Đẩy mạnh số hoá quản lý điều hành theo Chính phủ điện tử trong DNNN
Đại diện doanh nghiệp trình bày một giải pháp công nghệ chuyển đổi số. Ảnh:VGP/Huy Thắng. |
Đây là sự kiện để trao đổi kinh nghiệm, hoàn thiện giải pháp, thực hiện số hóa công tác quản lý, điều hành và xây dựng trục liên thông văn bản điện tử theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch UBQLVNN cho hay: Theo định hướng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hướng tới mô hình Chính phủ điện tử; đáp ứng yêu cầu giám sát thông tin và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hiện UBQLVNN đang hoàn thiện hạ tầng CNTT, ứng dụng quản trị nội bộ (email, e-office, e-porter, nhân sự…), hoàn thành giai đoạn 1 phần mềm Bộ chỉ số (kết nối thành công 19/19 doanh nghiệp; hoạt động 24/7 trên mọi thiết bị); triển khai hội nghị trực tuyến, nâng cấp Cổng thông tin điện tử thành Cổng đa phương tiện đáp ứng yêu cầu bảo mật, chuẩn kỹ thuật hiện đại…
Lãnh đạo UBQLVNN cho biết: Trong thời gian tới, UBQLVNN sẽ đẩy mạnh triển khai trục liên thông văn bản giữa UBQLVNN và 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc hướng tới kết nối vào trục liên thông văn bản Quốc gia.
Việc triển khai trục liên thông văn bản điện tử giữa UBQLVNN và 19 Tập đoàn, Tổng công ty nhằm nâng cao năng lực quản trị; tiết kiệm thời gian gửi/nhận và xử lý văn bản/công việc; giảm thiểu và tiết kiệm chi phí giấy tờ, lưu trữ lâu dài; toàn vẹn dữ liệu nhờ đã số hóa văn bản; bảo đảm độ tin cậy dựa trên hệ thống công nghệ an toàn, bảo mật cao; tăng sự tương tác, gắn kết giữa UBQLVNN với doanh nghiệp.
Đại diện UBQLVNN cũng đề nghị các doanh nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm hay khó khăn, vướng mắc của mình trong việc ứng dụng công nghệ nói chung và số hóa văn bản quản trị nói riêng, để Ủy ban và các doanh nghiệp bạn có biện pháp phối hợp, hỗ trợ đạt hiệu quả cao nhất; tất cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng công tác quản trị điều hành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó gia tăng giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ông Tô Dũng Thái, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết: Với vai trò là một doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin hàng đầu của Việt Nam, VNPT là đơn vị phát triển và phối hợp triển khai hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia cùng các bộ, ban, ngành và địa phương.
Hiện VNPT đã ký kết hợp tác toàn diện về CNTT và thành phố thông minh với 53 UBND tỉnh/thành phố nhằm phối hợp tối đa các tỉnh/ thành phố trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành và phát triển kinh tế. Tính đến hết năm 2018, VNPT đã bàn giao nhiều dự án về du lịch, nông nghiệp, chính quyền điện tử và thành phố thông minh cho nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Đồng thời VNPT đã ký hợp tác chuyển đổi số cho các bộ ngành và các tập đoàn/tổng công ty lớn, trong đó có cả phần hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ.
Đại diện VNPT cũng đã trình bày giải pháp triển khai Trục liên thông văn bản giữa UBQLVN, các đơn vị trực thuộc và cam kết sẽ ưu tiên hỗ trợ tư vấn, triển khai hạ tầng, phần mềm, xây dựng phương án vận hành cho UBQLVNN và 19 tập đoàn, tổng công ty.
Được biết, trục liên thông văn bản quốc gia là nền tảng cốt lõi bảo đảm xây dựng thành công Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số hướng tới phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Hiện nay, đã có 95/95 cơ quan ở Trung ương và địa phương (gồm Văn phòng Trung ương Đảng; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đã hoàn thành kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên Trục liên thông văn bản quốc gia.
Các phần mềm quản lý văn bản của bộ, ngành, địa phương đã được kết nối, liên thông cả theo chiều dọc và chiều ngang một cách thông suốt và có tính hệ thống, văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an toàn giữa các cơ quan Nhà nước.
Theo đánh giá của Văn phòng Chính phủ, trục liên thông văn bản quốc gia giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương rút ngắn thời gian gửi, nhận văn bản từ 3 ngày xuống còn 3 phút; tiết kiệm 1.200 tỷ đồng chi phí; hàng chục triệu giờ công so với việc gửi văn bản thủ công trước đây. Đồng thời, góp phần thay đổi tác phong làm việc và đổi mới phương thức phục vụ của cán bộ công chức.
