại tại doanh nghiệp 2014, đơn cử như sau : – Việc phát hành chủ trương, pháp lý về góp vốn đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. – Việc góp vốn đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo tiềm năng, nguyên tắc, khoanh vùng phạm vi quyđịnh tại Luật này. – Việc xác lập vốn góp vốn đầu tư, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để đầu tưvốn nhà nước vào doanh nghiệp. – Hiệu quả kinh tế tài chính, hiệu suất cao xã hội của việc góp vốn đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 17L uật DN 2014 – phỏng vấn – Việc quyết định hành động chủ trương góp vốn đầu tư, trình tự, thủ tục quyết định hành động góp vốn đầu tư vốn nhà nước vàodoanh nghiệp. – Việc triển khai quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan đại diện thay mặt chủ sở hữu trong góp vốn đầu tư vốnnhà nước vào doanh nghiệp. Câu 23 : Công ty X là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100 % số vốn điềulệ. Vậy doanh nghiệp X có được sử dụng vốn, gia tài, quyền sử dụng đất của doanhnghiệp để góp vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp không ? Trả lời : Điều 28 Luật quản trị, sử dụng vốn nhà nước góp vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh thương mại tại doanhnghiệp 2014 lao lý về việc góp vốn đầu tư ra quốc tế của doanh nghiệp do nhà nước nắmgiữ 100 % tổng số vốn điều lệ như sau : “ 1. Việc sử dụng vốn, gia tài, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để góp vốn đầu tư ra ngoàidoanh nghiệp phải tuân thủ theo lao lý của Luật này, pháp luật của pháp lý về đầutư, pháp lý về đất đai và pháp luật khác của pháp lý có tương quan ; tương thích với chiếnlược, kế hoạch góp vốn đầu tư tăng trưởng 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh thương mại hằng năm củadoanh nghiệp. 2. Hình thức góp vốn đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp : a ) Góp vốn để xây dựng công ty CP, công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn ; góp vốn thôngqua hợp đồng hợp tác kinh doanh thương mại không hình thành pháp nhân mới ; b ) Mua CP tại công ty CP, mua phần vốn góp tại công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh ; c ) Mua hàng loạt doanh nghiệp khác ; d ) Mua công trái, trái phiếu. 3. Các trường hợp không được góp vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp : a ) Góp vốn, mua CP, mua hàng loạt doanh nghiệp khác mà người quản trị, người đạidiện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, connuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của quản trị và thànhviên Hội đồng thành viên, quản trị công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giámđốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp ; b ) Góp vốn cùng công ty con để xây dựng công ty CP, công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạnhoặc thực thi hợp đồng hợp tác kinh doanh thương mại. 4. Thẩm quyền quyết định hành động góp vốn đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp : a ) Hội đồng thành viên hoặc quản trị công ty quyết định hành động từng dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư ra ngoàidoanh nghiệp với giá trị không quá 50 % vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo giải trình tài chínhquý hoặc báo cáo giải trình kinh tế tài chính năm của doanh nghiệp tại thời gian gần nhất với thời điểmquyết định dự án Bất Động Sản nhưng không quá mức vốn của dự án Bất Động Sản nhóm B theo pháp luật của Luậtđầu tư công. Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 18L uật DN 2014 – vấn đápHội đồng thành viên hoặc quản trị công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốcquyết định những dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo lao lý tại điều lệ hoặc quychế kinh tế tài chính của doanh nghiệp ; b ) Trường hợp dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức pháp luật tạiđiểm a khoản này, dự án Bất Động Sản góp vốn liên kết kinh doanh của doanh nghiệp với nhà đầu tư nướcngoài tại Nước Ta, dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác để đáp ứng loại sản phẩm, dịch vụcông ích, Hội đồng thành viên hoặc quản trị công ty báo cáo giải trình cơ quan đại diện thay mặt chủ sởhữu xem xét, phê duyệt. ” Như vậy, theo pháp luật trên, doanh nghiệp X được phép sử dụng vốn, gia tài, quyền sửdụng đất của doanh nghiệp để góp vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên việc góp vốn đầu tư rangoài doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng pháp luật của Luật này và những pháp luật phápluật khác có tương quan, đồng thời không thuộc trường hợp không được góp vốn đầu tư ra ngoàidoanh nghiệp. Câu 24 : Việcgiám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan đại diện thay mặt chủ sở hữuđối với hoạt động giải trí góp vốn đầu tư, quản trị, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quyđịnh như thế nào ? Trả lời : Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan đại diện thay mặt chủ sở hữu so với hoạt động giải trí đầutư, quản trị, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được lao lý tại Điều 57 Luật quảnlý, sử dụng vốn nhà nước góp vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh thương mại tại doanh nghiệp 2014, cụ thểnhư sau : – Cơ quan đại diện thay mặt chủ sở hữu triển khai giám sát, kiểm tra, thanh tra những hoạt động giải trí sau : + Đầu tư, quản trị, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp ; hiệu suất cao hoạt động giải trí sản xuất, kinh doanh thương mại, bảo toàn, tăng trưởng vốn nhà nước tại doanh nghiệp ; + Thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản trị doanh nghiệp, Kiểm soát viên, ngườiđại diện phần vốn nhà nước ; + Việc chấp hành chủ trương, pháp lý của doanh nghiệp ; + Đầu tư, tịch thu vốn, thu doanh thu, cổ tức được chia tại công ty CP, công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ; + Thực hiện yêu cầu, cảnh báo nhắc nhở của cơ quan quản trị nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểmtoán, cơ quan đại diện thay mặt chủ sở hữu về góp vốn đầu tư, quản trị, sử dụng vốn nhà nước tại doanhnghiệp. – Căn cứ tác dụng giám sát, kiểm tra, thanh tra lao lý tại khoản 1 Điều này, cơ quan đạidiện chủ sở hữu : + Cảnh báo, giải quyết và xử lý kịp thời yếu tố phát hiện trong quy trình giám sát, kiểm tra, thanh tra ; + Yêu cầu thực thi khá đầy đủ, kịp thời đề xuất kiến nghị, cảnh báo nhắc nhở của cơ quan quản trị nhà nước, cơ quan thanh tra, truy thuế kiểm toán về góp vốn đầu tư, quản trị, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp ; Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 19L uật DN 2014 – phỏng vấn + Xử lý hoặc đề xuất kiến nghị giải quyết và xử lý theo thẩm quyền so với người quản trị doanh nghiệp, Kiểmsoát viên, người đại diện thay mặt phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm về góp vốn đầu tư, quản trị, sửdụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp ; + Hằng năm tổng hợp, gửi Bộ Tài chính hiệu quả giám sát về hoạt động giải trí góp vốn đầu