Có bao nhiêu cách gọi mẹ tại Việt Nam ?

Mẹ là người phụ nữ quan trọng, thân thương nhất đối với cuộc đời của mỗi con người.
Khi một đứa trẻ cất tiếng nói đầu đời, bé thường sẽ gọi mẹ, người phụ nữ gần gũi nhất.
Vậy bạn đã bao giờ từ hỏi rằng – có bao nhiều cách để gọi “Mẹ” trong kho tàng tiếng Việt chưa ? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Mục Lục

1. Tiếng Việt cổ

Trong tiếng Việt cổ, CáiNạ là 2 từ dùng để chỉ mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp cách gọi mẹ này qua các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam.

“Con dại cái mang”
“Con có nạ như thiên hạ có vua”
“Quen việc nhà nạ lạ việc nhà chồng”

Còn ở miền Bắc lúc ấy, người ta lại gọi mẹ là Đẻ, tức là người sinh ra mình, nhưng hầu như hiện tại không còn ai dùng từ này nữa.

2. Thời phong kiến

Vào thời này, tiếng Việt chịu khá nhiều ảnh hưởng từ nền văn hoá Trung Quốc. Ở các gia đình quý tộc thời phong kiến, con sẽ gọi mẹ mình bằng Mẫu thân. Còn các gia đình bình thường sẽ gọi là Bu.

Cho đến bây giờ, ở các địa phương như Thái Bình vẫn dùng bu để gọi mẹ, hoặc bị biến âm thành Bầm ( Bắc Ninh) hay U (Hà Nam).

Có nguồn cho rằng, đối với các gia đình theo chế độ đa thê, con cái thường gọi mẹ mình là Chị, gọi vợ chính của ba mình là mẹ.

3. Trước 1975

Vào thời điểm này, tuỳ theo vùng miền mà chúng ta có những cách gọi mẹ khác nhau.
Người Hà Nội dùng từ Mợ, người Huế thì dùng Mạ, Chị cả, còn ở các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, người ta dùng từ Bầm, ầm, u. Có một số người còn dùng từ Me, Măng do ảnh hưởng từ thời Pháp thuộc.

Đối với những gia đình ở miền Bắc và miền Trung khi sinh con khó nuôi, họ thường gọi mẹ bằng mợ, thím, mạ để tránh bị ma quỷ trêu chọc hay bắt đi.

4. Hiện tại

Hiện nay, người miền Bắc thường gọi mẹ là Mẹ, miền Trung dùng từ Mạ, còn miền Nam dùng từ . Ngoài ra còn có những cách gọi mẹ do biến âm, như ở những địa phương Thanh – Nghệ – Tĩnh và Huế thường gọi mẹ là Mệ.

Vậy còn bạn ? Bạn thường gọi mẹ bằng gì ?

Nguồn:
ZingNews

Source: https://dvn.com.vn
Category: Hỏi Đáp

Alternate Text Gọi ngay