Đây là sự kiện để trao đổi kinh nghiệm, hoàn thiện giải pháp, thực hiện số hóa công tác quản lý, điều hành và xây dựng trục liên thông văn bản điện tử theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước.Bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch UBQLVNN cho hay: Theo định hướng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hướng tới mô hình Chính phủ điện tử; đáp ứng yêu cầu giám sát thông tin và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hiện UBQLVNN đang hoàn thiện hạ tầng CNTT, ứng dụng quản trị nội bộ (email, e-office, e-porter, nhân sự…), hoàn thành giai đoạn 1 phần mềm Bộ chỉ số (kết nối thành công 19/19 doanh nghiệp; hoạt động 24/7 trên mọi thiết bị); triển khai hội nghị trực tuyến, nâng cấp Cổng thông tin điện tử thành Cổng đa phương tiện đáp ứng yêu cầu bảo mật, chuẩn kỹ thuật hiện đại…Lãnh đạo UBQLVNN cho biết: Trong thời gian tới, UBQLVNN sẽ đẩy mạnh triển khai trục liên thông văn bản giữa UBQLVNN và 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc hướng tới kết nối vào trục liên thông văn bản Quốc gia.Việc triển khai trục liên thông văn bản điện tử giữa UBQLVNN và 19 Tập đoàn, Tổng công ty nhằm nâng cao năng lực quản trị; tiết kiệm thời gian gửi/nhận và xử lý văn bản/công việc; giảm thiểu và tiết kiệm chi phí giấy tờ, lưu trữ lâu dài; toàn vẹn dữ liệu nhờ đã số hóa văn bản; bảo đảm độ tin cậy dựa trên hệ thống công nghệ an toàn, bảo mật cao; tăng sự tương tác, gắn kết giữa UBQLVNN với doanh nghiệp.Đại diện UBQLVNN cũng đề nghị các doanh nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm hay khó khăn, vướng mắc của mình trong việc ứng dụng công nghệ nói chung và số hóa văn bản quản trị nói riêng, để Ủy ban và các doanh nghiệp bạn có biện pháp phối hợp, hỗ trợ đạt hiệu quả cao nhất; tất cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng công tác quản trị điều hành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó gia tăng giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp.Ông Tô Dũng Thái, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết: Với vai trò là một doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin hàng đầu của Việt Nam, VNPT là đơn vị phát triển và phối hợp triển khai hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia cùng các bộ, ban, ngành và địa phương.Hiện VNPT đã ký kết hợp tác toàn diện về CNTT và thành phố thông minh với 53 UBND tỉnh/thành phố nhằm phối hợp tối đa các tỉnh/ thành phố trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành và phát triển kinh tế. Tính đến hết năm 2018, VNPT đã bàn giao nhiều dự án về du lịch, nông nghiệp, chính quyền điện tử và thành phố thông minh cho nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Đồng thời VNPT đã ký hợp tác chuyển đổi số cho các bộ ngành và các tập đoàn/tổng công ty lớn, trong đó có cả phần hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ.Đại diện VNPT cũng đã trình bày giải pháp triển khai Trục liên thông văn bản giữa UBQLVN, các đơn vị trực thuộc và cam kết sẽ ưu tiên hỗ trợ tư vấn, triển khai hạ tầng, phần mềm, xây dựng phương án vận hành cho UBQLVNN và 19 tập đoàn, tổng công ty.Được biết, trục liên thông văn bản quốc gia là nền tảng cốt lõi bảo đảm xây dựng thành công Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số hướng tới phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Hiện nay, đã có 95/95 cơ quan ở Trung ương và địa phương (gồm Văn phòng Trung ương Đảng; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đã hoàn thành kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên Trục liên thông văn bản quốc gia.Các phần mềm quản lý văn bản của bộ, ngành, địa phương đã được kết nối, liên thông cả theo chiều dọc và chiều ngang một cách thông suốt và có tính hệ thống, văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an toàn giữa các cơ quan Nhà nước.Theo đánh giá của Văn phòng Chính phủ, trục liên thông văn bản quốc gia giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương rút ngắn thời gian gửi, nhận văn bản từ 3 ngày xuống còn 3 phút; tiết kiệm 1.200 tỷ đồng chi phí; hàng chục triệu giờ công so với việc gửi văn bản thủ công trước đây. Đồng thời, góp phần thay đổi tác phong làm việc và đổi mới phương thức phục vụ của cán bộ công chức.
Source: https://dvn.com.vn
Category: Cảm Nang