tư, quản trị, sửdụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do mình quyết định hành động xây dựng hoặc được giao quảnlý. Câu 25 : Công ty X là công ty mẹ của tập đoàn lớn kinh tế tài chính nhà nước, hiện công tyX đang có nhu yếu góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng gia tài cố định và thắt chặt là Tòa nhà 12 tầng làm trụ sởCông ty. Vậy việc góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng gia tài cố định và thắt chặt được thực thi như thế nào ? Trả lời : Điều 24 Luật quản trị, sử dụng vốn nhà nước góp vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh thương mại tại doanhnghiệp 2014 lao lý về việc góp vốn đầu tư, thiết kế xây dựng, mua và bán gia tài cố định và thắt chặt như sau : “ 1. Thẩm quyền quyết định hành động dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư, kiến thiết xây dựng, mua, bán gia tài cố định và thắt chặt của doanhnghiệp : a ) Căn cứ kế hoạch, kế hoạch góp vốn đầu tư tăng trưởng 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinhdoanh hằng năm của doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc quản trị công ty quyếtđịnh từng dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư, kiến thiết xây dựng, mua, bán gia tài cố định và thắt chặt với giá trị không quá 50 % vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo giải trình kinh tế tài chính quý hoặc báo cáo giải trình kinh tế tài chính năm củadoanh nghiệp tại thời gian gần nhất với thời gian quyết định hành động dự án Bất Động Sản nhưng không quámức vốn của dự án Bất Động Sản nhóm B theo pháp luật của Luật góp vốn đầu tư công. Hội đồng thành viên hoặc quản trị công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốcquyết định những dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư, kiến thiết xây dựng, mua, bán gia tài cố định và thắt chặt theo pháp luật tại điều lệhoặc quy định kinh tế tài chính của doanh nghiệp ; b ) Trường hợp dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư, thiết kế xây dựng, mua, bán gia tài cố định và thắt chặt có giá trị lớn hơn mứcquy định tại điểm a khoản này, Hội đồng thành viên hoặc quản trị công ty báo cáo giải trình cơquan đại diện thay mặt chủ sở hữu xem xét, phê duyệt. 2. Trình tự, thủ tục góp vốn đầu tư, thiết kế xây dựng, mua, bán gia tài cố định và thắt chặt triển khai theo quy địnhcủa pháp lý. 3. Người quyết định hành động dự án Bất Động Sản góp vốn đầu tư, thiết kế xây dựng, mua, bán gia tài cố định và thắt chặt phải chịu tráchnhiệm theo pháp luật của pháp lý nếu quyết định hành động không đúng thẩm quyền hoặc tài sảncố định được góp vốn đầu tư, thiết kế xây dựng, mua, bán không sử dụng được, sử dụng không hiệu suất cao. ” Như vậy, việc góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng gia tài cố định và thắt chặt của công ty X được thực thi theo quyđịnh trên. Nhóm yếu tố tương quan đến quy đổi từ luật doanh nghiệp 2005 sang luật doanhnghiệp2014Hỏi : Cho đến ngày 01/7/2015, những Nghị định hướng dẫn thực thi Luật Doanh nghiệptrong đó có Nghị định về ĐK doanh nghiệp ( thay Nghị định 43/2010 / NĐ-CP ) vàThông tư hướng dẫn ( thay Thông tư 01/2013 / TT-BKHĐT ) đã được phát hành hay chưa ? Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 20L uật DN 2014 – vấn đápCâu 26 : trường hợp văn bản được hướng dẫn ( Luật Doanh nghiệp 2005 ví dụ điển hình ) hếthiệu lực thì những Nghị định hướng dẫn thực thi ( như Nghị định 43/2010 / NĐ-CP về đăngký doanh nghiệp ), Thông tư ( như Thông tư 01/2013 / TT-BKHĐT ) … cũng hết hiệu lực thực thi hiện hành ? Trả lời : Sai ! Khoản 1, điều 9, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 pháp luật rõ : “ Vănbản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ trợ, thay thế sửa chữa, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng vănbản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã phát hành văn bản đó hoặc bịđình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩmquyền ”. Như thế, cho đến nay ( 01/7/2015 ), chưa có văn bản nào nêu là bãi bỏ Nghị định43 / 2010 / NĐ-CP về ĐK doanh nghiệp, Thông tư 01/2013 / TT-BKHĐT hướng dẫn vềđăng ký doanh nghiệp nên những văn bản này đương nhiên vẫn có hiệu lực hiện hành. Tuy nhiên cũngrất cần phải hiểu rằng những lao lý nào của Nghị định và Thông tư. v.v. mà trái vớiLuật mới thì đương nhiên sẽ bị vô hiệu. Câu 27 : Các doanh nghiệp có phải đổi Giấy ghi nhận ĐKDN, ĐKDN … đã cấp theoLuật cũ để được cấp theo Luật mới ? Trả lời : Không. Các Giấy chứng nhận ĐKDN, ĐKKD ( kể cả Giấy ghi nhận đầu tưkiêm ĐKKD ; Giấy phép góp vốn đầu tư kiêm ĐKKD …. ) được cấp theo những Luật cũ sẽ cònnguyên giá trị. Trường hợp doanh nghiệp biến hóa nội dung ĐKKD hoặc có nhu yếu đổisang Giấy ghi nhận theo Luật mới thì sẽ cấp mới Giấy ghi nhận ĐKDN theo Luậtmới. Câu 28 : Việc cấp thành Giấy ghi nhận ĐKDN riêng, Giấy ghi nhận góp vốn đầu tư riêngnhư vậy có làm biến hóa quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp hay không ? Trả lời : Không. Việc tách thành hai Giấy ghi nhận sẽ không làm biến hóa về dự án Bất Động Sản đầutư, hợp đồng thuê đất ( nếu có ), nghĩa vụ và trách nhiệm thuế. v.v. nói riêng cũng như mọi quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp nói chung. Hỏi : Sẽ sử dụng mã số nào để làm mã số doanh nghiệp, Trụ sở … ? Trả lời : Trong toàn bộ những trường hợp đều dùng mã số thuế làm mã số doanh nghiệp, chinhánh … Nhóm yếu tố tương quan đến ngành nghề kinh doanhHỏi : Có đúng là từ ngày 01/7/2015, khi Luật mới có hiệu lực thực thi hiện hành, doanh nghiệp sẽ khôngphải ĐK ngành nghề kinh doanh thương mại mà được tự do kinh doanh thương mại tổng thể những gì mà phápluật không cấm ? Trả lời : Sai ! Doanh nghiệp vẫn phải ghi ngành nghề kinh doanh thương mại trong hồ sơ đăng kýdoanh nghiệp và mỗi khi đổi khác, bổ trợ vẫn phải gửi thông tin đến cơ quan ĐKKD.Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 21L uật DN 2014 – vấn đápChỉ không ghi ngành nghề kinh doanh thương mại trong giấy ghi nhận ĐK doanh nghiệp màthôi. Hỏi : Thế nghĩa là hồ sơ do doanh nghiệp xây dựng vẫn phải ghi ngành nghề kinh doanhnhư cũ, cái mới chỉ khác là không ghi trong Giấy ghi nhận ĐKDN do cơ quan ĐKKDcấp ra mà thôi ? Trả lời : Đúng ! Hỏi : Sao không bỏ việc ghi ngành nghề luôn cả đi ( bỏ cả trong hồ sơ ĐK của doanhnghiệp và cả trong giấy ghi nhận ) mà lại bỏ “ 50% ” như vậy ? Trả lời : Đúng là khi Luật chưa trải qua, cũng có 1 số ít quan điểm ý kiến đề nghị bỏ thì bỏ luôncả, khi doanh nghiệp hoạt động giải trí ngành, nghề nào thì tuân theo pháp lý chuyên ngànhcủa ngành, nghề đó. Tuy vậy, ở đầu cuối, Luật lao lý là chỉ không ghi trong giấy chứngnhận mà vẫn phải ghi trong hồ sơ của doanh nghiệp và ngành nghề được ghi nhận trêncổng thông tin ĐK doanh nghiệp vương quốc. Nhiệm vụ của tất cả chúng ta giờ đây là phảithực hiện theo Luật. Tương tự như vậy ở những nghành nghề dịch vụ khác ( những câu hỏi khác ), cái gì Luậtđã pháp luật thì có nghĩa là phải triển khai, tất cả chúng ta không bàn là tại sao Luật lại quy địnhnhư