Những tìm hiểu cơ bản về linh kiện điện tử – Tin học Việt Nam
Ở những bài viết trước BKAII đã giới thiệu đến các bạn một số linh kiện điện tử cơ bản như: tụ điện, rơ le, transistor,… Trên thực tế còn có rất nhiều các linh kiện điện tử khác có những vai trò quan trọng trong các hệ thống, máy móc. Hôm nay BKAII sẽ giới thiệu đến các bạn một bài viết tổng quát về khái niệm cũng như các loại linh kiện điện tử hiện nay nhé!
Mỗi linh kiện điện tử lại có những đặc điểm cũng như vai trò riêng biệt khác nhau. Hiện nay trong bất kì hệ thống máy móc nào tại các xí nghiệp hay thậm chí trong hệ thống điện hộ gia đình ta cũng thấy sự có mặt của các linh kiện điện tử này. Vậy nói một cách chung nhất, linh kiện điện tử là gì? Có một số định nghĩa về linh kiện điện tử nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất, một linh kiện điện tử là một thành phần điện tử cơ bản và có thể có trong một linh kiện riêng biệt (một thiết bị riêng lẻ hoặc một linh kiện rời rạc) có hai hay nhiều đầu nối điện. Những linh kiện này sẽ được kết nối với nhau, thường là bằng cách hàn vào một bảng mạch in, để tạo ra một mạch điện tử (một mạch riêng biệt) với một chức năng cụ thể (ví dụ như một bộ khuếch đại, máy thu radio, hoặc dao động).
Các linh kiện điện tử cơ bản có thể được đóng gói riêng biệt, như mảng hoặc mạng của các linh kiện giống nhau, hoặc được tích hợp vào các gói như các mạch tích hợp bán dẫn (IC), mạch tích hợp lai, hoặc các chip dán.
Phân loại linh kiện điện tử
Có rất nhiều tiêu chí khác nhau giúp ta có thể phân loại linh kiện điện tử. Trên thực tế ta thường hay thấy nhất chính là việc phân loại dựa vào tác động tới tín hiệu điện. Theo cách phân loại này ta sẽ bỏ qua tác động đến dòng nguồn nuôi DC nếu không cần thiết như công suất lớn, tỏa nhiệt, gây nhiễu,…
Có thể chia thành 3 loại cơ bản như sau :
- Linh kiện chủ động: loại linh kiện này dựa vào một nguồn năng lượng và thường có khả năng đưa điện vào một mạch điện.
- Linh kiện bị động (thụ động): linh kiện này là loại không thể phát năng lượng vào trong các mạch mà chúng được kết nối. Thậm chí chúng cũng không thể dựa vào một nguồn năng lượng trừ khi có nguồn sẵn khi kết nối với các mạch (AC). Do đó, chúng không thể khuếch đại mặc dù chúng cũng có thể làm tăng điện áp hoặc dòng điện bởi một máy biến áp hoặc mạch cộng hưởng. Đa số các linh kiện thụ động là linh kiện có 2 đầu kết nối (2-terminal component).
- Linh kiện điện cơ: có tác động điện liên kết với cơ học như thạch anh, công tắc,…
Một số loại linh kiện điện tử cơ bản
Linh kiện chủ động
- Linh kiện bán dẫn: Diode (Điốt chỉnh lưu, điốt schottky, điốt Zener, điốt TVS, varicap, LED, laser, photodiode, DIAC,…), Transistor, mạch tích hợp
- Quang điện tử, hiển thị: Neon, CRT, màn hình plasma,…
- Đèn điện tử chân không: đèn vi sóng, đèn quang điện, đèn nhân quang điện,…
- Nguồn điện
Linh kiện thụ động
- Điện trở
- Tụ điện
- Cảm ứng từ điện
- Memristor
- Networks
- Transducer, cảm biến
- Antenna
Linh kiện điện cơ
- Phần tử gốm áp điện
- Đầu nối
- Chuyển mạch, công tắc
- Cầu chì, bảo vệ
Source: https://dvn.com.vn
Category: Phụ Kiện