thế này mà không pháp luật như vậy kia ( cái này chỉ có ý nghĩa khi tất cả chúng ta đóng gópý kiến khi Luật chưa trải qua ). Sau này, khi thực thi, thấy cái gì bất hài hòa và hợp lý, cần kiếnnghị sửa đổi, bổ trợ thì lại là việc khác, còn giờ đây, trách nhiệm trước mắt tất cả chúng ta làphải tiến hành thực thi Luật thật tốt. Hỏi : Trước kia, muốn biết doanh nghiệp kinh doanh thương mại gì chỉ cần xem Giấy CN ĐKDN, vậybây giờ không ghi trong Giấy ghi nhận nữa thì xem ở đâu ? Trả lời : Khi đó ta phải tra cứu thông tin về doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng kýdoanh nghiệp vương quốc : dangkykinhdoanh.gov.vn ; cũng hoàn toàn có thể xem ở hồ sơ, điều lệ côngty. v.v. Hỏi : Dùng thông tin tra cứu trên mạng như vậy có đáng đáng tin cậy hay không ? Nhỡ người tacứ đòi bản xác nhận bằng giấy thì sao ? Trả lời : Đương nhiên là an toàn và đáng tin cậy. Luật Doanh nghiệp 2014 lao lý, những thông tin đượcđăng tải trên cổng thông tin ĐK doanh nghiệp vương quốc tại địa chỉdangkykinhdoanh. gov.vn có giá trị như thông tin của văn bản bằng giấy. Trường hợp cóyêu cầu phải có bản bằng giấy thì cũng hoàn toàn có thể in ra từ mạng lưới hệ thống này. Hỏi : Như thế thì cải cách được cái gì ? Trả lời : Cải cách được khá nhiều. Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 nêu mộttrong những nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp là : “ Hoạt động kinh doanh thương mại theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy ghi nhận ĐK kinh doanh thương mại … ”. Trong khi đó Điều 8 ( Nghĩavụ của doanh nghiệp ) của Luật Doanh nghiệp 2014 đã không còn nêu pháp luật này, rõràng lao lý mới thông thoáng hơn nhiều. Quy định này còn mở đường cho hàng loạtTài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 22L uật DN 2014 – vấn đápcác biến hóa tương ứng của pháp luật dân sự, hình sự. v.v., tuân theo những lao lý củaHiến pháp 2013. Theo pháp luật mới, khi doanh nghiệp muốn bổ trợ ngành nghề kinh doanh thương mại ( một trongnhững nội dung bị biến hóa nhiều nhất ) thì chỉ cần gửi thông tin đến cơ quan ĐKKD màkhông phải cấp mới Giấy CNĐKDN ( do Giấy CN ĐKDN không ghi ngành nghề ). Việcnày sẽ rất thuận tiện, nhanh gọn cho doanh nghiệp. Quan trọng là việc muốn biết doanhnghiệp kinh doanh thương mại ngành nghề gì. v.v. thì phải truy vấn trang dangkykinhdoanh.gov. vnnhất định sẽ tạo thói quen khám phá thông tin, thanh toán giao dịch với doanh nghiệp ( về rất nhiềumặt hoạt động giải trí của doanh nghiệp, không riêng gì là ngành nghề ) trên mạng điện tử, từ đóđương nhiên nâng cao được việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trong thực tiễn. Hỏi : Việc không ghi ngành nghề trong Giấy ghi nhận ĐKDN có gây khó khăn vất vả chodoanh nghiệp, bạn hàng, những cơ quan nhà nước. v.v. khác không ? Trả lời : Ban đầu, chắc như đinh sẽ có không ít khó khăn vất vả, vướng mắc do tất cả chúng ta có thóiquen, tập quán xem văn bản, có ký tá, đóng dấu … đã được in sâu trong tâm lý từ trướcđến nay, trở thành địa thế căn cứ của niềm tin. Trong khi việc sử dụng thông tin, thanh toán giao dịch trênmạng điện tử, chữ ký số … thì lại chưa tạo thành thói quen, chưa tạo thành tập quán, chưa tạo niềm tin cao … Tuy vậy, tin rằng mọi kinh ngạc bắt đầu sẽ nhanh gọn qua đi. Để làm được việc này, rất cần yên cầu phải làm thật tốt công tác làm việc tuyên truyền, cung cấpthông tin thật rất đầy đủ, chuẩn xác cho xã hội, hội đồng doanh nghiệp. v.v. Đã có không ítbáo chí, rồi có người do điều tra và nghiên cứu không kỹ luật. v.v. nêu là sau ngày 01/7/2015 cứngành nghề không cấm là doanh nghiệp được tự do kinh doanh thương mại, không phải ĐK, tuânthủ. v.v. cái gì cả ? ? ? Luật Doanh nghiệp 2014 không pháp luật như vậy nhưng trong thực tiễn thìkhông ít người đang hiểu theo cách này. Để hiểu rõ hơn, Quý vị hoàn toàn có thể tìm đọc thêm bài Chọn “ Chọn – Bỏ ”, bỏ “ Chọn – Cho ” theo đường dẫn : http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Y-kien-chuyen-gia/12662/ChonChon-Bo-bo-Chon-Cho, cùng nhiều tài liệu khác …. Hỏi : Xin hỏi câu hỏi đã được nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần rằng : có phải ĐK ngànhnghề kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu hay không ? Trả lời : Cũng xin nhắc lại là xuất nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp, không phải làngành nghề kinh doanh thương mại. Trong hồ sơ ĐKKD, hoạt động giải trí xuất nhập khẩu được ghi ở mụcthông tin ĐK thuế chứ không phải ghi ở mục ngành nghề kinh doanh thương mại. Khoản 5, điều7 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu : Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là quyền của doanhnghiệp. Hỏi : Vậy tại sao có 1 số ít Nghị định, Thông tư, Văn bản khác …. thuộc những lĩnh vựcchuyên ngành lại ghi là doanh nghiệp phải có ngành nghề kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu ( một ngành nghề đơn cử nào đó ) ? Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 23L uật DN 2014 – vấn đápTrả lời : Trong những trường hợp đó, phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, vì xuất nhậpkhẩu là quyền của doanh nghiệp được ghi trong Luật Doanh nghiệp, không phải là ngànhnghề kinh doanh thương mại. Các văn bản khác pháp luật doanh nghiệp phải có ngành nghề kinhdoanh xuất nhập khẩu là trái Luật và đều bị vô hiệu lao lý đó. Trường hợp doanh nghiệp chuyên làm dịch vụ xuất nhập khẩu, hay ủy thác xuất nhậpkhẩu. v.v. thì mới coi đó là một ngành nghề kinh doanh thương mại ( Hoạt động dịch vụ tương hỗ kinhdoanh ) và phải ĐK. Hỏi : Có đúng là từ ngày 01/7/2015, doanh nghiệp sẽ không phải nộp chứng từ hànhnghề, văn bản xác nhận vốn pháp định khi ĐK doanh nghiệp hay không ? Trả lời : Đúng. Hỏi : Giấy ghi nhận ĐKDN là giấy phép kinh doanh thương mại, đúng hay sai ? Trả lời : Sai. Giấy ghi nhận ĐKDN không phải là giấy phép kinh doanh thương mại ! Khoản 12, điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu “ Giấy ghi nhận ĐK doanh nghiệplà văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan ĐK kinh doanh thương mại cấp cho doanh nghiệp ghilại những thông tin về ĐK doanh nghiệp ”. Hỏi : Vậy ai sẽ triển khai quản trị nhà nước so với chứng từ hành nghề, vốn pháp định, những điều kiện kèm theo kinh doanh thương mại khác. v.v. ? Trả lời : Khoản 1, điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp là : “ Đáp ứng đủ điều kiện kèm theo kinh doanh thương mại khi kinh doanh thương mại ngành, nghề góp vốn đầu tư kinh doanh thương mại có điềukiện theo pháp luật của Luật góp vốn đầu tư và bảo vệ duy trì đủ điều kiện kèm theo góp vốn đầu tư kinh doanh thương mại đótrong suốt quy trình hoạt động giải trí kinh doanh thương mại “. Như vậy, khi kinh doanh thương mại ngành nghề kinh doanh thương mại có điều kiện kèm theo, doanh nghiệp luôn phảichấp hành rất đầy đủ những điều kiện kèm theo kinh doanh thương mại. Chứng chỉ hành nghề hay văn bản xác nhậnvốn pháp định cũng là một trong những điều kiện kèm theo kinh doanh thương mại. Thông tư liên tịch04 / năm ngoái / TTLT-BKHĐT-BTC-BNV ngày 28/5/2015 nêu nguyên tắc phối hợp quản trị nhànước so với doanh nghiệp là : “ Trách nhiệm quản trị nhà nước so với doanh nghiệp phảiđược phân định rõ ràng tương thích với công dụng, trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từngcơ quan quản trị nhà nước đơn cử. Các cơ quan nhà nước quản trị doanh nghiệp theo từngngành, nghành hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh thương mại đangành, nghề chịu sự quản trị của nhiều cơ quan nhà nước ; mỗi cơ quan chịu trách nhiệmquản lý hoạt động giải trí của doanh nghiệp theo từng ngành, nghành nghề dịch vụ tương ứng “. Để hiểu rõ hơn, Quý vị hoàn toàn có thể tìm đọc thêm bài TÌM HIỂU VỀ QUYỀN TỰ DO KINHDOANH đăng trên Cổng thông tin ĐK doanh nghiệp vương quốc tại địa chỉdangkykinhdoanh. gov.vn ( mục tin tức ) hoặc đơn thuần vào google, gõ nguyên dòng chữtrên, cùng nhiều tài liệu khác …. Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 24L uật DN 2014 – vấn đápNhóm yếu tố tương quan đến góp vốn xây dựng doanh nghiệp, cấp giấy ghi nhận đăngký góp vốn đầu tư trước khi ĐK xây dựng doanh nghiệpHỏi : Có đúng là từ ngày 01/7/2015, tổng thể những ai muốn xây dựng doanh nghiệp, kể cảtrong nước hay ngoài nước đều phải làm thủ tục ĐK kinh doanh thương mại để cấp Giấy chứngnhận ĐKDN hay không ? Trả lời : Đúng. Tuy vậy cần phân biệt là so với nhà đầu tư quốc tế dự tính xây dựng doanh nghiệpmà họ chiếm đến 51 % vốn điều lệ trở nên thì cần làm thủ tục đề xuất cấp Giấy chứngnhận ĐK góp vốn đầu tư trước rồi sau đó mới làm thủ tục xây dựng doanh nghiệp tại cơ quanĐKKD. Hỏi : Vậy trường hợp nhà đầu tư quốc tế muốn mua CP, phần vốn góp của doanhnghiệp đã xây dựng tại Nước Ta thì sao ? Trả lời : Được chia ra hai trường hợp. Nếu mua dưới 51 % Vốn điều lệ thì làm thủ tục nhưđối với nhà đầu tư trong nước. Nếu mua trên 51 % Vốn điều lệ thì nhà đầu tư nước ngoàiphải làm hồ sơ xin quan điểm của Sở KH&ĐT, sau khi Sở có văn bản đồng ý chấp thuận thì sẽ làm thủtục ĐK kinh doanh thương mại tại cơ quan ĐKKD.Chi tiết, ý kiến đề nghị Quý vị đọc tài liệu ( Các hình thức góp vốn đầu tư quốc tế vào Nước Ta ) được đính kèm bộ hỏi đáp này. Hỏi : Vậy cơ quan nào sẽ cấp Giấy chứng nhận ĐK góp vốn đầu tư ? Trả lời : Sở KH&ĐT sẽ là cơ quan cấp Giấy chứng nhận ĐK góp vốn đầu tư. Nhóm yếu tố tương quan đến con dấu doanh nghiệpHỏi : Có đúng là từ ngày 01/7/2015, doanh nghiệp được bỏ con dấu ? Trả lời : Sai. Từ ngày 01/7/2015, doanh nghiệp được tự quyết định hành động về số lượng, hình thức, nội dungcon dấu. Việc quản trị, sử dụng, lưu giữ con dấu được pháp luật tại điều lệ công ty. LuậtDoanh nghiệp 2014 trao quyền tự quyết ( về con dấu doanh nghiệp ) cho doanh nghiệp chứLuật Doanh nghiệp 2014 không bảo là bỏ con dấu. Như thế nghĩa là việc sử dụng haykhông sử dụng con dấu là quyền của doanh nghiệp. Đương nhiên việc này cũng khôngchỉ một mình doanh nghiệp mà quyết định hành động được, còn tương quan đến đối tác chiến lược, người mua, những cơ quan, tổ chức triển khai, cá thể khác. v.v. để xem họ có nhu yếu mình có phải sử dụng condấu hay không, sự biến hóa có lẽ rằng cũng phải từ từ. Hỏi : Vậy “ ai ” làm con dấu cho doanh nghiệp ? Trả lời : Nếu doanh nghiệp “ khéo tay ” thì thậm chí còn hoàn toàn có thể tự khắc dấu. Bằng không, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tới những doanh nghiệp khắc dấu chuyên nghiệp để thuê họ khắc dấu. Tài liệu Luật học – Kinh tế ( fanpage ) Page 25

Source: https://dvn.com.vn
Category: Hỏi Đáp

Alternate Text Gọi ngay